Đề tài Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ

Có thể nói rằng gạo là một hàng hóa thực phẩm quan trọng nhất, là khẩu phần ăn chính trong hơn một nửa dân số, đặc biệt là những nước nghèo và là một trong năm lượng calo chính được tiêu dung trên toàn cầu. Trong khi đó gạo cũng chính là một mặt hàng được trợ cấp và bảo hộ bởi sự can thiệp của chính phủ nhiều nhất.

docx41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói rằng gạo là một hàng hóa thực phẩm quan trọng nhất, là khẩu phần ăn chính trong hơn một nửa dân số, đặc biệt là những nước nghèo và là một trong năm lượng calo chính được tiêu dung trên toàn cầu. Trong khi đó gạo cũng chính là một mặt hàng được trợ cấp và bảo hộ bởi sự can thiệp của chính phủ nhiều nhất. Mức thuế suất đánh vào gạo nhập khẩu trên thế giới trung bình là 43% theo World Bank. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới ước tính: các khoản trợ cấp chính phủ và hang rào thương mại đã cung cấp hơn 3/4 thu nhập của những người nông dân xét một cách tổng thể tại các nước thành viên OECD. Những người tiêu dung ở các nước có thị trường gạo được bảo hộ đã phải trả một giá cao gấp 4 lần so với giá gạo trên thế giới, từ đó đã làm giảm mức sống của người tiêu dung. Ở những nước giàu có hơn thì những người đóng thuế phải đóng thêm hang tỉ đôla để trợ cấp cho những người nông dân và hơn nữa là sự bóp méo thị trường gạo thế giới bởi các trợ cấp xuất khẩu. Hàng chục triệu người nông dân ở những nước nghèo thấy khó khăn để đưa gia đình ra khỏi cảnh nghèo đói bởi sự can thiệp của các chính sách ở các nước khác khiến cho giá gạo đang trở nên thấp hơn và không ổn định. Chính sách gạo của Mỹ không phải là một ngoại lệ. Tuy luôn kêu gọi các quốc gia trên thế giới gỡ bỏ rào cản thương mại nhưng xem xét kỹ hơn, nhóm chúng em nhận thấy mặt hàng gạo nói riêng và nông sản của Mỹ nói chung lại được trợ cấp theo một hệ thống vô cùng tinh vi và không công bằng. Ngoài việc đánh thuế vào gạo nhập khẩu, chính phủ Mỹ đã trợ cấp sản xuất gạo trong nước thông qua ba chương trình trợ cấp chủ yếu: thanh toán trực tiếp, trợ cấp không theo định kỳ, và cung cấp các khoản cho vay bán hàng kết hợp với các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Cảm thấy hấp dẫn trước vấn đề này cũng như các tác động của những biện pháp trợ cấp này lên các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới và cả ngành nông nghiệp của Mỹ, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Mỹ”. Do hạn chế về tầm hiểu biết cũng như nguồn tài liệu (phần lớn nguồn tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh), bài nghiên cứu của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong cô góp ý, giúp đỡ để bài của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn cô! Nhóm đề tài DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 20 – K44C - KTNT Nguyễn Hồng Khuyên – Anh 9 Nguyễn Minh Hoàn – Anh 10 Phạm Thùy Dương – Anh 11 Nguyễn Thị Thu Thủy – Anh 11 Nguyễn Thị Trang – Anh 12 Phần 1: Sơ lược về chính sách trợ cấp gạo của Hoa Kỳ 1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Mĩ: Mỹ là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất về gạo, cung cấp khoảng 13% tổng lượng gạo trong thương mại quốc tế. Các bang sản xuất gạo chính ở Mỹ đó là: Arkansas, California, Louisiana, Texas, Mississippi, và Missouri. Gạo của Mỹ rất phong phú và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao.Có khoảng 15000 người hoạt động trong ngành sản xuất lúa