Đề tài Cơ sở lý tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở Việt Nam

Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Kinh tế trang trại hiện đang là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Sự tạo lập và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển nó như thế nào cho thuận lợi, đem đến hiệu quả cao nhất và phù hợp với định hướng XHCN của nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định lại là một vấn đề đòi hỏi được quan tâm nghiên cứu và giải quyết của các ngành, các cấp và của mọi người. Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển, em tự thấy việc tìm hiểu về sự hình thành và quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta là điều thực sự cần thiết, phục vụ và tạo điều kiện bước đầu cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của em sau này. Những số liệu sử dụng trong bài viết có nguồn từ số liệu điều tra, khảo sát 3044 trang trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại và 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện tháng 5, 6, 7 năm 1999.

doc38 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Kinh tế trang trại hiện đang là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nền nông nghiệp Việt Nam. Sự tạo lập và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển nó như thế nào cho thuận lợi, đem đến hiệu quả cao nhất và phù hợp với định hướng XHCN của nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định lại là một vấn đề đòi hỏi được quan tâm nghiên cứu và giải quyết của các ngành, các cấp và của mọi người. Là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế phát triển, em tự thấy việc tìm hiểu về sự hình thành và quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta là điều thực sự cần thiết, phục vụ và tạo điều kiện bước đầu cho quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của em sau này. Những số liệu sử dụng trong bài viết có nguồn từ số liệu điều tra, khảo sát 3044 trang trại và phỏng vấn 3044 chủ trang trại và 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm do trường ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện tháng 5, 6, 7 năm 1999. Chương I Cơ sở lý tổ chức sản xuất và mô hình kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở việt nam Trong hơn một thập kỷ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã có một bước tiến dài trên con đường phát triển của mình, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thường xuyên phải nhập lương thực, thực phẩm từ nước ngoài, đến nay chúng ta đã hoàn toàn tự túc được lương thực, thực phẩm, bảo đảm sự ấm no trong đời sống của nhân dân và an ninh lương thực quốc gia với mức độ tăng trưởng trung bình năm đặt 4,3%. Năm 1997 so với năm 1987 sản lượng lương thực tăng 1,8 lần, cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần. Không những thế, sản phẩm của nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước, thường xuyên chiếm 40-45% với mức tăng đạt trên 20%/năm. Hàng năm thu về hàng tỷ đô la, góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, ổn định xã hội, tạo tiền đề tiến hành những cải cách sâu rộng khác để bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Góp phần vào sự phát triển to lớn đó, kinh tế trang trại trong nông nghiệp Việt Nam đã thể hiện được vai trò và ưu thế của mình, phấn đấu vươn lên trở thành hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. 1. Khái niệm và các hình thức tổ chức sản xuất a) Khái niệm Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành quy mô, ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. b) Các hình thức tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại Trên cơ sở đất được giao, vốn tự có và vốn vay kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc có thể thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã tiến hành sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, tạo được việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập ổn định. b1. Các loại hình sản xuất kinh doanh. Các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá chính kết hợp với phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, sớm đưa các trang trại vào định hình sản xuất. Trong 3044 trang trại được điều tra, hướng hoạt động chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhìn vào biểu 4 ta thấy có 2619 trang trại kinh doanh nông nghiệp là chính, riêng trồng trọt có 2353 trang trại với các hướng kinh doanh chính: cây hàng năm (lúa, mía) có 421 trang trại, cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều,...) có 1588 trang trại, cây ăn quả (vải, nhãn, cam, xoài,...) có 344 trang trại. Trong số 