Đề tài Chương trình quản lý nhân sự của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa

Yếu tố nhân sự đã quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào,ngay cả doanh nghiệp cũng thế, việc tổ chức nhân sự và quản lý nhân sự như thế nào để mang lại hiệu quả nhất đó là bài toán mà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng quan tâm và cần hỗ trợ giải quyết. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý nhân sự ngày càng hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mà ngành công nghiệp đề ra , cùng với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình quản lý nhân sự của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Yếu tố nhân sự đã quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào,ngay cả doanh nghiệp cũng thế, việc tổ chức nhân sự và quản lý nhân sự như thế nào để mang lại hiệu quả nhất đó là bài toán mà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng quan tâm và cần hỗ trợ giải quyết. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý nhân sự ngày càng hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mà ngành công nghiệp đề ra , cùng với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Với suy nghĩ như vậy, em mạnh dạn trình bày đề tài: “Chương trình quản lý nhân sự của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa”. Trong khuôn khổ thời gian cho phép để làm một đề tài tốt nghiệp có thể em chưa hoàn tất đầy đủ chức năng , tính linh hoạt và phổ biến của hệ thống . Sau này nếu điều kiện cho phép ,đề tài này có thể phát triển rộng hơn về quy mô hoạt động sao cho hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyển đã trực tiếp hướng dẫn em và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Khoa học máy tính đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2011 Sinh viên : Trần Thị Thu Hương MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA 1.1. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng CSXH 1.1.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,khu vực II và III. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán;tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%(không phần trăm;không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi;được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước => phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) được thành lập nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”. nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo” Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa là chi nhánh tuyến huyện trực thuộc tỉnh Thanh Hóa của Ngân Hàng chính sách xã hội Việt Nam. Mọi hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đều thuộc sự quan lý của chi nhánh Ngân hàng tỉnh Thanh Hóa. Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại trung tâm Thành Phố Thanh Hóa Hiện nay cơ quan có 15 phòng ban được chia làm 4 khối có mô hình phân cấp bộ máy tổ chức quản lý như sau: Giám Đốc Các phó Giám đốc Khối QHKH P. QHKH doanh nghiệp P. QHKH cá nhân P. QH định chế tài chính Khối tổng hợp P. Kế hoạch P. Tín dụng - Đầu tư P. Kế toán - Tài chính Khối tác nghiệp P. Dịch vụ KH cá nhân P. Dịch vụ KH tổ chức P. Xử lý bộ chứng từ Khối hỗ trợ KT P. Hành chính P. Nhân sự P. Pháp chế P. Quản lý rủi do P. Ngân quỹ P. Công nghệ thông tin 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ - Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. - Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước. - Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài. - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. - NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước. - NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán. Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác 1.1.3. Các dịch vụ truyền thông của ngân hàng Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một lại tiền khác, chẳng hạn Franc hay Pesos và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố họ đến. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bược chuyển tiếp từ chiết thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và thiết bị sản xuất. Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinhlợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông thường, ngân hàng đượccấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Các ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh. Ngân hàng Bank of North America được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, ngân hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xóa bỏ sự đô hộ của nước Anh và đưa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền. Cũng như vậy, trong thời kỳ nội chiến, Quốc hội đã lập ra một hệ thống ngân hàng liên bang mới, chấp nhận các ngân hàng quốc gia ở mọi tiểu bang miễn là các ngân hàng này phải lập Quỹ phục vụ chiến tranh. Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ mới, quan trong nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn. Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp. Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khỏan tiền đó cho đến khi khách hàng cần. Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận được khoản thừa kế. Tron gphòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này đòi hỏi phòng ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho người nắm giữ chứng khoán. 1.1.4. Quá trình hoạt động Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm. Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.891 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,82%; Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 2.569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,94%; Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,85%; Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động 252 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,37%; Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,78%; Dư nợ cho vay mua trả chậm nhà ở 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,97%; Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,16%; Dư nợ cho vay phát triển ngành lâm nghiệp 0,03%; Dư nợ cho vay khác 21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,08% Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 1998 - 2005 tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 29,5%/năm. Đến thời điểm 31/12/2005, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội là 20.219 tỷ đồng, tăng 92,1% so với 31/12/2003 và bằng 5,91 lần nguồn vốn năm 1998 Cơ cấu nguồn vốn năm 2005 của Ngân hàng Chính sách xã hội như sau: 1. Vốn từ Ngân sách Nhà nước 5.977 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6% trên tổng nguồn vốn, trong đó: - Vốn điều lệ: 3.197 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,8% trên tổng nguồn vốn; - Vốn nhận từ các chương trình: cho vay giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên và cho vay nhà trả chậm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: 2.780 tỷ đồng. 2. Vốn đi vay 1.715 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,5% trên tổng nguồn vốn, trong đó: - Vay Ngân hàng Nhà nước: 1.511 tỷ đồng - Vay nước ngoài: 204 tỷ đồng. 3. Vốn huy động 11.288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,8% trên tổng nguồn vốn, trong đó: - Huy động thị trường 6.592 tỷ đồng; - Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước 4.696 tỷ đồng. 4. Vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư từ chính quyền địa phương 927 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,6% trên tổng nguồn vốn . 