Mặc dù hoạt động cho thuê nói chung và cho thuê tài chính nói riêng còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới hoạt động này xuất hiện từ rất lâu. Với xu thế phát triển của loại hình này ở nước ta trong những năm gần đây, trước yêu cầu của sự phát triển và đổi mới kinh tế, để hội nhập với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bổ xung về chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung cũng như chế đội tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính nói riêng cho phù hợp với các chính sách mới.
Với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về một khía cạnh của hoạt động cho thuê đó là hoạt động thuê tài chính đồng thời cùng luận bàn những thắc mắc trong chế độ kế toán về vấn đề này, tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về chế độ tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính ở Việt Nam mà tôi đã sưu tầm nghiên cứu được. Tôi thực hiện công việc này với mong muốn làm sáng tỏ những nghi vấn của mình và phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về một hoạt động đang còn khá xa lạ với nhiều người nhưng lại rất quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều thiếu vốn hoạt động. Tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất, chất lượng, kiểu dáng của hầu hết các doanh nghiệp mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường, kể cả thị trường trong nước.
Nội dung đề tài mà tôi trình bầy dưới đây sẽ gồm các phần chủ yếu sau đây:
I - KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
II - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
III - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM VÀ TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH
IV - KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH
V - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THUÊ MUA TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Đông- chủ nhiệm bộ môn Kế Toán Tài Chính- Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Tuy đã rất cố gắng, song bài viết chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin chân trọng cảm ơn.
43 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cho thuê tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Mặc dù hoạt động cho thuê nói chung và cho thuê tài chính nói riêng còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng trên thế giới hoạt động này xuất hiện từ rất lâu. Với xu thế phát triển của loại hình này ở nước ta trong những năm gần đây, trước yêu cầu của sự phát triển và đổi mới kinh tế, để hội nhập với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bổ xung về chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung cũng như chế đội tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính nói riêng cho phù hợp với các chính sách mới.
Với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về một khía cạnh của hoạt động cho thuê đó là hoạt động thuê tài chính đồng thời cùng luận bàn những thắc mắc trong chế độ kế toán về vấn đề này, tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về chế độ tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính ở Việt Nam mà tôi đã sưu tầm nghiên cứu được. Tôi thực hiện công việc này với mong muốn làm sáng tỏ những nghi vấn của mình và phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về một hoạt động đang còn khá xa lạ với nhiều người nhưng lại rất quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều thiếu vốn hoạt động. Tình trạng lạc hậu về công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất, chất lượng, kiểu dáng của hầu hết các doanh nghiệp mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường, kể cả thị trường trong nước.
Nội dung đề tài mà tôi trình bầy dưới đây sẽ gồm các phần chủ yếu sau đây:
I - KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
II - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
III - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM VÀ TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH
IV - KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH
V - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THUÊ MUA TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Đông- chủ nhiệm bộ môn Kế Toán Tài Chính- Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
Tuy đã rất cố gắng, song bài viết chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin chân trọng cảm ơn.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I - KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG THUÊ MUA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM:
1. Khái niêm:
Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 06 về Thuê tài sản, ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính, các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro va lợi ích gắn liền với quyền sỡ hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sỡ hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.
Hợp động thuê tài sản không huỷ ngang: Là hoạt động thuê tài sản mà hai bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ các trường hợp:
a) Có sự kiện bất thường xảy ra như:
- Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê;
- Bên thuê không trả tiền thuê theo đúng quy định trong hợp động thuê tài sản:
- Bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm hợp đồng;
- Bên thuê bị phá sản hoặc giải thể;
- Người bảo lãnh bị phá sản hoặc giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đệ nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê;
- Tài sản cho thuê bị mất hoặc hư hỏng không thể sữa chữa phục hồi được.
b) Được sự đồng ý của bên cho thuê.
c) Nếu hai bên thoả thuận một hợp đồng mới về thuê tài sản đó hoặc tài sản tương tự.
d) Bên thuê thanh toán thêm một khoản tiền ngay tại một thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước một trong hai ngày: ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
Thời hạn thuê tài sản: Là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang cộng với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:
a) Đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên cho thuê hoặc một bên liên quan đến bên cho thuê đảm bảo thanh toán.
b) Đối với bên cho thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên cho thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi:
- Bên thuê;
- Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc
- Một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính.
c) Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn gía trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.
