Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định tiền thân là Trường Trung
học Công nghiệp Nam Hà được thành lập theo quyết định số 1263 BCNN/KB-1
ngày 21 tháng 12 năm 1966 của Bộ Công nghiệp nặng, có nhiệm vụ đào tạo cán
bộ trung cấp kỹ thuật.
Năm 1971 Trường thuộc Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật theo
quyết định số 171/TTg ngày 16 tháng 6 năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ, có
nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề.
Năm 1978 Trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục làm nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 1998 đến nay trường thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy
nghề.
Từ năm 1992-1999 theo quyết định số 1395/TH-DN ngày 13/7/1992 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường được phép đào tạo thí điểm Giáo
viên dạy nghề trình độ cao đẳng.
Từ tháng 5/1999 Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được
thành lập trên cơ sở Trường Sư phạm Kỹ thuật 2 Nam Định theo quyết định số
130/1999/QĐ-TTg ngày 28/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức nhận
nhiệm vụ đào tạo Giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng.
Ngày 05 tháng 01 năm 2006 Trường chính thức được nâng cấp thành
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Trường là đơn vị trực thuộc Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý về hành chính theo lãnh thổ của
UBND tỉnh Nam Định
40 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé LAO §éNG - TH¦¥NG BINH Vµ X· HéI
TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Kü THUËT NAM §ÞNH
Địa chỉ: Đường Phù Nghĩa - Phường Lộc Hạ - Thành Phố Nam Định
Website:
CHUÈN §ÇU RA
C¸C NGµNH §µO T¹O TR×NH §é §¹I Häc, CAO §¼NG
Nam ®Þnh, 12 – 2010
quy ho¹ch ph¸t triÓn trêng
c¬ së 1
c¬ së 2
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH
--------------------*****--------------------
CHUẨN ĐẦU RA
CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG
NAM ĐỊNH - 2010
MỤC LỤC
Phần A: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 5
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG .................................................................. 5
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐHSPKTNĐ.................................. 5
1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 5
2. Sứ mạng của Trường........................................................................................... 6
3. Chức năng của Trường........................................................................................ 6
4. Nhiệm vụ của Trường ......................................................................................... 6
5. Chương trình đào tạo........................................................................................... 7
6. Đội ngũ cán bộ viên chức.................................................................................... 8
7. Cơ sở vật chất ..................................................................................................... 9
8. Định hướng phát triển Trường đến năm 2020...................................................... 9
Phần B: MỤC ĐÍCH CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA....................................... 11
Phần C: CHUẨN ĐẦU RA ............................................................................... 12
I. CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC.......................................................... 12
1. Chuyên ngành: Công nghệ hàn.......................................................................... 12
2. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô............................................................ 13
3. Chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy............................................................. 15
4. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện ........................................................... 17
5. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử .............................................. 18
6. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá.......................... 20
7. Chuyên ngành: Công nghệ thông tin ................................................................. 22
8. Chuyên ngành: Khoa học máy tính.................................................................... 23
II. CHUẨN ĐẦU RA NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC............... 25
III. CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG................................................... 27
1. Chuyên ngành: Công nghệ hàn.......................................................................... 27
2. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật ô tô............................................................ 28
3. Chuyên ngành: Công nghệ chế tạo máy............................................................. 30
4. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện ........................................................... 31
5. Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử .............................................. 33
6. Chuyên ngành: Công nghệ tự động ................................................................... 35
7. Chuyên ngành: Công nghệ thông tin ................................................................. 36
Phần D: CAM KẾT THỰC HIỆN CHUẨN ĐẦU RA .................................... 39
Phần A: GIỚI THIỆU CHUNG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG
1. Tên trường: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Tiếng Việt: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Tiếng Anh: NAMDINH UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
EDUCATION
2. Tên viết tắt của Trường:
Tiếng Việt: ĐHSPKTNĐ
Tiếng Anh: NUTE
3. Bộ chủ quản: Bộ Lao động Thương binh & Xã hội
4. Địa chỉ trường: Đường Phù Nghĩa - Phường Lộc Hạ - Thành Phố Nam Định
Tel: 0350.3645194/ 3649460/ 3637804
Fax:0350.3637994
Email: phonghcqt.skn@moet.edu.vn; phongdaotao.skn@moet.edu.vn
Website:
5. Năm thành lập trường: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được
thành lập theo quyết định số 05/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật
Nam Định.
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐHSPKTNĐ
1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định tiền thân là Trường Trung
học Công nghiệp Nam Hà được thành lập theo quyết định số 1263 BCNN/KB-1
ngày 21 tháng 12 năm 1966 của Bộ Công nghiệp nặng, có nhiệm vụ đào tạo cán
bộ trung cấp kỹ thuật.
