Cuộc khủng hoảng kt thế giới đã tác động đến việt Nam đặc biệt từ cuối năm 2008. Để đối phó với tình hình đó, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách vĩ mô đặc biệt là các chính sách kích cầu để giúp nước ta thoát khỏi cuộc suy thoái. Tuy nhiên, bên cạnh đó những chính sách của chính phủ cũng làm thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên. Để làm rõ hơn về những vấn đề trên, nhóm mình chọn đề tài: “chính sách tài khóa và tình hình nợ công của VN từ 2009 đến nay” để trình bày
12 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công của Việt Nam
Lời mở đầu:
Cuộc khủng hoảng kt thế giới đã tác động đến việt Nam đặc biệt từ cuối năm 2008. Để đối phó với tình hình đó, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách vĩ mô đặc biệt là các chính sách kích cầu để giúp nước ta thoát khỏi cuộc suy thoái. Tuy nhiên, bên cạnh đó những chính sách của chính phủ cũng làm thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên. Để làm rõ hơn về những vấn đề trên, nhóm mình chọn đề tài: “chính sách tài khóa và tình hình nợ công của VN từ 2009 đến nay” để trình bày
Cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện chính sách tài khóa:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp ( nền kinh tế suy thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp.
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai. Kết quả là làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản lượng tiểm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế. Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng thuế. Kết quả là làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có xu hướng giảm
Một số nghiên cứu về tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế:
Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh các kết quả nghiên cứu này.
Chẳng hạn như: kết quả nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ không hề có tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Barro (1991) cho thấy tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Một số nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công và thuế khoá có mối tương quan thống kê âm, như nghiên cứu của Grier và Tullock (1989), Barro (1989, 1991), Hansson và Henrekson (1994)... Một số nghiên cứu khác thì lại cho rằng chúng không có mối liên hệ nào cả, như nghiên cứu của Levine và Renelt (1992), Levine và Zervos (1993), Easterly và Rebelo (1993), và Lin (1994).
(Nguồn:T.S Phạm Thế Anh, Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng Kinh tế -Khảo sát lý luận tổng quan, Trung tâm nghiên cứu Kinh Tế và Chính Sách, Đại Học Kinh Tế- Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
Chính sách tài khóa từ năm 2009 đến nay:
Kinh tế Việt Nam cũng hứng chịu những tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt tại thời điểm đầu 2009. Tăng trưởng sụt giảm thể hiện ở hầu hết tất cả các ngành kinh tế chủ lực, như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, nước, ga.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trước bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành những chính sách kích thích kinh tế qui mô lớn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP, đề ra các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó thực hiện Chính sách tài khóa mở rộng
Sang đến quí I/2009, Chính phủ đã ban hành hai gói kích thích kinh tế qui mô lớn: Gói kích cầu đầu tiên trị giá khoảng 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất; Gói kích cầu thứ hai trị giá 8 tỷ USD, gồm các nội dung: tăng chi đầu tư; tăng chi an sinh xã hội, giảm thuế.
Chương trình cắt giảm thuế:Bộ Tài chính đã nhanh chóng hướng dẫn thi hành các ưu đãi trong lĩnh vực thuế, phí và thủ tục: Giảm thuế VAT cho một loạt các mặt hàng; Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quí IV/2008 và cả năm 2009; Miễn trừ thuế thu nhập cá nhân trong nửa đầu năm 2009. Trên thực tổng số tiền thuế được miễn, giảm, giãn khoảng 20.000 tỷ đồng (Bộ Tài chính 2009).
Sang đến năm 2010, khi nền kinh tế đã có những bước hồi phục tương đối rõ nét, chính sách của Bộ Tài chính tập trung vào việc tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 và kéo dài sang năm 2010.
Chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 nửa đầu năm 2010 đã thu được những thành công nhất định. Sau quí I/2009, nền kinh tế đã trải qua 4 quí liên tiếp tăng trưởng quí sau cao hơn quí trước nền kinh tế đã bước ra khỏi giai đoạn thu hẹp của một chu kỳ kinh tế.
