Tháng 12/1986 đại hội VI của Đảng đã đưa ra một quyết định quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng - khác hẵn với nền kinh tế tập trung trước đây – giúp cho doanh nghiệp tự do quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của minh với mục tiêu chính đó là lợi nhuận
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cho đến nay đất nước ta đó chuyển sang kinh tế thị trường cú sự quản lý của Nhà nước đó được hơn 10 năm.Phải núi rằng qua thời gian đầy khú khăn và thử thỏch với cỏc doanh nghiệp Nhà nước .Thụng qua cơ chế thị trường cú sự cạnh tranh mạnh mẽ và sàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Tháng 12/1986 đại hội VI của Đảng đã đưa ra một quyết định quan trọng là chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng - khác hẵn với nền kinh tế tập trung trước đây – giúp cho doanh nghiệp tự do quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của minh với mục tiêu chính đó là lợi nhuận.
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội là một Công ty trực thuộc Bộ công nghiệp với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh chuyên về lĩnh vực thương mại buôn bán và các dịch vụ khác. Cũng như bao doanh nghiệp Nhà nước khác trong thời kỳ đổi mới kinh tế, Công ty đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, trau rồi kỹ năng kỹ são.... nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với xu thế mới, sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và ngày càng phát triển. Các sản phẩm tiêu thụ của Công ty đứng vững trong thị trường trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ vai trò của vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh nên tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim – Hà Nội ” làm mục đích nghiên cứu. Tác giả kết hợp lý luận đã học với thực tiễn nghiên cứu vấn đề này. Tác giả không tham vọng là nghiên cứu vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung mà chỉ nghiên cứu trong doanh nghiệp cụ thể và tài liệu chỉ nghiên cứu trong 3 năm gần đây. Do thời gian hạn hẹp và số tài liệu nghiên cứu có hạn nên chuyên đề này được tiến hành trong điều kiện thời gian hạn hẹp, các vấn đề liên quan khác chưa được khai thác vì đề tài nghiên cứu quá rộng. Vậy nên em mong được sự thông cảm của thầy cô giáo và các độc giả về những thiếu sót và hạn chế của chuyên đề.
Chuyên đề này ngoài lời nói đầu còn bao gồm 3 nội dung là.
- Chương I: Một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chương II: Phân tích hiệu quả kinh doanh của chi nhánh Matexim Nam – Hà Nội
- Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.
Chương I: Một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
I. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế nói chung cung như hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều khái niệm khác nhau do nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Về mặt kinh tế hiệu quả được hiểu là mục tiêu là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên nó không phải là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế.
Về mặt kế hoạch và quản lý kinh tế: Hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhỏ nhất song có lẽ phải khái quát cụ thể hơn cả là khái niệm được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
2. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian biểu hiện trình độ sử dụng các nguồn lực xã hội. Bằng lao động của mình, con người tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho hôm nay và ngày mai.
Tóm lại ở dạng khái quát nhất hiệu quả là các đặc trưng kinh tế kỹ thuật, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của hệ thống. Đối với nền sản xuất xã hội, cụ thể hơn là hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong xã hội thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn sản xuất được huy động và sản xuất.
Vậy để phân biệt rõ giữa hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh cần phải có hệ thống các chỉ tiêu liên quan. Hiệu quả của một doanh nghiệp mang tầm vĩ mô của tình hình kinh doanh còn kết quả đem lại một con số cụ thể để so sánh.
II. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu về vốn
Doanh thu
Số vòng quay của toàn bộ nguồn vốn =
Vốn kinh doanh
Trên thực tế, vốn là một công cụ trọng yếu nhất để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn cần cho các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, thiếu vốn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị đình trệ hay hoạt động kém hiệu quả. Vì thế vốn rất cần thiết và quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có công thức để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất.
Nếu số vòng quay của vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
b. Chỉ tiêu về lao động
Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.
c. Chỉ tiêu về quy trình công nghệ
Đầu tư đổi mới trang thiết bị chính là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiệu quả trong từng doanh nghiệp, từng bộ phận quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét chủ yếu trên quy trình công nghệ.
