Đề tài Chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền) Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ Phần 1: Cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ 1.Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ : Khái niệm chính sách tiền tệ : Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền) Vị trí chính sách tiền tệ : Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn. 2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.1 Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ : *Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. *Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. *Tăng trưởng kinh tế :Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậyđể đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. 2.2 Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ : a. Khái niệm : Là mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng và phải có liên hệ với mục tiêu cuối cùng b. Các tiêu chuẩn lựa chọn Có thể đo lường được một cách chính xác và nhanh chóng để NHTW điều chỉnh hướng tác động khi cần thiết. Có khả năng kiểm soát được. Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của mục tiêu trung gian. c. Các chỉ tiêu thường được lựa chọn chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng : lựa chọn MS làm lượng tiền trung gian phải thả nổi lãi suất chỉ tiêu lãi suất: để duy trì mục tiêu lãi suất, mức cung tiền và tiền cơ sở sẽ biến động. d. Sự chọn lựa mục tiêu trung gian trong những trường hợp cụ thể Khi nhu cầu về hàng hóa biến động bất thường, đường IS dao động mạnh từ IS’ đến IS’’. Nếu mức lãi suất i* được chọn làm mục tiêu trung gian, việc mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền cung ứng nhằm duy trì mức lãi suất i* sẽ làm đường LM dịch chuyển => Y sẽ biến động từ Y’đến Y’’ Nếu chọn MS làm mục tiêu, thì sản lượng sẽ biến động từ Y”M đến Y’M Nên lựa chọn mục tiêu trung gian là lượng tiền cung ứng. Khi nhu cầu tiền tệ biến động mạnh hơn Nếu cố định MS: tổng sản lượng quốc dân sẽ biến động từ Y’M đến Y”M . Nếu cố định i* : mọi biến động của mức cầu tiền sẽ dẫn đến những biến động tương ứng của mức cung tiền nhằm duy trì mức lãi suất cố định, do đó LM luôn cố định tại vị trí của nó, mức sản lượng vì thế cố định tại Y* Việc lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian sẽ thích hợp hơn. 2.3 Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ : Là mục tiêu do ngân hàng trung ương lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thời với những thay đổi trong sử dụng công cụ của CSTT Tiêu chuẩn lựa chọn : Có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian. NHTW có thể đo lường được chịu sự tác động của công cụ gián tiếp Các chỉ tiêu thường được lựa chọn Về lượng : lượng tiền trung ương MB, dự trữ của các ngân hàng trung gian R ( Việt Nam chọn dự trữ của các ngân hàng thương mại) Về giá: lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tín phiếu kho bạc. 3.Các công cụ của CSTT 3.1 Công cụ gián tiếp a. Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng. Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ sở tiền tệ tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi). Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thay đổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông(C). Ưu điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua( bán ) tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế. Nhược điểm: vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn. b. Dự trữ bắt buộc Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hang. Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM. Mặt khác khi tăng (giảm ) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng). Ưu điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý của Nhà nước nên giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Nhược điểm: tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. c. Chính sách tái chiết khấu: Khái niệm : Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết khấu (cửa sổ chiết khấu) Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm ) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng). Mặt khác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việc khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ tái chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Ưu điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán, và có thế kiểm soát được hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Nhược điểm: hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường. Trên đây là 3 công cụ tác động gián tiếp tới qui mô lượng tiền cung ứng, trong một nền kinh tế nếu NHTW sử dụng có hiệu quả các công cụ này thì sẽ không cần đến bất cứ một công cụ nào khác. Tuy vậy trong những điều kiện cụ thể (các quốc gia đang phát triển ;các giai đoạn kinh tế quá nóng ) thì để đạt được mục tiêu của mình, NHTW có thể sử dụng các công cụ điều tiết trực tiếp. 3.2 Công cụ trực tiếp a. