Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả trong giai đoạn sắp tới. Sau
hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Trong đó có vấn
đề nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách
ngày càng giãn rộng. Dân số nước ta gần 80% là lao động nông nghiệp, kỹ thuật
canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất thấp một bộ phận dân cư
còn sống ở mức nghèo đói nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Các đối tượng này rất khó tiếp cận với tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại vì họ không có các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay, chưa quen
với vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Do vậy, XĐGN và việc làm được Đảng
và Nhà Nước đặc biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là
mục tiêu chính trị xã hội mang tính chiến lược lâu dài và được đặt thành chương
trình quốc gia và có nhiều chính sách để thực hiện. Phát triển Kinh tế - xã hội
phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN. Trong rất
nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã
thực sự quan tâm đến việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo còn gặp khó khăn
trong sản xuất. Nhiều chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo bắt đầu từ những
khoản vốn nhỏ được cho người nghèo vay với lãi suất thấp từ nguồn ngân sách
của Chính Phủ hoặc các Ban ngành, đoàn thể đã ra đời nhằm phục vụ mục tiêu
XĐGN của Đảng và Nhà Nước. Trong vòng 17 năm, cùng với yếu tố đổi mới
nền kinh tế vai trò tín dụng đặc biệt tín dụng hỗ trợ người nghèo đã giúp cho hơn
30 triệu người thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn
11% năm 2010 theo tiêu chuẩn quốc gia.
Tiền Giang với hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp do kỹ thuật còn
lạc hậu, giá cả hay biến động; thiếu vốn sản xuất .nên đời sống người dân còn
2
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao gần 11% theo tiêu chí mới hiện
nay. Để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ nghèo, chương trình xóa
đói, giảm nghèo được các cấp lãnh đạo xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu
dài và luôn đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều giải pháp để thực hiện chương
trình XĐGN, tín dụng cho người nghèo đặc biệt là chương trình cho vay hỗ trợ
người nghèo được các cấp lãnh đạo quan tâm và thực hiện rất sớm. Điều này
giúp cho nông dân, phụ nữ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn phát triển
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế chương trình này
như thế nào? Có đáp ứng đúng như mong đợi hay không? Tình hình thực hiện
chương trình hiện nay ra sao? Khó khăn cần phải giải quyết là gì? Giải pháp nào
nên được đưa ra? Để trả lời những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“CHO VAY HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH TIỀN GIANG – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm tìm hiểu thuận lợi, khó khăn và tìm ra giải pháp
nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác giảm
nghèo tại địa phương
107 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cho vay hỗ trợ người nghèo tại tỉnh Tiền Giang – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ANH TUẤN
CHO VAY HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH
TIỀN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ANH TUẤN
CHO VAY HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH
TIỀN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ
nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực.
Tiền Giang, tháng 12 năm 2011
Nguyễn Anh Tuấn
Học viên cao học khóa 18
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẨU ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ TÍN DỤNG HỖ TRỢ
NGƯỜI NGHÈO .................................................................................................6
1.1 Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo ..........................................6
1.1.1 Khái niệm nghèo đói ...............................................................................6
1.1.2 Tiêu chí phân loại chuẩn nghèo ...............................................................7
1.1.2.1 Phân loại chuẩn nghèo đói theo Ngân hàng thế giới ..........................8
1.1.2.2.Phân loại chuẩn nghèo đói theo Việt Nam ..........................................8
1.1.3 Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo ...............................9
1.2 Tín dụng và vai trò tín dụng hỗ trợ người nghèo ....................................... 10
1.2.1 Các khái niệm ....................................................................................... 10
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................ 10
1.2.1.2 Khái niệm tín dụng cho người nghèo ................................................. 11
1.2.1.3 Khái niệm tài chính vi mô – cho vay hỗ trợ người nghèo ................... 11
1.2.2 Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo ........................................... 13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay hộ nghèo ........................... 15
1.4 Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo ........................... 16
1.4.1 Trường phái cổ điển .............................................................................. 16
1.4.2 Trường phái kiềm chế tài chính ............................................................. 17
1.4.3 Trường phái Ohio ................................................................................. 17
1.4.4 Trường phái thể chế kiểu mới ............................................................... 18
1.5 Những chỉ số đo lường hiệu quả cho vay hỗ trợ cho người nghèo ............ 19
1.5.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro cho vay......................................................... 19