Gía trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc gía trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Gía trị còn lại của tài sản cho thuê: Là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê.
Gía trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo:
a) Đối với bên thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (gía trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào).
b) Đối với bên cho thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.
Gía trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: Là phần gía trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán.
Thời gian sử dụng kinh tế: Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sử dụng một cách hữu ích hoặc số lượng sản phẩm hay đơn vị tương đương có thể thu được từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều người sử dụng tài sản.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê.
Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê) cộng giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.
Doanh thu tài chính chưa thực hiện: Là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng gía trị còn lại không được đảm bảo trừ giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỉ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính.
Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính: Là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính chưa thực hiện
Lãi suất ngầm định trong hợp đồng hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm thuê tài chính, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và gía trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê.
Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự.
Tiền thuê có thể phát sinh thêm: Là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không cố định và được xác định dựa trên một số yếu tố nào đó ngoài yếu tố thời gian, ví dụ: phần trăm trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường.
2. Phân loại thuê tài sản
2.1 - Việc phân loại tài sản được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Rủi ro bao gồm khả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất hoặc lạc hậu về kỹ thuật và sự biến động bất lợi về tình hình kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn. Lợi ích là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong khoảng thời gian sử dụng kinh tế của tài sản và thu nhập ước tính từ sự gia tăng gía trị tài sản hoặc giá trị thanh lý có thể thu hồi được.
2.2 - Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện được việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sỡ hữu tài sản.
2.4 - Bên cho thuê và bên thuê phải xác định thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
2.3 - Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng. Ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:
a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;
b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản với mức giá ước tính thấp hơn gía trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.
c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, gía trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn gía trị thanh lý của tài sản thuê.
e) Tài sản thuộc loại chuyên dụng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào
2.5 - Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoã mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:
a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
2.6 - Phân loại tài sản thuê được thực hiện tại thời điểm khởi đầu thuê. Bất cứ tại thời điểm nào hai bên thoả thuận thay đổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) dẫn đến sự thay đổi cách phân loại thuê tài sản theo các tiêu chuẩn từ đoạn 2.1 đến đoạn 2.5 tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, thì các điều khoản mới thay đổi này được áp dụng cho suốt thời gian hợp đồng. Tuy nhiên, thay đổi về ước tính (ví dụ, thay đổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê, không dẫn đến sự phân loại mới về thuê tài sản.
2.7 - Thuê tài sản là quyền sử dụng đất và nhà được phân loại là thuê hoạt động hoặc thuê tài chính. Tuy nhiên đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê, nếu bên thuê không nhận phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động. Số tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất được phân bổ cho suốt thời gian thuê.
II - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM:
Theo quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam (ban hành kèm theo nghị định số 64/ CP ngày 9-10-1995 của Chính phủ) chế độ tài chính bao gồm:
1. Các quy định chung:
Điều 1: Cho thuê tài chinh là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc- thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên sử dụng tài sản thuê thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn. khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Điều 2: Trong quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Bên cho thuê: Là công ty cho thuê tài chính có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động theo quy chế này.
2.Bên thuê: Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê trong thời hạn thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp của mình.
3.Tài sản thuê: Là máy móc thiết bị và các động sản khác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị hữu ích trên một năm, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
4.Thời hạn thuê: Là thời gian bên thuê sử dụng tài sản thuê và trả tiền thuê, được bên cho thuê và bên thuê thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Điều 3: Một giao dịch cho thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau đây:
1. khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
2. Nội dung của hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo gía danh nghĩa thấp hơn gía trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
3. Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
4. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Điều 4: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, dưới đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi giấy phép hoạt động, ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ, quản lý, giám sát và thanh tra hoạt động các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
2. Công ty cho thuê tài chính:
2.1 - Công ty cho thuê tài chính
Điều 5: Công ty cho thuê tài chính là một loại Công ty tài chính, hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác.
Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, bao gồm:
1. Công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng, Công ty tài chính hoặc Ngân hàng, Công ty cho thuê tài chính cùng với doanh nghiệp khác của Việt Nam thành lập.
2. Công ty tài chính liên doanh giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp khác với bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế.
3. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài của ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính của nước ngoài.