Năm 1971 Trường thuộc Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật theo
quyết định số 171/TTg ngày 16 tháng 6 năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ, có
nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy nghề.
Năm 1978 Trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục làm nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 1998 đến nay trường thuộc Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội, tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy
nghề.
Từ năm 1992-1999 theo quyết định số 1395/TH-DN ngày 13/7/1992 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường được phép đào tạo thí điểm Giáo
viên dạy nghề trình độ cao đẳng.
Từ tháng 5/1999 Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Nam Định được
thành lập trên cơ sở Trường Sư phạm Kỹ thuật 2 Nam Định theo quyết định số
130/1999/QĐ-TTg ngày 28/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức nhận
nhiệm vụ đào tạo Giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng.
Ngày 05 tháng 01 năm 2006 Trường chính thức được nâng cấp thành
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Trường là đơn vị trực thuộc Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý về hành chính theo lãnh thổ của
UBND tỉnh Nam Định.
2. Sứ mạng của Trường
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là trung tâm lớn đào tạo
giáo viên dạy nghề và cán bộ kỹ thuật trình độ cao đẳng, đại học; là cơ sở bồi
dưỡng và nghiên cứu khoa học có uy tín về các lĩnh vực khoa học công nghệ,
khoa học giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp giáo dục cả nước, đặc biệt là vùng
Đồng bằng phía Nam sông Hồng.
3. Chức năng của Trường
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định có chức năng đào tạo:
Giáo viên dạy nghề trình độ đại học và cao đẳng; đại học và cao đẳng các
chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; đào tạo nghề các cấp trình độ.
Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục - đào tạo và
phát triển kinh tế - xã hội.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định là đơn vị sự nghiệp có thu,
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ của Trường
a. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức
và năng lực thực hành nghề nghiệp, gồm: Đại học và cao đẳng sư phạm kỹ
thuật; đại học và cao đẳng kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; đào tạo nghề các cấp
trình độ; chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề cho
các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp.
b. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
giáo dục - đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức các hoạt động sản xuất
và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
c. Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ.
d. Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường
đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
e. Tuyển sinh và quản lý học sinh, sinh viên.
f. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính, tài sản được giao theo
quy định.
g. Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Trường.
h. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đào tạo và bồi
dưỡng hàng vạn cán bộ kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, công nhân kỹ thuật phục
vụ có hiệu quả cho ngành dạy nghề và các ngành kinh tế quốc dân khác trong
phạm vi cả nước. Trường đã khắc phục khó khăn lỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã được Nhà nước ghi nhận bằng những
phần thưởng cao quý:
- Huân chương Lao động hạng ba (năm 1986)
- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ (năm 1995)
- Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1996)
- Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2000)
- Huân chương Lao động hạng ba tặng cho ĐTNCSHCM (năm 2001)
- Nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
Thương Binh và Xã hội và của địa phương.
5. Chương trình đào tạo
Các loại hình đào tạo của Trường hiện nay bao gồm: Chính quy, liên
thông, vừa làm vừa học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.
Chương trình đào tạo được định kì rà soát, điều chỉnh bổ sung, thiết kế
mới tuân thủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình của
Trường, trên cơ sở cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ và các
chương trình tiên tiến; Thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của người học, cán bộ
quản lý, cán bộ giảng dạy ... Cấu trúc chương trình đào tạo cho phép sinh viên tự
chọn một số tín chỉ định hướng chuyên ngành, mở rộng sự hiểu biết, tạo điều
kiện cho việc học liên thông ngang, liên thông dọc; tạo cơ hội việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
Danh mục các chuyên ngành đào tạo trình độ đại học
STT Chuyên ngành Ngành đào tạo
1 Sư phạm Công nghệ hàn Công nghệ kỹ thuật cơ khí
2 Sư phạm Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ kỹ thuật ô tô
3 Sư phạm Công nghệ chế tạo máy Công nghệ chế tạo máy
4 Sư phạm Công nghệ kỹ thuật điện Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
5
Sư phạm Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
6 Sư phạm Công nghệ kỹ thuật điều Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự
STT Chuyên ngành Ngành đào tạo
khiển và tự động hoá động hoá
7 Sư phạm Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
8 Sư phạm Khoa học máy tính Khoa học máy tính
9 Công nghệ hàn Công nghệ kỹ thuật cơ khí
10 Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ kỹ thuật ô tô
11 Công nghệ chế tạo máy Công nghệ chế tạo máy
12 Công nghệ kỹ thuật điện Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
13 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
14
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và
tự động hoá
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự
động hoá
15 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
16 Khoa học máy tính Khoa học máy tính
17 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh
18 Kế toán Kế toán
Danh mục các chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng
Stt Chuyên ngành Ngành đào tạo
1 Công nghệ hàn Công nghệ hàn
2 Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ kỹ thuật ô tô
3 Công nghệ chế tạo máy Công nghệ chế tạo máy
4 Công nghệ kỹ thuật điện Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
5 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
6 Công nghệ tự động Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
7 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
6. Đội ngũ cán bộ viên chức
Trong quá trình tổ chức đào tạo, Trường luôn xác định việc chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu. Việc phát triển
quy mô được chú trọng đến tính hợp lý, ổn định, tính cân đối giữa các trình độ
và loại hình đào tạo, ... để phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội
ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác nhằm phát huy tối đa hiệu
quả, năng lực của Trường.