gạo. Năm 2004, Mỹ là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới với tổng khối lượng xuất khẩu là 3.097.000MT. Đến năm 2006, Mỹ vươn lên vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan và Việt Nam.Các thị trường xuất khẩu chính xếp theo thứ tự từ lớn đến bé đó là: Mexico, Nhật Bản, Haiti, Canada, Cuba, Braxin,Philippin, Costa Rica, Anh và Honduras Bảng: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trung bình của Mĩ giai đoạn 2002 – 2005: Hoá đơn tiền mặt (triệu $) 1,216 Giá trị xuất khẩu (triệu $) 638 Tỉ trọng của hoạt động xuất khẩu trong tổng sản lượng (%) 52% Tỉ trọng của sản lượng gạo của Mĩ trong tổng sản lượng gạo thế giới (%) 2% Tỉ trọng của sản lượng gạo xuất khẩu của Mĩ trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới (%) 13% Nguồn: Tính toán của CRS dựa trên số liệu hàng năm của USDA, FSA 1.2. Chính sách xuất khẩu gạo của Mỹ: Gạo luôn được thừa nhận là loại lương thực quan trọng nhất và cũng là mặt hàng được bảo hộ và trợ cấp nhiều nhất trên thế giới. Ngoài hình thức bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch thuế quan, một số hàng rào thương mại khác được dựng lên như trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Những hình thức bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu này đã không còn lạ lẫm trên thị trường thế giới. Các hàng rào bảo hộ và trợ cấp sản xuất (trong nước và xuất khẩu) góp phần đem lại ¾ thu nhập cho người nông dân ở các quốc gia phát triển. Các chính sách hỗ trợ ngành sản xuất gạo của Mỹ cũng không phải là một ngoại lệ. Đứng đầu trong hàng rào bảo hộ mặt hàng gạo của Mỹ là ba chương trình trợ cấp trong nước: thanh toán trực tiếp, trợ cấp phi định kỳ và các khoản cho vay hỗ trợ nông nghiệp. Mặc dù là những khoản trợ cấp trong nước nhưng chúng lại đóng vai trò khuyến khích xuất khẩu gián tiếp. Ngoài ra Mỹ còn dành một phần lớn doanh thu của mình để trợ cấp xuất khẩu. 1.2.1. Thanh toán trực tiếp (Direct payment - DP): a) Khái niệm: - Đối tượng áp dụng: Ngoài gạo, số tiền thanh toán trực tiếp còn được cấp cho một số loại nông sản như lúa mì, ngô, lúa mạch, lúa miến, yến mạch, bông (theo dự luật nông sản 2002) - Điều kiện: + Để nhận được khoản trợ cấp này thì người nông dân phải tham gia vào các hiệp định hàng năm từ năm 2002 đến năm 2007. + Người nông dân được tự do lựa chọn loại cây trồng, trừ hoa quả, rau, gạo hoang (wild rice). Diện tích đất trồng này phảI nằm trong diện tích sử dụng nông nghiệp (Diện tích sử dụng nông nghiệp là diện tích đất để trồng các cây nông nghiệp, trồng cỏ và thả súc vật ăn cỏ, gạo không trồng trọt được vì những lý do liên quan đến thời tiết và thiên tai, hoặc được chuyển từ hoạt động sản xuất nông sản sang những hoạt động văn hoá được ủng hộ nhằm ngăn ngừa sói mòn và thoái hoá đất) và người nông dân phải tuân theo những điều khoản về bảo tồn và đất đầm lầy (conservation & wetland provision). + Các nhà sản xuất có thu nhập cộng gộp đã được điều chỉnh vượt quá 2.5 triệu đô, (averaged over each of 3 years) thì không được nhận trợ cấp nữa trừ khi 75% thu nhập xu ất ph át t ừ ho ạt đ ộng nông nghiệp. - Cơ chế: + Với khoản trợ cấp này, những người nông dân và chủ đất được nhận khoản trợ cấp này hàng năm. Số tiền trợ cấp được tính như sau: Tiền trợ cấp = (tỉ lệ trợ cấp) x (payment yield ) x(diện tích đất trồng) x 0.85 + Tỉ lệ trợ cấp theo qui định của chinh phủ là $2.35/ c wt + Người nông dân có hai cách lựa chọn diện tích cơ sở: Chọn diện tích cơ sở bằng với