Đề tài Chương trình ứng dụng Multimedia trong đào tạo trên mạng

Trong rất nhiều năm, các nhà tiên tri và các nhà tương lai học vẫn nói rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể truy cập trực tuyến vào tất cả các nguồn thông tin trên thế giới một cách dễ dàng. Giờ đây, tương lai đó đã trở thành hiện thực; nó được gọi là Mạng toàn cầu - hoặc Mạng diện rộng toàn cầu (World Wide Web - WWW hay gọi tắt là Web) và sự phát triển của nó trong vài năm gần đây thật là khó tin. Web hoàn toàn đang chứng tỏ cho chúng ta thấy mạng toàn cầu sẽ làm biến đổi nền giáo dục như thế nào.

doc84 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình ứng dụng Multimedia trong đào tạo trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong rất nhiều năm, các nhà tiên tri và các nhà tương lai học vẫn nói rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể truy cập trực tuyến vào tất cả các nguồn thông tin trên thế giới một cách dễ dàng. Giờ đây, tương lai đó đã trở thành hiện thực; nó được gọi là Mạng toàn cầu - hoặc Mạng diện rộng toàn cầu (World Wide Web - WWW hay gọi tắt là Web) và sự phát triển của nó trong vài năm gần đây thật là khó tin. Web hoàn toàn đang chứng tỏ cho chúng ta thấy mạng toàn cầu sẽ làm biến đổi nền giáo dục như thế nào. Greg Kearsley, 1996 Ngày nay, chúng ta rất may mắn có được mạng toàn cầu như là một trong những phương tiện dạy và học từ xa kinh tế nhất, dân chủ nhất. Với sự xuất hiện nhanh chóng của Internet, Web càng ngày càng trở thành một phương tiện mang tính toàn cầu, mang tính tương tác, đầy tiềm lực và năng động cho việc chia sẻ thông tin. Web cung cấp cơ hội phát triển những kiến thức mới cho sinh viên mà trước đây họ không làm sao có được. Kết quả là sinh viên ở mọi nơi trên thế giới đều có khả năng khai thác nhiều nguồn kiến thức phong phú có trên Web nếu có thể truy cập được vào mạng Internet. Các trường từ phổ thông đến đại học hiện nay đều có những phòng máy tính tương đối hiện đại, song việc khai thác nó đôi khi lại là một vấn đề. Đối với các trường đại học, những phòng máy tính này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song chủ yếu vẫn là để cho giảng viên, sinh viên thực tập, học ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học. Đối với các trường phổ thông, chúng chỉ được sử dụng như là một căn phòng mẫu, trưng bày để học sinh tham quan và phục vụ cho việc phổ cập tin học cho học sinh. Giá trị của một phòng máy tính là rất cao song với cách sử dụng và khai thác như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, sản phẩm của công nghệ Multimedia đã và đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của công nghệ này có mặt ở khắp mọi nơi, từ công sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v.v... Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ Multimedia mang lại là sự đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, sử lý thông tin thông qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà công nghệ Multimedia mang lại và điều này làm cho hiệu quả thu nhận, xử lý thông tin cao hơn so với các nguồn tin chỉ là văn bản. Với việc áp dụng công nghệ Multimedia trong công tác giáo dục, Multimedia đã gần gũi với người học hơn thông qua hệ thống âm thanh, hình ảnh đã làm những bài giảng phong phú hơn, gần gũi hơn khiến cho người dạy truyền đạt kiến thức đến người học một cách khách quan sinh động còn người học sẽ dễ hiểu, tiếp thu nhanh bài học hơn thông qua hệ thống giao diện