ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 sáng lập viên là Thái Lan, In đô nê xia, Malaixia , Xingapo , Philipin. Brunay sau khi tuyên bố độc lập đã gia nhập ASEAN năm 1984. Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này năm 1995. Tổ chức ASEAN thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực kinh tế ,xã hội và an ninh. Hiện nay ASEAN đang thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển như Khu vực tự do thương mại AFTA, khu vực đầu tư AIA , chương trình phát triển lưu vực sông Mê Kông .Ngoài ra ASEAN có quan hệ hợp tác , đối thoại với rất nhiều nước ngoài khu vực thông qua cơ chế đàm phán như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) , ASEAN + 3 .Hầu hết các nước ASEAN đều tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác khu vực .
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách đối ngoại Việt Nam - ASEAN 1986 - 1996, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. TẠI SAO LỰA CHỌN GIAI ĐOẠN NÀY? 2
II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 – 1996 2
1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 1986-1991 2
1.1. Tình hình thế giới và khu vực 2
1.1.1. Tình hình thế giới: 2
1.1.2. Tình hình khu vực: 3
1.2. Tình hình trong nước: 4
1.3. Đổi mới tư duy của ta: 4
1.4. Chính sách đối ngoại: 5
2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 1991 – 1996 9
2.1. Tình hình thế giới và khu vực: 9
2.1.1. Tình hình thế giới: 9
2.1.2. Tình hình khu vực: 10
2.2. Tình hình trong nước: 10
2.3. Đường lối đối ngoại và chính sách với các nước ASEAN: 11
I.TẠI SAO LỰA CHỌN GIAI ĐOẠN NÀY?
Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80, những biến động của tình hình thế giới phát triển nhanh hơn, dồn dập hơn đã dẫn tới những đảo lộn lớn trong bàn cờ chính trị thế giới vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90.
II.ĐÔI NÉT VỀ ASEAN 1986 – 1991 (Association of Southeast Asian Nations )
ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 sáng lập viên là Thái Lan, In đô nê xia, Malaixia , Xingapo , Philipin. Brunay sau khi tuyên bố độc lập đã gia nhập ASEAN năm 1984. Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này năm 1995. Tổ chức ASEAN thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực kinh tế ,xã hội và an ninh. Hiện nay ASEAN đang thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển như Khu vực tự do thương mại AFTA, khu vực đầu tư AIA , chương trình phát triển lưu vực sông Mê Kông…..Ngoài ra ASEAN có quan hệ hợp tác , đối thoại với rất nhiều nước ngoài khu vực thông qua cơ chế đàm phán như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) , ASEAN + 3….Hầu hết các nước ASEAN đều tham gia tích cực vào hoạt động hợp tác khu vực .
III.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN GIAI ĐOẠN 1986 – 1996
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 1986-1991
Tình hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới:
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đang cuốn hút tất cả các nước, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ đã tác động đến chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, làm thay đổi tư duy của tất cả các nước, đặc biệt là về chính sách đối ngoại và kinh tế. Cách mạng khoa học - kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải đề ra chiến lược phát triển cho phù hợp, các nước lớn phải điều chỉnh chính sách: giảm chạy đua vũ trang, giảm chi phí quốc phòng, giảm cam kết về quân sự ở bên ngoài, dàn xếp về vấn đề khu vực và đẩy mạnh cải thiện quan hệ với nhau tập trung củng cố nội bộ, phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia. Điều đó làm gia tăng xu thế đối thoại và hòa dịu.
Hoa Kỳ:
+ Kinh tế: Hoa Kỳ phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế mạnh mẽ vì bị giảm cả thế và lực, rơi vào khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế, xã hội.
+ An ninh và đối ngoại: một mặt tăng cường quan hệ với Trung Quốc, ngăn không để Trung Quốc ngả về phía Liên Xô, đồng thời cản trở Trung Quốc giải phóng Đài Loan và tác động vào nội bộ Trung Quốc. Mặt khác, đẩy mạnh hòa hoãn với Liên Xô, tiến hành đàm phán với Liên Xô về các vấn đề vũ khí chiến lược.
Liên Xô:
+ Kinh tế: kiệt quệ, tụt hậu về kinh tế so với các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Đối ngoại: thúc đẩy cải thiện với Trung Quốc nhằm phân hóa Trung Quốc - Hoa Kỳ, mặt khác Liên Xô muốn kiềm chế Trung Quốc. Có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại từ năm 1989.
