Đề tài Chuyển đổi đất lúa của Phương Tú sang sản xuất nông thủy sản khác

Phương Tú là một xã thuộc huyện Ứng Hoà - Hà Tây cách thủ đô 20km. Phương Tú gồm 6 thôn : Hậu Xá, Dương Khê, Nguyên Xá, Đông Phú, Phí Trạch, Ngọc Đông. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước hộ gia đình được giao đất lâu dài, ổn định để sản xuất và hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã nông nghiệp trở thành hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra. phục vụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình. Phương Tú có nhiều khởi sắc đã phát huy tiềm năng đất đai, lao động sản xuất nông nghiệp phát triển, năng suất lúa tăng cao đảm bảo nhu cầu cho nhân dân trong xã và phát triển chăn nuôi đời sống về kinh tế, văn hoá cuả xã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế xã hội hiện nay đang phát triển theo nền kinh tế thị trường thì việc sản xuất ở đây chưa đáp ứng được hiệu quả cao nhất của đất. Ở Phương Tú đất sản xuất có nhiều loại mỗi loại có ưu thế riêng để phát triển những loại cây trồng cho năng suất cao đất đạt hiệu quả cao nhất. - Đối với đất cao tươí tiêu nước khó nhất là vụ xuân thì hiệu quả cây lúa sẽ kém hơn nhiều đối với sản xuất rau màu. - Đối với đất trũng thường ngập nước thì hiệu quả của cây lúa thấp hơn so với việc sản xuất thuỷ sản. Chính vì vậy việc chuyển đổi đất lúa của Phương Tú sang sản xuất nông thủy sản khác là cần thiết.

doc78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển đổi đất lúa của Phương Tú sang sản xuất nông thủy sản khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phương Tú là một xã thuộc huyện Ứng Hoà - Hà Tây cách thủ đô 20km. Phương Tú gồm 6 thôn : Hậu Xá, Dương Khê, Nguyên Xá, Đông Phú, Phí Trạch, Ngọc Đông. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước hộ gia đình được giao đất lâu dài, ổn định để sản xuất và hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã nông nghiệp trở thành hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra... phục vụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình. Phương Tú có nhiều khởi sắc đã phát huy tiềm năng đất đai, lao động sản xuất nông nghiệp phát triển, năng suất lúa tăng cao đảm bảo nhu cầu cho nhân dân trong xã và phát triển chăn nuôi đời sống về kinh tế, văn hoá cuả xã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế xã hội hiện nay đang phát triển theo nền kinh tế thị trường thì việc sản xuất ở đây chưa đáp ứng được hiệu quả cao nhất của đất. Ở Phương Tú đất sản xuất có nhiều loại mỗi loại có ưu thế riêng để phát triển những loại cây trồng cho năng suất cao đất đạt hiệu quả cao nhất. - Đối với đất cao tươí tiêu nước khó nhất là vụ xuân thì hiệu quả cây lúa sẽ kém hơn nhiều đối với sản xuất rau màu. - Đối với đất trũng thường ngập nước thì hiệu quả của cây lúa thấp hơn so với việc sản xuất thuỷ sản. Chính vì vậy việc chuyển đổi đất lúa của Phương Tú sang sản xuất nông thủy sản khác là cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát Với đề tài nghiên cứu " Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác ở xã Phương Tú – Ứng Hoà - Hà Tây" thì mục tiêu tổng quát là làm sáng tỏ cơ cở khoa học của những vấn đề kinh tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã, nhằm mục đích tạo được một cơ cấu đất sản xuất phù hợp nhất tạo được hiệu quả sản xuất cao nhất. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng ở xã Phương Tú, rót ra những mặt được và chỉ ra những mặt hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất đất và hiệu quả sử dụng ruộng đất. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác. Đề tài đứng trên góc độ của vấn đề kinh tế để nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn chuyển đổi đất lúa sang sản xuất nông thuỷ sảng khác và ảnh hưởng của nó trong quá trình phát triển nông nghiệp theo cơ chế thỉ trường có sự quản lý của Nhà nước. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vấn đề của một xã gồm 6 thôn thuộc xã Phương Tú - Ứng Hoà - Hà Tây. Thời gian nghiên cứu từ 1995 đến 2000. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài em dựa vào các phương pháp nghiên cứu của thầy cô bao gồm: 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng : Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trên trạng thái động và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nã cho phép phân tích và đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu từ đó cho ta biết được những quan điển những lí thuyết chung về vấn đề nghiên cứu. 3.3.2 Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp này dựa trên những phạm trù khoa học về sản xuất vật chất và quy luật khách quan để nghiên cứu quá trình hình thành và vận động của các ngành sản xuất. 3.3.3 Phương pháp thống kê kinh tế - Đây là phương pháp nghiên cứu kinh tế thông thường giúp cho việc điều tra, tổng hợp phân tích thống kê các tài liệu về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp. 3.3.