Đề tài Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội

Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội được thành lập ngày 14.4.1978 theo quyết định số 79 CP của hội đồng chính phủ với tên là Viện khoa học lao động với nhiệm vụ chủ yếu là: - Nghiên cứu những nguyên tắc tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lao động xã hội. - Nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp để xây dựng các loại tiêu chuẩn lao động và tiền lương. - Nghiên cứu nhằm khai thác các tiềm năng tăng năng suất lao động. - Nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học trong công nhân, cán bộ, nhân viên, xã viên hợp tác xã và tổ chức áp dụng thử các kết quả nghiên cứu đó. - Nghiên cứu về tâm, sinh lý học lao động và xã hội học về lao động. - Xây dựng các căn cứ kinh tế kỹ thuật để hoàn chỉnh hệ thống thang bảng lương và khuyến khích vật chất đối với người lao động. - Tổ chức thu thập thông tin, mở rộng hợp tác trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học lao động và tiền lương. Trên cơ sở các nhiệm vụ đó Viện đã hình thành cơ cấu tổ chức gồm các phòng ban chuyên môn như: phòng định mức lao động và tổ chức lao động khoa học, phòng tiền lương, phòng điều kiện lao động, phòng năng suất lao động. Số cán bộ ban đầu chỉ gồm gần 20 người từ các vụ, ban trong Bộ, lực lượng cán bộ nòng cốt là từ vụ định mức của Bộ lao động, đồng thời viện đã tiếp nhận thêm nhiều cán bộ tốt nghiệp từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Trong thời kỳ này để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước nên các công trình, đề tài nghiên cứu của Viện đã tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu nhằm tạo cơ sở và công cụ quản lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp quốc doanh, các HTX, các nông trường trong việc xây dựng định mức lao động, tổ chức lao động khoa học, trả lương, thưởng và đưa ra các mô hình sx tiên tiến. Hợp tác về nghiên cứu trong thời kỳ này cũng được Viện quan tâm, đã thành lập mối quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu về lao động của các nước thành viên hội đồng tương trợ kinh tế. Qua đó Viện đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu chung cùng các viện như: “ Kinh nghiệm quản lý lao động ở các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế”, “ Các phương pháp luận chứng đồng bộ các mức lao động”. Cùng với sự đổi mới chung của cả nước tháng 5.1987 sau khi Bộ Lao động sáp nhập với Bộ Thương binh - Xã hội thì Viện được giao thêm chức năng nghiên cứu các vấn đề xã hội. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhất của Viện về lực lượng cán bộ. Trong thời kỳ này nhiều cán bộ có năng lực đã đi hợp tác lao độngnước ngoài. Do đó một trong những nhiệm vụ được Viện coi trọng là bổ sung đội ngũ cán bộ và hoàn thiện cơ câú tổ chức.

