Đề tài Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam

Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy hoạt động xuất khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động xuất khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho người dân, làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về trình độ công nghệ và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn như vậy thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình suất xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn tự có của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này, thời gian gần đây nước ta đã chú trọng và quan tâm hơn đến các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và đưa ra các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách tiền tệ trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Do vậy nhóm đề tài đã đề tài: “Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam”. Đề tài được chia làm 3 phần: I. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu II. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam II. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh biện pháp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Nữ đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành đề tài này. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy nhóm đề tài rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để hoàn thiện đề tài hơn nữa.

doc19 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy hoạt động xuất khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng trong hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động xuất khẩu đã đóng góp một phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán và giải quyết công ăn việc làm cho người dân, làm cho nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về trình độ công nghệ và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý nhằm thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn như vậy thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho quá trình suất xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, vốn tự có của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng. Xuất phát từ thực tế này, thời gian gần đây nước ta đã chú trọng và quan tâm hơn đến các hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và đưa ra các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách tiền tệ trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Do vậy nhóm đề tài đã đề tài: “Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam”. Đề tài được chia làm 3 phần: I. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu II. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam II. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh biện pháp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ở Việt Nam Nhóm đề tài xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Nữ đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành đề tài này. Với thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy nhóm đề tài rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để hoàn thiện đề tài hơn nữa. Hà Nội, tháng 5/2011 Nhóm đề tài PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU 1. Khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Để tìm hiểu khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trước hết ta xem xét thế nào là tín dụng? Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Khái niệm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được định nghĩa cụ thể trong Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. Theo Quy chế này, đối tượng được hưởng những ưu đãi về tín dụng này là mọi thành phần kinh tế bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, Hộ gia đình và cá nhân có đăng ký kinh doanh. 2. Vai trò của tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: 2.1. Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu. Thứ hai, giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào từ đó tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thứ ba, giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. 2.2. Đối với quốc gia: Đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu ngoại tệ để cải thiện cán cân thương mại quốc tế, kìm hãm và hạn chế trình trạng nhập siêu… từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. 3. Các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: 3.1. Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng hiện nay mới được triển khai thí điểm ở Việt Nam. Bảo hiểm tín dụng: là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở trước những rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán; tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh... Đối với các quốc gia, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế. 3.2. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã được triển khai tại Việt Nam từ cuối năm 2006 theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có 2 trường hợp: Nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu: Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này, nhà nước đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu. Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu: Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu hoặc trả chậm với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc nguyên nhân chính trị dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Nhà nước đứng ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu còn nâng cao được giá bán hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. 3.3. Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng. Bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính) cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê (cá nhân, tổ chức) và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê. Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu (với giá tượng trưng), mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thỏa thuận. Ở đây cần hiểu tài sản cho thuê là các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được công ty đứng ra mua theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Các công ty cho thuê tài chính không được cho thuê bất động sản, cũng không được cho vay tiền. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp được chủ động lựa chọn tài sản (máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…) đáp ứng được mục đích sử dụng của mình với mức chi phí phù hợp nhờ được thanh toán dần tiền thuê tùy theo năng lực trả nợ. 3.4. Cấp tín dụng xuất khẩu: Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Trong hoạt động xuất khẩu, lượng vốn mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất và thực hiện hợp đồng thường là rất lớn. Người xuất khẩu cần có được một số vốn trước khi giao hàng và cả sau khi giao hàng, ngoài ra cũng cần thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Vì vậy, trong chính sách hỗ trợ xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của Chính phủ cho doanh nghiệp xuất khẩu theo những điều kiện ưu đãi. Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng. Tín dụng xuất khẩu theo mức lãi suất ưu đãi không chỉ đơn giản là giúp người xuất khẩu thực hiện được hợp đồng xuất khẩu của mình mà còn giúp họ giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu cũng như giảm giá thành xuất khẩu. Do đó tín dụng xuất khẩu làm cho nhà xuất khẩu có khả năng bán được hàng của mình theo điều kiện có lợi và hàng hóa có sức cạnh tranh lớn hơn trước đối thủ của mình. Nhà nước cấp tín dụng cho nước ngoài: Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ ngân sách nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay. Hình thức này có tác dụng giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu vì chính phủ đã tạo sẵn ra thị trường. Tuy nhiên, hình thức này chủ yếu áp dụng ở các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, đối với các nước này phần nào giải quyết được tình trạng dư thừa hàng hóa ở trong nước. Nhiều nước đã áp dụng hình thức này như Chính phủ Nhật bản cấp ODA cho Việt Nam trong đó có điều kiện cấp cho một số doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản. Với Việt Nam, trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa có vốn để cho nước ngoài vay với khối lượng lớn, tuy nhiên trong những trường hợp nhất định, Chính phủ cũng nên áp dụng hình thức này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta. PHẦN II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi… theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện. Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận. Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư và hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thực hiện thí điểm tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2013 theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ với mục tiêu đến cuối năm 2013 3% kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sẽ được bảo hiểm. a. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Theo Quyết định 2011/QĐ-TTg, đối tượng tham gia bảo hiểm là các thương nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc 2 nhóm mặt hàng. Nhóm 1 gồm 9 nhóm mặt hàng: Thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn. Nhóm 2 gồm 14 nhóm mặt hàng: Dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, gốm sứ, thủy tinh, mây tre cói và thảm, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng, túi xách, vali, mũ, ô dù, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Với 2 nhóm mặt hàng trên nhìn chung Chính phủ khuyến khích triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trừ các mặt hàng thuộc nhóm tài nguyên khoáng sản. Ngân sách nhà nước hỗ trợ triển khai thực hiện, mức độ hỗ trợ do Bộ Tài chính quyết định. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai có trách nhiệm đẩy mạnh phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và khuyến khích thương nhân xuất khẩu hàng hóa tham gia. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan thường xuyên cung cấp thông tin về các quốc gia, ngành hàng, tổ chức nhập khẩu, thông tin rủi ro thị trường của các thị trường xuất khẩu chủ yếu. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và khuyến khích các thương nhân xuất khẩu trên địa bàn tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. b. Thực trạng triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Do mới triển khai từ đầu năm 2011 và mới trong giai đoạn triển khai thí điểm nên hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện chưa phổ biến tại Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu khá cao thì các công ty bảo hiểm và các ngân hàng còn tỏ ra thận trọng. Theo kết quả điều tra sơ bộ do Bộ Công Thương thực hiện tại 200 trên tổng số 35.000 thương nhân xuất khẩu cho thấy có rất ít doanh nghiệp áp dụng chương trình quản lý nợ/quản lý rủi ro thanh toán. Phân loại rủi ro gặp phải trong hoạt động xuất khẩu có đến 68% là rủi ro thương mại, 17% rủi ro liên quan đến chính trị và 16% rủi ro liên quan đến ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, phần lớn chỉ tham gia bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa. Kết quả điều tra của Bộ Công Thương cũng cho thấy 95% doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Trong đó, 78% muốn bảo hiểm rủi ro thương mại, 12% muốn tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro khác trong xuất khẩu như biến động về giá, tỉ giá, 10% quan tâm đến rủi ro chính trị. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang tích cực khai phá các thị trường mới như: Châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nguy cơ rủi ro cao nên việc triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được các doanh nghiệp này vui mừng đón nhận. Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, không ít đối tác, thị trường mới muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam nhưng doanh nghiệp nước ta còn lưỡng lự vì sợ không đòi được tiền. Vì vậy, nếu bảo hiểm tín dụng được triển khai thì sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác cũng rất quan tâm bởi nhiều trường hợp nhà nhập khẩu là khách hàng mới, đòi thanh toán bằng phương thức trả sau, các doanh nghiệp rất phân vân, bởi không ký thì sợ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng, mà ký thì sợ rủi ro thanh toán. Trong khi doanh nghiệp xuất khẩu hồ hởi, thì phía doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng lại tỏ ra thận trọng. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính, chỉ có 3 doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu gồm: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) và công ty TNHH Bảo hiểm QBE. Trong đó, QBE có hai hợp đồng đạt doanh thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hơn 4 tỉ đồng, Bảo Minh có 6 hợp đồng, đạt doanh thu phí 3 tỉ đồng. Tuy vậy, nhận thấy thị trường có nhiều cơ hội, một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang chuẩn bị triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu dưới hình thức kết hợp với một số công ty nước ngoài, trong đó có công ty bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo Việt… Không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng cũng bị hấp dẫn bởi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bắt đầu khai thác sản phẩm này. Hiện SacomBank đã có sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu qua thị trường các quốc gia mà SacomBank có chi nhánh trước mắt là Lào và Campuchia dưới hình thức mua lại khoản phải thu của khách hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Đến hạn thanh toán, SacomBank chi nhánh nước ngoài sẽ tài trợ cho nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng. Ngân hàng này dự báo nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ mang lại hiệu quả lớn, phù hợp với định hướng chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động sang thị trường quốc tế cùng với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. c. Nguyên nhân bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa được triển khai mạnh mẽ ở Việt Nam: - Về phía Nhà nước: Các cơ quan nhà nước được Thủ tướng giao nhiệm vụ thực hiện nhưng vẫn chưa có những hành động cụ thể và cần thiết để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng triển khai cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia hình thức bảo hiểm này. - Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng: Để bán được sản phẩm bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng phải có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài, phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt, dữ liệu về rủi ro đa dạng đầy đủ đối với từng quốc gia, từng lĩnh vực, ngành hàng và nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu… từ đó mới thẩm định được năng lực thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng không thể có các điều này chỉ trong một thời gian ngăn đồng thời phải đầu tư một lượng vốn lớn trong khi chưa chắc chắn có thể thu hồi được các khoản đầu tư này. Thứ hai, do đây là sản phẩm mới nên số lượng doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu bảo hiểm còn hạn chế. Do đó, nếu nhận bảo hiểm cho các đối tượng này thì xác suất xảy ra tổn thất là rất lớn, không đáp ứng nguyên tắc số đông bù số ít. - Về phía doanh nghiệp xuất khẩu: Hiện đã và đang có một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu an toàn hơn hoặc sẵn có theo thông lệ quốc tế, kết hợp với việc được trích lập dự phòng rủi ro hoặc bảo lãnh của Chính phủ đối với xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu theo hợp đồng ký kết giữa các Chính phủ (như xuất khẩu gạo), đồng thời có một số hình thức thanh toán quốc tế khác có mức độ rủi ro thấp như khách hàng ứng trước, điện chuyển tiền hay mở thư tín dụng... Ngoài ra, nhận thức của các tổ chức xuất khẩu về vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn hạn chế, đặc biệt là đối với các tổ chức xuất khẩu lớn vì đối tác của họ là các bạn hàng lớn và lâu năm nên tâm lý chủ quan cho rủi ro người mua không thanh toán hay tỷ lệ phá sản rất thấp. Đồng thời, quan niệm mua bảo hiểm làm tăng chi phí, giá thành mà chưa nhận thức được quyền lợi của mình nếu tham gia nên chưa hình thành thói quen và nhu cầu đối với loại hình bảo hiểm này. 2. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Bảo lãnh tín dụng được triển khai tại Việt Nam từ năm 2007 theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/12/2006 - Mục 2. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chưa thực sự phát huy hiệu quả nên trong dự thảo Nghị định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đang được hoàn thiện, Bộ Tài chính đã không đưa hình thức này vào nội dung của dự thảo. a. Chính sách của Nhà nước về bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: Theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP: - Bên bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Bên được bảo lãnh là nhà xuất khẩu được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cho nhà xuất khẩu vay vốn. - Đối tượng bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước. - Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12 tháng. - Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L
Tài liệu liên quan