Căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tổng Công Ty Than Việt Nam đã xây dựng xong đề án tổng thể về sắp xếp tổ chức theo hướng chuyển Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty Than Việt Nam là một trong những Tổng công ty có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội
33 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tổng công ty Than Việt Nam: Thực trạng - Hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời Mở đầu
Căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Tổng Công Ty Than Việt Nam đã xây dựng xong đề án tổng thể về sắp xếp tổ chức theo hướng chuyển Tổng công ty Than Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty Than Việt Nam là một trong những Tổng công ty có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội. Để đảm bảo khả năng phát triển vững chắc và chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty sang mô hình tập đoàn kinh doanh, Tổng công ty Than Việt Nam cần có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt, với chính sách hợp lý để đáp ứng nhu cầu một cách toàn diện, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận nói riêng bởi nó tác động xuyên suốt trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, chuyên đề này tôi nghiên cứu:
Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Tổng công ty Than Việt Nam: Thực trạng - hướng hoàn thiện.
Phần I: Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Tổng công ty Than Việt Nam
1.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Than Việt Nam
1.1.1. Khái quát về quá trình hình thành Tổng công ty Than Việt Nam
Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 563/TTg ngày 10/10/1994 Quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, hoạt động từ ngày 01/01/1995 theo Nghị định 13 CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ về qui chế tổ chức và hoạt động. Và Qui chế Tài chính của Tổng công ty Than Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2208 QĐ-HĐQT.
Tổng công ty Than Việt Nam có tên viết tắt là: Than Việt Nam (TVN)
Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam National Coal Corporation, viết tắt là: Vinacoal.
TVN được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị ngành Than thuộc Bộ Năng lượng (cũ), công ty Than Quảng Ninh (trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh) và các đơn vị quân đội làm than tại Quảng Ninh (tiền thân của Công Ty Đông Bắc). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty được Chính phủ ban hành tại Nghị định 13/CP ngày 21/01/1995 đã xác định Tổng công ty có 23 đơn vị thành viên trong đó có 15 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập; 01 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 07 đơn vị sự nghiệp. Như vậy, mô hình này vẫn giữ nguyên các Công ty than khu vực (Công ty Than Hòn Gai, Công ty Than Cẩm Phả và Công ty Than Uông Bí) và các công ty khác trực thuộc Bộ Năng lượng trước đây.
Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của TVN có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Cho đến nay, quy mô và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty ngày càng được mở rộng. Hiện nay, TVN có 48 đơn vị thành viên, trong đó có 26 đơn vị trực tiếp sản xuất khai thác, chế biến than.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương III khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, TVN đã xây dựng phương án tổng thể phát triển ngành Than đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Theo phương án này, Tổng công ty sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó chỉ có một số công ty con vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu (Doanh nghiệp nhà nước), còn lại phần lớn sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu (Công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên) trong đó TVN vẫn giữ phần chi phối một số đơn vị quan trọng.
Về mô hình tổ chức, hiện nay TVN được xếp hạng các doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91. Tổng công ty được quản lý bởi HĐQT và được điều hành bởi TGĐ.
HĐQT là người đại diện cho chủ sở hữu (Nhà nước), có chức năng quản lý mọi hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Giúp việc cho HĐQT có ban kiểm soát và văn phòng.
TGĐ điều hành: giúp việc TGĐ có một số Phó TGĐ, văn phòng và các ban chức năng.
- Các đơn vị thành viên gồm có: 48 đơn vị thành viên, trong đó có 33 đơn vị hạch toán độc lập, 06 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 09 đơn vị sự nghiệp.
Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia góp vốn, mua cổ phần của 05 công ty liên doanh và cổ phần.
Có thể khái quát mô hình tổ chức của TVN hiện nay như sau: (Phụ lục số 1).
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty Than Việt Nam
TVN là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tổng hợp; được Nhà nước giao vốn, đất đai, tài nguyên và phát triển vốn được giao; tự chủ tài chính, và chịu TNHH về dân sự trước pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn của Tổng công ty, trong đó có vốn Nhà nước đầu tư.