Trung Quốc:
+ Kinh tế: Trên đà thắng lợi của cải cách nông nghiệp, mở rộng sang phát triển công nghiệp.
+ Đối ngoại: Tranh thủ điều kiện hòa bình bên ngoài và ổn định bên trong để tập trung xây dựng kinh tế.
Thông tin quốc tế bùng nổ và chỉ trong nháy mắt tỏa khắp thế giới. Quá trình quốc tế hóa sản xuất vật chất và đời sống xã hội cùng với sự giao lưu quốc tế đang được thúc đẩy hết sức mạnh mẽ…Đấy là cơ hội thuận lợi cho những nước biết cách xử thế và làm ăn để phát triển, nhưng đấy cũng là sự thách thức gay gắt đối với những nước chậm phát triển, có nguy cơ bị tụt hậu rất xa so với sự phát triển chung của thế giới.
Tình hình khu vực:
Tình hình Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng có nhiều chuyển động. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động và đang tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trương cao như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Thái Lan, Malayxia. Đông Nam Á vẫn thu hút sự chú ý của các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật và các nước Tây Âu. Tình hình khu vực này cũng từng bước chuyển động theo hướng giảm đối đầu, đi vào đối thoại giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác để cùng phát triển.
Tình hình trong nước:
Việt Nam đang trong tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội: sản xuất đình đốn, lạm phát tăng vọt và lên tới 774.7% năm 1986, đất nước bị bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin giảm sút. Đầu năm 1988 đã xảy ra nạn đói ở nhiều vùng và lạm phát vẫn còn ở mức cao (393.8%). Trong khi đó, lực lượng thù địch vẫn tìm mọi cách làm “Việt Nam chảy máu” và đe dọa cho “bài học thứ hai”, cho nên ta vẫn phải duy trì lực lượng vũ trang lớn và tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh là không tránh khỏi. Do đó, “đổi mới” là con đường duy nhất giúp chúng ta thoát khỏi khó khăn để tiến lên.
Đổi mới tư duy của ta:
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, khu vực và thực trạng đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã khẳng định: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc xác định “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”. Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại. Trước hết là việc đổi mới công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chuyển biến của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Thứ hai là đổi mới tư duy về các cặp quan hệ như giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triện, giữa hợp tác và đấu tranh. Thứ ba là là đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng, từ đó xác định chủ trương, đường lối chính sách đối ngoại thích hợp.
Chính sách đối ngoại:
Bước ngoặt trong hoạt động mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986. Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị khóa V (tháng 7/1986) chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại, đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta nhấn mạnh : “Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phân đấu giữ hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ Quốc…”. Hòa bình ở khu vực và hòa bình thế giới có quan hệ gắn kết với nhau, thế giới có hòa bình thì các khu vực mới có hòa bình và ngược lại. Do vậy giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới luôn là phương châm trong chiến lược, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Với đường lối đổi mới toàn diện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) của Đảng đề ra chính sách đối ngoại phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Đại hội khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị”. Về quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đảng ta chỉ rõ: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác”. Đại hội VI nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là "... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc"... và "cần hoà bình để phát triển kinh tế". Nghị quyết của Đại hội VI và các nghị quyết của Trung ương đã chuyển hướng chính sách ngoại giao, chủ trương đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, thi hành chính sách hữu nghị, hợp tác, tồn tại hoà bình để phát triển, phù hợp với lợi ích của nhân dân ta và xu thế phát triển chung của thế giới). Đây là những quyết nghị hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng về chính sách đối ngoại trong giai đoạn cách mạng mới. Nó trở thành tư tưởng chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình từng bước gia nhập ASEAN của Việt Nam.
Trên cơ sở đổi mới tư duy đối ngoại đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và những chính sách đối ngoại lớn. Mục tiêu của ngoại giao Việt Nam lúc này là hòa bình và phát triển. Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, Đảng và Nhà nước ta quyết tâm giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó giải quyết vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ.
