Đề tài Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếvà việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Giới hạn đềtài: Vì tranh chấp thương mại quốc tếlà một vấn đềkhá rộng lớn, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: độc quyền, kinh doanh không lành mạnh, sở hữu trí tuệ , vi phạm nghĩa vụtrong quan hệthương mại quốc tếcũng khá nhiều loại như: vi phạm nghĩa vụtrong các Hiệp định thương mại song phương, đa phương, vi phạm nghĩa vụtrong các hợp đồng thương mại cụthể. Cho nên, vì thời gian không cho phép cũng nhưlượng kiến thức có hạn nên người viết chỉ tập trung vào bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếcơbản là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án dưới góc độcủa các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại cụthể. Trong đó, người viết tập trung vào hai phương thức chủyếu là trọng tài và Tòa án cũng như đềxuất hoàn thiện cho hai phương thức giải quyết tranh chấp này.

pdf110 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếvà việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT – BỘ MÔN THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Khóa 30 (Niên khóa 2004 – 2008) Đề tài: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Phạm Mai Phương Phan Trần Nguyên Huy MSSV: 5043970 Lớp: Luật thương mại – K30 Cần Thơ – 5/2008 Mục Lục [[[ \\\ Trang Lời nói đầu ..................................................................................................... 1 Chương I: TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ............. 4 I. Khái quát về tranh chấp thương mại quốc tế....................................4 II. Nguồn luật áp dụng ............................................................................7 2.1. Điều ước quốc tế ................................................................................... 7 2.2. Luật quốc gia ......................................................................................... 11 2.3. Tập quán thương mại quốc tế ................................................................ 16 2.4. Tiền lệ pháp về thương mại (án lệ) ....................................................... 17 III. Một số vấn đề về hợp đồng mua bán ngoại thương .......................18 3.1. Chủ thể................................................................................................... 18 3.2. Điều kiện cơ bản của hợp đồng ............................................................. 18 3.3. Hình thức của hợp đồng ........................................................................ 18 3.4. Chào hàng, chấp nhận chào hàng .......................................................... 19 3.4.1. Chào hàng ........................................................................................ 19 3.4.2. Chấp nhận chào hàng....................................................................... 21 3.4.3. Vấn đề trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng ................................ 22 CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ............................................... 24 I. Thương lượng .......................................................................................26 1.1. Khái niệm, ý nghĩa ................................................................................ 26 1.2. Một số loại khiếu nại phổ biến .............................................................. 28 1.2.1. Khiếu nại người bán hàng................................................................ 28 1.2.2. Khiếu nại người bảo hiểm hàng hóa................................................ 31 II. Hòa giải........................................................................................ 32 2.1. Khái niệm .............................................................................................. 32 2.2. Những ưu điểm và hạn chế của hòa giải ............................................... 36 2.3. Thủ tục tiến hành hòa giải ..................................................................... 37 2.3.1. Đề xuất hòa giải ............................................................................... 37 2.3.2. Quá trình hòa giải ............................................................................ 38 2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy chế hòa giải của UNCITRAL ................................................................................... 39 III. Trọng tài thương mại........................................................................40 3.1. Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại ..................................... 40 3.1.1. Khái niệm......................................................................................... 40 3.1.2. Đặc điểm.......................................................................................... 41 3.2. Các loại trọng tài thương mại ................................................................ 43 3.3. Thỏa thuận trọng tài .............................................................................. 46 3.3.1. Khái niệm......................................................................................... 46 3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài ................................................... 49 3.4. Tố tụng trọng tài .................................................................................... 51 3.4.1. Thủ tục khởi kiện tại trọng tài ......................................................... 