Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay

Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam từ nay đến 2020 được khẳng định tại hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII là "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế". Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô. Trong các công cụ của chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất được coi là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua tác động điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường tài chính, tiền tệ. Vì vậy muốn ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tạo điều kiện ổn định môi trường kinh tế vĩ mô không thể không đề cập đến vai trò của chính sách lãi suất trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và trong hệ thống các chính sách kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường , chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian gần đây nền kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu của sự suy thoái tăng trưởng kinh tế giảm, tổng cầu giảm lạm phát ở mức thấp, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ những nhận định trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài "Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay". Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích. - Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của NHTW - Xem xét trên bình diện vĩ mô về thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và đưa ra các giải pháp cần thiết trong đó tập trung vào chính sách lãi suất với tư cách là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia. Để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong đề án đã áp dụng tổng hợp các phương pháp sau: . Phân tích và tổng hợp . Phân tích vĩ mô, phân tích vi mô . Thống kê toàn kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề án, do tài liệu và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô xem xét và chỉ bảo. Sau cùng , em xin phép được dành những lời trân trọng nhất bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án.

doc53 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam từ nay đến 2020 được khẳng định tại hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII là "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế". Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô. Trong các công cụ của chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất được coi là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua tác động điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường tài chính, tiền tệ. Vì vậy muốn ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tạo điều kiện ổn định môi trường kinh tế vĩ mô không thể không đề cập đến vai trò của chính sách lãi suất trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và trong hệ thống các chính sách kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường , chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian gần đây nền kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu của sự suy thoái tăng trưởng kinh tế giảm, tổng cầu giảm lạm phát ở mức thấp, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Từ những nhận định trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài "Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay". Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích. - Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ của NHTW - Xem xét trên bình diện vĩ mô về thực trạng điều hành chính sách tiền tệ và đưa ra các giải pháp cần thiết trong đó tập trung vào chính sách lãi suất với tư cách là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia. Để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong đề án đã áp dụng tổng hợp các phương pháp sau: . Phân tích và tổng hợp . Phân tích vĩ mô, phân tích vi mô . Thống kê toàn kinh tế. Trong quá trình thực hiện đề án, do tài liệu và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô xem xét và chỉ bảo. Sau cùng , em xin phép được dành những lời trân trọng nhất bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án. Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Khái niệm Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương tác động vào nên kinh tế để điều khiển mức cung tiền nhằm đảm bảo các mục tiêu của nhà nước. Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại. Tiền cơ sở (H) Dự trữ tiền mặt của các NH Tiền mặt lưu hành Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Mức cung tiền M1 Hình 1 Có hai loại hình chính sách tiền tệ đó là chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt. - Chính sách tiền tệ thắt chặt tác động để làm giảm lượng tiền cung ứng khi nền kinh tế quá nóng, tốc độ tăng trưởng quá cao, lạm phát cao. Đây chính là chính sách tiền tệ để chống lạm phát. - Chính sách tiền tệ nới lỏng Với chính sách này ngân hàng Trung ương sẽ cung thêm tiền cho nền kinh tế, tăng lượng tiền cho lưu thông để khuyến khích đầu tư, gia tăng sản lượng, tạo việc làm cho người lao động và góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương vạch ra và chính sách ngân hàng trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một "tứ giác thần kỳ" ứng với một tốc độ lạm phát 1 - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này. Vì chính sách tiền tệ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế tài chính cuả quốc gia và trong hệ thống đó các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Do vậy một chính sách tiền tệ hữu hiệu đòi hỏi phải được thiết lập và vận hàng trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách khác đứng trên giác độ toàn cục chứ không phải tồn tại với tư cách là một yếu tố độc lập mặc dù nó cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có một vai trò quan trọng tương đối độc lập với các chính sách khác xuất phát từ 3 luận điểm sau: Một là: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm Hai là: Không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm Ba là: Không thể có tiết kiệm nếu thiếu sự ổn định giá cả và tiền tệ. Chính vì vậy chính sách tiền tệ có nhiệm vụ tác động vào nhiều hướng tạo ra đầu tư, tạo ra tiết kiệm và tạo ra sự ổn định tiền tệ, giá cả. 2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.1. Kiểm soát lạm phát Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian. Khi lạm phát ở mức độ cao (lạm phát phi mã, siêu lạm phát) thì sẽ dẫn tới phân phối lại thu nhập và của cải giữa các tầng lớp giai cấp khác nhau. Khi giá cả tăng lên một cách bất thường thì người mất là những người đang nắm các tài sản danh nghĩa còn người được là những người có các khoản nợ tính theo các giá trị danh nghĩa. Khi lạm phát tăng lên ở mức độ cao thu nhập thực tế của dân cư sẽ giảm, đời sống của nhân dân lao động sa sút , lạm phát cao còn gây ra hiện tượng đầu tư tích trữ hàng hoá và hiện tượng chuyển tiền sang các loại hàng hoá khác, làm cho cầu về hàng hoá tăng (gồm cả cầu giả tạo) dẫn tới mất cân đối cung cầu và giá cả hàng hoá tăng lên làm tốc độ lạm phát càng cao và dễ bị rơi vào vòng xoáy lạm phát nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài. Lạm phát cao còn gây ra các rối loạn khác như: làm sai lệch các biến số kinh tế vĩ mô, các điều khoản của hợp đồng danh nghĩa ban đầu trong việc mua hoặc bán, cho vayhoặc đi vay đều tính tới yếu tố lạm phát thông thường nhưng không thể tính tới yếu tố lạm phát bất thường.Khi đó mọi người, nhất là các chủ đầu tư sẽ không an tâm tin tưởng trong việc tính toán công việc đầu tư nên không khuyến khích đầu tư. Còn khi lạm phát ở mức độ vừa phải (lạm phát dự tính), thường là dưới 10% thì nó không có tác động tiêu cực mà theo nhiều nhà kinh tế nó còn là một liều thuốc bổ tăng trưởng kinh tế bởi lẽ lạm phát chính là việc đưa một khối lượng tiền ra lưu thông qua đó mở mang hoạt động của các doanh nghiệp tạo điều kiện đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Do đó thu hút nhiều lao động, thất nghiệp giảm nền kinh tế tăng trưởng cao hơn trước. Như vậy, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là kiểm soát lạm phát ổn định giá trị đồng nội tệ tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển bình thường, đảm bảo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên thực chất của việc kiểm soát lạm phát là chấp nhận sự biến động với một biên độ cho phép (lạm phát một con số). Còn khi lạm phát ở mức cao thì Ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để làm giảm mức cung tiền, giảm lạm phát. 2.2. Tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp Những người trong lực lượng lao động khi không có việc làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực tế nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường cho dù quốc gia đó là phát triển, đang phát triển hây kém phát triển. Khi thất nghiệp mức cao, sản xuất sút kém các nguồn lực không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội, nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển, tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có thể tính toán được sự thiệt hại kinh tế. Đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng và đôi khi còn kéo theo nạn lạm phát to lớn. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp mang lại ở nhiều nước lớn đến mức không thể so sánh với thiệt hại do tính không hiệu quả của bất cứ hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả điều tra xã hội học cũng cho thấy thất nghiệp luôn gắn với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống,làm sói mòn nếp sống lành mạnh... và có thể ảnh hưởng đến cả chính trị như biểu tình. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tạo việc làm, giảm bớt thất nghiệp chứ không phải là làm cho thất nghiệp bằng không mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công. Chúng ta có thể thấy rằng khi nền kinh tế phát triển thì công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm đi và ngược lại khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm bị suy giảm, thất nghiệp tăng lên. Arthur Okun đã phát hiện ra một quy luật rằng khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%. Định luật Okun có thể được coi làa chìa khoá cho các nhà vạch chính sách, ví dụ để giảm 1% thất nghiệp hàng năm thì phải tăng GNP lên 2%/năm và như vậy cần phải có một khối lượng gia tăng đầu tư là bao nhiêu hàng năm cho các ngành kinh tế để gia tăng được sản lượng 2% mỗi năm. Để tạo thêm việc làm, giảm bớt thất nghiệp ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, tăng lượng cung tiền, giảm lãi suất và từ đó kích thíc đầu tư. 2.3. Ổn định và tăng trưởng kinh tế. Mục đích cao nhất của chính sách tiền tệ là làm thế nào để phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Mục tiêu ổn định tăng trưởng kinh tế có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao, bởi vì khi những nhà kinh doanh đầu tư nhiều hơn vào tư liệu sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng khối lượng sản phẩm thì mức thất nghiệp thấp. Ngược lại, khi thất nghiệp cao và các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi để một hãng đầu tư thêm các máy móc và thiết bị, các nguôn lực không được sử dụng hết và như vậy không thể tăng trưởng kinh tế cao. Để tăng trưởng kinh tế Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Tác động đó thông qua hai chiều: Một là: Khi khối tiền tệ tăng sẽ làm giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư làm tăng tổng sản phẩm quốc dân. Khi ngân hàng trung ương nâng mức cung tiền tệ từ MS1 lên MS2 thì lãi suất sẽ giảm từ i1 xuống i2 và mức cầu đầu tư sẽ tăng từ I1 lên I2 vì chi phí đầu tư giảm, chi phí cơ hội cho việc gửi tiền vào ngân hàng giảm. Khi đầu tư tăng từ I1 lên I2 sẽ làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng từ GNP1 lên GNP2, điều đó được thể hiện ở hình 2. MS2 MS1 Lãi suất (%) MD Lãi suất (%) i1 i2 Đầu tư hàng năm (USD) I1 I2 0 Lượng tiền (USD) 0 Hình 2 Tổng sản phẩm quốc dân hàng năm GNP2 GNP1 Mặt khác khi mức cung tiền tăng các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng sức cầu tiêu thụ. Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và đầu tư đều tăng từ đó tổng sản phẩm xã hội sẽ tăng. Nếu mức gia tăng đó lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăng trưởng kinh tế. 2.4. Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền Trong nền kinh tế mở, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế trong nước tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có tác dụng khuyến khích nhập khẩu gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu tương đối đắt khi bán cho nước ngoài. Như vậy sẽ gây trở ngại trong nước về xuất khẩu, bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước. Khi đó khối lượng dự trữ ngoại hối dễ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (đồng bản tệ có giá trị thấp) so với ngoại tệ có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu tương đối đắt hơn, hàng xuất khẩu tương đối rẻ hơn. Do đó những sản phẩm có nguyên liệu nhập khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu gặp trở ngại. Như vậy một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều dẫn tới những tác động kép tích cưc và tiêu cực. Do đó nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương là sử dụng những công cụ, chính sách của mình can thiệp, giữ cho tỷ giá không thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế quốc dân trong nước, giúp các hãng và cá nhân mua hoặc bán hàng hoá ở nước ngoài dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch cho tương lai. 2.5. Xung đột giữa các mục tiêu Nhìn chung giữa các mục tiêu tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát có mối quan hệ chế ước lẫn nhau trong thời gian ngắn. Khi kìm chế được lạm phát thì tăng trưởng chậm lại dẫn đến suy thoái, thất nghiệp cao. Và khi mở rộng đầu tư khắc phục suy thoái, phát triển kinh tế thì sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, thất nghiệp giảm nhưng lại rất khó kìm chế lạm phát. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát được Philips mô tả bằng biểu thức sau (trong ngắn hạn) gp = gpe + e(u - u*) gpe gp gp: tỉ lệ lạm phát gpe: tỉ lệ lạm phát dự kiến PC u: tỉ lệ thất nghiệp Hình 3 u*: tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên e: độ dốc đường Phillips PC: Phillips curve u u* LPC gp Nhưng theo Philips trong dài hạn lạm phát thực tế bằng tỉ lệ lạm phát dự kiến do tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. gp = gpe Như vậy: gp = gk - e (u - u*) u = u* Hình 4 u* Như vậy tỉ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét về mặt dài hạn) cho dù tỉ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vì vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Về đường Phillips dài hạn LPC (Long - term Phillip curve) là một đường thẳng đứng cắt trục hoành tại u* 2.6. Các mục tiêu trung gian Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng Trung ương phải xác định các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, nhằm đạt đến các mục tiêu cuối cùng của chính sách này. Bởi lẽ, ngân hàng trung ương sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể xét đoán nhanh chóng tình hình thực hiện hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng hơn là chờ cho đến khi nhìn thấy kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó. Các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là các khối tiền tệ M1, M2, M3, L và lãi suất. Đây là những mục tiêu mang tính định hướng, chúng có thể đo