1.4.2 Một số chỉ số tài chính sử dụng trong báo cáo tài chính của các tổ chức
TC TCVM ........................................................................................................... 20
1.6 Những tổ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo hiện nay ở Việt Nam ...
...................................................................................................................... 21
1.6.1 Khu vực chính thức ............................................................................... 21
1.6.2 Khu vực bán chính thức ........................................................................ 23
1.6.3 Khu vực phi chính thức ......................................................................... 24
1.7 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về cho vay đối với người nghèo ..
...................................................................................................................... 25
1.7.1 Bangladesh ........................................................................................... 25
1.7.2 Thái lan ................................................................................................. 26
1.7.3 Malaysia ............................................................................................... 26
1.7.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................... 27
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO
TẠI TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................. 29
2.1 Tình hình nghèo đói và đường lối chính sách thực hiện giảm nghèo của
chính quyền địa phương và Trung ương tại Tiền Giang ................................ 29
2.1.1 Tình hình nghèo đói ................................................................................ 29
2.1.2 Định hướng chính sách và chỉ đạo thực hiện của chính quyền địa phương .
...................................................................................................................... 30
2.2 Thực trạng cho vay hỗ trợ người nghèo tại Tiền Giang ............................. 31
2.2.1 Các tổ chức cung ứng vốn và hình thức thực hiện ................................... 31
2.2.1.1 Tại Ngân hàng Chính sách xã hội Tiền Giang ................................... 31
2.2.1.2 Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang ................................................ 33
2.2.1.3 Tại Hội Nông dân Tiền Giang ........................................................... 35
2.2.1.4 Tại Quỹ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp.HCM
CN.Tiền Giang..................................................................................................... 38
2.2.1.5 Tại tổ chức khác ................................................................................. 40
2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo .................................... 40
2.2.2.1 Tại Ngân hàng chính sách xã hội Tiền Giang ..................................... 41
2.2.2.2 Tại Hội Liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang ................................................. 44
2.2.2.3 Tại Hội Nông dân Tiền Giang ............................................................ 47
2.2.2.4 Tại Quỹ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp. Hồ Chí
Minh CN.Tiền Giang ........................................................................................... 49
2.2.2.5 Tại các tổ chức khác ........................................................................... 50
2.2.3 Kết quả xóa đói giảm nghèo ..................................................................... 51
2.3 Đánh giá cho vay hỗ trợ người nghèo qua kết quả điều tra nông hộ ......... 51
2.3.1 Thực trạng nguồn vốn trên địa bàn điều tra .............................................. 53
2.3.1.1 Các nguồn vốn vay của các hộ ........................................................... 53
2.3.1.2 Mức vốn vay ...................................................................................... 54
2.3.1.3 Lãi suất .............................................................................................. 55
2.3.1.4 Thời hạn vay ...................................................................................... 56
2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ .................................................... 56
2.3.3 Thực trạng trả nợ vay của các hộ .............................................................. 57
2.3.4 Kết quả sau khi sử dụng vốn vay của các hộ............................................. 58
2.3.5 Ý kiến người vay về chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo ................ 59
2.3.6 Ý kiến của cán bộ đang làm công tác có liên quan đến quản lý vốn vay
chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo ............................................................ 60
2.4 Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân ................................................... 62
2.4.1 Khó khăn và tồn tại .................................................................................. 62
2.4.2 Nguyên nhân ............................................................................................ 66
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
CHO VAY HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI TIỀN GIANG............................ 68
3.1 Định hướng đề xuất phát triển chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo ..