thân thiện gần gũi mà mạng máy tính với sự hỗ trợ của Multimedia đem lại. Với những mục đích trên, nội dung của luận văn được chia làm 6 chương như sau: Chương I. Giới thiệu chung Gồm các khía cạnh sau: Đặt vấn đề Đánh giá các phần mềm dạy học hiện có Chương II. Các khái niệm Chương này trình bày khái quát về Multimedia như: khái niệm về đào tạo dựa trên mạng, Multimedia, các đặc điểm của cơ sở dữ liệu Multimedia, so sánh Multimedia tập trung với Multimedia trên mạng, mục đích của việc sử dụng Multimedia. Đào tạo dựa trên mạng (Web Based Instruction - WBI) Công nghệ Internet và mạng máy tính Âm thanh số Hình ảnh số Video số CD ROM Chương III. Lý luận chung về phương pháp dạy học và phần mềm dạy học Multimedia Chương này nghiên cứu các khái niệm phương pháp dạy học và việc xây dựng phần mềm dạy học Multimedia, ưu nhược điểm của phương pháp dạy học trên mạng với công cụ Multimedia. Khái niệm về phương pháp dạy học Phương pháp xây dựng phần mềm dạy học Multimedia trên mạng máy tính Chương IV. Công cụ xây dựng chương trình Multimedia - Director 7.0 và Flash 3.0 Chương này đi sâu nghiên cứu khai thác công cụ lập trình Multimedia - Director 7.0 và Flash 3.0 của Macromedia làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình ứng dụng Multimedia trong đào tạo trên mạng. Multimedia và Director Giới thiệu về Director 7.0 và Flash 3.0 Làm việc với Director và Flash Chương V. Các bước phân tích thiết kế và xây dựng chương trình Chương này mô tả các bước phân tích thiết kế và xây dựng chương trình dạy học Multimedia trên mạng má tính. Lựa chọn công cụ thực hiện Các hướng thiết kế chương trình Mô tả chương trình Nhận xét, đánh giá và hướng phát triển Chương VI. Phụ lục Tài liệu tham khảo Thuật ngữ được sử dụng Các công cụ sử dụng thiết kế chương trình Đề tài của luận văn là vấn đề mới và do những hạn chế nhất định về thời gian, chắc rằng luận văn không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và góp ý của các bạn để em có thể hoàn thiện về mặt kiến thức và tiếp tục nghiên cứu và phát triển chương trình. 1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC HIỆN CÓ Nhu cầu về phần mềm dạy học của Việt Nam là rất lớn, đứng trước điều đó một số công ty trong nước đã tìm cách phát triển và xây dựng các phần mềm loại này. Song do không có những công cụ đủ mạnh, không có được sự hỗ trợ của các chuyên gia ngành giáo dục nên đã không đem lại hiệu quả cao. Một số công ty và cá nhân khác cũng đưa vào thị trường Việt Nam nhiều phần mềm dạy học của nước ngoài. Các phần mềm này bao gồm rất nhiều loại, phổ biến nhất là các chương trình dạy toán cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, các chương trình dạy vật lý, hoá học, y học, địa lý, sinh học và các chương trình dạy ngoại ngữ. Một số trong các chương trình này, chủ yếu là chương trình dạy ngoại ngữ, đã được sử dụng ở nước ta tuy nhiên với mức độ tham khảo và không rộng rãi. Ví dụ như các chương trình dạy ngoại ngữ: “Let’s go”, “Dynamic English” của hãng DynEd hay chương trình “Class Room Studio”, “Learn To Speak English”... Các chương trình do nước ngoài viết là những chương trình khá công phu, thiết kế có tính sư phạm và mỹ thuật cao song nó cũng không đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Do đó dưới đây ta sẽ đánh giá, xem xét các mặt mạnh, yếu của những chương trình này. 1.2.1. Ưu điểm của các phần mềm dạy học hiện có Xem xét qua khá nhiều phần mềm dạy học của nước ngoài, như các chương trình “Learn To Speak English”, “Toefl Dflofr”, “Chemistry”, “Test your child”... và nhiều chương trình khác nữa ta thấy rằng các chương trình này được thiết kế có tính sư phạm, mỹ thuật khá cao. Các sản phẩm của họ thực sự là những sảm phẩm thương mại, hướng tới người sử dụng. Ngoài những phần dành cho học sinh nâng cao kiến thức, các chương trình này còn được bổ sung thêm phần kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh bằng hình thức trắc nghiệm, phần trợ giúp người sử dụng với thiết kế đẹp mắt, thuận lợi. Các ví dụ minh hoạ, hình ảnh, âm thanh được lựa chọn và thiết kế rất công phu. Một số phần mềm của nước ngoài được làm ra với mục đích dành cho nhiều đối tượng, nhiều trình độ khác nhau do đó nó cho phép người sử dụng ở nhiều trình độ đều sử dụng được. Ưu điểm của những bộ phần mềm như vậy là kiến thức tổng quát, phong phú và đầy đủ, ngoài mục đích dạy học nó còn có thể được sử dụng vào mục đích tra cứu rất tiện lợi. Nhiều chương trình dạy học cho trẻ em được tổ chức dưới dạng các trò chơi, thực hiện theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. Với phương pháp này các chương trình được xây dựng rất sống động, làm cho người sử dụng bị cuốn hút vào cho chơi để thông qua đó cung cấp kiến thức cho người sử dụng. 1.2.2. Nhược điểm của các phần mềm dạy học hiện có Nhược điểm lớn nhất của các chương trình này đối với người Việt Nam là ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Việt (Anh hoặc Pháp), do đó nó chỉ phục vụ được một số rất ít người dùng. Đối với các chương trình dành cho tiểu học và trung học cơ sở hay mẫu giáo thì hầu như các chương trình loại này không thể sử dụng được. Các chương trình dạy ngoại ngữ cũng rơi vào tình trạng tương tự, do ngôn ngữ sử dụng là ngoại ngữ nên chỉ những ai thành thạo ngoại ngữ đó mới có khả năng sử dụng nó vào mục đích học tập. Nhược điểm thứ hai, cũng đóng một vai trò không kém quan trọng, là do người nước ngoài thiết kế và được thiết kế cho người nước ngoài sử dụng nên hầu hết những chương trình đó đều tỏ ra không phù hợp với người Việt Nam. Một chương trình dạy học của nước ngoài chứa đựng những kiến thức cơ bản tương đương với một cấp học của ta song thêm vào đó nó chứa đựng khá nhiều kiến thức mở rộng ở mức độ cao hơn rất nhiều hoặc những kiến thức đã được đưa vào ở lớp học thấp hơn, so với bậc học tương ứng của Việt Nam. Với những nhược điểm như trên ta nhận thấy một điều rằng việc áp dụng các phần mềm dạy học của nước ngoài vào nước ta là một điều không nên làm và không thực hiện được. Phát triển và xây dựng những phần mềm dạy học của Việt Nam và dành cho người Việt Nam mới là giải pháp tốt nhất đối với chúng ta. CHƯƠNG II CÁC KHÁI NIỆM 2.1. ĐÀO TẠO DỰA TRÊN MẠNG Đào tạo dựa trên mạng (Web Based Instruction - WBI) có thể được xem như một phương thức sáng tạo cung cấp những chỉ dẫn học tập cho một người học từ xa dùng Web làm phương tiện. Theo Smith và Ragan (1993), “Dạy học là đưa ra các thông tin và các hoạt động tạo điều kiện cho người học đạt được những mục đích cụ thể mà họ mong đợi”, và qua trung gian là những phương tiện vật lý dùng để truyền đạt những thông tin hướng dẫn. Việc thiết kế và đưa ra các hướng dẫn trên Web đòi hỏi phải có các phân tích kỹ càng và nghiên cứu việc sử dụng tiềm năng của Web như thế nào cho phù hợp với các nguyên tắc xây dựng các chương trình dạy học. Định nghĩa WBI sau đây thoả mãn được các yêu cầu nêu trên: Đào tạo dựa trên mạng (WBI) là một chương trình dạy học dựa trên một siêu phương tiện có sử dụng các thuộc tính và các nguồn tài liệu của WWW nhằm tạo ra một môi trường học tập rất có ý nghĩa trong đó việc học được khuyến khích và trợ giúp. Một môi trường truyền đạt kiến thức của WBI có thể bao gồm rất nhiều nguồn tài nguyên, mà Multimedia với các dạng cấu trúc dữ liệu âm thanh, hình ảnh, text của mình đã tạo nên một môi trường học tập hoàn toàn mới cho mọi người. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các thành phần của WBI mà Multimedia là một trong số đó: 2.1.1. Các thành phần của WBI Phát triển nội dung - Các lý thuyết dạy và học. - Xây dựng thiết kế dạy học. - Phát triển chương trình giảng dạy. Thành phần đa phương tiện - Văn bản và đồ hoạ. - Nghe (ví dụ Real Audio). - Nhìn (ví dụ Quick Time). - Giao diện người - máy đồ hoạ (GUI) - dùng các biểu tượng, các hình, các cửa sổ và phương tiện để chỉ thay cho giao diện dạng ký tự đơn thuần. - Công nghệ nén (ví dụ Shock Wave). Các công cụ Internet - Các công cụ truyền thông Không đồng bộ: Thư tín điện tử, listservs, nhóm tin... Đồng bộ: Các công cụ dựa trên văn bản (text-based, ví dụ Trao đổi thông tin trên mạng (Chat) ...) và nghe nhìn (audio video, ví dụ Internet Phone ...), các công cụ hội nghị. - Các công cụ truy nhập từ xa. Telnet (mạng từ xa), File Transfer Protocol (truyền tệp tin)... - Các công cụ làm việc trên Internet. Truy nhập vào các cơ sở dữ liệu và các tài liệu Web ... - Các công cụ tìm kiếm và các dạng công cụ khác. Công cụ tìm kiếm trên Web (Search Engines). Công cụ đếm số lần truy nhập vào trang Web (Counter Tool). Máy tính và các thiết bị lưu trữ - Các hệ máy tính chạy Unix, Dos, Windows, Linux và các hệ điều hành Macintosh. - Các máy chủ, các ổ đĩa cứng, CD ROM... Kết nối và các nhà cung cấp dịch vụ - Modems. - Dịch vụ kết nối qua đường điện thoại (ví dụ đường điện thoại chuẩn) và các dịch vụ kết nối qua kênh thuê riêng (ví dụ 64Kbps...). - Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)... Các chương trình quy tắc - Các ngôn ngữ lập trình (ví dụ HTML - Hyper Text Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, VRML - Virtual Reality Modeling Language - Ngôn ngữ tạo mô hình thực tại ảo, ngôn ngữ Java, Java Scripting...). - Các công cụ quy tắc (dễ sử dụng hơn các ngôn ngữ lập trình). - Các công cụ soạn, biên tập và chuyển đổi thành HTML... Các máy chủ - Các máy chủ HTML, các trang Web (Web site)... - Giao diện cổng vào chung (CGI) một cách tương tác với giao thức truyền siêu văn bản hay các máy chủ mạng. CGI cho phép chạy những bản đồ hình ảnh và các mẫu phiếu điền. Các trình duyệt và các ứng dụng khác Trình duyệt văn bản, trình duyệt đồ hoạ, trình duyệt VRML... Các kết nối (ví dụ kết nối siêu văn bản – Hypertext Links, kết nối siêu phương tiện – Hypermedia Links...). 2.1.2. Các đặc tính của WBI Một chương trình WBI được xây dựng tốt có thể có rất nhiều các đặc tính có ích cho việc dạy và học. Những đặc tính này có thể chứa đựng các vấn đề sư phạm, công nghệ, tổ chức có liên quan tới giáo dục từ xa trên WWW. Một chương trình WBI càng có nhiều thành phần thì nó càng có nhiều đặc tính. Các đặc tính của WBI có thể chia thành 2 loại: (1) các đặc tính chủ chốt và (2) các đặc tính bổ trợ. Các đặc tính chủ chốt là các đặc tính vốn có của Web và cần cho việc thiết kế WBI. Chúng có sẵn cho các nhà thiết kế đưa vào trong các bài học WBI. Ngược lại, các đặc tính bổ trợ phụ thuộc vào chất lượng và độ phức tạp của chương trình WBI. Hiệu quả của các đặc