Với chủ trương mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (Area South East Asia Nation) từ ngày 28-07-1995 và là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 25-11-1998; đã ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ vào tháng 7-2000. Hiện nay Việt Nam cũng đang xúc tiến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization). Tham gia quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá các nước khác.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về vấn đề chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu 3
Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội theo hướng hội nhập ... 3
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu . 3
2. Các nhân tố chính tác động đến thương mại quốc tế . 9
3. Các xu hướng phát triển thương mại quốc tế trong thời kỳ tới 10
II. Sự cần thiết phải định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế 18
Khái niệm cơ cấu xuất khẩu và vấn đề phân loại cơ cấu xuất khẩu 18
Các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 21
Ý nghĩa của việc xác định một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hợp lý 23
Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng
hội nhập 25
Các nhân tố làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 28
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
I. Đánh giá tổng quan xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2000 31
Những thành tựu cơ bản 31
Những tồn tại chủ yếu 34
Những kết quả chủ yếu về hoạt động xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 35
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 1991-2000 38
Thực trạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn
1991-2000 38
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 38
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 42
Sự chuyển dịch giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam từ 1991 đến nay 46
Những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam 48
Kết luận về quá trình chuyển dịch và nguyên nhân 61
Chương III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 66
I. Những căn cứ của định hướng 66
Xu hướng phát triển thị trường khu vực và thế giới 66
Xu hướng phát triển các mặt hàng xuất khẩu 68
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 70
II. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 71
Các quan điểm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 71
Quan điểm sản xuất phải gắn với thị trường 71
Quan điểm sản xuất phải gắn với quá trình đẩy mạnh
CNH-HĐH, phát triển bền vững 72
Quan điểm đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu 73
Quan điểm phát huy tối đa lợi thế so sánh 78
Quan điểm chuyển dịch theo hướng tăng cường hội nhập
khu vực và quốc tế 79
Quan điểm hiệu quả 79
Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 81
Những thuận lợi và thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam
giai đoạn 2001-2010 81
Chiến lược phát triển xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2010 83
III. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Việt Nam giai đoạn 2001-2010 theo hướng hội nhập 84
Đối với Nhà nước 84
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần 84
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thương mại
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 85
Về chính sách đầu tư 86
Về chính sách mặt hàng 87
Chính sách phát triển thị trường 88
Về cơ cấu nguồn nhân lực 89
Về chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới 90
Cần thành lập cơ quan cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ
các sản phẩm xuất khẩu, xúc tiển thương mại 91
Đối với doanh nghiệp 92
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo 94
LỜI NÓI ĐẦU
Với chủ trương mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (Area South East Asia Nation) từ ngày 28-07-1995 và là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 25-11-1998; đã ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ vào tháng 7-2000. Hiện nay Việt Nam cũng đang xúc tiến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization). Tham gia quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, đồng thời cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá các nước khác.
Vì vậy thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Đó cũng chính là lý do vì sao tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế".
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung, phân tích thực trạng về chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 đồng thời thông qua việc đánh giá thực trạng đó để đề ra định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về vấn đề chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000.
Chương III: Định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được nhứng ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè có quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.
Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Văn Hồng - và các Thầy cô giáo trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội, những người đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ trong quá trình em thực hiện và hoàn thiện đề tài này cũng như trong những năm em học tập tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2002
Sinh viên thực hiện
Vò Kim Oanh
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THEO HƯỚNG HỘI NHẬP
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế
Ngày nay, không nước nào có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cung tự cấp, bởi vì một quốc gia trên thế giới tồn tại trong mối quan hệ nhiều mặt với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong các mối quan hệ này, quan hệ kinh tế chi phối hầu hết các mối quan hệ khác bởi bất cứ mối quan hệ nào cũng liên quan tới quan hệ kinh tế. Quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế là quan hệ thương mại, nó cho thấy trực diện lợi Ých của quốc gia khi quan hệ với quốc gia khác thông qua lượng ngoại tệ thu được qua thương mại quốc tế (TMQT). TMQT có lịch sử phát triển lâu đời, ban đầu do điều kiện về địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau hoặc do những bí quyết sản xuất đặc biệt đưa đến nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau nhằm cân bằng phần dư thừa về loại sản phẩm này và sự thiếu hụt về loại sản phẩm khác.