diện tích trong được sử dụng đối với các khoản thanh toán PFC năm 2002 cộng với diện tích trồng các hạt có dầu trung bình trong các vụ mùa các năm 1998-2001, miễn là diện tích cơ sở không vượt quá so với diện tích đất trồng trọt đang sử dụng. Chọn mức diện tích trung bình được trồng trọt trong 4 năm cộng thêm phần diện tích không thể trồng trọt được do điều kiện thời tiết trong các năm 1998-2001. + Diện tích đất được tính trợ cấp bằng 85% diện tích cơ sở. + Giới hạn trợ cấp đối với khoản trợ cấp trực tiếp là $40000/ người đối với một vụ mùa và qui luật “ba thực thể” vẫn được giữ lại. Trong qui luật này, một cá nhân có thể nhận một khoản trợ cấp đầy đủ trực tiếp cho một thực thể và một nửa khoản trợ cấp cho hai thực thể còn lại. b) Phân tích: Thanh toán trực tiếp có phải biện pháp không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng một cách tối thiểu đến thương mại và sản xuất? Mỹ là một thành viên luôn chậm trễ trong việc thông báo tình hình trợ cấp lên WTO. Lần cuối cùng Mỹ b áo cáo lên WTO về tình hình trợ c ấp nông nghiệp là năm 2001. Khi đó, chỉ có trợ cấp PFC chứ không có trợ cấp DP. Lúc đó Mỹ xếp PFC vào nhóm các biện pháp hộp màu xanh lá (các biện pháp không gây ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng một cách tối thiểu lên sản xuất và thương mại; thuộc nhóm biện pháp trợ cấp thu nhập bóc tách khỏi sản xuất, không phải cam kết cắt giảm mức trợ cấp). Trong đạo luật nông sản năm 2002, Mỹ mới thay trợ cấp PFC bằng trợ cấp DP nhưng chưa hề thông báo lên WTO, và như vậy Mỹ vẫn coi biện pháp thanh toán trực tiếp thuộc nhóm biện pháp hộp màu xanh lá. Mỹ cho rằng các khoản trợ cấp trực tiếp cũng này không có liên quan với việc sản xuất của các nông sản cụ thể, sản lượng và giá nông sản. Diện tích trồng trọt để đưa ra tính trợ cấp không phải diện tích hiện tại mà là diện tích được tính trợ cấp trong chương trình PFC hoặc mức diện tích trung bình trong 4 năm 1998 - 2001. Điều này nghĩa là chỉ cần nông dân hoặc bất kỳ ai sở hữu mảnh đất đã từng đượcc sử dụng để gieo trồng một số loại cây quy định được trợ cấp theo Đạo luật nông sản 2002 thì sẽ nhận được khoản thanh toán trực tiếp mà không nhất thiết trong thực tế phải tiến hành gieo trồng chúng. Vì vậy, theo Mỹ biện pháp này không gây ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế, biện pháp thanh toán trực tiếp của Mỹ không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhóm các biện pháp hộp màu xanh lá, tức là không phải chỉ gây ảnh hưởng một cách tối thiểu đối với thương mại và sản xuất do khoản trợ cấp này của Mỹ không được áp dụng cho hoa quả, rau và gạo hoang. Điều này dẫn tới việc nông dân trồng những loại cây này sẽ không được nhận trợ cấp. Theo như hiệp định nông nghiệp - phần XIII - phụ lục 2 - hỗ trợ trong nước: cơ sở để miễn trừ cam kết cắt giảm - các chương trình dịch vụ của chính phủ - mục 6 - khoản b: Hỗ trợ thu nhập bóc tách khỏi sản xuất được miễn trừ cam kết cắt giảm phải có trị giá  thanh toán trong một năm cụ thể sẽ không liên quan đến  hoặc dựa trên loại hình hay sản lượng (kể cả số gia súc) do nhà sản xuất đảm nhiệm trong bất kỳ năm nào sau giai đoạn cơ sở; và theo khoản e: không được yêu cầu về sản xuất để được nhận thanh toán loại này. Như vậy, biện pháp trợ cấp thanh toán trực tiếp không thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của nhóm các biện pháp hộp màu xanh lá để được miễn trừ cam kết cắt giảm. Trong vụ Brazil kiện Mỹ về trợ cấp cho mặt hàng bông vào năm 