Tính đến 31/12/2010, nhà trường có 291 cán bộ viên chức, trong đó: 213
cán bộ giảng dạy cơ hữu, 78 cán bộ quản lý và phục vụ. Trong số 213 cán bộ
giảng dạy có: 08 tiến sĩ, 86 thạc sĩ, 14 người đang làm nghiên cứu sinh và 60
người đang học cao học.
7. Cơ sở vật chất
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định hiện đang đóng tại đường
Phù Nghĩa, phường Lộc Hạ, TP. Nam Đinh. Cách Hà Nội 90 km về phía đông.
Hàng năm Nhà trường đầu tư hàng trục tỷ đồng cho cơ sở vật chất và thiết bị,
được thụ hưởng các dự án lớn của Đức và Bỉ, đáp ứng tốt về cơ sở vật chất và
thiết bị cho đào tạo của Trường. Hiện Nhà trường có:
- Trên 40 phòng học lý thuyết;
- Gần 100 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành. Trong đó có các phòng thí
nghiệm chuyên dùng:
+ 02 phòng Điện tử công suất
+ 01 Phòng Điện tử cơ bản
+ 02 Phòng Thí nghiệm máy điện
+ 02 Phòng Thí nghiệm đo lường
+ 01 Phòng Cơ điện tử
+ 01 Phòng Thủy lực khí nén
+ 01 Phòng tự động hóa
+ 01 Phòng thí nghiệm vật lý
+ 01 Phòng thí nghiệm hoá học
+ 01 Phòng thí nghiệm hàn Robot
+ 02 Phòng thí nghiệm công nghệ CNC
+ 01 Phòng thí nghiệm nhiên liệu
+ 01 Phòng thí nghiệm điện ô tô
+ 01 Phòng thí nghiệm vật liệu
- Mạng Internet kết nối 850 máy tính cá nhân, máy chủ phục vụ học tập
và quản lý;
- Khu ký túc xá 720 chỗ ở (02 nhà 4 tầng);
- Một sân vận động và nhà thi đấu đa năng 1500 m2 phục vụ giáo viên và
học sinh – sinh viên;
- Toà nhà 5 tầng (gần 7000 m2) được xây bằng vốn đối ứng từ NSNN để
lắp đặt thiết bị mua từ vốn vay của CHLB Đức (2,6 triệu EURO).
8. Định hướng phát triển Trường đến năm 2020
Phát triển Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định thành Trường đại
học sư phạm trọng điểm phía nam đồng bằng Sông Hồng- trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng và nghiên cứu có uy tín, ngang tầm với các trường đại học lớn trong cả
nước, từng bước tiếp cận, hoà nhập với các trường đại học trong khu vực và trên
thế giới. Là nơi cung cấp nguồn giáo viên dạy nghề cho khu vực đồng bằng Bắc
bộ và trong cả nước; đồng thời cung cấp nguồn lao động kỹ thuật cao cho phát
triển kinh tế xã hội của cả nước.
Phát triển phù hợp với định hướng phát triển dạy nghề, định hướng chung
của ngành và hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Phát triển toàn diện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ
tư vấn trong nước và quốc tế.
Chuẩn hoá chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và
cơ sở vật chất, trang thiết bị theo chuẩn quốc gia, từng bước đạt chuẩn quốc tế.
Tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên tiến, kỹ thuật công nghệ hiện đại
trong quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của Trường, đảm
bảo tính khả thi, có bước đi phù hợp, đồng bộ và hiệu quả.