............................................................................................................................ 68
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người
nghèo tại Tiền Giang ......................................................................................... 69
3.2.1 Tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho người nghèo ....... 69
3.2.2 Phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thể, Chính quyền với NHCSXH
và các tổ chức TCVM .......................................................................................... 71
3.2.3 Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................... 75
3.2.4 Cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn .................................................................. 76
3.2.5 Kết hợp nguồn vốn cho vay hỗ trợ người nghèo với các chương trình dự
án khác ................................................................................................................ 77
3.2.6 Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và hạch toán kinh tế cho các hộ nghèo ... 78
3.3 Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................... 79
3.3.1 Đối với Nhà nước ..................................................................................... 79
3.3.2 Đối với UBND, tổ chức CT-XH các cấp .................................................. 81
3.3.3 Đối với các tổ chức cho vay ..................................................................... 81
3.3.4 Đối với nông dân ..................................................................................... 82
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của World Bank .............. 8
Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHCSXH qua các năm ....................................... 41
Bảng 2.2: Kết quả cho vay ưu đãi của NHCSXH qua các năm .................... 42
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu của chương trình cho vay hộ nghèo........ 43
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ của Hội phụ nữ Tiền Giang
từ 2006-2010 ............................................................................................... 44
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát
triển kinh tế Tiền Giang ............................................................................... 45
Bảng 2.6: Kết quả chỉ số thực hiện tài chính của Quỹ từ 2006-2010 ............ 46
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động QHTND Tiền Giang 2006-2010 .................... 48
Bảng 2.8: Kết quả ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác giai đoạn 2006-2010 ............................................................................ 48
Bảng 2.9: Thống kê tình hình hoạt động CEP CN.Tiền Giang 7/2009-
2010 ............................................................................................................ 49
Bảng 2.10: Tổng hợp hộ nghèo Tỉnh qua các năm 2006 – 2010................... 51
Bảng 2.11: Tỉ lệ hộ vay vốn của các nguồn vốn vay .................................... 53
Bảng 2.12: Mức vay của các hộ từ các nguồn vốn ....................................... 54
Bảng 2.13: Lãi suất phân theo nguồn vốn .................................................... 55
Bảng 2.14: Thời hạn vay của các nguồn vốn ............................................... 56
Bảng 2.15: Mục đích sử dụng các nguồn vốn vay ........................................ 57
Bảng 2.16: Tình hình trả nợ của các hộ ....................................................... 57
Bảng 2.17: Tác động của vốn cho vay hỗ trợ người nghèo đến đời sống ..... 58
Bảng 2.18: Ý kiến người vay về chương trình cho vay hỗ trợ người
nghèo ........................................................................................................... 59
Bảng 2.19: Nhận xét của cán bộ có liên quan đến quản lý chương trình
cho vay hỗ trợ người nghèo ......................................................................... 61
Bảng 2.20: Nhận xét của cán bộ quản lý chương trình cho vay về việc sử dụng
vốn của hộ dân .............................................................................................................. 62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
BĐH : Ban điều hành
BLĐTBXH : Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
CEP : Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm Tp.HCM
CT-XH : Chính trị - xã hội
CVƯĐ : cho vay ưu đãi
CVN : cho vay nhỏ
GQVL : Giải quyết việc làm
MOM : Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế Tiền Giang
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
NHNNPTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSNN : Ngân sách nhà nước
NGOs : Tổ chức Phi Chính phủ
HTND : Hỗ trợ nông dân
HND : Hội Nông dân
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
TCVM : Tài chính vi mô
TCTD : Tổ chức tín dụng
TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)
TKTD : Tiết kiệm tín dụng
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua và cả trong giai đoạn sắp tới. Sau
hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được các thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Trong đó có vấn
đề nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra sâu sắc với khoảng cách
ngày càng giãn rộng. Dân số nước ta gần 80% là lao động nông nghiệp, kỹ thuật
canh tác còn lạc hậu, ruộng đất manh mún, năng suất thấp…một bộ phận dân cư
còn sống ở mức nghèo đói nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Các đối tượng này rất khó tiếp cận với tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại vì họ không có các điều kiện về tài sản đảm bảo nợ vay, chưa quen
với vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Do vậy, XĐGN và việc làm được Đảng
và Nhà Nước đặc biệt quan tâm không những cho phát triển kinh tế mà còn là
mục tiêu chính trị xã hội mang tính chiến lược lâu dài và được đặt thành chương
trình quốc gia và có nhiều chính sách để thực hiện. Phát triển Kinh tế - xã hội
phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN. Trong rất
nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình này, Chính phủ Việt Nam đã
thực sự quan tâm đến việc tạo lập kênh dẫn vốn tới hộ nghèo còn gặp khó khăn
trong sản xuất. Nhiều chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo bắt đầu từ những
khoản vốn nhỏ được cho người nghèo vay với lãi suất thấp từ nguồn ngân sách
của Chính Phủ hoặc các Ban ngành, đoàn thể đã ra đời nhằm phục vụ mục tiêu
XĐGN của Đảng và Nhà Nước. Trong vòng 17 năm, cùng với yếu tố đổi mới
nền kinh tế vai trò tín dụng đặc biệt tín dụng hỗ trợ người nghèo đã giúp cho hơn
30 triệu người thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn
11% năm 2010 theo tiêu chuẩn quốc gia.