2004, ban hội thẩm đã không chấp nhận việc Mỹ xếp biện pháp PFC (từ năm 1997 – 2001) và sau đó là DP (2002 – 2007) vào hộp màu xanh lá mà nên cho vào hộp màu hổ phách. Các biện pháp thuộc hộp màu hổ phách là những biện pháp bóp méo hoạt động sản xuất và thương mại, phải bị cắt giảm. Các biện pháp này được chia thành những biện pháp áp dụng cụ thể đối với từng mặt hàng và những biện pháp không áp dụng đối với từng mặt hàng. DP có thể được xếp vào nhóm các biện pháp không áp dụng đối với từng mặt hàng cụ thể. Nếu DP, mà trước năm 2002 là PFC không được xếp vào nhóm các biện pháp hộp màu hổ phách thì mức AMS (AMS là giá trị tính bằng tiền của tất cả các biện pháp trợ cấp của hộp màu hổ phách) của Mỹ vẫn ở dưới mức giới hạn mà Mỹ cam kết với WTO là $19.1 tỉ cho các năm 2000 – 2006. Cụ thể là mức AMS của Mỹ trong trường hợp này sẽ là $16.082 tỉ, $14.413 tỉ, $14.007 tỉ, $9.497 tỉ, $7.018 tỉ, $13.385 tỉ, $13.291 tỉ lần lượt cho các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006. Tuy nhiên, nếu DP , trước năm 2002 là PFC được xếp vào nhóm các biện pháp không áp dụng đối với từng mặt hàng cụ thể thuộc hộp màu hổ phách thì Mỹ đã vượt quá mức cho phép của WTO đối với trợ cấp Deminimis và cam kết về AMS với WTO. Đối với các thành viên phát triển, hỗ trợ cho phép của WTO trong Deminimis không phải tính vào AMS là 5% tổng trị giá sản lượng của một  sản phẩm nông nghiệp (đối với trợ cấp áp dụng lên từng mặt hàng cụ thể) hoặc 5% trị giá tổng sản lượng nông nghiệp (đối với trợ cấp không áp dụng lên từng mặt hàng cụ thể). Đối với các Thành viên đang phát triển, tỷ lệ phần trăm tại khoản này sẽ là 10%. Mức trợ cấp của nhóm các biện pháp màu hổ phách của Mỹ vượt quá 5% cho phép đối với trợ cấp không áp dụng lên từng mặt hàng cụ thể. Sources: The 2000 and 2001 U.S. domestic support notification to WTO; Estimates of the FY06 president’s budget as updates for estimates for 2005 and 2006; Farm Service Agency’s Budget Division; Risk Management Agency; Economic Research, U.S. Farm Income Forecasts. Note: The bold horizontal line represents the 5 percent limit, which is the maximum for the de minimis exemption of non-product-specific support under WTO rules. Do có sự vượt quá mức cho phép trong trợ cấp Deminimis mà giá trị AMS của Mỹ trong những năm này là $29.1 tỉ (2000), $25.3 tỉ (2001), $26.3 tỉ (2002), $26.3 tỉ (2006). Tất cả đ u v ượt mức cam k ết của Mỹ v ới WTO là $19.1 tỉ. Sources: 2000 and 2001 U.S. domestic support notification to WTO; estimates of the FY06 president’s budget; Risk Management Agency. USDA ERS value of production data, actual for 2001 and estimates for 2005 and 2006. Note: Under this scenario, income support payments (production flexibility contract payments and direct payments), which were originally classified as green box, are included in the non-product-specific AMS category. The horizontal line represents the maximum U.S. AMS level as permitted by the WTO ($19.1 billion for the 2000–06 period). 