Tăng nhanh quy mô đào tạo, trong đó tập trung cho đào tạo các hệ đại
học, đảm bảo cơ cấu phù hợp với một trường đại học Sư phạm Kỹ thuật, phấn
đấu đến năm 2020 quy mô số học sinh, sinh viên có mặt thường xuyên ở các cấp
trình độ đào tạo đạt 15.000/ năm, chia làm bốn giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (đến năm 2010): 7000 học sinh, sinh viên/ năm trong đó hệ
đại học là 4.000 sinh viên/ năm.
- Giai đoạn 2 (đến năm 2012): 10.000 học sinh, sinh viên/ năm trong đó
hệ đại học là 5.000 sinh viên/ năm.
- Giai đoạn 3 (từ năm 2013 đến năm 2016): 12.000 học sinh, sinh viên/
năm trong đó hệ đại học là 6.200 sinh viên/ năm.
- Giai đoạn 4 (từ năm 2017 đến năm 2020): 15.000 học sinh, sinh viên/
năm trong đó hệ đại học là 8.300 sinh viên/ năm.
Phát triển đào tạo đa cấp trình độ, đa lĩnh vực, đa ngành nghề.
Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động.
Phát triển nghiên cứu khoa học, tư vấn, dịch vụ nhằm tăng cường hoạt
động thực tiễn cho giáo viên, sinh viên, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa
học, hoạt động sản xuất.
Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, tư vấn với các trường đại
học, viện nghiên cứu nước ngoài.
Phần B: MỤC ĐÍCH CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA
Việc xác định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ là tuyên bố
cần thiết để nhà trường cam kết với xã hội về việc sinh viên ra trường biết những
gì, làm được những việc nào đồng thời là cơ sở để phát triển chương trình đào
tạo, tổ chức quá trình đào tạo.
Nhà trường công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm
bảo chất lượng của Trường để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, xã hội
biết và giám sát; thực hiện những cam kết của Nhà trường với xã hội về chất
lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên và người học nỗ lực vươn lên trong
giảng dạy và học tập; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập;
đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý
nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.
Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt
nghiệp một ngành đào tạo, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến
thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề,
công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp; giúp sinh viên Sư
phạm Kỹ thuật dựa trên chuẩn đầu ra để xây dựng cho mình kế hoạch học tập
rèn luyện, phấn đấu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,
tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để có thể thích ứng ngay với hoạt động nghề
nghiệp.
Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo và sử dụng nhân lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử
dụng lao động. Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Công bố
chuẩn đầu ra nhằm thực hiện tốt nhất cuộc vận động lớn trong giáo dục đại học
“Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng yêu cầu xã hội”.
Xây dựng chuẩn đầu ra là yêu cầu của kiểm định chất lượng các trường
đại học.
Việc công bố chuẩn đầu ra không chỉ giúp gia đình và sinh viên có thông
tin về mục tiêu đào tạo, quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của Nhà trường mà
còn là mong muốn của Nhà trường trong việc xã hội cùng tham gia giám sát và
đánh giá chất lượng đào tạo tại Nhà trường, đồng thời cũng khẳng định quyết
tâm của Nhà trường về không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo,
đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.
Chuẩn đầu ra không phải là bất biến, mà được định kỳ điều chỉnh theo sự
phát triển của Nhà trường, theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội,
đảm bảo định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo xu
thế hội nhập trong nước, khu vực và thế giới.
Phần C: CHUẨN ĐẦU RA
I. CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
1. Chuyên ngành: Công nghệ hàn
Ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1.1.1. Phẩm chất chính trị: Hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng
Hồ Chí Minh. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách
nhiệm; có ý thức giữ gìn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của công dân.
1.1.3. Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với
sự hội nhập quốc tế; có tác phong phù hợp với chuẩn mực đạo đức và văn hoá
của dân tộc.
1.2. Năng lực chuyên môn
1.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương: Hiểu, vận dụng được các kiến thức
cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội có liên quan để tiếp thu các kiến thức cơ
sở, kiến thức chuyên ngành.
1.2.2. Kiến thức cơ sở ngành: Hiểu, vận dụng được các kiến thức cơ sở
ngành về: hình họa, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, chi tiết máy, kỹ thuật điện-điện
tử, kỹ thuật nhiệt để tiếp thu và nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành.
1.2.3. Kiến thức chuyên ngành: Hiểu sâu sắc về kết cấu, nguyên lý làm
việc, các chi tiết và các hệ thống trang thiết bị trong công nghệ hàn. Biết tính
toán, thiết kế chế tạo các các kết cấu hàn thông dụng (dầm, dàn, ống dẫn, bể
chứa, tàu thủy...) bằng các công nghệ hàn: hàn hồ quang que hàn thuốc bọc
SMAW, MIG/MAG, TIG, hàn tự động... theo các tiêu chuẩn TCVN, AWS...
1.2.4. Kỹ