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cấu tổ chức bộ máy, nghiên cứu của viện khoa học lao động và xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI. Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội được thành lập ngày 14.4.1978 theo quyết định số 79 CP của hội đồng chính phủ với tên là Viện khoa học lao động với nhiệm vụ chủ yếu là: Nghiên cứu những nguyên tắc tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lao động xã hội. Nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp để xây dựng các loại tiêu chuẩn lao động và tiền lương. Nghiên cứu nhằm khai thác các tiềm năng tăng năng suất lao động. Nghiên cứu về tổ chức lao động khoa học trong công nhân, cán bộ, nhân viên, xã viên hợp tác xã và tổ chức áp dụng thử các kết quả nghiên cứu đó. Nghiên cứu về tâm, sinh lý học lao động và xã hội học về lao động. Xây dựng các căn cứ kinh tế kỹ thuật để hoàn chỉnh hệ thống thang bảng lương và khuyến khích vật chất đối với người lao động. Tổ chức thu thập thông tin, mở rộng hợp tác trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học lao động và tiền lương. Trên cơ sở các nhiệm vụ đó Viện đã hình thành cơ cấu tổ chức gồm các phòng ban chuyên môn như: phòng định mức lao động và tổ chức lao động khoa học, phòng tiền lương, phòng điều kiện lao động, phòng năng suất lao động.... Số cán bộ ban đầu chỉ gồm gần 20 người từ các vụ, ban trong Bộ, lực lượng cán bộ nòng cốt là từ vụ định mức của Bộ lao động, đồng thời viện đã tiếp nhận thêm nhiều cán bộ tốt nghiệp từ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Trong thời kỳ này để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước nên các công trình, đề tài nghiên cứu của Viện đã tập trung chủ yếu vào các nghiên cứu nhằm tạo cơ sở và công cụ quản lý cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp quốc doanh, các HTX, các nông trường trong việc xây dựng định mức lao động, tổ chức lao động khoa học, trả lương, thưởng và đưa ra các mô hình sx tiên tiến. Hợp tác về nghiên cứu trong thời kỳ này cũng được Viện quan tâm, đã thành lập mối quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu về lao động của các nước thành viên hội đồng tương trợ kinh tế. Qua đó Viện đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu chung cùng các viện như: “ Kinh nghiệm quản lý lao động ở các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế”, “ Các phương pháp luận chứng đồng bộ các mức lao động”... Cùng với sự đổi mới chung của cả nước tháng 5.1987 sau khi Bộ Lao động sáp nhập với Bộ Thương binh - Xã hội thì Viện được giao thêm chức năng nghiên cứu các vấn đề xã hội. Đây cũng là thời điểm khó khăn nhất của Viện về lực lượng cán bộ. Trong thời kỳ này nhiều cán bộ có năng lực đã đi hợp tác lao độngnước ngoài. Do đó một trong những nhiệm vụ được Viện coi trọng là bổ sung đội ngũ cán bộ và hoàn thiện cơ câú tổ chức. Từ những năm 90 , để phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, Viện đã xác định lại hướng nghiên cứu, xây dựng lại chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, hình thành một số phòng, trung tâm như: phòng việc làm để tập trung nghiên cứu các vấn đề về thị trường lao động nhằm tạo thêm việc làm, quan hệ lao động, đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Thành lập trung tâm nghiên cứu lao động nữ nhằm nghiên cứu phục vụ, đề ra các chính sách hỗ trợ cho lao động nữ có thêm điều kiện gia nhập thị trường lao động. Viện còn thành lập các phòng nghiên cứu về bảo hiểm, bảo trợ xã hội nhằm đi sâu nghiên cứu về cơ chế quản lý BHXH, nghiên cứu về người có công, về người già, về lao động trẻ em, nghiên cứu về lao động trẻ em, nghiên cứu về đói nghèo và các vấn đề tệ nạn xã hội. Việc nghiên cứu về tiền lương cho các doanh nghiệp như trước đây nay chuyển sang nghiên cu cả về mức sống dân cư, nghiên cứu nhằm đề ra các thang, bảng lương, cơ chế quản lý tiền lương cho các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước… Để phù hợp với sự thay đổi này Viện đã chuyển hướng nghiên cứu từ nghiên cứu chủ yếu nhằm phục vụ cho các cơ sở sản xuất sang chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô phù hợp với nền kinh tế thị trường và từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới. Các công trình nghiên cứu lớn trong thời gian này về tiền lương và BHXH đã góp phần cho việc xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương và đề án cải cách BHXH. Trong những năm 1992 – 1995 Viện đã chủ trì và tham gia nghiên cứu những đề tài thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước như: KX04, KX07,KX11… Một trong những ưu tiên của Viện trong thời gian này là đã thực hiện các dự án điều tra về lao động và xã hội ở các vùng kinh tế nhằm hình thành một hệ thống thông tin phục vụ cho việc xây dựng các định hướng lớn của ngành. Dự án điều tra lao động và xã hội trên phạm vi cả nước đã góp phần cho việc xây dựng quy hoạch về lao động trên phạm vi cả nước, ở các vùng và cho các tỉnh. Viện đã cử nhiều chuyên gia tham gia xây dựng chiến lược kinh tế xã hội, các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ VIII và các văn kiện hội nghị trung ương trên lĩnh vực lao động. Viện cũng tham gia tích cực trong việc soạn thảo các chương trình việc làm Quốc gia và xoá đói giảm nghèo. Dự án nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ đã góp phần đề ra các giải pháp mới nhằm tạo việc làm và qua đó Viện đã thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho việc xây dựng chương trình việc làm quốc gia. Dự án điều tra về điều kiện lao động đã cung cấp các thông tin cho việc ban hành danh mục các nghề, công việc nặng nhọc độc hại và đặc biệt nặng nhọc độc hại nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Dự án về thông tin thị trường lao động đã đưa ra được các phương pháp nhằm thu thập thông tin về cung và cầu lao động theo đó các dịa phương có thể tự xây dựng hệ thống dữ liệu, đánh giá tình hình nhằm góp phần cho việc triển khai chương trình việc làm quốc gia. Được sự tài trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, Viện đã thực hiện nhiều dự án cóhiệu quả: dự án điều tra về sinh viên tốt nghiệp đại học đã góp phần cho việc nghiên cứu thị trường lao động cuả những người có trình độ kỹ thuật, đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về tài chính, giáo dục và xã hội hoá giáo dục. Dự án nghiên cứu về chính sách xã hội đối với các đối tượng yếu thế nhằm góp phần cho việc đề ra các chính sách để những người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện hoà nhập vào cộng đồng… Viện đã xây dựng luận cứ để phê duyệt văn kiện xây dựng bộ luật lao động. Với sự hỗ trợ của ILO, Bộ đã ây dựng thành công Bộ luật lao động, đã được quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 1995. Một trong những đóng góp khác của các đề tài cấp bộ đó là góp phần rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành và vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Mở rộng hợp tác nghiên cứu là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất để co được những thành tựu của Viện, có được những tư liệu và kiến thức kiến thức quản lý lao động của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Mở đầu của hợp tác với các tổ chức ILO, Viện đã phối hợp với tổ chức quản lý lao động châu Á (ARPLA) tổ chức hội thảo về quản lý lao động. Tiếp đến Viện đã nhận đợc sự hỗ trợ và hợp tác của hàng loạt các tổ chức quốc tế như: ILO, trường kinh tế Stockholm, Viện FES cộng hoà liên bang Đức, ngân hàng thế giới, Viện lao động Nhật Bản, UNICEF… Năm 1995 viện đã chính thức được công nhận là thành viên chính thức của “ Mạng lưới các tổ chức nghiên cứu về lao động” của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc ILO. Từ khi là thành viên của tổ chức này hàng năm cán bộ của Viện đã được tham gia các hội thảo quốc tế ở các nước, Viện được cung cấp định kỳ về thông tin lao động của các nước trong khu vực và hơn nữa Viện dã mở ra được hợp tác song phương với các Viện nghiên cứu thành viên. Hợp tác với các cơ quan trong nước cũng được Viện đặc biệt chú trọng vì Viện đã thực hiện một loạt các công trình nghiên cứu liên ngành, hơn nữa để thực hiện dự án có quy mô lớn thì Viện không thể hoàn thành với chất lượng cao nếu không có sự