1588 trang trại có hướng sản xuất kinh doanh chính là cây công nghiệp lâu năm được phân bố tương đối đều về số lượng giữa ba vùng lớn, song đáng chú ý vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, số trang trại này chiếm tỷ trọng lớn: 86,95% tổng số trang trại của vùng. Trong đó cây cà phê được trồng nhiều ở các trang trại Đắc Lắc với 1314,6ha, ở Gia Lai 1137,5ha, ở Lâm Đồng 1098,6ha. Cây cao su tập trung chủ yếu ở các trang trại của Bình Dương với 1711,9ha, Gia Lai 128,3ha. Các trang trại kinh doanh chè ở Lâm Đồng với 114,3ha, Yên Bái 178,3ha và Nghệ An 103,6ha. Biểu 4: Số lượng trang trại phân theo hướng sản xuất kinh doanh chính ở 3 vùng lớn của nước ta. Đơn vị: Trang trại Nhóm trang trại theo các hướng kinh doanh Tổng số Trong đó phân theo 3 vùng lớn Các tỉnh miền Bắc Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung Nam Bộ 1. Cây hàng năm 421 218 1 202 2. Cây CN lâu năm 1.588 452 593 543 3. Cây ăn quả 344 238 29 77 4. Chăn nuôi đại GS 50 16 0 34 5. Chăn nuôi lợn 145 14 0 131 6. Chăn nuôi gia cầm 71 25 6 40 7. Lâm nghiệp 121 109 0 12 8. Thuỷ sản 280 173 46 61 9. Hướng kinh doanh khác 24 7 7 10 Tổng 3.044 1.252 682 1.110 Biểu 4 cũng cho chúng ta thấy rằng số lượng các trang trại kinh doanh chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp, chỉ mới có 266 trang trại. Trong đó 50 trang trại chăn nuôi đại gia súc, 145 trang trại chăn nuôi lợn và 71 chăn nuôi gia cầm. Số trang trại này lại tập trung phần nhiều tại Bắc và Nam Bộ. b2. Đầu tư chi phí sản xuất của trang trại. Đầu tư chi phí sản xuất bình quân chung 1 trang trại khá lớn là 69,722 triệu đồng, trong đó chi phí vật chất chiếm 71,64%, chi phí lao động chiếm 24,94% và chi phí khác chiếm 3,43%. Mức chi phí này lại không đều giữa các tỉnh. Giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất chênh lệch tới 11 lần. Quan hệ giữa đầu tư chi phí vật chất và chi phí lao động của trang trại giữa các vùng cũng khác nhau, nhìn chung các trang trại ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng chi phí vật chất cao, trên 80% tổng chi phí sản xuất. Ngược lại ở các tỉnh phía Bắc và khu 4 cũ lại chi nhiều cho lao động và tỷ trọng này lên tới 37%. Đầu tư chi phí trong các trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm rất cao ở chi phí vật chất (trên 90%) chi phí lao động chỉ chiếm từ 6-8,5%. Đầu tư chi phí vật chất lao động bình quân 1 trang trại là 17,387 triệu đồng, trong đó tiền công thuê là 9,376 triệu, chiếm 58,88%. Các trang trại trồng cây lâu năm chiếm 75,3% tổng số tiền công thuê của ngành trồng trọt và chiếm 60,44% chi phí lao động của nhóm trang trại này. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm tỷ trọng tiền công thuê chiếm hơn 16% chi phí lao động. b3. Cơ cấu sản xuất của trang trại. Cơ cấu sản xuất của trang trại là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. ở đây, ta tập trung xem xét cơ cấu sản xuất của trang trại trên hai chỉ tiêu chính đó là: cơ cấu giá trị sản xuất (tổng thu) và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các ngành, các bộ phận sản xuất trong trang trại. Biểu 5: Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại theo hướng kinh doanh khác nhau Đơn vị: % Nhóm trang trại theo hướng kinh doanh Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Bình quân chung 100 58,01 26,68 15,31 Trong đó: 1. Cây hàng năm 100 91,03 6,33 2,64 2. Cây lâu năm 100 94,86 4,64 0,50 3. Cây ăn quả 100 77,33 16,51 6,11 4. Chăn nuôi đại GS 100 16,72 79,13 4,15 5. Chăn nuôi lợn 100 0,75 99,01 0,25 6. Chăn nuôi gia cầm 100 1,54 97,70 2,76 7. Lâm nghiệp 100 48,09 38,08 13,83 8. Thuỷ sản 100 3,64 3,82 92,54 9. Hướng KD khác 100 78,47 18,99 2,54 Các trang trại nước ta hầu hết tập trung vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và thuỷ sản, vì thế cơ cấu sản xuất của trang trại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào hướng kinh doanh được lựa chọn và kết hợp với phát triển tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 57,75% tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 27,30%, thuỷ sản chiếm 13,78% và lâm nghiệp chiếm 1,18%. Cơ cấu sản xuất của trang trại ở các vùng cũng có đặc trưng riêng, khác biệt, vùng miền núi phía Bắc giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 66,23% (trong đó chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả) chăn nuôi chiếm 19,99%, thuỷ sản và lâm nghiệp chiếm 17,09%. ở Duyên hải miền Trung tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm 77,27%, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 21,8% (chủ yếu là cây ăn quả). Các trang trại thuộc nhóm có hướng kinh doanh cây ăn quả, cây