51 3.4.2. Thủ tục thành lập trọng tài............................................................... 53 3.4.3. Thủ tục xét xử .................................................................................. 58 IV. Tòa án .................................................................................................59 4.1. Tổ chức hệ thống Tòa án ....................................................................... 60 4.2. Thẩm quyền và thủ tục tố tụng.............................................................. 60 4.3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam........... 63 4.3.1. Các nguyên tắc đặc thù.................................................................... 63 4.3.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ......................................................... 65 4.3.3. Thủ tục tố tụng kinh tế tại Tòa án Việt Việt Nam ........................... 69 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN ............................................... 73 I. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và phương hướng hoàn thiện trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại việt nam bằng trọng tài ..................................................................73 1.1. Về trọng tài viên .................................................................................... 73 1.2. Về doanh nghiệp.................................................................................... 76 1.3. Về Tòa án .............................................................................................. 78 II. Một số vướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án và phương hướng hoàn thiện ...........................86 2.1. Một số vướng mắc................................................................................. 86 2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án........................................................................ 92 2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án ................................ 92 2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án ........................................................................................... 98 Kết luận........................................................................................................... 104 Nhận Xét Của Giáo Viên Phản Biện WWW ” XXX ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn WWW ” XXX ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….................................... ................................................................................................................................................................ Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Lời Nói Đầu [[[ ” \\\ Lý do chọn đề tài: Nước Việt Nam vốn đi lên phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém rất nhiều. Sau hai cuộc kháng chiến, với những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang dần dần thay da đổi thịt, vươn lên là một nước đang phát triển, chạy đua cùng các quốc gia khác. Đặc biệt, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa các ngành nghề, mở rộng cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, song song với những lợi ích đó, nước ta cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong công cuộc hội nhập ấy. Kinh tế phát triển, đa dạng hóa các ngành nghề, các doanh nhiệp mọc lên như nấm, quan hệ quốc tế mở rộng thì cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam cần phải có một hành lang pháp lý vững chắc, bao quát, nhằm điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là các quy định về giải quyết tranh chấp kinh tế. Thực tế trong những năm qua, khi đối mặt với các cuộc tranh chấp kinh tế, đặc biệt là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân và kể cả các doanh nghiệp Nhà nước đều tỏ ra lúng túng. Phần thiệt thòi thường nghiêng về phía chúng ta khi mà kiến thức, kinh nghiệm của chúng ta trong vấn đề này còn quá ít. Nguyên do là các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế còn chưa hiểu nhiều, chưa tranh bị kiến thức đầy đủ, chưa lường trước hết tình thế khi xảy ra tranh chấp. Và khi thực tế tranh chấp đã xảy ra họ cũng không biết phải lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào cho thỏa đáng, đặc biệt là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại, một hình thức còn khá mới mẽ ở Việt Nam. Nói đến thương mại quốc tế không thể không đề cập đến tranh chấp thương mại quốc tế, tranh chấp thương mại quốc tế được xem như một kiến thức cơ bản mà bất cứ ai tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế đều phải trang bị cho mình. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập “sân chơi lớn” – tổ chức thương mại thế giới WTO. -1- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Vì những lí do ấy, người viết đã chọn đề tài: “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”. Giới hạn đề tài: Vì tranh chấp thương mại quốc tế là một vấn đề khá rộng lớn, nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: độc quyền, kinh doanh không lành mạnh, sở hữu trí tuệ…, vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ thương mại quốc tế cũng khá nhiều loại như: vi phạm nghĩa vụ trong các Hiệp định thương mại song phương, đa phương, vi phạm nghĩa vụ trong các hợp đồng thương mại cụ thể... Cho nên, vì thời gian không cho phép cũng như lượng kiến thức có hạn nên người viết chỉ tập trung vào bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản là: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án dưới góc độ của các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại cụ thể. Trong đó, người viết tập trung vào hai phương thức chủ yếu là trọng tài và Tòa án cũng như đề xuất hoàn thiện cho hai phương thức giải quyết tranh chấp này. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, phân tích phát triển, phân tích tổng hợp, thống kê nhằm làm nổi bật nội dung chính của đề tài, giúp người đọc có một cách nhìn khái quát, toàn diện về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, cũng như đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Kết cấu luận văn: luận văn bao gồm 104 trang, với kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: “Tranh chấp thương mại quốc tế”. Chương này giới thiệu khái quát về tranh chấp thương mại quốc tế, đề cập đến các khái niệm cũng như các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản, đồng thời chương này cũng giới thiệu một cách khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế. Chương 2: “Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế” Chương này giới thiệu một cách chi tiết về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cơ bản. Chương 3: “Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và Tòa án”. Chương này đưa ra một số đề xuất cho hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong hoạt động giải -2- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường trọng tài thương mại và Tòa án. Như đã nói ở trên, vì thời gian có hạn và kiến thức của người viết còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn, việc mắc phải những sai sót là không thể tránh khỏi. Rất mong bạn đọc thông cảm và cùng góp ý cho luận văn ngày càng hoàn chỉnh hơn. Cũng xin cảm ơn cô Phạm Mai Phương đã bỏ thời gian quý báo hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cảm ơn tập thể giảng viên Khoa luật, Trường đại học Cần Thơ đã cung cấp những tri thức, cũng như tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình đề người viết có thể hoàn thành luận văn này một cách suôn sẽ. Chân thành càm ơn! Sinh viên thực hiện Phan Trần Nguyên Huy -3- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy CHƯƠNG 1 TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Khái Quát Về Tranh Chấp Thương Mại Quốc Tế Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thương mại quốc tế là tổng hòa các hoạt động mậu dịch đối ngoại của các nước. Hoạt động thương mại quốc tế là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều chủ thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó trong hoạt động thương mại quốc tế thường xuyên xáy ra tranh chấp. Theo từ điển luật học Black do West Pub Co xuất bản năm 1991 (Black’s Law Dictionary) tranh chấp được hiểu là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng (tranh cãi), sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền, sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay một lập luận trái ngược của bên kia. Trong thực tiễn ngoại giao, thuật ngữ “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà còn cả các tình thế (trạng thái xung đột giữa các quốc gia). Theo nghĩa hẹp, tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các quốc gia được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp cụ thể. Tóm lại, tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế mà chủ yếu là khi thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế. Tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi trong thương mại quốc tế vì các bên tham gia quan hệ thương mại quốc tế thường là những chủ thể có quốc tịch khác nhau, có sự xa cách về mặt địa lí, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại, thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các bên... Mặt khác điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước đều có thể gây ra những khó khăn không thể lường trước, đôi khi là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp -4- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy đồng (chẳng hạn như khi nước có quan hệ mua bán bị cấm vận, bị bất ổn, biến động về chính trị…). Việc ý thức thực hiện hợp đồng của các bên cũng là một trong các yếu tố tác động đến các tranh chấp thương mại quốc tế. Điều này có thể xảy ra do bên bán (bên xuất khẩu) không thực hiện đúng nghĩa vụ (chẳng hạn như giao hàng thừa, thiếu), do sự không cẩn thận của người mua (bên nhập khẩu), do bên vận chuyển không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng vận chuyển (xếp hàng không đúng quy định)… Chẳng hạn, tranh chấp phát sinh do chất lượng hàng hoá không bảo đảm, bên bán giao hàng không đúng phẩm chất. Tranh chấp cũng có thể phát sinh từ khâu thanh toán của các bên. Thực tiễn cho thấy có đến 60% vụ tranh chấp là phát sinh từ khâu thanh toán, một phần do khâu thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên, phần khác là do khâu thanh toán là khá phức tạp, có thể kéo dài và do đó có thể kéo theo sự chênh lệch giá. Hay sự không cẩn thận của người mua cũng có thể làm phát sinh tranh chấp. Điển hình nhất là vụ tranh chấp giữa công ty xuất nhập khẩu của Nam Phi với tổng công ty rau quả Việt Nam (Vegetexco). Tóm tắt vụ việc như sau: Công ty Nam Phi mua của Vegetexco 274 tấn chuối kho và lạc nhân. Trong quá trình vận chuyển, công ty của Nam Phi đã
Tài liệu liên quan