Tiền Giang với hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp do kỹ thuật còn
lạc hậu, giá cả hay biến động; thiếu vốn sản xuất….nên đời sống người dân còn
2
gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao gần 11% theo tiêu chí mới hiện
nay. Để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm tỷ lệ nghèo, chương trình xóa
đói, giảm nghèo được các cấp lãnh đạo xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu
dài và luôn đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều giải pháp để thực hiện chương
trình XĐGN, tín dụng cho người nghèo đặc biệt là chương trình cho vay hỗ trợ
người nghèo được các cấp lãnh đạo quan tâm và thực hiện rất sớm. Điều này
giúp cho nông dân, phụ nữ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn phát triển
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế chương trình này
như thế nào? Có đáp ứng đúng như mong đợi hay không? Tình hình thực hiện
chương trình hiện nay ra sao? Khó khăn cần phải giải quyết là gì? Giải pháp nào
nên được đưa ra? Để trả lời những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“CHO VAY HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH TIỀN GIANG – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” nhằm tìm hiểu thuận lợi, khó khăn và tìm ra giải pháp
nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác giảm
nghèo tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về tín dụng đối với giảm nghèo
đồng thời tập hợp kinh nghiệm một số nước về lĩnh vực này.
Hệ thống hóa hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo của các cơ quan hoạt
động về lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nghiên cứu kết quả chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo đối với công
tác XĐGN tại địa bàn.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình đối với công
tác XĐGN.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về hoạt động cho vay hỗ trợ người
nghèo trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Tiền Giang.
3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động các cơ quan liên quan đến hoạt động cho vay
hỗ trợ người nghèo từ năm 2006 đến 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng được tác giả sử dụng làm cơ sở lý luận
cho đề tài. Trong luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, phương pháp diễn dịch – quy nạp để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
4.2 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
4.2.1 Thu thập thông tin
4.2.1.1 Thu thập, phân tích nguồn thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập tại các phòng ban có liên quan như Ban Chỉ
đạo Xóa Đói Giảm Nghèo và Giải Quyết Việc Làm tỉnh Tiền Giang, Ngân hàng
Chính sách Xã hội Tiền Giang, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân tỉnh Tiền Giang, Các
tổ chức phi Chính phủ (NGOs) có hoạt động cho vay hỗ trợ cho người
nghèo...kết quả thu thập số liệu cho chúng ta biết được tình hình nghèo đói, tình
hình hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, kết quả đạt được đối với công tác XĐGN.
4.2.1.2 Thu thập, phân tích nguồn thông tin sơ cấp
Trong phần thu thập số liệu ban đầu đề tài thu thập cả số liệu định tính và
số liệu định lượng qua điều tra phỏng vấn trực tiếp nông dân tham gia vay
chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo và trao đổi với lãnh đạo quản lý
chương trình này ở cấp huyện và xã. Từ kết quả thu thập này, chúng ta sẽ biết
được thông tin về tình hình vay vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay của
người nghèo... Cùng với số liệu thứ cấp, chúng ta sẽ đánh giá mặt đạt được cũng
như các tồn tại chương trình trong việc hỗ trợ giảm nghèo cũng như các tồn tại,
nếu có, nhằm đề nghị giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình trong tương lai.
4
a/Chọn mẫu điều tra:
- Địa điểm nghiên cứu: Điểm chọn nghiên cứu dựa trên sự khác biệt theo
vù