TVN chịu trách nhiệm tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến than, tổ chức mạng lưới tiêu thụ than, trên thị trường nội địa và xuất khẩu than cho xây dựng đất nước theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, theo nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng công ty từng thời kỳ. Tận dụng các năng lực hiện có, TVN thực hiện kinh doanh đa ngành trên cơ sở phát triển công nghiệp than trong những ngành nghề được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
TVN chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và đại diện chủ sở hữu về vốn và tái sản Nhà nước tại doanh nghiệp theo uỷ quyền của Chính phủ. Đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty theo nội dung đã qui định trong điều lệ Tổng công ty và Quy chế của Tổng công ty, đồng thời chịu kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước về các hoạt động tài chính, quản lý vốn và tài sản của Nhà nước.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Than Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là tìm kiếm, thăm dò, khảo sát thiết kế, khai thác chế biến và tiêu thụ than. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn được Nhà nước cho phép kinh doanh các ngành nghề: công nghiệp điện; cơ khí; vật liệu nổ công nghiệp; cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; sản xuất cung ứng xi măng vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, xây lắp đường dây và trạm điện; sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng; cung cấp các dịch vụ đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất, tư vấn đầu tư, thiết kế, khoa học công nghệ, tin học, thương mại, khách sạn, du lịch, hàng hải.
1.2. Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Tổng công ty Than Việt Nam
Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của TVN được quy định cụ thể trong Quyết định số 926/QĐ-HĐQT ngày 26 tháng 07 năm 2002 của HĐQT của TVN ban hành quy chế tài chính của Tổng công ty. Theo Quy chế tài chính, theo quy chế này thì cơ chế quản lý doanh, chi phí và lợi nhuận như sau:
1.2.1. Nội dung cơ chế quản lý doanh thu
Doanh thu của Tổng công ty bao gồm: doanh thu của các đơn vị thành viên và doanh thu hoạt động của Tổng công ty sau khi đã trừ đi thành phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ luân chuyển trong nội bộ giữa các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Doanh thu hoạt động khác của Tổng công ty gồm:
a. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm các khoản thu:
- Từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi; lãi tiền cho vay (trừ lãi tiền vay phát sinh từ nguồn vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản); tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, cổ phiếu).
- Dịch vụ thu xếp tín dụng, điều hoà tài chính Tổng công ty (nếu có).
- Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo quy định của chế độ tài chính.
- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
b.Thu nhập từ hoạt động bất thường bao gồm:
Các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dư thừa, bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu được, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã tính vào chi phí của năm trước nay thu được, hoàn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình khi hết thời hạn bảo hành, thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được Nhà nước giảm, kinh doanh cước tàu và các khoản khác (nếu có).
- Doanh thu của các đơn vị thành viên gồm:
a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:
Toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ hàng hải, đảm bảo an toàn hàng hải...) ra ngoài doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp pháp) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền); thu từ nguồn trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Các khoản chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá hàng bán của doanh nghiệp phải có qui chế quản lý và công bố công khai, ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng. Giám đốc doanh nghiệp được quyền quyết định trong phạm vi đã được Tổng công ty hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các khoản chiết khấu giảm giá bán hàng cho số lượng hàng bán ra trong kỳ (trừ hàng thuộc diện ứ đọng, kém, mất phẩm chất) đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
b.Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản phải thu:
Từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay phát sinh từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tiền lãi trả chậm cho việc bán hàng trả góp; tiền hỗ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (công trái, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu).
Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ theo qui định của chế độ tài chính.
Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tiền cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
c.Thu nhập từ hoạt động bất thường là: các khoản thu từ hoạt động kinh doanh xảy ra không thường xuyên như các khoản thu: thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sản dôi thừa, bán công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.
-Doanh nghiệp có phát sinh bằng doanh thu ngoại tệ thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
-Toàn bộ doanh thu trong kỳ phải có các hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành. Nghiêm cấm để các khoản thu nhập ngoài sổ sách kế toán.
Để đánh giá được đầy đủ cơ chế quản lý doanh thu của Tổng công ty, ta xem xét biểu tổng hợp doanh thu sau:
Biểu2: Biểu tổng hợp doanh thu của TVN.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ước năm 2003
Doanh thu toàn ngành
4.874.843
6.536.671
8.003.236
7.622.000
a.Doanh thu từ HĐSX kinh doanh
4.857.362
6.448.470
7.887.016
7.502.000
- Doanh thu từ sx than
3.115.373
3.952.672
4.755.656
4.619.000
- Doanh thu ngoài than
1.741.989
2.495.798
3.131.360
2.873.000
b.Doanh thu từ hoạt động khác
17.481
88.201
116.220
120.000
-Doanh thu từ hoạt động tài chính
-60.395
33.672
50.722
51.000
-Doanh thu từ hoạt động bất thường
77.876
54.529
65.498
69.000
Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN.
Qua biểu tổng hợp doanh thu của TVN có thể thấy:
Tổng doanh thu toàn ngành của TVN tăng lên qua các năm, năm 2000 đạt 4.874.843 triệu đồng, tăng 17,8% so với năm 1999; năm 2001 đạt 6.536.671 triệu đồng, tăng 34,09% so với năm 2000; năm 2002 đạt 8.003.236 triệu đồng, tăng 22,44% so với năm 2001. Để đạt được thành quả này là nhờ sự nỗ lực của toàn ngành: đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng hệ thống phân phối than, vật liệu nổ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch đến khắp khu vực trong cả nước, tạo thuận lợi cho khách hàng, kích thích sản xuất phát triển. Đặc biệt hoạt động xuất khẩu than đã được đẩy mạnh trở thành một yếu tố then chốt để điều chỉnh quan hệ cung cầu từ sản xuất thừa sang sản xuất đủ cho nhu cầu thị trường, tạo ra thế và lực mới cho ngành than. Riêng năm 2003 doanh thu ước tính giảm xuống 7.622 nghìn triệu đồng, nguyên nhân là do tình hình thế giới có nhiều biến động thị trường xuất khẩu chưa ổn định và có xu hướng thay đổi các chủng loại than khó sản xuất, chiến tranh Irắc, dịch sars cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta cũng như ngành than, bên cạnh đó giá bán than cho một số ngành sản xuất chính (đạm, xi măng...) chưa được giải quyết kịp thời.
Trong tổng doanh thu của Tổng công ty thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính chiếm tỷ trọng trên 98% so với tổng doanh thu toàn ngành. Trong đó, doanh thu từ sản xuất kinh doanh than luôn chiếm tỷ trọng trên 60% tổng doanh thu toàn ngành. Điều này cho thấy, sản xuất than là ngành mũi nhọn hay là lĩnh vực then chốt của TVN.
Thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nho so với tổng doanh thu, cao nhất là 1,57% vào năm 2003. Trong đó, thu từ hoạt động tài chính cũng tăng qua các năm, năm 2000 là: (-60.395) triệu đồng; năm 2001 là: 33.672 triệu đồng; năm 2002 là: 50.722 triệu đồng. Điều này cho thấy tình hình tài chính trong toàn ngành ngày một cải thiện nhờ điều chỉnh tốt quan hệ cung cầu, nhờ sự hợp tác giúp đỡ nhau nhiều hơn giữa các đơn vị thành viên và sự hợp tác hiệu quả giữa Tổng công ty với các Ngân hàng Thương mại.
1.2.2. Nội dung cơ chế quản lý chi phí
Chi phí phát sinh trong năm tài chính của Tổng công ty bao gồm chi phí của các đơn vị thành viên, chi phí chung của Tổng công ty và chi phí của các cơ quan Tổng công ty (sau khi đã trừ đi chi phí hoàn chuyển nội bộ).
Chi phí chung của Tổng công ty gồm dịch vụ xuất khẩu than, dịch vụ thu xếp tín dụng, kinh doanh cước tàu, dịch vụ bán hàng cho các hộ trọng điểm, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và chi khác (nếu có).
Khoản chi phí quản lý Tổng công ty bao gồm: chi tiêu cho bộ máy Tổng công ty, trung tâm cấp cứu mỏ, chi phí thường xuyên theo định mức Nhà nước qui định ngân sách cấp không đủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp như: các trung tâm y tế, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực quản lý, các trường đào tạo, Viện khoa học công nghệ Mỏ, Viện cơ khí năng lượng và Mỏ. Chi phí quản lý của Tổng công ty được huy động từ các đơn vị thành viên, mức huy động hàng năm do TGĐ xây dựng và trình HĐQT phê duyệt. Tổng công ty quản lý sử dụng các khoản chi này theo chế độ hiện hành, nếu số chi thực tế thấp hơn nguồn huy động thì số dư được chuyển sang năm sau để giảm vào mức trích năm sau, nếu cao hơn thì bổ sung vào mức trích năm sau.
*TGĐ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành chủ yếu trình HĐQT hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ điều hành sản xuất và quản lý chi phí theo qui định hiện hành.
-Tổng công ty đăng ký mức lao động với bộ lao động thương binh và xã hội trên cơ sở định mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do Nhà nước qui định, TGĐ xây dựng đơn giá tiền lương đối với các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ trình HĐQT, HĐQT sẽ phê duyệt sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội.
-HĐQT uỷ quyền cho TGĐ duyệt đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên. Trước khi giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên TGĐ trao đổi với ban chấp hành Công đoàn Tổng công ty.
-TGĐ xây dựng Quy chế trả tiền lương và phân phối thu nhập trong Tổng công ty (có ý kiến tham gia ban chấp hành Công đoàn của Tổng công ty) trình HĐQT ban hành.