Điều 6: Vốn pháp định của công ty cho thuê tài chính được quy định như sau:
1. Đối với Công ty cho thuê tài chính nói tại điểm 1 Điều 5 của quy chế này là 55 tỷ VND;
2. Đối với Công ty cho thuê tài chính liên doanh nói tại điểm 2 Điều 5 của quy chế này và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài nói tại điểm 3 Điều 5 của quy chế này là 5 triệu đôla Mỹ.
Điều 7: Thời hạn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa không quá 70 năm. Trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn của giấy phép hoạt động lần đầu.
2.2 - Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động:
Điều 8: Các Ngân hàng, Công ty tài chính, doanh nghiệp khác muốn hoạt động cho thuê tài chính phải có đầy đủ uy tín, kinh doanh 3 năm liên tục có lãi, phải thành lập Công ty cho thuê tài chính độc lập theo các quy định của pháp luật.
Điều 9: Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của Công ty cho thuê tài chính nói tại điểm 1 Điều 5 của quy chế này được áp dụng như đối với tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Điều 10:
1. Các bên tham gia thành lập Công ty cho thuê tài chính liên doanh nói tại điểm 2 Điều 5 của quy chế này, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài nói tại điểm 3 Điều 5 của quy chế này phải gửi đơn và hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước xin cấp giấy phép chấp thuận về nguyên tắc (giấy chấp thuận về nguyên tắc) theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước;
2. Giấy chấp thuận nguyên tắc có gía trị trong 12 tháng kể từ ngày cấp. Trong thời hạn này, các bên phải hoàn tất hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước.
Điều 11: Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, ngân hàng nhà nước xem xét cấp giấy phép hoạt động cho Công ty cho thuê tài chính (gọi tắt là giấy phép hoạt động).
Điều 12: Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động, Công ty cho thuê tài chính phải :
1. Nộp cho ngân hàng nhà nước khoản lệ phí cấp giấy phép bằng 0,1% vốn điều lệ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Giấy phép hoạt động;
2. Đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành;
3. Có đủ 100% vốn điều lệ;
4. Công bố Giấy phép hoạt động, Giấy đăng ký kinh doanh và nội dung hoạt động trên báo cáo của Việt Nam 5 số liên tiếp trước khi khai trương hoạt động theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước;
5. Sau khi thực hiện đầy đủ các quy định trên mới được khai trương hoạt động, ngày khai trương chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày ghi trên Giấy phép hoạt động.
Điều 13: Giấy phép hoạt động Công ty cho thuê tài chính không được chuyển nhượng.
2.3 - Nội dung và phạm vi hoạt động
Điêu 14: Nguồn vốn
1. Vốn tự có : vốn điều lệ, các quỹ và lợi nhuận chưa chia;
2. Vốn vay: vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu và các giấy tờ có gía trị khác khi được ngân hàng nhà nướ cho phép;
3. Công ty cho thuê tài chính không được nhận tiên gửi dưới mọi hình thức;
4. Công ty cho thuê tài chính không được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp muốn mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được ngân hàng nhà nước cho phép.
Điều 15: Công ty cho thuê tài chính phải tuân thủ các quy định sau đây về sử dụng nguồn vốn:
1. Không được sử dụng quá 25% vốn điều lệ để mua xắm tài sản cố định cho Công ty;
2. Nguồn vốn đi vay không được quá 20 lần vốn tự có;
3. Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có, trường hợp vượt quá mức quy định này phải được ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
4. Các quy định khác của pháp luật hiện hành và của ngân hàng nhà nước.
Điều 16: Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau:
1. Cho thuê tài chính;
2. Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính;
3. Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được ngân hàng nhà nước và các cơ quan chức năng khác của nhà nước cho phép;
Điều 17: Công ty cho thuê tài chính được phép thu phí cho thuê theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước.
3. Hợp đồng thuê tài chính
Điều 18: Hợp đồng thuê tài chính (sau đây gọi tắt là hợp đồng) là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định (thời hạn cho thuê) theo những quy định tại Điều 3 của quy chế này.
Điều 19: Hợp đồng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Được lập thành văn bản;
2. Đăng ký tại ngân hàng nhà nước và cơ quan quản lý hợp đồng, nơi Công ty cho thuê tài chính đặt trụ sở theo đúng quy định của pháp luật;
3. Không được huỷ bỏ trước (huỷ ngang) thời hạn cho thu