Công nghệ kỹ thuật ngày càng nâng cao hiệu quả, năng suất càng được nâng cao. Trên cơ sở nhận thức đó nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề cần thiết phải đo lường tính đến yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ từ đó xác định hiệu quả.
Tác động của cải tiến kỹ thuật đã làm cho việc đựơc hoàn thành đòi hỏi ngưòi lao động phải nâng cao trình độ ham học hỏi để có thể nâng cao năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả vốn cố định. Ngày nay, tiến bộ khoa học công nghệ dưới tác động của con người đang phát triển như vũ bão hiện nay có vai trò ngày càng lớn mang tính quyết định trong phát triển kinh tế.
2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất kinh doanh .
Xét hiệu quả hoạt động kinh doanh người ta không chỉ xem xét hiệu quả về mặt tài chính, theo giác độ này ta chỉ thấy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lãi hay lỗ.Đứng trên giác độ này thường thấy được nhưng lợi ích mà doanh nghiệp góp cho xã hội.
Như vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động kinh doanh thông qua các chủ trương, chính sách và biện pháp xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Ví dụ quan tâm như trong điều kiện hiện nay vấn đề môi trường đang được quan tâm thì trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà doanh nghiệp phải chú ý đến việc sử lý chất thải hoặc lặp đặt dây truyền công nghệ để tránh ô nhiễm môi trường sống. Có đảm bảo được như vậy thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự có hiệu quả khi đạt được hiệu quả tài chính. Tuy các chủ trương chính sách của Nhà nước ở mỗi thời kỳ và khác nhau nhằm phù hợp với sự phát triển của đất nước, nhưng thông thường bao gồm 1 số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đảm bảo cung cầu trên thị trường
Chỉ tiêu phản ánh khả năng bình ổn giá cả
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu cho việc tiêu dùng việc phân tích rõ ranh giới hiệu quả tài chính với hiệu quả kinh tế xã hội.
chương II: phân tích hiệu quả kinh doanh của
chi nhánh matexim nam hà nội
I/ Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
1- Quá trình hình thành
Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim - Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp. Công ty được thành lập vào ngày 17 thánh 9 năm 1969,với tổng số vốn ban đầu do Nhà nước cấp và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất của ngành công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân trong cả nước có trụ sở tại Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà nội. Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ Matexim - Hà nội được thành lập bởi hai công ty:
- Công ty vật tư vận tải thuộc Bộ vận tải nay là Bộ giao thông vận tải
- Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ thuộc Bộ Công nghiệp.
Được thành lập vào cuối những năm 60 khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang lên cao trào. Công ty một mặt có nhiệm vụ phục vụ cho tiền tuyến; một mặt xây dựng hậu phương vững chắc và xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc. Trong cuộc kháng chiến kiến quốc nền kinh tế Miền bắc chủ yếu phát triển theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và bao cấp. Các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu... là do uỷ ban kế hoạch Nhà nước giao xuống cho các đơn vị kinh doanh thương mại.
Trong thời kỳ này mức tăng trưởng kinh tế của khu vực công nghiệp coi là bộ phận chủ yếu của ngành công nghiệp, công ty đang dần dần là lá cờ đầu về lĩnh vực này trong ngành và đã nhận được nhiều bằng khen, huân chương lao động... của Chính phủ khen tặng.
2- Nhiệm vụ của Chi nhánh:
a) Xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất của các ngành Công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
Làm các dịch vụ liên quan đến mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất.
b) Quy mô hoạt động của Công ty:
* Quy mô vốn:
Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của một Doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp trong hoạt động thương mại của Công ty.
Công ty có số vốn pháp định là: 24 tỷ
Vốn kinh doanh ban đầu là: 24 tỷ
Vốn kinh doanh tự bổ sung: 57 triệu
* Nhân lực:
Cùng với vốn thì nhân lực là một nguồn, một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp nào làm công tác sản xuất hay công tác kinh doanh dịch vụ thương mại. Nó vừa là chủ thể vừa là khách thể của hoạt động kinh doanh.
Công ty MATEXIM Hà Nội với thành viên hoạt động chính là Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội với đội ngũ nhân viên và cán bộ lãnh đạo là 57 người.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội.