tính bổ trợ phụ thuộc nhiều vào việc các đặc tính chủ chốt được đưa vào chương trình WBI hợp lý tới mức nào. Dưới đây là các ví dụ về một số đặc tính chủ chốt và các đặc tính bổ trợ. Các đặc tính chủ chốt Tương tác, đa phương tiện, hệ thống mở, tìm kiếm trực tuyến, không phụ thuộc vào thiết bị, khoảng cách và thời gian, có thể truy cập từ bất cứ nơi nào trên thế giới, xuất bản điện tử, đồng nhất trên toàn thế giới, các nguồn tài nguyên trực tuyến, phân bố tương tác, hỗ trợ người học một cách chủ động... Các đặc tính bổ trợ Tiện lợi, dễ sử dụng, trợ giúp trực tuyến, xác thực, an toàn, tiện lợi về môi trường, chi phí có hiệu quả, dễ dàng duy trì và phát triển các chương trình học, mang tính hợp tác, các môi trường chính thức và không chính thức, đánh giá trực tuyến... Các đặc tính này được bàn luận trong mối liên quan với các thành phần của chúng và tầm quan trọng của chúng đối với môi trường WBI. Mỗi một đặc tính cũng được mô tả theo khả năng cũng như các hạn chế có thể của nó. Sự phát triển của thời đại thông tin và các tiến bộ kỹ thuật đã khiến cho các nguồn tài nguyên kiến thức ngày càng dễ tiếp nhận. Web sẽ trở thành một phương tiện đầy tiềm năng trợ giúp cho việc học tập. WBI có khả năng cung cấp môi trường học tập rất phong phú theo một cách thức rộng dãi, dân chủ và tương tác. Việc xây dựng WBI đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng tiềm lực của Web trong mối quan hệ với các nguyên tắc thiết kế chương trình dạy học. Kiến thức hiểu biết về khả năng của các thành phần và các đặc tính của Web có thể giúp rất nhiều cho việc xây dựng những môi trường kiến thức có ý nghĩa và các cơ hội học tập thích hợp. 2.1.3. Các đặc tính cơ bản và những thành phần kết hợp với các môi trường học tập WBI Dưới đây là các đặc tính cơ bản và những thành phần kết hợp với các môi trường học tập WBI Sinh viên có thể ghi tên vào một khoá WBI từ bất kỳ nơi nào trên thế giới (không phụ thuộc vào khoảng cách) dùng bất kỳ hệ máy tính nào (không phụ thuộc vào thiết bị) vào bất kỳ thời gian nào, ban ngày hay ban đêm (không phụ thuộc thời gian). Một khoá học có thể được thiết kế cho mọi phương thức học của sinh viên bằng cách đưa vào các yếu tố đa phương tiện, ví dụ như văn bản, đồ hoạ, audio, video, hình ảnh động... Tuy nhiên kích thước tệp và tốc độ truyền là những yếu tố giới hạn. Dải tần hạn chế đồng nghĩa với chất lượng âm thanh, hình ảnh đồ hoạ kém hơn. Vấn đề tốc độ có thể làm cho WBI kém năng suất và kém hiệu quả. Các sinh viên học theo kiểu WBI có thể tương tác với nhau, với người hướng dẫn, với các nguồn tài nguyên trực tuyến. Với việc sử dụng Web và ngôn ngữ HTML, một ngôn ngữ rất linh hoạt và hoạt động trên mọi hệ máy tính. HTML và cấu trúc địa chỉ URL đã khiến cho Web duyệt qua dễ dàng hơn cho mọi sinh viên WBI. Tiêu chuẩn mở này giúp cho mọi người có nhiều khả năng lựa chọn những khoá học họ muốn. Trước khi theo một khoá WBI, sinh viên có thể xem xét cả chương trình học và các thông tin của người dạy (nếu khoá học cung cấp những thông tin này). Các sinh viên WBI, những người dạy và các chuyên gia đều có thể đưa các tư liệu đã viết trước đây thành những tư liệu lưu trữ của mình trong khoá WBI làm cho chúng có thể được sử dụng rộng rãi trên thế giới (đặc tính phân bố). Ngoài ra WBI còn có các đặc tính dễ sử dụng, có tính xác thực, chi phí hiệu quả, dễ phát triển và duy trì các chương trình học. Theo Kearsley điều có ý nghĩa nhất của Web đối với giáo dục ở các cấp là nó phá vỡ được bức tường nhân tạo giữa phòng học và “thế giới thực”. Chính từ những đặc tính đó đã làm cho WBI đã từng bước được ứng dụng và khẳng định trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bước đầu bằng việc ứng dụng trong việc học ngoại ngữ, WBI đã khẳng định được lợi thế của giáo dục trên mạng thông qua lượng thông tin mà WBI cung cấp cho người học cao hơn hẳn so với giáo dục truyền thống. 