Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78- SL thành lập uỷ ban nghiên cứu khoa học kiến thiết (tức là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) nhằm nghiên cưú soạn thảo kế hoạch kiến thiết Quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ. Chương trình diệt giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm bắt đầu từ đó.
Sau đó 5 năm, ngày 14 - 4 - 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 68 - SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội, những kế hoạch quan trọng về kinh tế nhằm động viên sức người sức của cho công cuộc kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi.
Nhiệm vụ nặng nề lại một lần nữa đặt trên vai Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong phiên họp ngày 8 - 10 - 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập uỷ bản kế hoạch Quốc gia và sau đó ngày 14 - 10 - 1959, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 TTg xác định nhiệm vụ chức năng của Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và nêu rõ"Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá; Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hoá này".
Kể từ đó, hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập, bao gồm uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Ngay sau khi được thành lập, Uỷ ban kế hoạch Quốc gia đã bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1956 - 1957) và kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958 - 1960), tập trung giải quyết những nhiệm vụ còn lại của công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chia ruộng đất cho nông dân, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn phục hồi và xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, HTX sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội.
Tiếp theo đó, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch chuyển hướng thời chiến (1965 - 1975) được tập trung nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có kết quả đã mang lại những ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược qua từng chặng đường lịch sử của đất nước.
Từ giữa năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã cùng với các ngành, các cấp, các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) với mục tiêu đưa cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội và sau đó, các kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985), lần thứ 4 (1986 - 1990), lần thứ 5 (1976 - 1980), lần thứ 6 (1996 - 2000), được xây dựng và chỉ đạo thực hiện đã đưa nền kinh tế của đất nước từng bước thoát khỏi những khó khăn thử thách, có lúc tưởng chừng như không trụ được dần dân đã được hồi sinh đổi mới và phát triển.
Ngày 9 - 10 - 1961, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị định số 158 CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Đây là nghị định đầu tiên mang tính pháp quy dưới luật của Nhà nước quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch trung ương
Nghị định đã xác định rõ: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước còn có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước bảo đảm công tác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối, chính sách, kế hoạch của Nhà nước nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình tốt và giá thành hạ. Đến nay Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước được đổi thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và đầu tư:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập ngay sau khi cách mạng tháng tám thành công. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78- SL thành lập uỷ ban nghiên cứu khoa học kiến thiết (tức là Bộ Kế hoạch và Đầu tư ) nhằm nghiên cưú soạn thảo kế hoạch kiến thiết Quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chính phủ. Chương trình diệt giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm bắt đầu từ đó.
Sau đó 5 năm, ngày 14 - 4 - 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 68 - SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội, những kế hoạch quan trọng về kinh tế nhằm động viên sức người sức của cho công cuộc kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi.
Nhiệm vụ nặng nề lại một lần nữa đặt trên vai Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong phiên họp ngày 8 - 10 - 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập uỷ bản kế hoạch Quốc gia và sau đó ngày 14 - 10 - 1959, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 TTg xác định nhiệm vụ chức năng của Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và nêu rõ"Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hoá phải dần dần kế hoạch hoá; Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hoá này".
Kể từ đó, hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập, bao gồm uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Ngay sau khi được thành lập, Uỷ ban kế hoạch Quốc gia đã bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1956 - 1957) và kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958 - 1960), tập trung giải quyết những nhiệm vụ còn lại của công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chia ruộng đất cho nông dân, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp và thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn phục hồi và xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, HTX sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế, xã hội...
Tiếp theo đó, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch chuyển hướng thời chiến (1965 - 1975) được tập trung nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có kết quả đã mang lại những ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược qua từng chặng đường lịch sử của đất nước.
Từ giữa năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã cùng với các ngành, các cấp, các địa phương xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980) với mục tiêu đưa cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội và sau đó, các kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 - 1985), lần thứ 4 (1986 - 1990), lần thứ 5 (1976 - 1980), lần thứ 6 (1996 - 2000), được xây dựng và chỉ đạo thực hiện đã đưa nền kinh tế của đất nước từng bước thoát khỏi những khó khăn thử thách, có lúc tưởng chừng như không trụ được dần dân đã được hồi sinh đổi mới và phát triển.
Ngày 9 - 10 - 1961, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị định số 158 CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Đây là nghị định đầu tiên mang tính pháp quy dưới luật của Nhà nước quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch trung ương
Nghị định đã xác định rõ: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước còn có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản của Nhà nước bảo đảm công tác xây dựng cơ bản đúng theo đường lối, chính sách, kế hoạch của Nhà nước nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình tốt và giá thành hạ. Đến nay Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước được đổi thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
II. Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992
- Căn cứ nghị quyết kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá IX ngày 21 tháng 10 năm 1995.
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ.
*Điều 1: Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước, giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
* Điều 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, quy định tại chương IV Luật tổ chức Chính phủ và tại Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng, lãnh thổ, xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để Chính phủ quyết định.
2. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước
Ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bố kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành và địa phương để trình Chính phủ.
4. Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ uỷ ban nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch, kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuả cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao, làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên.
6. Làm chủ tịch các hội đồng cấp Nhà nước; xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, là cơ quan thường trực hội đồng thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước; là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài, quản lý Nhà nước đối với tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
8. Tổ chức nghiên cứu dự báo thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế xã hội trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư.
* Điều 3: Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
A/ Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
1. Vụ pháp luật đầu tư nước ngoài: Là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng làm chức năng theo dõi quản lý Nhà nước về pháp luật và súc tiến đầu tư nước ngoài...
2. Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài: Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài về vốn đầu tư sản lượng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
3. Vụ quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp: Là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng làm chức năng theo dõi và quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất...
4. Vụ đầu tư nước ngoài: Tổng hợp kế hoạch thu hút vốn FDI
5. Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
6. Vụ kinh tế đối ngoại: Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược tổng hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn về phát triển kinh tế đối ngoại giữa nước ta và các đối tác nước ngoài (Các chính phủ, các tổ chức quỗc tế, các tổ chức phi chính phủ) và theo các khu vực trên thế giới.
7. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ: Có nhiệm vụ tham gia với Viện chiến lược phát triển và các vụ trong cơ quan trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng và lãnh thổ.
8. Vụ doanh nghiệp: Là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng theo dõi và quản lý nhà nước về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước.
9. Vụ Tài chính tiền tệ: Có nhiệm vụ xác định phương hướng nhiệm vụ của lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả gắn với phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
10. Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn:
11. Vụ công nghiệp: Có nhiệm vụ nghiên cứu xác định chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trong phạm vi cả nước và theo vùng, lãnh thổ...
12. Vụ thương mại dịch vụ: Có nhiệm vụ nghiên cứu xác định chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trong phạm vi cả nước và theo vùng, lãnh thổ...
13. Vụ cơ sở hạ tầng: Có nhiệm vụ nghiên cứu xác định chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành xây dựng, giao thông, vận tải và bưu chính viễn thông và lĩnh vực thiết kế quy hoạch, các công trình công cộng, đô thị hạ tầng dịch vụ các khu công nghiệp trong phạm vi cả nước và theo vùng lãnh thổ...
14. Vụ lao động văn hoá xã hội: Có nhiệm vụ nghiên cứu xác định chiến lược và quy hoạch phát triển ngành trong mọi lĩnh vực về lao động dân cư y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, hoạt động văn hoá và thể thao trong phạm vi cả nước và theo vùng, lãnh thổ...
15. Vụ khoa học giáo dục và môi trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu xác định chiến lược và quy hoạch phát triển ngành khoa học công nghệ giáo dục, đào tạo, điều tra cơ bản và môi trường trong phạm vi cả nước và theo vùng lãnh thổ...
16. Vụ quan hệ Lào và Campuchia: Có nhiệm vụ giúp Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ của thường trực phân ban Việt Nam trong uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào, giữa Việt Nam và Campuchia làm thư ký phân ban...
17. Vụ Quốc phòng an ninh: Có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể bảo đảm kinh tế cho quốc phòng an ninh trong cả nước và trong các ngành, các vùng lãnh thổ...
18. Vụ tổ chức cán bộ: Là cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng quản lý lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức và viên chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và toàn ngành Kế hoạch và đầu tư...
19. Văn phòng thẩm định dự án đầu tư: Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ tịch Hội đồng thẩm tra dự án đầu tư cấp Nhà nước.
20. Văn phòng xét thầu quốc gia: Thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chủ tịch Hội đồng xét thầu quốc gia (Chính phủ) với nhiệm vụ:
- Thẩm định hoặc thi thẩm định, kết quả đấu thầu các dự án trên hạn ngạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, tiếp nhận, phân phối và lưu trữ hồ sơ, tổ chức nghiên cứu, chuẩn bị các phiên họp của Hội đồng xét thầu Quốc gia, tổng hợp kết quả thẩm định, lập báo cáo của Hội đồng xét thầu quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.
21. Văn phòng Bộ: Có nhiệm vụ tổng hợp các hoạt động của các thành viên trong lãnh đạo Bộ, các đơn vị trực thuộc, các vụ viện trong việc chỉ đạo, giúp Bộ trưởng điều hành thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn của cơ quan...
22. Cơ quan đại diện phía Nam: Là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng theo dõi quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào với nhiệm vụ: Xúc tiến đầu tư với các dự án của nước ngoài, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư nước ngoài, xử lý sơ bộ các hồ sơ của dự án , tạo điều kiện cho công tác thẩm định dự án tiếp theo một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
B/ Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ bao gồm:
1. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: Nghiên cứu và tham mưu, tổng hợp về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng và lãnh thổ, dự báo kinh tế xã hội.
2. Viện chiến lược phát triển kinh tế: Nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vùng và lãnh thổ, dự báo kinh tế xã hội.
3. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam: Làm nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung về quy hoạch kinh tế, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế trên địa bàn phía Nam (từ Bình thuận trở vào, Đông, Tây Nam Bộ và Lâm Đồng).
4.Trung tâm thông tin (gồm cả tạp chí kinh tế dự báo): sưu tập, hệ thống hoá, sử lý thông tin, số liệu về kinh tế - xã hội; đồng thời tuyên truyền, phổ biến các thông tin có liên quan đến công tác kế hoạch.
5. Trường nghiệp vụ kế hoạch
6.Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định trong phạm vi tổng biên chế đã được Chính Phủ quy định.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng với Bộ trưởng, trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
III. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước kia có tên gọi là Vụ Nông lâm ngư nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư giúp Bộ trưởng theo dõi và quản lý về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn với các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Theo nghị định 75/CP ngày 01/11/1995 quy định.
1. Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu tổng hợp quy hoạch phát triển của các ngành nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi phát triển nông thôn toàn diện trong phạm vi cả nước và theo vũng lãnh thổ.
2. Tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển ngành, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản , thuỷ lợi, chè, cà phê chế biến đường, định canh, định cư, lao động dân cư...
3. Nghiên cứu phân tích lựa chọn các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước do Vụ phụ trách đề xuất các cơ chế chính sách nhằm bảo đảm thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành là lĩnh vực trực tiếp tổ chức xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
4. Kiểm tra theo dõi thực hiện các chương trình, dự án, nắm tình hình, lập báo cáo việc thực hiện kế hoạch theo quí, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm của các ngành, các lĩnh vực phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực đảm nhiệm.
5. Tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (trong nước và ngoài nước). Thẩm định xét thầu, phân bổ nguồn vốn ODA. Xác định mức kinh tế vật tư của ngành do Vụ phụ trách thu.
Quy trình của Bộ Kế hoạch và đầu tư làm đầu mối quản lý các chương trình dự án.
6. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin kinh tế phục vụ cho việc quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành do Vụ phụ trách.
7. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư giao
* Điều 4: Vụ nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ chuyên viên
Vụ có Vụ trưởng, 1 Vụ phó, biên chế Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định riêng.
IV. Báo cáo tổng kết công tác năm 1999 và chương trinh công tác năm 2000 của Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
A/ Tổng kết công tác năm 1999
1. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của Vụ năm 1999.
Năm 1999, Vụ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã thực hiện những công việc chủ yếu sau đây.
- Tham gia điều hành thực hiện kế hoạch năm 1999 các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như sản xuất lương thực, cây công nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, thuỷ lợi, chương trình môi trường (nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đánh cá xa bờ, dự án trồng mới 5triệu ha rừng, một số nhiệm vụ của chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình hành động quốc gia về dinh dưỡng). Việc tham gia điều hành kế hoạch thể hiện trong một số nội dung sau:
+ Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trinh thực hiện kế hoạch như điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án, vốn đầu tư và các chỉ tiêu khác của kế hoạch.
+ Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự án.
+ Tham dự các cuộc họp về các lĩnh vực liên quan
- Tham gia các báo cáo phục vụ cho các hội nghị của ngành kế hoạch.
- Tham gia xây dựng kế hoạch 2000 trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi, các chương trình, dự án theo nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng khung kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn.
- Phác thảo định hướng đến năm 2010 về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tham gia xây dựng đề án kích cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Tham gia đề án tái định cư dân vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, xử lý di dân cấp bách ở các vùng sạt lở, ven sông, ven biển và các vùng thiên tai, sửa đổi và bổ sung chính sách di dân kinh tế mới, định canh định cư, ổn định dân biên giới...
- Góp ý kiến về thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Tham gia xây dựng các chính sách về: giao đất, giao rừng, nghị định thi hành Luật tài nguyên nước, thông tư hướng dẫn về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nông thôn.
- Tham gia làm chủ dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo các tỉnh miền nuí phía Bắc do Đan Mạch, tài trợ qua WB.
- Thư ký nhóm hỗ trợ các xã nghèo của Chính phủ (PAC).
- Làm việc với các tổ chức quốc tế (WB, ADB, OECF, AFD, IFAD, FAO, DANIDA, UNICEF, JICA) về các dự án liên quan đến Vụ.
- Đóng góp ý kiến cho việc biên soạn tài liệu phục vụ hội nghị các nhà tài trợ năm 1999 tại Hà Nội với chủ đề "Việt Nam tấn công vào đói nghèo".
- Điều tra tổng kết thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn 10 năm qua.
- Tham gia chuẩn bị nội dung Hội nghị tài trợ ngành thuỷ sản.
- Tham gia đóng góp ý kiến cho đề án các sản phẩm cạnh tranh, đề án về chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học:"Tác động của CNH, HĐH đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới". Đề tài đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc. Đồng thời đang triển khai nghiên cứu đề tài"Một số vấn đề về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2005. Và các năm sau".
- Tham gia thẩm định, góp ý kiến về công tác quy hoạch cây con, định canh, đị