Chỉ tiêu
Tổng
Giới tính
Trình độ
Nam
Nữ
Đại học
Trung cấp
1. Cán bộ lãnh đạo
3
3
3
2. Bộ phận quản lý nghiệp vụ
100
56
44
(Tài liệu báo cáo Công ty năm 1998)
Trong giai đoạn còn bao cấp, Công ty MATEXIM hoạt động chủ yếu là thương mại và không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc. Trong thời điểm này việc hoạt động của Công ty là do Nhà nước giao xuống và trong quá trình đó Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao xuống và nộp ngân sách đầy đủ.
Những năm đầu thập kỷ 80 với sự quyết định đúng đắn kịp thời của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh Quốc tế mới đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã khuyến khích tự do kinh doanh; Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, đã tạo mọi cơ hội mới cho các nhà Doanh nghiệp và cũng tạo cơ hội hết sức mới mẻ cho Công ty trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Điều này đã làm cho Công ty hoạt động với cơ cấu tổ chức khác hơn và đạt hiệu quả hơn: Xắp xếp lại tổ chức, nhân sự, bạn hàng mới trong và ngoài nước.
Hiện nay Công ty đã có Chi nhánh khắp cả nước hoạt động kinh doanh với 12 nhà sản xuất lớn cùng với các tập đoàn nước ngoài như SUDMO của Liên bang Đức, hàng Logistran - Đan Mạch, Nhật Bản...
Trong 31 năm trải qua hai sự thay đổi lớn của nền kinh tế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đứng vững và phát triển trong kinh doanh như hiện nay là thành công lớn trong sự nhạy bén và nhanh chóng kịp thời hoà nhập xu thế nới của thế giới. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất.
3- Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức hoạt động là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành các khâu và các cấp quản lý với chức năng, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Công ty MATEXIM Hà Nội có trụ sở chính ở Số 5 Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội bên cạnh đó còn 12 Chi nhánh trên toàn quốc. Vì vậy bộ máy quản lý của Công ty rất lớn với 400 công nhân viên. Hai Chi nhánh ở Hà Nội và Hà Tây tuy là hai địa điểm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong từng bộ phận, từng phòng ban chủ yếu phục vụ cho hoạt động thương mại, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đặc thù chung của Công ty trong hoạt động kinh doanh nên cơ cấu tổ chức trong Công ty còn hạn chế. Ví dụ như cơ cấu tổ chức còn thiếu phòng Marketing....
Riêng cơ cấu của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội gồm có:
Giám đốc là người quản lý và điều hành chính, sau đó đến Phó Giám đốc của hai văn phòng.
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra quyết định, lập kế hoạch cho mọi hoạt động, là người quyết định trong các hợp đồng mua bán và là người chịu trách nhiệm trong các hợp đồng đó. Còn lại nhân viên là người thực hiện và thi hành nhiệm vụ từ cấp trên giao xuống, có việc tìm nhân viên được thông qua phòng Tổ chức lập kế hoạch.
Chức năng và nhiệm vụ chính trong khâu hoạt động kinh doanh hay trong công tác lập kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ của Công ty là:
Phòng Tổ chức: Nhiệm vụ xây dựng lựa chọn và đào tạo lực lượng cán bộ tham gia công việc theo đúng ngành chuyên môn hoạt động của Công ty đảm bảo thực hiện đúng hướng trong khuôn khổ pháp luật lao động.
Phòng Tài chính: Chuyên kiểm kê, kiểm tra các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, lên giấy báo giá cho Công ty. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo trong việc tạo nguồn vốn từ vốn vay đến vốn huy động phục vụ tốt công tác kinh doanh.
Phòng Kinh doanh: Nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thị trường trên cơ sở đó nắm vững thị trường và xây dựng kế hoạch mua bán nhập hàng để cung cấp cho khách hàng trên cả nước. Trong đó có phần lập kế hoạch dự đoán sức tiêu thụ.
Phòng kinh doanh là văn phòng chính thực hiện các cuộc tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong Công ty. Trực thuộc phòng kinh doanh có các hoạt động tiêu thụ sau:
- Điều tra nghiên cứu thị trường kể cả thị trường ngoài nước.