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp - Đây là phương pháp nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội một cách xác thực thông qua phương pháp phân tích số liệu tổng hợp được từ đó cho ta những kết luận, nhận xét từ những bài học thực tiễn. Chương I : Một sè lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu đất trồng lúa ở nước ta I. CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU CÂY TRỒNG. 1.Khái niệm về cơ cấu cây trồng 1.1 Khái niệm Cơ cấu cây trồng được hiểu xuất phát từ thuật ngữ " cơ cấu" theo thuyết cấu trúc (Structuralism) và học thuyết tổ chức hữu cơ " Organism" thì cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong điều kiện môi trường nhất định ( hiểu theo nghĩa rộng ). Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng. Nội dung cốt lõi của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể. Một cơ cấu có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định . Suy rộng ra cơ cấu cây trồng có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn: " là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong nông thôn - một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc dân". Cơ cấu cây trồng còn là bộ phận chủ yếu của cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. Sự phát triển của cơ cấu cây trồng còn tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo các mối quan hệ tất yếu. C. Mác đã viết: " Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi một tất yếu thầm kín, yên lặng". Cơ cấu cây trồng có thể được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng hạn cây lương thực có lúa, màu, đậu tương... cây công nghiệp dài ngày có chè, cà phê.... Cơ cấu cây trồng còn là một trong những nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp. Xét trong phạm vi các điều kiện canh tác thì cơ cấu cây trồng thể hiện thành phần các loại cây trồng được bố trí theo từng địa điểm và thời gian cụ thể. Vì thế xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp. Muốn phát triển trồng trọt ở từng vùng đạt hiệu quả kinh tế cao trước hết phải xem xét việc bố trí cây trồng thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng. Do đó cấu trúc một cơ cấu cây trồng hợp lý không những phát triển được sản xuất một cách lợi nhất mà còn bảo vệ tốt đất đai và môi trường. 1.2 Yêu cầu cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác - Lợi dụng tốt các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai nhằm tránh được các tác hại do thiên tai gây ra, hạn chế những ảnh hưởng của úng lụt, hạn hán, chua mặn mà vẫn không ngừng thâm canh, cải tạo đất. - Lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học tốt của cây trồng nh­ : khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, tính thích ứng rộng rãi, có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. 1.3 Yêu cầu cơ cấu cây trồng thể hiện về mặt kinh tế - Đáp ứng cho việc tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh có tỷ suất hàng hoá cao. - Đảm bảo cho việc tổ chức các yếu tố đầu vào hợp lý, phát triển sản xuất đa dạng và kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến. Trong quá trình tái sản xuất bao gồm cả bốn khâu: sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng thì cơ cấu cây trồng không thể dừng lại ở một khâu nào cả mà nó là một chuỗi liên tục, chi phối trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau theo hướng hoàn thiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến nay, khái niệm về cơ cấu cây trồng vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, song qua một thời gian dài nghiên cứu về lý luận cơ cấu cây trồng và vận dụng vào tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp nước ta, nhiều nhà lý luận cũng như các chuyên gia chỉ đạo thực tiễn cũng có thể tạm nhất trí với nhau ở một số điểm chính của khái niệm có tính nguyên tắc về cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên theo chúng tôi thì khái niệm cơ cấu cây trồng vừa theo nghĩa rộng và vừa có ý nghĩa trong phạm vi hẹp nh­ đã trình bày ở trên là xác đáng hơn. 2. Vai trò và đặc trưng của cơ cấu cây trồng 2.1 Vai trò của cơ cấu cây trồng Nước ta là một nước nông nghiệp trên 70% dân số sống tập trung ở nông thôn. Vì vậy đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt là chủ yếu, chiếm đến 75% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đứng trên góc độ kinh tế - tổ chức thì chế độ trồng trọt bao gồm ba nội dung quan trọng. Một là xác định cơ cấu đất đai để bố trí cây trồng cho phù hợp có nghĩa là hình thành một cơ cấu cây trồng hợp lý nhất. Hai là xác định nhu cầu về khối lượng và chủng loại sản phẩm để lựa chọn cây trồng thích hợp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì đây là động lực quan trọng. Ba là xác định khả năng và biện pháp khai thác triệt để để các nguồn lợi tự nhiên cho sản xuất , tăng năng suất đất đai và sản lượng cho các loại cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất. Trong ba nội dung trên thì xác định cơ cấu cây trồng có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng, có nhiều nông sản hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu cây trồng còn là căn cứ để xây dựng các kế hoạch đầu tư vốn, sử dụng lao động và các loại tư liệu sản xuất nông nghiệp cũng nh­ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả và chủ động. Mặt khác trong điều kiện nhiều thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý đạt hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng không phải là một hệ thống tĩnh mà luôn luôn động. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dung trọng tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng một nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệp toàn diện và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai. Có thể nói là một vấn đề cực kỳ quan trọng và hết sức bức xúc. Đương nhiên không thể chuyển đổi một cách ồ ạt, vội vã song cũng không thể chần chừ, chậm trễ. Mọi việc làm thiếu căn cứ khoa học đều gây thiệt hại không nhỏ làm cho hàng triệu nông dân và kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Việc coi nhẹ vai trò của cơ cấu cây trồng nhiều khi còn phải trả giá quá đắt cho một thời gian khá dài của nền nông nghiệp lạc hậu và độc canh lương thực. Tất nhiên điều đó còn có sự ảnh hưởng của cơ chế tập quản lý tập trung, bao cấp nữa. Vì vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nghĩa là chuyển dịch theo quan điểm đổi mới của Đảng ta chứ không phải thay đổi hoàn toàn. Từ những năm 1975 miền Bắc nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở bố trí lại mùa vụ đã đạt kết quả rất tốt. Chẳng hạn công trình nghiên cứu thay thế lúa chiêm trên một số diện tích bằng vụ lúa xuân và chuyển đổi vụ mà chính vụ bằng mùa sớm để phát triển thêm cây vụ đông đã mở ra một chế độ canh tác 3 vô cho hàng vạn héc ta, tạo ra năng suất đất đai cao hơn hẳn, và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bằng chứng sống động có sức thuyết phục cao đối với hàng triệu nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Từ việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng đặt ra cho các nhà lý luận cũng như các nhà quản lý những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong bố trí sản xuất trồng trọt, đó là xác định cơ cấu cây trồng trước mắt và trong tương lai, phục vụ cho chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước theo con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 2.2 Đặc trưng của cơ cấu cây trồng. Cây trồng là một trong những đối tượng sản xuất có nhiều đặc trưng nhất vì nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tác động chính. Bởi vậy chúng ta cần phải xem xét đặc trưng của cơ cấu cây trồng. 2.2.1 Cơ cấu cây trồng trước hết phản ánh rõ nét đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bởi vì cây trồng là đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Bản thân các cây trồng là những cơ thể sống, chúng tồn tại, sinh trưởng, phát triển theo quy luật sinh học và chịu tác động trực tiếp của các yếu tố tự nhiên nh­ đất, nước, khí hậu, thời tiết.... Dacwin và Mitchurin đã từng nhấn mạnh : " Cây trồng và ngoại cảnh là một khối thống nhất ". Vì vậy cơ cấu cây trồng được hình thành trước hết không thể bỏ qua điều có tính quy luật đó. Mặt khác tính quần thể của thực vật còn biểu hiện mối quan hệ sinh học trong việc bố trí sản xuất trồng trọt. Việc xác định cơ cấu cây trồng còn phải xuất phát từ những yếu tố đại lý và tập quán canh tác cũng nh­ trình độ phát triển dân trí. Do đó phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp nhất định là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, có khối lượng nông sản hàng hoá lớn. Cần phải nhận thức rằng không thể dựa vào quan niệm sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún để bố trí cây trồng một cách dàn trải, bất hợp lý mà phải dựa vào việc khai thác lợi thế của từng vùng, từng địa phương để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm trồng trọt nói riêng phần lớn là sản phẩm thô, tồn tại dưới dạng nguyên liệu, vì vậy trong tổ chức sản xuất trồng trọt phải gắn liền với việc bố trí cơ cấu cây trồng với các thành tựu khoa học kỹ thuật trong bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho sản xuất. 2.2.2 Bản chất và sự biến đổi của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất Cơ cấu cây trồng còn hoang sơ và rất tự nhiên trong điều kiện cuộc sống của con người dựa vào hái lượm. Cơ cấu cây trồng mang tính độc canh tự cấp, tự túc, khép kín, kém hiệu quả trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp và các ngành kinh tế khác chưa phát triển. Nông nghiệp nước ta nằm trong vùng có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm. Nhưng trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, song trong suốt thời gian thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, việc xác định cơ cấu cây trồng luôn bị lệ thuộc bởi các yếu tố chủ quan, định trước do đó sản xuất nông nghiệp còn mang đặc trưng nền nông nghiệp kém phát triển, nhiều vùng nông thôn vẫn trong tình trạng nghèo đói. Những năm gần đây, do thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước nước ta đã bước đầu khởi sắc và phát triển. Nhưng cơ bản vẫn còn mang dấu Ên của một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lương thực. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn được xem xét từng bước cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nhằm kết hợp chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác trình độ khoa học kỹ thụât cao cũng có tác động rõ rệt đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, làm thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả. Nhiều vùng chuyên canh cây trồng ở nước đã hình thành và phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hoá xuất khẩu như : chè, cà phê, cao su, mía đường, dâu tằm.v..v... Những tiến bộ của việc xác định cơ cấu cây trồng ngày càng hợp lý cũng thể hiện sự phát triên của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta đang từng bước đạt trình độ cao hơn. 2.2.3. CCCT về cơ bản phản ảnh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá sản xuất. Nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến đổi về chất của CCCT. Suy cho cùng thì nhu cầu về nông sản và môi sinh của xã hội càng cao thì càng thúc đẩy CCCT chuyển biến theo hướng tiến bộ. Từ những đặc trưng đó đòi hỏi khi xác định CCCT cần phải dựa vào nhu cầu thị trường nông sản, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, sự phân vùng quy hoạch nông nghiệp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ, những tiến bộ kỹ thuật và điều kiện để ứng dụng vào sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hoá thì thị trường là nơi kết thúc quá trình sản xuất. Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều do thị trường quyết định. Trong quá trình tổ chức sản xuất ngành trồng trọt thì việc xác định CCCT tuân theo nguyên lý đó. Quá trình tái sản xuất trong nông nghiệp tuy diễn ra chậm chạp nhưng nó tuân theo những quy luật kinh tế khách quan vừa đảm bảo thu hồi vốn, vừa tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Người nông dân chỉ có thể sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà họ có sẵn. Khi một loại nông sản nào đó thị trường không chấp nhận sẽ dẫn đến ứ đọng và Õ thừa, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá rẻ không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra. Bởi vậy, trong lĩnh vực trồng trọt, việc xác định CCCT trước hết phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cả trong nước và ngoài nước về số lượng và chất lượng, chủng loại, giá cả. Trên cơ sở đó mà có sự bố trí sắp xếp sản xuất hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. 3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và CCCT nói riêng ngày càng chứng tỏ hơn các xu hướng sau đây: 3.1 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Xu hướng này phản ánh quy luật cung - cầu trong xã hội, có thể thấy rõ trên các khía cạnh: - Nhu cầu ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm từ cây lương thực, thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác. - Thị trường cung - cầu của sản xuất trồng trọt ngày càng mang tính xã hội hoá và quốc tế hoá. - Công nghiệp hoá và hiện đại hoá có quan hệ tương tác với nông nghiệp và ngày càng thêm chặt chẽ. 3.2 Chuyển dịch theo hướng một nền kinh tế phát triển và một nền nông nghiệp ổn định, bền vững. Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đều cho thấy rõ: - Vai trò của nông nghiệp có tác dụng rất to lớn và có khi có tính quyết định ở các giai đoạn đầu ở sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm của các nước Châu Á phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia đã đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh do đã tập trung xây dựng trước hết một nền móng phát triển vững vàng tại nông thôn. Các nước này đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp và đã thành công không chỉ trong việc xoá đói giảm nghèo mà ngay cả các ngành phi nông nghiệp cũng tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn sau thì vai trò của nông nghiệp có khác trước, nhưng không có nghĩa là không quan trọng đối với một nền kinh tế phát triển. - Ngày nay người ta càng nhận rõ vấn đề an toàn lương thực là đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. 1.3.3 Cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái Kinh tế phát triển, nhất là kinh tế hàng hoá luôn có mặt trái của nó, trong đó có sự tác hại đến môi trường, sự phá huỷ môi trường sinh thái là điển hình. Do đó cơ cấu cây trồng tiến bộ không thể không chú ý đến việc hạn chế sự tàn phá môi trường và hướng tới bảo vệ đa dạng, bền vững của môi trường sinh thía. Nói tóm lại xu hướng phát triển cơ cấu cây trồng cần thiết phải được thể hiẹn rõ mối quan hẹ giữa các phạm trù : sản xuất hàng hoá - nông nghiệp bền vững - nông nghiệp sinh thái. II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác. 1. Sự cần thiết phải chuyển dịch sang sản xuất thuỷ sản : Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức sống của bà con nông dân ngày được tăng lên, nhu cầu về nông sản phẩm đòi hỏi ngày một nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng chính vì vậy sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự biến đổi tích cực, để phù hợp với yêu cầu khách quan. Để đáp ứng đựơc nhu cầu ngày càng cao về nông sản phẩm thì chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm cho thu nhập và mức sống của bà con nông dân ngày một tăng lên. Trong bữa ăn
Tài liệu liên quan