Từ giữa những năm 80, các nước lớn đi vào hòa hoãn, hợp tác giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có các vấn đề Campuchia. Các nước ASEAN lo ngại họ có thể tìm giải pháp bất lợi cho khu vực, do đó từng bước điều chỉnh quan hệ với Việt Nam, hợp tác tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực và nâng cao vai trò của ASEAN. Việt Nam cũng thấy vị trí quan trọng trực tiếp của Đông Nam Á trong toàn bộ đường lối đổi mới và chủ trương hòa bình, phát triển của mình và các nước ASEAN có thể giúp Việt Nam mở đột phá khẩu cho xu thế đối thoại, tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Đại hội VI đã khẳng định “chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác”. Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI 20/5/1988) là mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức và đường lối đối ngoại của Đảng ta. Nghị quyết nhận định rằng, tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị sẽ thành nguy cơ lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Nghị quyết cũng đã xác định rõ ràng ngoại giao phải ưu tiên giữ vừng hòa bình để phát triển kinh tế. Nghị quyết khẳng định nước ta “lại càng có những cơ hội lớn để có thể giữ hòa bình và phát triển về kinh tế” và xác định “với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị thay chủ trương 10 năm trước tăng cường liên minh 3 nước Đông Dương làm đối trọng với các nước ASEAN. Ngược lại, chúng ta khẳng định không đối lập nhóm 3 nước Lào, Việt Nam, Campuchia XHCN với nhóm ASEAN TBCN. Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu rõ chúng ta cần có chính sách toàn diện với Đông Nam Á, trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt với Indonexia, phá vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa nước ta và các nước này bằng thương lượng., thúc đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Đặc biệt nghị quyết cũng nhắc lại lời cảnh báo của nghị quyết 32 khóa V về nguy cơ tụt hậu xa hơn “nếu chúng ta lại để lỡ những cơ hội lớn đó thì sẽ gặp những thách thức mới và sẽ bị thua kém về mọi mặt so với nhiều nước trên thế giới”, do đó, an ninh chính trị, quốc phòng của ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô lập ta về kinh tế và chính trị; chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình; ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế.
Thực hiện chủ trương đó, chúng ta đã mời ngoại trưởng Indonexia sang thăm và ký Thông cáo chung Việt Nam - Indonexia tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/07/1987, vừa khai thông quan hệ song phương, vừa mở đường cho xu thế đối thoại, hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia và xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Việt Nam đã từng bước rút quân khỏi Campuchia từ 1984 – 1989 quân đội Việt Nam đã hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia. Như vậy trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam ASEAN đã dần được gỡ bỏ, vấn đề Campuchia đi dần vào giải pháp hòa bình. Trước những tiến triển mới đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực. Tháng 12/1987, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 3 họp tại Manila ( Philipin ) Tổng thống Philipin C.V. Akinô tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe dọa đối với Philipin. Tiếp đó tháng 2/1989 Bộ trưởng Ngoại giao Philipin tuyên bố “ không chống lại việc Việt Nam gia nhập ASEAN”. Còn thủ tướng Thái Lan Chatichai, khi lên cầm quyền tháng 8/1988, đã đưa ra chủ trương “ Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Chính sách trên của Thái Lan đã được thủ tướng Malaixia tuyên bố ủng hộ (6/1989). Về phía mình, Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước ASEAN . Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra, trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng luôn khẳng định lập trường của Việt Nam là được chung sống hoà bình với các nước trong khu vực, sẵn sàng hợp tác để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Tháng 1/1989, tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh một lần nữa nhấn mạnh: Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước trong khu vực. Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á”. Những phát biểu trên một lần nữa nhấn mạnh quan điểm trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề gia nhập ASEAN. Quan hệ Việt Nam – ASEAN đã được đẩy mạnh trong năm 1989 và các năm tiếp theo. Tháng 02/1989, Việt Nam cùng với Lào tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước Bali. Sự kiện chính trị nổi bật và quan trọng nhất trong quan hệ hai bên đó là Tổng thống Indonexia Xuhacto,nguyên thủ của một nước ASEAN đầu tiên, thăm hữu nghị chính thức Việt Nam tháng 10/1990. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng lần lượt thăm hữu nghị chính thức Indonexia, Vương quốc Thái Lan và Cộng Hòa Singapore từ ngày 24/10 đến ngày 01/11/1991.
Kể từ giai đoạn này, các nước ASEAN tách dần khỏi lập trường của Trung Quốc về vấn đề Campuchia, vượt qua chính sách bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam để đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam - Đông Dương. Buôn bán hai chiều Việt Nam - ASEAN đã tăng từ 107 triệu đô la Mỹ năm 1985 lên 740 triệu đô la Mỹ năm 1991.