hàng năm, cây lâu năm, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm từ 73 đến 97%. Nhóm trang trại chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm từ 78-98%. Nhìn vào biểu 4 ta cũng thấy rằng cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá các trang trại cũng phản ánh xu thế chung tương tự như cơ cấu giá trị sản xuất. Nhìn chung các trang trại có tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành, sản phẩm cao hoặc thấp thì tương tự cũng có tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của các ngành, sản phẩm tương ứng cao hoặc thấp. Giữa hai chỉ tiêu có sự chênh lệch nhưng đều phản ánh xu hướng chung đó 2.Tổ chức sản và vai trò của tổ chức sản xuất Từ khái niệm trên ta thấy các đặc điểm của trang trại được biểu hiện: trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là đơn vị trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông, lâm, thuỷ sản, đồng thời quá trình kinh tế trang trại là quá trình khép kín với các khâu của quá trình tái sản xuất luôn kế tiếp nhau, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trang trại không phải là một thành phần kinh tế, và ngoài trang trại ra còn có những hình thức tổ chức cơ sở trong nông nghiệp khác như nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hộ nông dân,... - Mục đích sản xuất cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hoá. - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, nếu tư liệu sản xuất đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng. - Các yếu tố vật chất của sản xuất như đất đai, tiền vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Trang trại tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh từ lựa chọn phương hướng kinh doanh, quyết định kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm,... - Chủ trang trại là người có ý chí và năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại. - Tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. - Phần lớn trang trại đều có thuê mướn lao động và có thu nhập vượt trội với hộ nông dân trong vùng. Từ những phân tích, đánh giá ở trên ta thấy rằng sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, số lượng các đơn vị và hộ gia đình sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, để được công nhận là một trang trại thì theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ra ngày 23/6/2000 các đơn vị và hộ gia đình này cần có những điều kiện tiên quyết sau đây: Một là, Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng một năm ở các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung từ 50 triệu đồng trở lên ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Hai là, quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế, cụ thể về định hướng. - Với trang trại trồng trọt: + Trồng cây hàng năm: từ 2ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung. Từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng cây lâu năm: từ 3ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung. Từ 5ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Riêng trang trại trồng hồ tiêu thì diện tích từ 0,5ha trở lên. + Trang trại lâm nghiệp: từ 10ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. - Với trang trại chăn nuôi: + Chăn nuôi đại gia súc: chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. + Chăn nuôi gia súc: chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ 20 con trở lên; đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên không kể lợn sữa, dê thịt từ 200 con trở lên. + Chăn nuôi gia cầm: có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 1 ngày tuổi). - Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1ha trở lên). - Trang trại trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá. Với nhận thức về kinh tế trang trại và hướng dẫn nhận dạng trang trại như trên, em thấy rằng việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong quá trình phát triển nền nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay. Để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, theo em cần những điều kiện chủ yếu sau đây: Trước hết, ta nói đến nhóm các điều kiện khách quan. Để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, ở đây sự tác động tích cực của Nhà nước thông qua định hướng khuyến khích cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại, hỗ trợ về nhiều mặt. Sự phù hợp trong các chính sách đưa ra đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho việc hình thành kinh tế trang trại. Các chính sách và luật pháp của Nhà nước cũng phải tạo điều kiện cho quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất được diễn ra thuận lợi vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là điều kiện không thể thiếu của mỗi trang trại, ruộng đất phải được tập trung đến một mức phù hợp nhất định tuỳ theo phương hướng kinh doanh mới mong hình thành kinh tế trang trại. Hàng năm các trang trại sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn nên cần có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến, vì vậy công nghiệp chế biến cần đi trước một bước. Để phục vụ cho sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại cũng cần có sự phát triển nhất định của kết cấu cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, thuỷ lợi, điện, sự hình thành và phát triển của các vùng sản xuất chuyên môn hoá cũng là điều kiện cần thiết giúp cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại được thuận lợi hơn. Trong thời kỳ hiện nay thì quá trình liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các trang trại và với các hình thức khác trong sản xuất cũng là một điều kiện quan trọng và một điều kiện sau cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong nhóm các điều kiện khách quan này đó là phải có môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế trang trại ra đời và phát triển. Thứ hai: ta nói đến nhóm điều kiện về phía trang trại đó là chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp, phải có sự tích tụ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cần có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất, trước hết và quan trọng hơn cả đó là vốn và đất đai. Muốn thu được hiệu quả cao thì quản lý sản xuất và kinh doanh của trang trại cũng cần phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh. Khái niệm và những điều kiện hình thành và phát triển của kinh tế trang trại đã nêu ở trên đã cho ta thấy được phần nào vai trò và vị trí của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Không dừng lại ở đó, với đặc trưng là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại đã thể hiện được vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn mới. Trang trại lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy nó cho phép huy động sử dụng đất đai, sức lao động và các nguồn lực khách một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo lập chuyên môn hoá, tập trung hoá, góp phần đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất có liên quan ở nông thôn phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn. Với cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu một cách chính đáng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay của nước ta. Không những thế, trang trại còn góp phần to lớn vào việc cải tạo môi trường sinh thái, thể hiện rõ nhất ở các trang trại trồng cây lâu năm và lâm nghiệp, môi trường trong sạch, phòng chống bão lũ,... những lợi ích không thể tính hết được bằng tiền. Với ưu thế rõ rệt thể hiện trong vị trí và vai trò của mình kinh tế trang trại hiện đang được phát triển rộng khắp và là hình thức sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các trang trại này không ngừng tăng lên về quy mô sản xuất như ở Mỹ năm 1950 trung bình một trang trại là 86ha, đến năm 1960 là 120ha và đến năm 1992 đã là 198,7ha. ở nước Anh, tình hình cũng tương tự, năm 1950 diện tích bình quân một trang trại là 36ha, năm 1987 con số đó là 71ha. Ngay cả những quốc gia đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp như Nhật Bản, quy mô sản xuất cũng không ngừng tăng lên, năm 1950, diện tích trung bình là 0,8ha nhưng đến năm 1993 con số này là 1,38ha. Quy mô bình quân của các trang trại không ngừng tăng lên còn được biểu hiện ở việc đầu tư tiền vốn là tư liệu sản xuất không ngừng tăng như hiện nay. ở Tây Âu khoảng 70% trang trại gia đình đã mua máy móc dùng riêng, ở Nhật Bản đến năm 1985 có 67% số trang trại có máy kéo nhỏ và 20% có máy kéo lớn. Sự phát triển của hình thức kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu về phương thức sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển, hoạt động của nó. Thực hiện đổi mới theo đường lối của Đảng và Nhà nước ở nước ta hiện nay, phát triển sản xuất nông sản hàng hoá là một tất yếu, là đòi hỏi bức thiết đặt ra từ điều kiện bên trong và bên ngoài. ở trong nước, nông nghiệp không thể dừng lại ở sản xuất tự túc, mà phải nhanh chóng tiến lên sản xuất nông sản hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá đất nước: bảo đảm lương thực thực phẩm cho cư dân ngoài nông nghiệp ngày càng tăng, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nhanh khối lượng nông sản xuất khẩu để phục vụ trở lại nông nghiệp. ở ngoài nước, nhu cầu về mậu dịch nông sản giữa Việt Nam và các nước
Tài liệu liên quan