1.2.2. Trợ cấp không theo chu kỳ (Counter – cyclical Payments): a) Khái niệm: - Đối tượng áp dụng (giống DP): Ngoài gạo, số tiền thanh toán trực tiếp còn được cấp cho một số loại nông sản như lúa m ì, ngô, lúa mạch, lúa miến, yến mạch, bông (theo dự luật nông sản 2002) - Mục đích: Khoản trợ cấp này nhằm hỗ trợ và làm ổn định thu nhập nông dân khi giá hàng hóa thấp hơn giá mục tiêu. - Điều kiện: + Để nhận được khoản trợ cấp này thì người nông dân phải tham gia vào các hiệp định hàng năm từ năm 2002 đến năm 2007. + Người nông dân được tự do lựa chọn loại cây trồng, trừ hoa quả, rau, (wild rice) gạo hoang. Diện tích đất trồng này phải nằm trong diện tích sử dụng nông nghiệp và người nông dân phải tuân theo những điều khoản về bảo tồn và đất đầm lầy (conservation & wetland provision). + Các nhà sản xuất có thu nhập cộng gộp đã được điều chỉnh vượt quá 2,5 triệu USD, (averaged over each of 3 years) thì không được nhận trợ cấp nữa trừ khi 75% thu nhập xuất phát từ hoạt động nông nghiệp. - Cơ chế: + Với chương trình mới này, nông dân được nhận trợ cấp phi định kỳ khi giá gạo sản xuất hiệu quả thấp hơn giá mục tiêu. Số tiền trợ cấp này được xác định như sau: CCP = (diện tích cơ sở) x 0.85 x (payment yield) x (tỉ lệ trợ cấp) Tỉ lệ trợ cấp = (giá mục tiêu) - (tỉ lệ thanh toán trực tiếp) - (mức cao hơn giữa giá gạo và tỉ lệ cho vay). Giá gạo sản xuất hiệu quả = (tỉ lệ thanh toán trực tiếp) + (mức cao hơn giữa giá gạo và tỉ lệ cho vay) + Tỉ lệ cho vay là $6.5/cwt, tỉ lệ thanh toán trực tiếp là $2.35/cwt. Điều này có nghĩa là giá gạo hiệu quả tối thiểu là $8.85/cwt. + Giá mục tiêu theo ấn định của chính phủ là $10.5/ cwt. Điều này có ý nghĩa là mức trợ cấp không theo chu kỳ tối đa là $1.65/cwt. + Người nông dân cũng có hai cách lựa chọn diện tích cơ sở (giống như khoản thanh toán trực tiếp): Chọn diện tích cơ sở bằng với diện tích trong được sử dụng đối với các khoản thanh toán PFC năm 2002 cộng với diện tích trồng các hạt có dầu trung bình trong các vụ mùa các năm 1998-2001, miễn là diện tích cơ sở không vượt quá so với diện tích đất trồng trọt đang sử dụng. Chọn mức diện tích trung bình được trồng trọt trong 4 năm cộng thêm phần diện tích không thể trồng trọt được do điều kiện thời tiết trong các năm 1998-2001. + Diện tích đất được tính trợ cấp bằng 85% diện tích cơ sở. + Nông dân có ba cách lựa chọn payment yield: Sử dụng các payment yield hiện tại Thêm 70% kho ản chênh lệch giữa program yields và yield trung bình của nông trại trong thời kỳ các năm1998-2001 vào program yields Sử dụng 93.5% của yield trung bình các năm 1998-2001 + Giới hạn của khoản trợ cấp không theo chu kỳ này là $65000 / người / năm vụ mùa và qui luật ba thực thể vẫn được áp dụng. Việc áp dụng qui luật này tương tự với thanh to án trực tiếp. b) Phân tích: CCP là một khoản trợ cấp mới được đưa vào đạo luật nông sản 2002, do đó cũng chưa được báo cáo lên WTO. Tuy nhiên, trên cơ sở những cuộc thảo luận không chính thức của USDA và theo như kết quả của vụ Brazil kiện các khoản trợ cấp bông của Mỹ năm 2004, khoản trợ cấp không theo chu kỳ của Mỹ đối với mặt hàng bông nói riêng và các mặt hàng nông sản trong chương trình nói chung, trong đó có mặt hàng gạo phải được xếp vào nhóm các biện pháp màu hổ phách vì chúng có liên quan đến giá thị trường, nhưng thuộc nhóm các biện pháp không áp dụng cụ thể đối với từng mặt hang vì chúng không yêu cầu nông dân phải sản xuất một loại nông sản cụ thể nào. 1.2.3. Các khoản hỗ trợ cho vay nông nghiệp (Marketing Loan Assistance - MLA): a) Khái niệm: - Đối tượng áp dụng: Các khoản hỗ trợ cho vay nông nghiệp của Mỹ được áp dụng cho một số mặt hàng: gạo, ngô, lúa mì, lúa miến, lúa mạch, bông, đậu nành, hạt dầu, lạc, len, mật ong, yến mạch, vải nỉ angora, đậu xanh, đậu lăng, đậu khô (dry pea) Đây là chương trình do Cục dịch vụ nông nghiệp hải ngoại của bộ nông nghiệp Mỹ FAS (Foreign Agricultural service) quản lý thông qua tổ chức bảo lãnh tín dụng xuấ t khẩu Mỹ CCC (Commodity Credit Corporation). Chương trình này cho phép nông dân (trong khu ôn kh ổ b ài ti ểu lu ận n ày l à n ông d ân tr ồng l úa g ạo) nh ận m ột kho ản tiền vay từ chính phủ theo một tỉ lệ nhất định / một đơn vị sản xuất bằng cách cầm cố chính sản lượng gạo của mình. Khoản vay này được nhận sau vụ mùa, tương ứng với toàn bộ hoặc một phần sản lượng gạo của người nông dân. - Mục đích: Khoản vay này nhằm giúp nông dân (sản xuất gạo) có thể tích trữ sản phẩm, cầm cố nó cho CCC để nhận được khoản vay. Khoản tiền này giúp nông dân có thể trả các hoá đơn đến hạn mà không phải bán gạo mà mình sản xuất khi giá có xu hướng ngày càng thấp. Sau đó, khi điều kiện thị trường thuận lợi hơn, nông dân có thể bán gạo và trả lại khoản vay. - Điều kiện được nhận khoản vay: + Quyền được hưởng: Quyền kiểm soát hàng hoá Có nguy cơ chịu thiệt khi bán hàng hoá đó Quyền đối với hàng hoá Để được nhận khoản vay, nông dân phải duy trì quyền được hưởng trên trong suốt khoảng thời gian kể từ khi gieo trồng đến ngày khoản vay được trả hết hay khi CCC tiếp nhận quyền đối với hàng hoá. Để được nhận khoản LDP, nông dân phải duy trì quyền được hưởng trong suốt khoảng thời gian từ khi gieo trồng đến ngày yêu cầu được nhận LDP. Khi quyền được hưởng này mất đi, nông dân sẽ không được nhận một khoản vay nào hoặc LDP nào mặc dù có thể khôi phục lại quyền này về sau. + Cấp độ và chất lượng gạo: Khối lượng gạo đem ra cầm cố để đổi lấy khoản vay phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của CCC về cấp độ và chất lượng gạo. + Yêu cầu về bảo tồn và bảo vệ đất ẩm (đầm lầy): Để được nhận khoản vay, nông dân phải tuân theo yêu cầu về bảo tồn và bảo vệ đất ẩm. + Sản phẩm (gạo) bị kiểm soát. Nông dân nào bị khởi tố theo luật của liên bang hoặc của bang vì gieo trồng, sản xuất, thu hoạch, chế biến, tích trữ sản phẩm (gạo) đang bị kiểm soát sẽ không được nhận khoản vay cho mùa vụ năm đó và cho mùa vụ 4 năm sau. + Sử dụng diện tích đất gieo trồng: Nông dân hàng năm phải báo cáo diện tích đất gieo trồng và tình hình sử dụng diện tích đó. + Nông dân có thu nhập cộng gộp điều chỉnh hơn $2.5 triệu trung bình trong 3 năm không thuộc diện nhận trợ cấp, trừ khi 75% khoản thu nhập này có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp. - Khoản vay này có thể được trả lại theo 3 cách: + Theo tỉ lệ cho vay + tiền lãi tích luỹ (t nh bằng lãi suất mà CCC phải trả cho Kho bạc Nhà nước +1% điểm). Tiền lãi tích luỹ là tổng số lãi phát sinh trong thời gian khoản vay chưa được trả; tính từ ngày nông dân bắt đầu nhận tiền vay. Tiền lãi tích luỹ = lãi suất áp dụng * (số ngày vay / tổng số ngày trong năm) * tiền vay ban đầu. + Chuyển giao lượng gạo cầm cố cho CCC khi khoản vay đáo hạn Khoản vay đáo hạn vào ngày cuối cùng của tháng thứ 9 tính từ tháng mà nông dân nhận khoản vay. + Theo một tỉ lệ hoàn trả khác. Tỉ lệ hoàn trả khác được tính trên cơ sở CCC dự tính giá của thị trường cạnh tranh. - Cơ chế: + Khoản lời từ tiền vay (Market Loan Gain - MLG): Chính phủ áp dụng hình thức hỗ trợ cho vay khi mức giá thế giới điều chỉnh do USDA quy định thấp hơn tỉ lệ cho vay. Đến khi thanh toán, nông dân được phép trả lại khoản vay này với một tỉ lệ thanh toán thấp h ơn mức khi vay + tiền lãi tích luỹ) (accured interest). Tỉ l ệ thanh toán được xác định trên cơ sở giá thị trường thế giới phổ biến được tính lại hàng tuần. Khi trả lại số tiền vay theo giá thị trường thế thới phổ biến như vậy, người nông dân được hưởng
Tài liệu liên quan