tham gia của các Viện nghiên cứu như:Viện kinh tế học, viện xã hội học, viện quản lý kinh tế trung ương, trường ĐH Kinh tế quốc dân… II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI. Chức năng của Viện khoa học lao động và xã hội. Chức năng của Viện được thực hiện theo quyết định 262 ngày 13.4.94 của Bộ trưởng về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội. Chức năng của Viện đó là: nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực lao động và thương binh xã hội, đào tạo đại học và sau đại học cho các chuyên ngành về lao động xã hội. Nhiệm vụ của Viện khoa học lao động và xã hội. Theo quyết định số 1445/2002/QĐ - BLĐTBXH ngày 18.11.02 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh & Xã hội thì nhiệm vụ của Viện bao gồm 6 nội dung chính. Đó là: Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động - Thương binh & Xã hội bao gồm: Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB & XH, tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vưc LĐ - TB & XH. Phát triển nguồn nhân lực: di dân, di chuyển lao động; đào tạo nghề nhăm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động. Việc làm, thất nghiệp, chyển dịch cơ cấu lao động, thị trường lao động, tác động của toàn cầu hoá... Tiền lương, tiền công và thu nhập, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, định mức lao động, năng suất lao động xã hội. Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và diều kiện lao động. Lao động nữ: các khía cạnh xã hội và các vấn đề giới của lao động nữ và các lao động đặc thù. Ưu đãi người có công: xoá đói giảm nghèo, BHXH,bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành, đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành kinh tế lao động theo quy định của pháp luật. Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học lao động và xã hội, thu nhập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu. Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý. Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lao động và xã hội theo quy định của pháp luật, của Bộ. Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN. Hiện nay Viện có 76 cán bộ trong đó có 38 cán bộ là nữ. Trình độ của cán bộ là: Chuyên viên cao cấp : 1 người Chuyên viên chính : 9 người Chuyên viên : 60 người Khác : 3 người Cán sự : 3 người Cán bộ trong Viện 100% đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 9 tiến sĩ, 8 thạc sĩ. Trước khi có quyết định 1445 ngày 18.11.02 của Bộ trưởng về việc đổi tên và quy định chức năng , nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 3 lãnh đạo và số cán bộ được bố trí vào 11 phòng ban và trung tâm. Đó là các phòng: phòng tổ chức hành chính; phòng kế hoạch tổng hợp thông tin đối ngoại; phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội; phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội; trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ; trung tâm môi trường và điều kiện lao động; phòng tiền lương, tiền công, mức sống; phòng lao động, việc làm, phòng định mức và tổ chức lao động khoa học; phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh; tổ chiến lược. Nhưng sau khi có quyết định 1445 thì bộ máy tổ chức của Viện gồm có 4 lãnh đạo và 7 phòng, trung tâm.7 phòng, trung tâm đó là: phòng tổ chức hành chính và tài vụ; phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại; phòng nghiên cứu quan hệ lao động; phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội; trung tâm dân số, nguồn lao động và việc làm; trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ; trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Bộ máy lãnh đạo hiện nay gồm 4 người đó là: Viện trưởng: TS Nguyễn Hữu Dũng Viện phó: CN Đào Quang Vinh TS Doãn Mậu Diệp ThS Nguyễn Thị Lan Hương Sơ đồ các phòng ban trong Viện được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong Viện. Phòng tổ chức hành chính và tài vụ. Trưởng phòng: Vũ Văn Đạt. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy, nhân sự của Viện. Nâng lương, đề bạt, tuyển dụng lao động. Đảm bảo về tài chính( theo nguồn kinh phí của Bộ), cơ sở vật chất cho các đơn vị hoạt động nghiên cứu. Theo dõi chi tiêu, quyết toán. Quản trị và hành chính. Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại. Trưởng phòng: ThS Đặng Kim Chung. Phó phòng: Nguyễn Thị Bích Thuý. Phòng gồm 7 người. Phòng có nhiệm vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch nghiên cứu, theo dõi tiến độ nghiên cứu của các phòng ban trong Viện. Tập hợp các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tư liệu, số liệu nghiên cứu và điều tra chi thư viện. Tiếp đón, dịch thuật, phiên dịch cho các tổ chức người nước ngoài. 3. Phòng nghiên cứu quan hệ lao động. Trưởng phòng: TS Nguyễn Quang Huề. Phòng gồm 8 người. Phòng có nhiệm vụ: Xây dựng thang, bảng lương. Nghiên cứu tiền lương tối thiểu, lương doanh nghiệp. Nghiên cứu tiền lương, mức sống. Nghiên cứu định mức lao động. Nghiên cứu mối quan hệ giữa lao động và tiền lương. Nghiên cứu BHXH. 4. Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội. Trưởng phòng: Lê Thị Hà. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công. Chính sách đối với trẻ em lang thang, người già cô đơn. Trợ giúp cho các vùng bị thiên tai, bão lụt, những vùng gặpk khó khăn. Tệ nạn ma tuý, mại dâm. Lao động trẻ em. 5. Trung tâm dân số, nguồn lao động và việc làm. Giám đốc trung tâm: Vũ Duy Dự. Phòng gồm 9 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu lao động trong dân số. Di, biến động của lao động( cung – cầu lao động) của các khu vực. Đào tạo nghề, việc làm cho người lao động cho thị trường lao động, nhu cầu lao động. Thất nghiệp, việc làm. 6. Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới. Giám đốc trung tâm: Phan Thị Thanh. Phòng gồm 8 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu tất cả những vấn đề về việc làm, lao động,xã hội như các đơn vị trong Viện nhưng chủ yếu nghiên cứu về nữ. Cơ hội hội nhập của lao động nữ. Tạo cơ hội cho phụ nữ có việc làm. Bình đẳng giới. Nghiên cứu về lãnh đạo là nữ giới. Truyền thông giữa quốc tế và Việt Nam về lao động nữ và giới. Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Giám đốc trung tâm: Nguyễn Đức Hùng. Phó giám đốc trung tâm: Dương Danh Mạnh. Phòng gồm 7 người. Phòng có nhiệm vụ: Nghiên cứu điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Quy định về các điều kiện làm việc cho người lao động. Nghiên cứu an toàn lao động, điều kiện lao động. Nghiên cứu tác động của doanh nghiệp tới môi trường cũng như sự tác động trở lại của môi trường đến doanh nghiệp. CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI. Các đề tài nghiên cứu của Viện đã đóng góp không nhỏ cho việc hoạch định các chính sách cũng như giải quyết các vấn đề của hiện tại và tương lai. Hàng năm viện thực hiện từ 4- 5 đề tài cấp Bộ và rất nhiều dự án khác hợp tác nghiên cứu cùng các tổ chức trong và ngoài nước. Các đề tài của Viện thường mang tính khả thi rất cao. Các đề tài nghiên cứu,dự án nghiên cứu trong những năm gần đây của Viện là: Báo cáo đổi mới đánh giá tình hình thực hiện luật pháp lao động ở Việt Nam ( Dự án VIE 97/03). Báo cáo tổng hợp kết quả đổi mới đánh giá năng lực các cơ sở dậy nghề. Các giải pháp nâng cao khả năng năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại thời kỳ 2001- 2005. Kết quả đổi mới doanh nghiệp về tiền lương và việc làm năm 2001. Một số nhận định rút ra từ tình hình thực hiện luật pháp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường nhân lực nghiên cứu xây dựng chiến lược và chương trình hành động. Quốc gia về phòng ngừa và giải pháp lao động trẻ em ở Việt Nam. Hội nghị tổng kết hoạt động dịch vụ làm việc an toàn TPHCM giai đoạn 1996- 2001. Báo cáo kết quả điều tra mẫu doanh nghiệp về tiền lương và việc làm năm 2001. Các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam đúng hướng. Quy hoạch tổng thể ngành lao động, thương binh xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2001- 2010. Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc trên địa bàn TPHCM. Đánh giá hoạt động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế đến lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001 – 2005. Đổi mới hệ thống thông tin về lao động thương binh xã hộiphục vụ cho nghiên cứu, quản lý gắn với cải cách hành chính. Các chính sách khuyến khích an toàn lao động cho khu vực công nghệ cao và ngoài kinh tế quốc doanh mũi nhọn. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO LÀM VIỆC VÀ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN. Viện có một hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học rất đa dạng. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho cán bộ trong Viện bao gồm: 1 máy tính nối mạng internet( máy chủ) + 4 máy con nối trực tiếp. Việc nối mạng phục vụ cho cán bộ trong viện truy cập các thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng như các thông tin có liên quan, để trao đổi thông tin với các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài. Cán bộ có thể truy cập bất kỳ lúc nào trong giờ làm việc để phục vụ cho nghiên cứu. 24 máy tính làm việc trong các phòng ban, trung tâm. máy tính phục vụ cho các cán bộ thu thập và sử lý thông tin nhanh hơn rất nhiều, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. 3 máy Naptop. 2 máy photo phục vụ cho việc photo tài liệu của mọi cán bộ. 25 máy điều hoà lắp đặt trong các phòng, ban, trung tâm. 2 ôtô( 1 xe 4 chỗ và 1 xe 8 chỗ). 133 m2 mặt bằng trụ sở. 1735 m2 diện tích làm việc. 80- 90 chiếc bàn làm việc. Trên 20 chiếc tủ các loại để đựng hồ sơ, tài liệu. Phương tiện, trang thiết bị tuy đa dạng nhưng trên thực tế đó là do các dự án tự tiết kiệm chứ chưa được sự đầu tư thoả đáng, đúng theo yêu cầu của một Viện quốc gia. Nhiều thiết bị hiện có đã trở lên lạc hậu và xuống cấp, không đồng bộ. Các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu về môi trường và điều kiện lao động quá thiếu so với nhu cầu nghiên cứu. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CỦA VIỆN TRONG NHỮNG NĂM QUA. Những thành tựu đã đạt được. Viện đã có nhiều chuyển biến trong việc xây dựng các chương trình nghiên cứu. Kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản, lâu dài với nghiên cứu ngắn hạn, với nhiệm vụ quản lý của ngàn. kết hợp giữa nghiên cứu lý luận trong điều kiện mới với tổng kết thực tiễn. Chính cì vậy một số sản phẩm đã cung cấp được cơ sở khoa học tốt cho công tác quản lý. Viện đã từng bước đổi mới phương thức tổ chức, quản lý nghiên cứu khoa học với phương châm kết hợp nhiều tầng cán bộ nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi cán bộ nghiên cứu. Khắc phục những rào cản về mặt hành chính trong nghiên cứu, nên đã thu hút được trí tuệ các nhà khoa học và quản lý vào nghiên cứu khoa học. Phương thức tổ chức, quản lý được đổi mới thể hiện ở việc: trước đây khi tiến hành nghiên cứu các cán bộ đặc biệt là các cán bộ đều tự thân vận động, tự tìm tòi nghiên cứu ít có sự phối hợp giữa các thành viên với nhau nên đôi khi đi chệch hướng. Nhưng hiện nay phương thức nghiên cứu là sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp các cán bộ trẻ, đưa cán bộ đi công tác ở các tỉnh. Do đó các cán bộ mới nhanh chóng tiến bộ và phát triển, công việc được hoàn thành với kết quả cao. Chủ động mở rộng hợp tác nghiên cứu với các Viện, các trường, các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các công trình nghiên cứu mang tính liên ngành và bổ sung được nguồn lực cho nghiên cứu. Đạt được những thành quả trên là do lãnh đạo bộ, đặc biệt là Bộ trưởng phụ trách khối đã quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu khoa học, coi khoa học là một khâu cần thiết trong quy trình lập pháp hoạch định chính sách, thường xuyên chỉ đạo và hỗ trợ các hoạt động khoa học của Viện, có sự đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo Viện. Bên cạnh đó mối quan hệ, sự hợp tác và gắn kết với các Vụ, Ban trong nghiên cứu có nhiều tiến bộ, chính vì vậy Viện đã được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của ngành. Tồn tại và khuyết điểm. Tuy đã có nhiều cố gắng song hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện cũng còn tồn tại và khuyết điểm như: Công tác tổ chức cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Viện thực hiện chưa kịp thời. Một số cán bộ của Viện vẫn
Tài liệu liên quan