Năm 2011* : Tăng trưởng kinh tế dự kiến năm 2011
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của vnexpress.net và economy.vn
Việc thực hiện các chính sách kích thích kinh tế của Bộ Tài chính còn thể hiện rất rõ trong cán cân ngân sách năm 2009 và 2010. Dưới tác động của gói kích thích kinh tế, thâm hụt ngân sách năm 2009 lên tới 6,9%/GDP. Mức bội chi ngân sách năm 2010 là 6.2%
Bộ Tài chính xác định nhiệm vụ năm 2011 là tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Kiến nghị chính sách
Như những vấn đề đã được trình bày và đánh giá ở trên nhóm đưa ra những kiến nghị để xây dựng và thực hiện chính sách tài khóa đối với Việt Nam như sau:
Trong các kế hoạch chi tiêu công để đầu tư phát triển kinh tế cần phải được kiểm soát chặt chẽ, tăng tính minh bạch trong việc chi tiêu công, nếu thấy cần thiết có thể thiết lập 1 cơ quan độc lập để giám sát các chính sách tài khóa. Cơ quan này chịu trách nhiệm xác định những thay đổi trạng thái chu kỳ của nền kinh tế, đánh giá mức độ phù hợp và giám sát hiệu quả của các chính sách tài khóa.
Trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ, ban ngành đặc biệt giữa Bộ Tài Chính với Ngân hàng Trung Ương giúp cho các chính sách vĩ mô có thể hỗ trợ lẫn nhau. Khi đó chính sách tài khóa sẽ phát huy được tác dụng của mình.
Việc dựa vào các khoản thu từ dầu thô và các hoạt động xuất nhập khẩu là thiếu ổn định và không bền vững. Do đó Chính phủ cần xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm chi tiêu, giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả chuyển các khoản đầu tư công sang khu vực tư nhân
Vấn đề nợ công:
Các quan điểm về nợ công:
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tích luỹ từ nội bộ nhỏ hơn.
Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công, những người theo quan điểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Chính sách cắt giảm thuế và tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
Tình hình nợ công ở Việt Nam:
Từ năm 2005-2010, bội chi ngân sách khá cao, trung bình khoảng 5% GDP/năm.
Tỷ lệ nợ so với GDP của Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, ước tính đến ngày 31.12.2010 nợ công là 56,7% GDP; trong khi Ngân hàng Thế giới đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP.
Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009 theo CIA – Factbookh
Nguồn:
Tuy nhiên, các khoản vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép cho ngân sách nhà nước về nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên rất cần nguồn vốn để đầu tư phát triển thì nợ công vẫn là nguồn tài chính quan trọng cho việc chi đầu tư phát triển và bù đắp thâm hụt ngân sách.
Tuy vậy, việc gia tăng nợ công vẫn tạo ra những nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng cách vay trong nước và vay nước ngoài.
-Trong trường hợp vay trong nước, thì thông qua trái phiếu chính phủ một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước. Việc này sẽ tác động đến thị trường vốn, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế.
-Trong trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài thì lúc đầu, khi ngoại tệ chảy vào trong nước nhiều sẽ làm tỷ giá giảm gây ảnh hưởng đến cán cân thương mại, Sau đó khi chính phủ phải trả nợ sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá tăng làm tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu làm tăng chi phí đầu vào nên dẫn đến nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cũng làm tăng gánh nặng nợ của quốc gia.
Để trả lãi cho khoản đi vay, Chính phủ buộc phải đánh thuế, hoặc tăng thuế, để có thêm nguồn thu. Việc đánh thuế thêm đó sẽ làm giảm tiết kiệm và giảm hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân
Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư
Biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nợ công:
Với những phân tích như trên về những rủi ro vĩ mô do nợ công gây ra, cần phải có những biện pháp để việc thực hiện chính sách tài khóa và quản lý nợ công đạt được hiệu quả kinh tế góp phần thúc đảy tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng làm giảm rủi ro và bất ổn kinh tế vĩ mô do nợ công mang lại.
Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.
Hai là, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…
Ba là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công – tư.
- Bốn là, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh.
Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công.
Tài liệu tham khảo:
N. Gregory Mankiw, Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô, NXB Thống Kê
TS. Phạm Thế Anh, Chi tiêu Chính Phủ và tăng trưởng kinh tế: Lý luận tổng quan, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Và Kinh Tế.
Hoàng Thị Chinh Thon, Phạm Thị Hương, Phạm Thị Thủy, Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Và Kinh Tế
TS. Vương Đình Huệ, Nợ công và quản lý nợ công,
TS. Phạm Văn Hà Nhóm Tư vấn chính sách - Bộ Tài chính, “Chính sách tài chính giai đoạn hậu khủng hoảng” ngày 7/9/2010
Số liệu từ: Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê Vnexpress.net và Vneconomy.vn