2.2. CÔNG NGHỆ INTERNET VÀ MẠNG MÁY TÍNH 2.2.1. Lịch sử phát triển Từ một dự án nghiên cứu, phát triển mạng thông tin máy tính dựa trên công nghệ chuyển mạch gói phục vụ nghiên cứu, phát triển của Bộ quốc phòng Mỹ giữa những năm 1960, Internet ngày nay đã trở thành mạng của các mạng thông tin máy tính toàn cầu, được kết nối với nhau dựa trên cơ sở bộ giao thức trao đổi dữ liệu TCP/IP, đáp ứng ngày càng phong phú hầu hết các dịch vụ thông tin liên lạc của xã hội, tiến tới trở thành hạ tầng thông tin liên lạc duy nhất của xã hội thông tin tương lai. Network Network R H Network R Network R R Network R R H H H Internet Ứng dụng Bộ định tuyến TCP/IP Trạm làm việc Hình 1: Mô hình mạng Internet Sở dĩ Internet được phát triển hết sức mạnh mẽ như vậy chính bởi kiến trúc đơn giản và linh hoạt của mạng. Với các giao thức hỗ trợ ứng dụng phổ biến như truy nhập từ xa (Telnet), chuyển tệp (FTP), dịch vụ World Wide Web (HTTP), thư điện tử (SMTP)... 2.2.2. Bộ giao thức TCP/IP Chất keo dính kết nối mạng Internet chính là mô hình chuẩn TCP/IP và các giao thức TCP/IP. Sự ra đời của họ giao thức của Internet mà tiền thân là mạng ARPAnet do bộ quốc phòng Mỹ tạo ra. Đây là bộ giao thức được dùng rộng rãi nhất vì tính "mở" của nó. Điều đó có nghĩa là bất cứ máy nào dùng bộ giao thức TCP/IP đều có thể nối được vào Internet. Hai giao thức đuợc dùng chủ yếu ở đây là TCP và IP. - Cấu trúc phân lớp trong TCP/IP Nếu mô tả TCP/IP theo mô hình các lớp ta có hình vẽ sau Application Layer Bao gồm các ứng dụng và các tiến trình sử dụng trên mạng Host to Host Transport Layer Cung cấp các dịch vụ truyền số liệu liên tục Internet Layer Định nghĩa đơn vị truyền và có nhiệm vụ tìm dòng Network Access Layer Bao gồm các công việc cần thiết để truy nhập tới mạng Hình 2: Mô hình TCP/IP Lớp truy nhập mạng: Network Access Layer là lớp thấp nhất trong cấu trúc phân bậc của TCP/IP. Những giao thức ở lớp này cung cấp cho hệ thống phương thức để truyền dữ liệu trên các tầng vật lý khác nhau của mạng. Nó định nghĩa cách thức truyền các khối dữ liệu (datagram) IP. Các giao thức ở lớp này phải biết chi tiết các phần cấu trúc vật lý mạng ở dưới nó để định dạng được chính xác các gói dữ liệu sẽ được truyền trong từng loại mạng cụ thể. Lớp liên mạng: Internet Layer là lớp ở ngay trên lớp Network Access trong cấu trúc phân lớp của TCP/IP. Internet Protocol là giao thức trung tâm của TCP/IP và là phần quan trọng nhất của lớp Internet. Tầng Internet định nghĩa một định dạng gói tin chính thức và một giao thức gọi lag IP (Internet Protocol - giao thức liên mạng). Nhiệm vụ của tầng Internet là phân phát các gói tin theo chuẩn IP tới đúng nơi mà chúng cần đến. Việc dẫn đường cho các gói tin là một vấn đề lớn ở đây nhất là tránh tình trạng tắc ngẽn. Lớp vận chuyển: Lớp giao thức nằm ngay trên lớp IP lag lớp giao thức vận chuyển. Hai giao thức quan trọng nhất trong lớp này là TCP (Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). Giao thức thứ nhất: TCP cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy cho phép truyền m