- Mặt khác kết hợp với hàng loạt các văn phòng đại diện, các cửa hàng chuyên bán và giới thiệu sản phẩm trực thuộc phòng kinh doanh quản lý có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường chung trong thị trường nhu cầu cấn thiết của cả nước.
Có thể thấy rõ hơn cơ cấu tổ chức của Công ty MATEXIM ở sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý chi nhánh Matexim Nam - Hà Nội
Giám đốc CNMTX - NHN
Phó Giám đốc VF I Hà Nội
Phó Giám đốc VFII Hà Tây
PKD VTKTT
Bộ phận TCKT
Bộ phận TCHC
Kho và xưởng cầu Diễn - HN
Phòng VTKD II
Phòng TCKT
Phòng TCHC
CH điện tử
CH máy N2 Ninh Bình
CH bàn ghế Xuân Hoà Phủ Lý
CH máy N2 Đồng Văn
CH nhôm kính
CH trung tâm
Kho Phú Xuyên
Sửa chữa máy N2 và d/vụ sau bán hàng
CH thiết bị Nâng Hạ
Logistrans
Tổ sản xuất dịch vụ
Tài liệu báo cáo của Công ty năm 2000
II- Phân tích hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh MATEXIM Nam Hà Nội.
1- Tình hình kinh doanh và xu thế phát triển của Chi nhánh.
Thành lập từ năm 1969 đến nay, từ khi chuyển sang nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ bản là loại hình kinh doanh trong Chi nhánh, doanh nghiệp sản xuất cung cấp và tiêu thụ. Do đó hoạt động kinh doanh trong Chi nhánh là về lĩnh vực thương mại.
Từ năm 1969 đến 1998 loại hình kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh là cung cấp và tiêu thụ theo nhiệm vụ của Bộ giao xuống trực tiếp từ vụ kế hoạch với sản lượng bao nhiêu, sản phẩm gì, giao cho doanh nghiệp nào.
Trong giai đoạn này tuy khó khăn và nhiệm vụ phải khẩn trương nhưng Chi nhánh đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ và xây dựng, bảo vệ CNXH ở Miền Bắc. Do vậy Chi nhánh đã được Chính phủ khen tặng bằng khen, huân chương lao động hạng nhì, cùng nhiều bằng khen và cờ thi đua khác.
Năm 1988 trở lại đây, loại hình và đặc thù của Chi nhánh vẫn là cung cấp và tiêu thụ. Nhưng về mặt hoạt động, tình hình kinh doanh của Chi nhánh thì đã thay đổi. Chi nhánh tự chủ, tự do trong kinh doanh và từng bước đi lên, doanh số mặt hàng kinh doanh phong phú, tỷ lệ lợi nhuận ngày càng tăng, lương cho cán bộ công nhân viên ngày càng cải thiện hơn. Chi nhánh có nền tảng vững chắc như hiện nay phần nhiều chính là nhờ sự cố gắng, nỗ lực làm việc và sự năng động của toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong Chi nhánh.
Hiện nay Chi nhánh có mối quan hệ kinh doanh với 12 doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước, cũng như với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Trên cơ sở giữ vững quan hệ cũ, Chi nhánh còn thiết lập quan hệ hoạt động thương mại với các tập đoàn kinh tế nước ngoài như tập đoàn kinh tế của Nhật, Liên Xô (cũ), Đan Mạch, Đức...
Hoạt động của Chi nhánh đi đầu là doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành Công nghiệp nặng và Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp chế biến và dịch vụ đem lại cho Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng.
Bảng 2: Giá trị kim ngạch Xuất nhập khẩu từ năm 1998 đến 2000
Giá trị kim ngạch Xuất khẩu
ĐV tính
1998
1999
2000
Kế hoạch
Triệu $
2,5
2,8
3,0
Thực hiện
Triệu $
2,5
2,7
3,1
Nguồn số liệu: (Tài liệu báo cáo Công ty từ năm 1998 - 2000)
Bảng 2 cho thấy:
Trong vòng 3 năm từ năm 1998 - 2000, giá trị kim ngạch XNK của Chi nhánh ở kỳ thực hiện tương đối ổn định và đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đặt ra.
