Đề tài Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam

Kể từ khi Amstrong-người đầu tiên đặt chân lên măt trăng (1969) đã đánh dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới. Ngày nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thay vào đó là xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra rất sôi động, tác động của mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Kể từ khi Amstrong-người đầu tiên đặt chân lên măt trăng (1969) đã đánh dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới. Ngày nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thay vào đó là xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra rất sôi động, tác động của mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế. Trước tình hình đó, để rut ngắn khoảng cách về mọi mặt đặc biêt về kinh tế với các nước đang phát triển, các quốc gia đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đây là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại. Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Đảng và nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế vào năm 1986 đồng thời đề cao vai trò công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi đây là giai đoạn phát triển tất yếu Đảng và nhà nước ta khẳng định chủ trương: “lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính” là hoàn toàn đúng đắn. Trước tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, lạc hậu, sản xuất nônh nghiệp là chính, nến công nghiệp chưa phát triển...chuyển giao công nghệ đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài sẽ góp phần vào sự tăng cường sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp...thúc đẩy tiến trình công công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ những lập luận trên em đã chọn đề tài: “Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam” Chương I: Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ 1.1. Quan niệm và thành phần công nghệ 1.1.1. Quan niệm Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công nghệ. Thưc tế cho thấy có nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song việc nhận thức về sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm về công nghệ: Theo tổ chức phat triển của LHQ (UNIDO): “công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách có hệ thống, có phương pháp” Theo tổ chức ESCAP (uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á- Thái bình dương): “công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa này được mở rộng nó bao gồm tất cả các kĩ năng, kiến thức, thiết bi và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tao, dịch vụ thông tin”. Nếu như định nghĩa của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu quả khi xem xét viêc sử dụng công nghệ cho môt định nghĩa nào đó thì ESCAP đã tạo ra một bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Định nghĩa này mở rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dich vụ và quản lý. Trên cơ sở tiếp thu những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa hoc tại Việt Nam, định nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tại thông tư số28/TTQLKH ngày 22/1/1994 của bộ khoa học công nghệ và môi trường được tóm tắt như sau: Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ trong thực tiễn kinh doanh được thể hiện dưới dạng: +Các bí quyết kĩ thuật phương án công nghệ quy trình công nghệ tài liệu thiết kế sơ bô và thiết kế kĩ thuật. +Các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế kiểu dáng, công nghệ, nhãn hiệu hàng hoá). +Các giải pháp nói trên có thể bao hàm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dung công nghệ. +Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn. Có thể đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau người ta có các định nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát: công nghệ là tất cả những gì biến đổi đầu vào thành đầu ra. 1.1.2 Thành phần của công nghệ Bất cứ một công nghệ nào từ đơn giản tới phức tạp đều bao gồm bốn thành phần trang thiết bị (T), con người (H), thông tin (I), tổ chức (O). Có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại với nhau. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ Hình 1: Sơ đồ mối quan hệ các thành phần của công nghệ - tổ chức con người thông tin công nghệ * Các yếu tố cấu thành công nghệ: - Phần cứng: bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng ...phần cứng tăng năng lực cơ bắp và trí lực cho con người - Phần mềm bao gồm: + Phần con người là đội ngũ lao động có sức khoẻ kĩ năng, kĩ sảo, kinh nghiệm sản xuất và có năng suất lao động cao. Một trang thiết bi hoàn hảo nhưng thiếu một con người có chuyên môn kĩ thuật, kỷ luật lao động sẽ trở lên vô ích. + Phần thông tin: bao gồm các dữ liêu, thuyết minh, dư án, mô tả, sáng chế, chỉ dẫn kĩ thuật, điều hành sản xuất. + Phần tổ chức: Bao gồm những liên hệ, bố trí sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tao mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành. +Phần bao tiêu: Nghiên cứu thị trường đầu ra là việc quan trọng cũng nằm trong phần mềm của chuyển giao công nghệ. 1.2 Phân loại công nghệ Hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều tới mức không thể xác định chính xác, do đó việc phân loại chính xác, chi tiết là điều rất kho khăn. Tuỳ theo mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau: Theo tính chất: Công nghệ sản xuất, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo- giáo dục. Theo ISO 8004.2, Dịch vụ có bốn loại: -Tài chính, ngân hàng, dịch vụ, tư vấn. -Tam quan, du lịch, vận chuyển. -Tư liệu thông tin. -Huấn luyện, đào tạo. Theo nghành nghề: Có các loại công nghệ công nghiệp: nông nghiệ, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu. Theo sản phẩm: tuỳ thuộc loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng như công nghệ thép, công nghệ xi măng, công nghệ ô tô... Theo đặc tính công nghệ công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục. Trong phạm vi quản lý công nghệ, một số loại công nghệ được đề cập như dưới đây: Theo trình độ công nghệ (căn cứ mức độ phức tạp, hiện đại của các thành phần công nghệ) có các công nghệ truyền thông, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung gian. Các công nghệ truyền thống thường là thủ công, có tính độc đáo, độ tinh sảo cao, song năng suất không cao và không đồng đều. Các công nghệ truyền thống có ba đặc trưng cơ bản: tính cộng đồng, tính ổn định vgà tinh lưu truyền. Các công nghệ tiên tiến là thành quả khoa học hiện đại, nhưng công nghệ này có năng suất cao, chất lượng tốt và đồng đều, giá thành sản phẩm của chúng hạ. Công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến xét về trình độ công nghệ. Theo mục tiêu phát triển công nghệ có công nghệ phát triển, công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy. Các công nghệ ophát triển bao gồm các công nghệ bảo đảm. Cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn, ở, mặc, đi lại. Các công nghệ thúc đẩy bao gồm các công nghệ tạo lên sự tăng trưởng kinh tế trong quốc gia. Các công nghệ dẫn dắt là các công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo góc độ môi trường có công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch. Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuât tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng hợp lý. Theo đặc thù của công nghệ có thể chia thành hai loại: công nghệ cúng và công nghệ mềm. Cách phân loại này xuất phát từ quan niệm công nghệ gồm bốn thành phần trong đó kĩ thuật là phần cứng còn ba yếu tố còn lại là phần mềm. Một công nghệ mà phần cứng của nó được đánh giá là vai trò chủ yếu thì công nghệ đó được coi là công nghệ phần cứng và ngược lại. Cũng có quan niệm coi công nghệ cứng là công nghệ khó thay đổi; còn công nghệ mềm là công nghệ có chu trình sống ngắn phát triển nhanh Theo đầu ra của công nghệ, có công nghệ sản phẩm và công nghệ quá trình: công nghệ sản phẩm liên quan thiết kế sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm) và việc sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm (thường bao gồm các phần mềm sử dụng sản phẩm); trong khi công nghệ quá trình để chế tạo ra sản phẩm đã được thiết kế (liên quan tới bốn thành phần công nghệ). 1.3 Chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng trở lên phong phú và đa dạng hơn bởi vậy viêc đưa ra một hệ thống lý luân chung về chuyển giao công nghệ là hoàn toàn cần thiết. 1.3.1 Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ a, Khái niệm bất kì một quốc gia, một nghành, một cơ sở, một địa phương hay một cá nhân nào cũng có một hay nhiếu công nghệ triển khai. Đó có thể là công nghệ nội sinh (công nghệ) tự tạo hay công nghệ ngoại sinh (công nghệ có được từ nước ngoài). Trong một số điều kiện nhất định nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? theo quan niệm của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế :chuyển giao công nghệ là chuyển giao và nhận công nghệ qua biên giới. Điều đó có nghĩa công nghệ được chuyển và nhận thông qua con đường thương mại quốc tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự giác (tình báo kinh tế, công nghiệp, hội thảo khoa học). Theo một nhà nghiên cứu NHật Bản ông Prayyoon shiowana: “chuyển giao công nghệ là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích luỹ một cách liên tục và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất, một sự chuyển giao công nghệ thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích luỹ sâu hơn và rộng hơn”. Cách nhìn nhận mới