5. Vốn khác 312 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,5% trên tổng nguồn vốn. 1.1.5. Đối tượng phục vụ của Ngân hàng CSXH 1. Hộ nghèo: - Cho vay hộ nghèo 7,8%/năm - Cho vay hộ nghèo tại 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008 0%/năm 2. Học sinh, sinh viên: - Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 6%/năm 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm: - Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh, người tàn tật 3,9%/năm - Cho vay thương binh, người tàn tật 6%/năm - Cho vay các đối tượng khác 7,8%/năm 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: - Cho vay người lao động thuộc các hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008 3,9%/năm - Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008 7,8%/năm - Cho vay xuất khẩu lao động 7,8%/năm 5. Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ: - Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 10,8%/năm - Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 10,8%/năm - Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 0%/năm - Cho vay hộ dân tộc thiểu số di dân định canh, định cư (7,8%/năm hoặc 0%/năm) - Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sử dụng lao động sau cai nghiện ma túy 7,8%/năm - Cho vay phát triển lâm nghiệp 7,8%/năm - Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 10,8%/năm - Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 3%/năm - Cho vay lao động mất việc làm do suy giảm kinh tế (7,8%/năm hoặc 6%/năm) 1.1.6. Một số biểu mẫu và báo cáo của Ngân hàng CSXH Huyện Ngọc Lặc Tỉnh Thanh Hóa A - Các biểu mẫu dành cho khách hàng: 1. Giấy yêu cầu vay vốn: Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy này rồi giao cho nhân viên giao dịch hoặc người đại diện khi có nhu cầu vay vốn. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Số CIF:....................... Số TK:................…………… Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa Họ và tên người đề nghị vay vốn:....................................……………. Số CMT...................…Cấp ngày..…../......./.........do CA.........................cấp Địachỉ:..........................................................………………....Tel:...........................Hiện nay tôi đang sở hữu hợp pháp toàn bộ tài sản chứng nhận tiền gửi /thẻ tiết kiệm có kỳ hạn kèm theo bảng kê có xác nhận của Đơn vị phát hành với tổng mệnh giá là:.….......................................................................................…………… (Bằng chữ:..........................................……………………………………) 1. Đề nghị Ngân hàng cho tôi vay cầm cố chứng nhận tiền gửi / thẻ tiết kiệm nêu trên có hoàn lại như sau: - Số tiền vay: ................................Bằng chữ:...................................................... - Thời gian vay:…....tháng, từ ngày….../…../... đến ngày…..tháng….năm … - Lãi suất vay:............./tháng. Lãi suất quá hạn: 120 % lãi suất trong hạn. - Mục đích vay: Tiêu dùng 2. Giấy đề nghị này ngay sau khi Ngân hàng chấp nhận cho vay cầm cố đương nhiên trở thành Hợp đồng tín dụng cầm cố tài sản 3. Ngay khi hết thời hạn vay, tôi sẽ thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ số tiền gốc, lãi, phí (nếu có) để nhận lại quyền sở hữu đối với chứng nhận tiền gửi /thẻ tiết kiệm. 4. Tôi cam kết tuân thủ mọi quy định của pháp luật và cơ chế của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về cho vay cầm cố bằng tài sản. Thanh Hóa, Ngày.... Tháng.... Năm.... Người đề nghị vay vốn ( Ký ghi rõ họ tên ) 2. Giấy bảo lãnh để ngân hàng cho vay vốn: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thanh Hóa, ngày....tháng....năm ....... VĂN BẢN BẢO LÃNH ĐỂ NGÂN HÀNG CHO VAY VỐN Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội Tinh Thanh Hóa Căn cứ các điều khoản, điều kiện cho vay của Hợp đồng tín dụng số............... ngày...................... (sau đây gọi là Hợp đồng tín dụng), được ký kết giữa Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa với ............................................................. .là đơn vị thành viên của ........................................................................................... Chúng tôi .......................................................... (sau đây gọi là Bên bảo lãnh) Địa chỉ ............................................................... Điện thoại:....................... Fax:.......................... Bằng tài sản và khả năng tài chính của mình, Bên bảo lãnh đồng ý bảo lãnh cho .................................................., (sau đây gọi tắt là Công ty) trong việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay theo Hợp đồng tín dụng. Trách nhiệm của chúng tôi chỉ giới hạn trong số tiền gốc là............................ (bằng chữ............................................) và tiền lãi phát sinh trong thời gian còn dư nợ vay. Kể từ khi Công ty không thanh toán được bất kỳ một khoản nợ đến hạn nào theo Hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng có quyền yêu cầu Bên bảo lãnh trả nợ thay. Bên bảo lãnh xin cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Văn bản bảo lãnh này có hiệu lực ngay sau khi quý Ngân hàng chấp thuận và thực hiện giải ngân theo Hợp đồng tín dụng cho Công ty. TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY........................................ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 3. Hợp đồng tín dụng: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỤ THỂ Số: ......./............../HĐ Số đăng ký tại NH: 02a/................. Căn cứ Hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức số: .................................... ngày.....tháng....... năm........... giữa Ngân Hàng và................................................... Hôm nay, ngày ...... tháng....... năm........................ Hai bên ký Hợp đồng tín dụng cụ thể này với số tiền vay là:............................đ Bằng chữ............................................................................................................... Thời hạn vay:....tháng, từ ngày ... tháng.... năm.....đến ngày .. tháng.... năm..... Lãi suất trong hạn:.................. Lãi suất quá hạn:................................................. Tài khoản tiền vay: Tài khoản VND:................................................................... Tài khoản USD:.................................................................... Chi tiết nội dung sử dụng tiền vay: TT Nội dung Số hiệu chứng từ Số tiền Tên, số tài khoản người thụ hưởng Tài liệu liên quan:................................................................................................. .............................................................................................................................. Hai bên cam kết thực hiện theo đúng các điều khoản trong Hợp đồng tín dụng hạn