lường kiểm soát được và có thể đoán trước được tác động của chúng với việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Bằng việc tăng, giảm các khối lượng tiền tệ ngân hàng trung ương góp phần tác động đến tăng, giảm tổng cung và tổng cầu tiền tệ của xã hội. Đồng thời Ngân hàng Trung ương cũng có thể sử dụng công cụ lãi suất để tác động đến sự tăng giảm khối lượng tiền tệ từ đó mà tác động đến sự tăng giảm khối lượng tiền tệ, từ đó tác động đến tổng cung và tổng cầu xã hội. Tuy nhiên thực tiễn thi hành chính sách tiền tệ ở nhiều mức cho phép người ta thiên về hướng lựa chọn các khối tiền tệ làm mục tiêu trung gian hơn là lựa chọn lãi suất. Trong các khối tiền tệ, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, ngân hàng trung ương có thể lựa chọn M1, M2 hoặc M3 làm mục tiêu trung gian ưu tiên. 3. Cơ cấu chính sách tiền tệ: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ bao gồm 3 thành phần cơ bản gắn với 3 kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông đó là chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối và chính sách đối với ngân sách nhà nước. - Chính sách tín dụng. Thực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. - Chính sách ngoại hối. Nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoại, phục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng việc làm trong xã hội, bảo đảm chủ nghĩa tiền tệ của đất nước. - Chính sách đối với ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cung ứng phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức cung ứng tối ưu là ngân hàng trung ương cho ngân sách Nhà nước vay theo kỳ hạn nhất định. Dần dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách. 4. Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chính sách tài khoá với thuế và chỉ tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng (C) đầu tư (I) xét cho cùng là điều động trực tiếp đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C,I,X). Cả hai chính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khoá nhau về các thành phẩm của cầu. Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có thể kiểm soát được tổng cầu để ổn định được thu nhập (sản lượng) ở mức dự kiến (sát với sản lượng tiềm năng). Như vậy trên giác độ kinh tế vĩ mô cầu có mục tiêu chung cho cả hai chính sách có những cơ quan có khả năng phối hợp điều hành. Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiêu tác động của các chính sách và dẫn đến những mất cân đối vĩ mô trầm trọng. Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh. Khi tổng cầu ở mức vừa phải sản lượng tương đối ổn định ở mức dự kiến, có thể sử dụng hỗn hợp tài chính chặt chẽ - tiền tệ nới lỏng hoặc tài chính mở rộng tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phẩm của tổng cầu. Với hỗn hợp tài chính chặt chẽ và tiền tệ nới lỏng vừa đủ để tổng cầu không thay đổi nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chỉ tiêu Chính phủ giảm xuống. Hỗn hợp này có thể ổn định sản lượng hiện tại nhưng có lợi cho sự tăng truởng tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, số có thêm việc làm với năng xuất cao hơn. Tuy nhiên nếu sự cắt giảm chỉ tiêu Chính phủ tập trung vào khoản đầu tư công cộng mang lại lợi ích chung thì cần được cân nhắc xem xét kỹ lưỡng hơn. Với hỗn hợp tài chính mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chế sự bành trướng về tiêu dùng và đầu tư. Trong thực tiễn đời sống kinh tế có quá nhiều các nhân tố kinh tế, xã hội, tâm lý... Tìm lại trong thời gian dài, ngắn khác nhau, tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến nhiều vấn đề kinh tế. Mô hình trên đây chỉ là một mô hình đơn giản nên thật khó dự đoán kết quả thực sự khi thực hiện các hỗn hợp chính sách nói trên. Cũng vì lẽ đó chính sách tài khoá thường được coi hơn bởi nó tác động trực tiếp vào tổng cầu còn chính sách tiền tệ phải qua một cơ chế lan truyền từ tác động vào thị trường tiền tệ và qua hiệu ứng của thị trường này tác động đến hành vi ứng xử của các tác nhân kinh tế để có được một tổng cầu theo dự kiến. Khó có thể đánh giá chính sách tác động của chính sách tiền tệ. Khi thực hiện chính sách tiền tệ để quản lý (kiểm soát) tổng cầu thường gặp phải một trở ngại là lạm phát. Trong những điều kiện nào đó về cung, chính sách tiền tệ nới lỏng có thể không đẩy được đường LM sang phải, toàn bộ gia tăng của mức cung tiền không có ảnh hưởng đến tổng cầu mà chuyển toàn bộ vào giá làm cho lạm phát trở nên trầm trọng. 5. Các công cụ của chính sách tiền tệ 5.1. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương mua bán các giấy tờ có giá với mục đích tác động đến thị trường tiền tệ, điều hoà cung và cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng này từ đó làm thay đổi mức cung tiền. Trên thị trường mở Ngân hàng trung ương chủ yếu mua bán trái phiếu của chính phủ. Bằng cách mua trái phiếu ngân hàng trung ương làm tăng khối dự trữ của ngân hàng thương mại. Khi đó, ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng cho vay gấp bội lần tuỳ theo mức dự trữ bắt buộc. Hơn nữa việc ngân hàng Trung ương mua trái phiếu với lãi suất thấp góp phần tăng cung
Tài liệu liên quan