Trong thời kỳ đầu của giai đoạn đổi mới, ngoại giao đã góp phần nghiên cứu, đánh giá đúng chiều hướng phát triển của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, từ đó hình thành các quan điểm, nguyên tắc, nội dung và các biện pháp chuyển hướng đường lối đối ngoại phù hợp. Hoạt động ngoại giao chúng ta đã góp phần từng bước đưa nước ta thoạt khỏi vấn đề Campuchia, giải tỏa sự bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị, tạo được bối cảnh hòa bình ở khu vực, tiến tới ổn định để tập trung phát triển kinh tế.
Chúng ta đã giải quyết được vấn đề Campuchia trên cơ sở giữ vững một số thành quả của cách mạng Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, khai thông quan hệ với các nước ASEAN tạo dựng tiền để để ta tham gia tổ chức này nhằm xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển, từng bước cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ từ đó có điều kiện tăng cường quan hệ với Nhật Bản và các nước phương Tây khác. Những thành tựu đối ngoại thời kỳ đầu đổi mới này sẽ tạo đà cho những thắng lợi lớn hơn thời kỳ tiếp theo.
Chính sách đối ngoại giai đoạn 1991 – 1996
Tình hình thế giới và khu vực:
Tình hình thế giới:
Sự tan rã của Liên Xô kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực trong quan hệ quốc tế , đưa đến sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới và khu vực. Cách mạng thế giới lâm vào thoái trào, nhưng loài người vẫn ở trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức mới.
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển như vũ bão đã tạo ra những thay đổi lớn cả về lượng và chất đối với mọi mặt của đời sống xã hội loài người, làm tăng nhanh xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
Thị trường thế giới trở thành một khối thống nhất và liên kết, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu.
Tập hợp lực lượng xuất phát từ lợi ích quốc gia và nó diễn ra một cách cơ động, linh hoạt theo từng vấn đề và từng thời gian, không đơn thuần theo ý thức hệ như trước kia.
Có thể nói, đa dạng hóa quan hệ chính trị và kinh tế phát triển thành một trong những xu thế chủ đạo của đời sống quốc tế.
Tình hình khu vực:
Khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến mới thuận lợi, không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu. Các nước trong khu vực có điều kiện để hội nhập, hợp tác cùng nhau phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, độc lập, ổn định và phát triển, tiến tới xây dựng tổ chức ASEAN ngày một lớn mạnh và khu vực không có vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, trong khu vực vẫn tồn tại nhiều nhân tố bất trắc tiềm ẩn dễ gây mất ổn định, như phát triển không bền vững, chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt tranh chấp ở biển Đông.
Tình hình trong nước:
Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt:
+ Kinh tế: Lạm phát đã được kiềm chế, đời sống nhân dân ổn định hơn và có phần được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, lòng tin được củng cố.
+ Đối ngoại: Từng bước thực hiện thắng lợi chủ trương giữ vững hòa bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tập trung sức xây dựng đất nước, mở rộng được quan hệ với nhiều nước.
+ “Những thành tựu đối ngoại đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi một bước âm mưu bao vây, cô lập đối với nước ta trên trường quốc tế”.
Khó khăn: khủng hoảng kinh tế chưa chấm dứt, nền kinh tế cơ bản chưa có tích lũy từ thu nhập quốc dân. Nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, ưu đãi về giá không còn, nợ nước ngoài phải trả tăng hàng năm, thị trường xuất nhập khẩu bị đảo lộn lớn, nhiều chương trình hợp tác kinh tế và hợp đồng lao động bị cắt đột ngột. Một số nước còn bao vây về kinh tế và các lực lượng thù địch lại đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá nước ta.
Đường lối đối ngoại và chính sách với các nước ASEAN:
Quan hệ Việt Nam – ASEAN bắt đầu có những chuyển biến tích cực , và việc Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết tháng 10/1991 đã đánh dấu chấm dứt của “ thời kỳ Campuchia “ trong quan hệ Việt Nam – ASEAN , mở ra một thời kỳ mới , thời kỳ hợp tác của cả hai bên.
Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên lợi ích lớn nhất của đất nước lúc này cũng là duy trì hòa bình , ổn định khu vực , tạo dựng một môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới, tập trung sức lực vào phát triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá , cải thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước đi lên theo kịp với nhịp độ phát triển chung