Trường phái Trọng thương (từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 18), đại diện là Bodin, Thomas Mun…, đã sớm đánh giá được tầm quan trọng của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế và cũng sớm nhận thức được vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các công cụ tiền tệ như thuế, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền tệ… Tư tưởng chính của học thuyết này: Mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ, muốn gia tăng khối lượng tiền tệ thì phải phát triển ngoại thương. Tuy vậy, học thuyết này còn hạn chế khi cho rằng một quốc gia thu được lợi Ých chỉ trên cơ sở một quốc gia khác bị thiệt hại.
Để lý giải hoạt động TMQT, A. Smith (1723-1790) đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối. Lý thuyết này cho rằng: Mỗi nước nên sản xuất hàng hoá mà nước mình có lợi thê hơn nước kia và đem trao đổi cho nhau, như vậy cả hai đều có lợi. Trong quá trình này, nguồn lực quốc gia được sử dụng hiệu quả nhất, do đó tổng sản phẩm của cả hai quốc gia sẽ tăng lên. Tuy vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối không giải thích được vì sao các nước không có lợi thế tuyệt đối vẫn tích cực tham gia vào TMQT.
Nhà kinh tế học người Anh D.Ricardo (1772-1823) đã phát hiện ra lý thuyết về lợi thế tương đối, lý thuyết này chỉ ra rằng: Một nước vẫn có lợi khi tham gia buôn bán với nước khác nếu họ chuyên sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng Ýt bất lợi nhất (hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất ở nước đó. Như vậy D. Ricardo chỉ ra cho chóng ta thấy rằng hoạt động thương mại trên cơ sở lợi thế tương đối luôn đem lại lợi Ých cho cả hai nước và do đó, mọi nước đều có thể tham gia vào TMQT và ngày nay TMQT đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ là xu thế tất yếu. Lý thuyết này cũng cho thấy cơ sở để hoạt động thương mại luôn đạt hiệu quả là vấn đề chuyên môn hoá sâu, đó là quá trình phân công lao động quốc tế. Quá trình chuyên môn hoá ngày càng sâu thì quá trình hợp tác quốc tế ngày càng chặt chẽ. Đây chính là xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, xu hướng này đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới tiến tới một chỉnh thể thống nhất. Điều đó đưa đến một tất yếu là phải mở cửa nền kinh tế để tham gia vào thị trường thế giới và phải coi thị trường thế giới là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào và là nơi tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho nền kinh tế mỗi quốc gia.
Trường phái kinh tế hiện đại (bắt đầu từ thế kỷ 19) tiếp tục phân tích quy luật lợi thế tương đối thông qua các khái niệm chi phí cơ hội, tỷ giá hối đoái, năng lực sản xuất… Đại diện cho trường phái này là E. Hecksher và B. Ohlin với học thuyết Quy luật tỷ lệ cân đối của các yếu tố sản xuất. Nội dung chính của học thuyết này là: Trong một nền kinh tế mở, mỗi nước đều hướng chuyên môn hoá các ngành sản xuất cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà ở nước đó có nhiều và rẻ nhất. Nguyên nhân của thương mại quốc tế là sản phẩm xuất khẩu của nước này tương đối có lượng lao động kết tinh vào nhiều hơn là vốn tư bản so với nước kia. Đây chính là cơ sở đánh giá hiệu quả thương mại quốc tế.