+TGĐ gửi thoả thuận đơn giá tiền lương của Bộ lao động và Thương binh xã hội, cho cục thuế Tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, nơi TGĐ đóng trụ sở để làm căn cứ xây dựng quỹ tiền lương thực hiện của các đơn vị thành viên.
-TGĐ phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián tiếp (trong đó có chi phí quản lý của các công ty có đơn vị trực thuộc), quy chế sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng trong lương của các đơn vị thành viên. Đơn vị thành viên phải quyết toán sử dụng vật tư chủ yếu quỹ tiền lương hàng năm với Tổng công ty cùng lập báo cáo tài chính năm.
*Đối với các khoản chi vượt định mức được duyệt phải xác định trách nhiệm và phương án xử lý. HĐQT uỷ quyền việc xử lý các khoản chi vượt định mức (không bao gồm chi quỹ tiền lương, chi đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi có định mức của Nhà nước) ban hành như sau:
Dưới 5%: Giám đốc các đơn vị thành viên quyết định xử lý;
Từ 5% đến dưới 10%: TGĐ quyết định xử lý;
Từ 10% trở lên HĐQT quyết định xử lý.
Giám đốc, TGĐ, HĐQT chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.
Chi phí của toàn Tổng công ty được thể hiện qua biểu 3:
Biểu 3: Biểu tổng hợp chi phí theo ngành của TVN
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ước năm 2003
Chi phí toàn ngành
4.854.564
6.360.077
7.655.843
7.321.144
a.Chi từ HĐSX kinh doanh
4.699.068
6.162.115
7.436.133
7.090.096
- Chi từ sx than
2.987.889
3.702.647
4.358.331
4.269.868
- Chi phí ngoài than
1.711.179
2.459.468
3.077.802
2.820.228
b.Chi từ hoạt động khác
155.496
197.962
219.710
221.048
-Chi từ hoạt động tài chính
95.782
146.098
168.480
170.372
-Chi từ hoạt động bất thường
59.714
51.864
51.230
50.676
Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN.
Qua biểu 3 cho thấy: chi phí toàn ngành của TVN tăng lên tương ứng với doanh thu. Trong đó chi cho hoạt động tài chính tăng qua các năm, năm 2000 là: 95.782 triệu đồng; năm 2001 là: 146.098 triệu đồng, tăng 53,52% so với năm 2000; năm 2002 là: 168.480 triệu đồng; tăng 15,32% so với năm 2001. Điều này cho ta thấy mức chi của Tổng công ty cho hoạt động tài chính ngày một lớn, nó thể hiện quá trình quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ở một số đơn vị chưa chặt chẽ nhất là ở khối thương mại và dịch vụ, biểu hiện của nó là dư vay ngân hàng lớn, công nợ cao, nợ khó đòi nhiều, tồn kho lớn, trong đó tiềm ẩn không ít rủi ro.
1.2.3. Nội dung cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng công ty bao gồm:
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập.
- Phần kinh doanh trực tiếp của Tổng công ty bao gồm: phần kết dư giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán báo sổ, lợi nhuận được chia từ phần vốn Nhà nước từ doanh nghiệp khác và lợi nhuận kinh doanh trực tiếp (nếu có).
Biểu 4: Biểu tổng hợp lợi nhuận trước thuế toàn ngành
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Ước năm 2003
Lợi nhuận toàn ngành
20.279
176.594
347.393
300.856
a.LN từ HĐSX kinh doanh
158.293
286.625
450.883
401.904
- LN từ sx than
127.484
250.025
397.325
349.132
- LN ngoài than
30.809
36.600
53.558
52.772
b.LN từ hoạt động khác
-138.014
-110.031
-103.490
-101.048
- LN từ HĐ tài chính
-156.176
-112.426
-117.758
-119.372
- LN từ HĐ bất thường
18.162
2.395
14.268
18.324
Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê -Tài chính của TVN.
Qua biểu 4 cho ta thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty năm 2000 là 20.279 triệu đồng, năm 2001 đạt 176.594 triệu đồng, tăng gần 9 lần so với năm 2000; năm 2002 đạt 347.393 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2001; năm 2003 ước tính tổng lợi nhuận trước thuế đạt 300.856 triệu đồng, giảm so với năm 2002.
Biểu 5: Một số kết quả chỉ tiêu SXKD chủ yếu khác của TVN.
Đơn vị: triệu đồng
Tên chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Lợi nhuận trước thuế
20.279
176.594
347.393
2. Lợi nhuận sau thuế
12.187
147.729
256.104
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
8.092
28.865
91.289
4. Nộp ngân sách Nhà nước
203.000
265.000
322.000
5. Thu nhập BQ đầu người
1,066
1,450
1,658
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của TVN.
Qu