về chuyển giao công nghệ đứng trên góc độ một quốc gia đã và đang có những hoạt động chuyển giao công nghệ tích cực vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cho ta thấy sự đánh giá của họ về chuyển giao công nghệ đặc biệt là nhân tố con người. Như vậy trong một khuôn khổ nhất định định nghĩa về chuyển giao công nghệ là việc làm cần thiết. b, Đối tượng chuyển giao công nghệ. Công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm. Sự phức tạp hay khó khăn không thể hiện nhiều ở phần cứng mà tập trung vào phần mềm bởi phần mềm rất trừu tượng, bí ẩn, giá cả không ổn định. Về vấn đề này bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam quy định hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: - Quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. - Chuyển giao thông qua mua bán, cung cấp các đối tượng (giải pháp kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật). - Các hình thức hỗ trợ tư vấn. - Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất. 1.3.2 Các hình thức chuyển giao công nghệ a, Phân theo luồng. Theo cách phân loại này có hai cách phân loại đó là chuyển giao dọc và chuyển giao ngang. - Chuyển giao dọc: là sự chuyển giao các công nghệ hoàn toàn mới mẻ đòi hỏi phải có một sự đồng bộ từ nghiên cứu thí nghiệm tới sản xuất thử rồi sản xuất hàng loạt để đảm bảo độ tin cậy về kinh tế và kĩ thuật. - Chuyển giao ngang: là sự chuyển giao công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp này tới doanh nghiệp khác, từ nước này sang nước khác. So với chuyển giao dọc chuyển giao ngang ít rủi ro hơn song phải tiếp cận công nghệ dưới tầm người khác không hoàn toàn mới mẻ b, Phân theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán. Phân loại theo kiểu này đánh giá mức độ tiên tiến và giá cả của công nghệ gồm các hình thức sau: - Chuyển giao đơn giản: là hình thức người chủ công nghệ chuyển giao cho người mua quyền sử dụng công nghệ, thời gian và phạm vi hạn chế - Chuyển giao đặc quyền: người bán trao quyền sử dụng cho người mua trong một phạm vi lãnh thổ. - Chuyển giao độc quyền: là hình thức người bán trao toàn quyền sở hữu công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng c, Phân theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ. Trao kiến thức: việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt kiến thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật. - Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khoá trao tay: Người bán phải thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn chương trình hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất. - Trao sản phẩm: người bán không những có trách nhiệm hoàn tất toàn bộ dây chuyền sản xuất thành công toàn bộ công nghệ chuyển giao. - Trao thị trường: ngoài trách nhiệm như ở góc độ “trao sản phẩm” người bán còn phải trao một phần thị trường đã xâm nhập thành công cho bên mua công nghệ. 1.4 Cơ sở và vai trò của chuyển giao công nghệ. 1.4.1 Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ. Để hiểu rõ cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ, ta xem xét sự hình thành ưu, nhược điểm của công nghệ nội sinh để phân biệt giữa công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại nhập và công nghệ do chuyển giao công nghệ. a, Công nghệ nội sinh. Công nghệ nội sinh là công nghệ được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai ở trong nước. Chu trình hình thành một công nghệ nội sinh trải qua các giai đoạn: tìm hiểu nhu cầu –thiết kế sản phẩm –chế tạo thử- sản xuất Truyền bá và đổi mới. + Các ưu điểm của công nghệ nội sinh. - Công nghệ nội sinh thường thích hợp với điều kiện trong nước do được thiết kế từ các dữ liệu thu thập theo nhu cầu của địa phương. - Người sử dụng dễ dàng làm chủ được công nghệ vì nghiên cứu triển khai ở trong nước, do đó dễ phát huy được hiệu quả - Tiết kiệm ngoại tệ; - Không phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt về kỹ thuật; - Tận dụng các nguồn lực sẵn có ở các địa phương, do thiết kế ở trong nước thưòng dựa vào các nguồn lực sẵn có; - Nếu trình độ NC-TK công nghệ đạt trình độ tiên tiến, có thể xuất khẩu công nghệ mang lại nhiều lợi ích; - Các cơ quan NC-TK thông qua thực hành nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới có điều kiện nâng cao trình độ. + Những nhược điểm: - Để có được một công nghệ cần có nhiều thời gian, tiền của và nhân lực, do việc tạo công nghệ mới là hoạt động nghiên cứu- triển khai, do đó nếu chỉ dựu hoàn toàn vào công nghệ nội sinh thời gian CNH sẽ bị kéo dài; - Nếu trình độ NC-TK không cao, công nghệ tạo ra sẽ ít giá trị gây lãng phí do không sử dụng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường ngay ở trong nước. b,Công nghệ ngoại sinh. + Sự hình thành một công nghệ ngoại sinh: công nghệ ngoại sinh là một công nghệ được thông qua việc mua công nghệ do nước ngoài sản xuất. Quá trìng có được một công nghệ ngoại sinh bao gồm: Nhập-thích nghi- làm chủ Trong số các công nghệ ngoại sinh một số được coi là chuyển giao công nghệ. + Chuyển giao công nghệ ngày nay là mua bán công nghệ có tổ chức. Các động cơ của bên giao và bên nhận có ảnh hưởng đến kết quả của chuyển giao công nghệ. Có thể chia các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ thành ba loại: Những nguyên nhân khách quan; những lý do xuất phát từ bên giao và những lý do xuất phát từ bên nhận. c,Những nguyên nhân khách quan dẫn đến chuyển giao công nghệ: + Không quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để làm ra tất cả các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do nhiều nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc về phương diện kinh tế giữa mua và làm. + Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới về công nghệ (85%các sáng chế công nghệ nằm trong tay sáu nước), nhiều nước không có khả năng tạo ra công nghệ mà mình cần, buộc phải mua để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết; + Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo điều kiện cho mua, bán kể cả mua bán công nghệ; + Các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại làm rút ngắn tuổi thọ của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ ngày càng tăng. Trong lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh, chu trình sống của công nghệ rất ngắn, những người đi sau trong công nghệ này muốn có công nghệ đã xuất hiện trên thị trường thường thông qua chuyển giao thay vì bắt đầu từ NC-TK. d,Những lý do khiến bên giao công nghệ muốn chuyển giao công nghệ: + Thu lợi nhuận cao hơn ở địa phương hay ở chính quốc (do giảm chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí cơ sở hạ tầng khác); + Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, do đó có điều kiện đổi mới công nghệ; +Thu được các lợi ích khác như: Bán nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế; tận dụng nguồn chất xám ở địa phương; thâm nhập vào thị trường bên nhập công nghệ... e, Những lý do khiến bên nhận muốn chuyển giao công nghệ: Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài bên nhận kì vọng vào: + Thông qua chuyển giao công nghệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện đảy nhanh phát triển kinh tế. + Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động; + Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách: nhu cầu thiết yếu của xã hội, nhu cầu đổi mới của công nghệ để đáp ứng sức ép cạnh tranh; + Có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến; + Tránh được rủi ro nếu phải tự làm do mua licence công nghệ; + Nếu thành công có cơ hội đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH 1.4.2 Vai trò của chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho cả hai bên bên giao và bên nhận. Đối với bên tiếp nhận: Họ có được công nghệ mới có trình độ cao hơn do công nghệ họ tiếp nhận đều là công nghệ của nước ngoài có trình độ cao hơn công nghệ trong nước đặc biệt là ở nước ta việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có thể nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Trong khi các công nghệ trong nước lại cũ kỹ và lạc hậu...một cái lợi nữa của bên tiếp nhận là; họ có thể tiếp kiệm được nguồn lực. Thay vì đầu tư nguồn lực cho nghiên cưu triển khai công nghệ nội sinh họ có thể đi mua công nghệ nước ngoài còn nguồn lực đó có thể đầu tư vào lĩnh vực khác, việc khác... Đối với bên chuyển giao họ thu lợi nhuận từ chuyển giao công nghệ của họ kéo dài vòng đời công nghệ được chuyển giao tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ phân công lao động, chuyên môn hoá ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp Công nghệ tạo năng xuất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác, sử dụng. Phần 2 Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua 2.1 Đặc điểm chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Cho đến hết tháng 8/1997 đã có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí là 32.341tỷ USD trong đó có khoảng trên 70% dự án có nội dung chuyển giao công nghệ. kể từ 1/1/2000 đến 15/9/2000 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 69.000 tỷ đồng cho tổng sản lượng công nghiệp, tăng 65,38% so với năm 1995 (26.000 tỷ VND ). Như vậy, vấn đề chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng không chỉ ở tầm vi mô mà còn cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế. Trước khi đi vào đánh giá thực trạng của vấn đề, người ta đã tổng kết lại một số đặc điểm của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài như sau: -Công nghệ đưa vào Việt Nam chủ yếu thông
Tài liệu liên quan