Năm 1998 Chi nhánh hoàn thành kế hoạch 100%.
Năm 1999 Chi nhánh chỉ đạt 97%
Năm 2000 tỷ lệ giá trị kim ngạch XK đạt 103% ( tăng 3% so với kế hoạch ).
Tuy có năm 1999 không hoàn thành kế haọch nhưng nhìn chung giá trị kim ngạch XK ở các kỳ thực hiện vẫn tăng. Năm 1999 tăng so với năm 1998 là 8% ( đạt 103% ). Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 15% ( đạt 115% )
Điều này chứng tỏ XNK của Chi nhánh tăng vì giá trị kim ngạch XK của Chi nhánh tăng trưởng liên tục trong 3 năm liền là 1998 - 2000, điều này ảnh hưởng tốt đến doanh số bán ra của Chi nhánh và đã tạo được lợi nhuận cho Chi nhánh và Chi nhánh đã đạt được mục đích chính của mình là lợi nhuận.
Tuy nhiên Chi nhánh cần tiép tục duy trì và phát huy hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình với các công ty khác để tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh các mặt hàng XK của mình ra các nước khác, giúp cho lợi nhuận của Chi nhánh ổn định, đây cũng là một điều kiện cần để tăng dần mức lương cho cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.
Trong những năm gần đây ( 1998 - 2000 ). Do Chi nhánh đặc biệt chú trọng xây dựng mặt hàng chủ lực có giá trị lớn và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nên tỷ trọng hàng hoá XK tăng và Chi nhánh còn tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất xây dựng các thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất để mở rộng kinh doanh.
Bảng 3: Số lượng thu nhập từ các sản phẩm XNK của Chi nhánh
Tổng sản phẩm
Đơn vị tính
1998
1999
2000
1. Sản phẩm nhập
Triệu $
2,5
2,7
3,1
2. Sản phẩm xuất
Triệu $
1,0
1,2
1,5
Nguồn tài liệu: ( Tài liệu báo cáo số lượng thu nhập của Chi nhánh từ năm 1998 - 2000 )
Bảng 3 cho thấy:
Tỷ lệ thu nhập từ sản phẩm nhập của Chi nhánh năm 1999 là 2,7 triệu $ đạt 108% tức là tăng 8% so với năm 1998 ( đạt 2,5 triệu $ )
Nhưng đến năm 2000 tỷ lệ này lại tăng so với năm 99 là 15% đạt 115%
Cũng như sản phẩm nhập, tỷ lệ thu nhập từ sản phẩm xuất cũng tăng, năm 1998 số lượng thu nhập từ sản phẩm xuất của Chi nhánh chỉ đạt 1,0 triệu $ nhưng năm 1999 là 1,2 triệu $ tức là dạt 120 % ( tăng 20% so với năm 99 ).
Cũng như thế năm 2000 tỷ lệ này tăng lên 25% so với năm 1999.
Từ số liệu này cho thấy Chi nhánh đã áp dụng đúng mục tiêu của mình tức là chú trọng đến mặt hàng chủ lực có giá trị lớn và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh cho nên tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá tăng cho phù hợp với từng thị trường và đầu tư đúng hướng. Vì thế Chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả, chi nhánh cần áp dụng theo phương pháp này để doanh thu từ các sản phẩm XNK ngày càng tăng.
* Xu thế phát triển của Chi nhánh:
Với điều kiện hiện tại của chi nhánh, chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh để nâng cao kinh nghiệm phù hợp với xu thế phát triển của dất nước trong những năm gần đây và trong tương lai.
Chắc chắn trong tương lai Chi nhánh sẽ ngày càng phát triển và đứng vững trong thị trường nhờ cách thức tổ chức hoạt động nâng cao hiệu quả thực tế như sử dụng vốn, tạo vốn mới.
Doanh nghiệp mở thêm chi nhánh ở nước ngoài, tăng cường tham gia hội chợ thương mại hay kkhảo sát thị trường để mở rộng thêm thụ trường không những ở Việt Nam mà còn vươn xa hơn.
2- Kết quả kinh doanh của 3 năm gần đây
Kết quả của quá