Như vậy, trong một nền kinh tế mở, tiêu dùng có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Việc mở rộng thị trường ra bên ngoài (xuất khẩu) chính là hướng tới nhu cầu tiêu dùng đem lại thu nhập cao ở bên ngoài để phát triển nền sản xuất trong nước. Còn nhập khẩu thì lại hướng tới một thị trường nguyên liệu và hàng tiêu dùng có giá rẻ hơn, khai thác thuận lợi hơn để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Trong nền kinh tế này, sự đóng góp của tổng đầu ra vào quá trình tích lũy vốn cho sản xuất được thực hiện không chỉ nhờ các hoạt động đầu tư mà còn phụ thuộc rất lớn vào các hoạt động thương mại. Hoạt động đầu tư phụ thuộc vào khả năng cung ứng nguồn đầu tư và khả năng mở rộng thị trường. Nguồn vốn đầu tư càng lớn khi các hoạt động thương mại càng mạnh.
TMQT là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán lấy tiền tệ là môi giới, tuân theo nguyên tắc ngang giá. Thương mại quốc tế giữ vị trí trọng tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động thu ngoại tệ như: Xuất khẩu - là quá trình sản xuất ở trong nước nhưng tiêu thụ ở nước ngoài. Nhập khẩu là quá trình sản xuất ở nước ngoài nhưng tiêu dùng trong nước. Gia công cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công là quá trình làm một phần sản phẩm cho nước ngoài hoặc thuê họ làm ở nước ngoài. Tái xuất khẩu là nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngoài vào sau đó lại xuất khẩu sang một nước thứ ba. Còn hoạt động chuyển khẩu là các hoạt động dịch vụ như vận tải, lưu kho, bảo hiểm... nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Xuất khẩu tại chỗ là việc bán hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt khỏi biên giới quốc gia nhưng thu ngoại tệ và ý nghĩa kinh tế của nó như hoạt động xuất khẩu.
Đứng trước thực trạng nước ta là một nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn thấp nhưng có nhiều lợi thế tương đối chưa được khai thác, trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở rộng, đa phương hoá và da dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền an ninh quốc gia, bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Đảng ta xác định ''mở cửa" là một tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp bách đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Chúng ta cần tranh thủ được các cơ hội từ bên ngoài, đó là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tham gia vào thị trường thế giới để khai thác những tiềm năng của đất nước nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có bốn vai trò chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng hội nhập của một quốc gia, đó là:
Tạo nguồn thu ngoại tệ: trong các nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia có một số nguồn chính (xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, vay nợ của chính phủ và tư nhân, kiều bào nước ngoài gửi về, các khoản viện trợ…), nhưng chỉ có thu từ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là tích cực nhất vì những lý do sau: không gây ra nợ nước ngoài như các khoản vay của chính phủ và tư nhân; chính phủ không bị phụ thuộc vào những ràng buộc và yêu sách của nước khác như các nguồn tài trợ từ bên ngoài; phần lớn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thuộc về các nhà sản xuất trong nước, được tái đầu tư để phát triển sản xuất không bị chuyển ra nước ngoài như nguồn đầu tư nước ngoài; nền kinh tế tăng trưởng chủ động, đỡ bị lệ thuộc vào bên ngoài hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vay nợ.
Do đó, đối với bất kỳ quốc gia nào, để tránh tình trạng nợ nước ngoài, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, con đường tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cung ngoại tệ của đất nước, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô. Liên hệ với cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, ta thấy nguyên nhân chính là do các quốc gia bị thâm hụt cán cân thương mại thường xuyên, trầm trọng, khoản thâm hụt này được bù đắp bằng các khoản vay nóng của các doanh nghiệp trong nước. Khi các khoản vay nóng này hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và buộc tuyên bố phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp gây ra sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài, càng làm cho tình hình thêm căng thẳng đến nỗi Nhà nước cũng không đủ sức can thiệp vào nền kinh tế, từ đó gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: do xuất khẩu mở rộng đầu ra, mang lại nguồn ngoại tệ cao nên các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào những ngành có khả năng xuất khẩu. Sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu tạo ra nhu cầu đối với các ngành sản xuất đầu vào như điện, nước, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Các nhà sản xuất đầu vào sẽ đầu tư mở rộng sản xuất để đáp ứng các nhu cầu này tạo ra sự phát triển cho ngành công nghiệp nặng. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, công nghệ cao cho những ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu nhập cao cho người lao động, khi người lao động có thu nhập cao sẽ tạo ra nhu cầu cho các ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, hàng cơ khí làm nâng cao sản lượng của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ với tốc độ cao hơn. Như vậy, thông qua các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và hội nhập.