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình. Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng ,lạm phát tiêu thụ..) sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định. Cơ chế tác động :Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Ưu điểm: Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế . Nhược điểm: có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên . b. Quản lý lãi suất của các NHTM: Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp. Nhược điểm: dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Phần 2: Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay với mục tiêu ổn định giá cả Nhìn lại tình hình chung của giá cả trong năm 2008 cho tới nay a)Sự bất thường trong diễn biến giá cả hàng hóa năm 2008 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Chỉ số giá tiêu dùng 102.4 106.0 109.2 111.6 116.0 118.4 119.8 121.7 121.9 121.6 120.7 119.9 Lương thực, thực phẩm 103.8 110.2 114.5 118.0 126.6 130.7 132.0 132.7 132.7 132.1 132.0 131.9 Lương thực 103.4 106.7 117.9 125.1 152.9 159.4 158.9 157.1 154.4 151.4 146.7 143.3 Thực phẩm 103.8 111.6 113.1 115.6 118.2 121.8 123.5 124.1 124.4 124.4 125.6 126.5 Đồ uống và thuốc lá 101.8 103.7 104.4 105.1 107.1 108.2 109.3 110.0 110.6 111.3 112.3 113.1 May mặc, giày dép, mũ nón 101.4 102.8 103.7 104.7 105.7 106.7 108.2 109.2 110.1 110.8 111.8 112.9 Nhà ở và vật liệu xây dựng 102.9 104.3 108.0 110.8 112.2 114.3 116.3 118.8 118.0 116.8 111.1 108.5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 100.9 101.6 103.1 104.1 105.1 106.4 108.0 109.2 110.5 111.3 112.0 112.7 Dược phẩm, y tế 100.7 101.1 101.9 102.7 103.2 103.9 106.0 107.3 108.1 108.8 109.1 109.4 Phương tiện đi lại,bưu điện 100.0 101.5 107.3 109.8 110.2 110.6 111.2 121.3 120.7 119.6 114.3 106.6 Giáo dục 100.2 100.3 100.6 101.0 101.4 102.1 103.2 104.4 105.8 106.6 106.7 106.9 Văn hoá, thể thao, giải trí 100.1 102.4 103.7 104.3 104.9 105.3 106.2 107.3 108.9 109.3 109.6 110.3 Hàng hoá và dịch vụ khác 102.6 106.1 106.2 106.8 107.1 108.1 109.4 110.4 110.8 111.7 112.1 113.0 Chỉ số giá vàng 105.1 111.3 118.5 115.9 111.4 116.3 120.0 116.4 109.0 112.5 106.0 106.8 Chỉ số giá đô la Mỹ 99.7 99.6 98.1 99.3 100.3 105.0 106.9 103.8 103.0 103.0 105.1 106.3 Năm 2008 là năm giá cả biến động bất thường ở mức cao, chia thành hai giai đoạn rõ rệt với sáu tháng đầu năm tăng rất cao, sáu tháng cuối năm thì dịu dần ở quý 3, và 3 tháng cuối năm giảm, đạt dưới 100%. Diễn biến giá của năm vừa qua có sự nối tiếp của năm 2007, mức tăng cao của nửa đầu năm 2008 đã có đà từ 6 tháng cuối năm trước đó. Trong 2 quý cuối năm 2007, chỉ số giá tăng trung bình khoảng 1,14%/tháng. Như chúng ta đã biết, việc tăng chỉ số giá mạnh vào cuối năm 2007 đã đẩy CPI năm này lên 12,63%. Đà tăng vẫn tiếp tục kéo sang đến năm 2008, mặc dù đã có một số biện pháp để cố gắng kìm hãm như thắt chặt tiền tệ... Trong 6 tháng này, bình quân chỉ số CPI tăng 2,86%/tháng. Đây là tốc độ tăng bình quân cực cao. Trong cả chục năm mới có chuyện tăng như vậy. Trước đây, bình quân mỗi tháng chỉ trên 1% đã là cao rồi. Như thế thì qua 6 tháng, chỉ số giá đã lên đến hơn 18%, nếu so với tháng 12 năm 2007. Khi đó, nhiều lo ngại đã nảy sinh và có những ý kiến cho rằng chỉ số giá cả năm 2008 sẽ lên đến 30%. Theo quy luật thì tháng 2 tăng rất cao, sau đó đến tháng 3 thì chỉ số giá giảm tốc, hoặc âm, đến tháng 4, tháng 5 bằng bằng, hoặc âm một chút. Thế nhưng năm 2008 lại tăng cao liên tục, đến hết tháng 3, cho thấy nguy cơ không thể giữ được ở mức một con số. Mức tăng của CPI vào tháng 5 cũng đạt mức đỉnh điểm của năm. Chính phủ phải nới biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1% vào ngày 10/03/2008 và từ 1% lên 2% vào ngày 27/06/2008, tận dụng sự trượt giá VND so USD thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu.  Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm2006. Đủ "bộ" nguyên nhân: Lạm phát năm 2008 ở mức cao là tổng hòa của các loại nguyên nhân, cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền tệ và cộng thêm yếu tố tâm lý. Về chi phí đẩy, giá nguyên liệu đầu vào hồi quý 1/2008 tăng rất cao, ví dụ thép, vật liệu xây dựng... tăng giá liên tục. Năm nay, giá nhiều mặt hàng chịu sự tác động từ giá thế giới. Cụ thể là việc tăng giá dầu đã ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng như thép, xi măng, lương thực... Đặc biệt là lúc đó, thị trường thế giới thiếu lương thực. Do đó, gạo từ mức giá 400-500 USD/tấn đã tăng đến hơn nghìn, thậm chí 1.200 USD/tấn. Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế mở, và Việt Nam phải nhập nhiều nguyên liệu, nên khi giá thế giới tăng đã như cơn bão ập vào ngay, khiến chúng ta phải gánh chi phí đầu vào tăng mạnh. Nhưng, thậm chí có những mặt hàng chẳng phải nhập khẩu gì cả mà giá vẫn tăng rất cao như gạch chẳng hạn, tăng gấp đôi, gấp ba. Nhiều lúc, tốc độ tăng giá của gạch còn cao hơn cả thép. Rõ ràng, đã có một tác động dây chuyền nào đó. Về cầu kéo, nếu nhìn cả năm thì nhu cầu tiêu dùng năm 2008 so với các năm trước đó không thay đổi nhiều, nhưng giai đoạn 6 tháng đầu năm lại tăng khá cao, mặc dù giai đoạn này giá hàng hóa tăng. Một đặc điểm nữa là năm nay, thị trường chứng khoán kém sôi động hơn trước, thị trường bất động sản cũng đóng băng nên một lượng tiền đã đổ vào thị trường hàng tiêu dùng, chuyển thành tích trữ hàng hóa, khiến giá hàng hóa tăng. Tiền tệ thì đúng là nguyên nhân dẫn tới lạm phát trong năm 2008 vì năm 2007 trước đó, khi lượng USD vào nhiều theo kênh FII (đầu tư gián tiếp - PV) thì các ngân hàng đã phải đưa một lượng tiền mặt ra để đối ứng, giữ vững tỷ giá. Nhưng mặt khác, động thái đó lại làm mất giá đồng tiền nội tệ. Sau này, Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái thu tiền về bằng tăng dự trữ bắt buộc, bán trái phiếu... nhưng cũng không thể thu ngay về được. Lượng tiền trong lưu thông còn rất lớn gây áp lực lạm phát. Năm 2008, yếu tố tâm lý cũng có đóng góp đáng kể vào mức tăng của chỉ số giá... Yếu tố tâm lý nổi lên ở mấy đợt sốt giá cả trong năm 2008, liên quan đến xi măng, sắt thép, đặc biệt là các lần sốt gạo. Riêng về sốt gạo,có thể khẳng định là hoàn toàn do yếu tố tâm lý, vì nước ta là nước xuất khẩu gạo, không hề thiếu nguồn cung. Cơn sốt gạo năm vừa qua phát đi từ Tp.HCM và lan ra cả nước. Trong thời điểm giá gạo tăng đột biến, tại Tp.HCM, có hiện tượng người dân tranh nhau đi mua gạo giá cao, thậm chí mỗi người chỉ được mua vài kg. Điều này càng kích thích giá cả tăng cao hơn. Sau đó, cũng có một số biện pháp bình ổn lại, nhưng rõ ràng giá cả đã lên rất cao và ảnh hưởng từ giá gạo đã kéo theo hàng loạt hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Kết quả là vào tháng 5, chỉ số giá đã tăng cao nhất trong năm vừa qua, tới 3,91%. Thêm vào đó là xăng dầu, theo chúng tôi thống kê được thì năm vừa qua, Nhà nước đã 15 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó chỉ có hai lần tăng giá, 13 lần giảm giá. Tuy tăng giá hai lần nhưng biên độ điều chỉnh rất cao, nhất là lần điều chỉnh hồi tháng 7, tới gần 30%. Giá xăng dầu tăng đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Dầu diezen tăng thì các tầu đánh cá phải nằm bờ hết. Cứ thế, sản xuất bị đình đốn, hàng hóa ít đi, khó khăn chồng chất lên. Một yếu tố nữa có thể đề cập thêm là thời tiết. Mặc dù các năm đều có bị ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động kinh tế, thế nhưng năm vừa qua có quá nhiều diễn biến bất thường. Ví dụ như trận rét hồi đầu năm, hay cuối năm có trận lụt tại Hà Nội... đều là mấy chục năm mới có một lần, tác hại rất lớn. Nhìn lại giai đoạn này, những vòng tác động gián tiếp và tâm lý đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý. Tại một số thời điểm, trong lúc giá xi măng xuất xưởng của một số nhà cung cấp chỉ có 53.000-55.000 đồng/bao, thì giá bán trên thị trường lên 80.000 - 90.000đồng/bao... Không chỉ tác động đến giá các loại hàng hóa vật chất, thị trường chứng khoán cũng nhiều lần chứng kiến tác động của chỉ số giá đến sự tăng hay giảm của “bảng điện tử”. Những công bố CPI sớm của các thành phố quan trọng như Tp.HCM, Hà Nội có thời điểm cũng “áp đặt” xu hướng cho thị trường mua bán giầy tờ có giá này. CPI cũng đẩy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại tăng liên tục trong giai đoạn này, có những thời điểm vượt trên 18-19%, đối với huy động tiền gửi, và 21-24% với cho vay. Bình quân mức tăng CPI thời kỳ này đạt 2,48%/tháng, dù đã được điều chỉnh bởi các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Đối với giai đoạn sau này, khi chỉ số giá giảm: Việc chỉ số giá giảm, là điều bất ngờ. Sau 6 tháng đầu năm tăng rất cao, đến quý 3, chỉ số giá giảm tốc, chỉ còn tăng trên 1%, và đến tháng 9 thì chỉ tăng 0,18%. xưa nay không bao giờ có chuyện giảm giá vào quý 4, nhất là các tháng 11 và 12. Tháng 10 thì còn có thể vì thường là tháng 9 tăng cao d
Tài liệu liên quan