Giải quyết việc làm và tăng thu nhập: xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện để tăng việc làm, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp dệt may - là những ngành sử dụng nhiều lao động. Đó là vì xuất khẩu đòi hỏi nông nghiệp phải tạo ra những vùng nguyên liệu lớn đáp ứng cho nhu cầu của nền công nghệ sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn để nâng cao hiệu quả, đồng thời xuất khẩu cũng đòi hỏi công nghiệp chế biến phải phát triển để đáp ứng chất lượng quốc tế phục vụ thị trường bên ngoài. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển là hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... Điều đó sẽ giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm trầm trọng ở các nước này. Ta cũng biết rằng nước ta là nước đang phát triển có dân số phát triển nhanh và thuộc loại dân số trẻ tức là lực lượng lao động rất đông, tuy nhiên trình độ tay nghề, trình độ khoa học công nghệ chưa cao. Nước ta lại là nước nông nghiệp với 75% dân số nông nghiệp và trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các hoạt động mang tính thời vụ, do đó vào thời điểm nông nhàn, số lao động không có việc làm ở nông thôn rất lớn, tràn ra thành thị tạo ra sức Ðp về việc làm đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với các thành phố nói riêng. Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp góp phần mở rộng sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người nông dân tạo ra nhu cầu về hàng công nghiệp tiêu dùng ở vùng nông thôn và hàng công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, cũng phải kể đến một hoạt động xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm là xuất khẩu lao động và hoạt động sản xuất hàng gia công cho nước ngoài, đây là hoạt động rất phổ biến trong ngành may mặc ở nước ta và đã giải quyết được rất nhiều việc làm.
Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ II, xuất nhập khẩu của các nước có thu nhập cao thường chiếm khoảng 70-80% giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu của thế giới, riêng các nước G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italy, Canada) thường chiếm khoảng 45-50% và riêng Mỹ đã chiếm tới 12-15%. Trong khi đó, các nước có thu nhập thấp chỉ chiếm 6-8% thương mại toàn cầu và nếu kể cả nhóm nước có thu nhập trung bình thì hai nhóm nước này mới chỉ chiếm khoảng 20-30%. Năm 1998, xuất khẩu của các nước có thu nhập cao chiếm 68,9% giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của thế giới, trong đó các nước G7 đã chiếm 48,6% và riêng Mỹ đã chiếm tới 12,5 %; trong khi các nước có thu nhập thấp chỉ chiếm 7,5% và cả hai nhóm thu nhập trung bình và thu nhập thấp chỉ chiếm 31,1%. Điều này cho thấy Mỹ đã rất tích cực tham gia vào quá trình thương mại hoá trên phạm vi toàn cầu và đồng thời cũng cho thấy bản chất tích cực của vấn đề tự do hoá thương mại là nâng cao thu nhập cho các quốc gia nham gia vào quá trình thương mại hoá.
Nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ: xu thế tiêu dùng của thế giới ngày nay đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ của mình - đây là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Từ đó xuất hiện nhu cầu nâng cao công nghệ của các doanh nghiệp trong khi xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng đang ngày càng phát triển và các nước phát triển muốn chuyển giao công nghệ của họ sang các nước đang phát triển. Hai nhân tố trên có tác động rất quan trọng tới quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ quốc gia. Tuy nhiên một yếu tố vô cùng quan trọng mà nếu thiếu nó thì quá trình chuyển giao công nghệ không thể diễn ra được, đó là nguồn ngoại tệ, nhưng khó khăn này được khắc phục thông qua hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ và ta có thể dùng nguồn ngoại tệ này để nhập công nghệ phục vụ cho sản xuất.
2. Các nhân tố chính tác động đến phát triển thương mại quốc tế
2.1. Các lợi thế so sánh
Đây là các lợi thế của một quốc gia trong việc sản xuất một hay nhiều loại hàng hoá và dịch vụ