Đề tài Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật và bộ môn dịch thuật học

Với tư cách là một hoạt động ngôn ngữ, dịch thuật từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên, cho đến nay xung quanh vấn đề nghiên cứu dịch thuật vẫn còn hàng loạt các câu hỏi gây nhiều tranh cãi: Dịch thuật có phải là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học? Nghiên cứu dịch thuật có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ học và cơ sở của mối quan hệ đó là gì? Có thể xây dựng một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về dịch thuật hay không? Và nếu có thì têngọi, đối tượng và nhiệm vụ của bộ môn ngôn ngữ học đó là gì? Trong bài viết này, dựa trên việc điểm lại các quan điểm, các thành tựu nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn dịch thuật trong ngôn ngữ học, chúng tôi sẽ tham gia thảo luận để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật và bộ môn dịch thuật học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Cơ sở ngôn ngữ học của nghiên cứu dịch thuật                                 và bộ môn Dịch thuật học (*)                                                                          PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn       Với tư cách là một hoạt động ngôn ngữ, dịch thuật từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Tuy nhiên, cho đến nay xung quanh vấn đề nghiên cứu dịch thuật vẫn còn hàng loạt các câu hỏi gây nhiều tranh cãi: Dịch thuật có phải là đối tượng quan tâm của ngôn ngữ học? Nghiên cứu dịch thuật có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ học và cơ sở của mối quan hệ đó là gì? Có thể xây dựng một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về dịch thuật hay không? Và nếu có thì têngọi, đối tượng và nhiệm vụ của bộ môn ngôn ngữ học đó là gì?         Trong bài viết này, dựa trên việc điểm lại các quan điểm, các thành tựu nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn dịch thuật trong ngôn ngữ học, chúng tôi sẽ tham gia thảo luận để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên.  1. Cơ sở ngôn ngữ học của dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật       Lịch sử ngôn ngữ học cho thấy, mặc dù có liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn ngữ, nhưng cho đến nửa đầu thế kỷ 20, dịch thuật với tư cách là hoạt động "thay thế chất liệu văn bản của ngôn ngữ này bằng chất liệu văn bản của ngôn ngữ khác" (Catford1965) vẫn chưa được giới ngôn ngữ học quan tâm.  Trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như F. de Saussure, O.Jespersen, E. Sapir, L. Bloomfield, dịch thuật hoặc "không đuợc nhắc đến, hoặc bị coi là câu chuyện bên lề" (J. Pienskos 1992). Sở dĩ như vậy là  vì ở vào thời kỳ đó đối tượng quan tâm chủ yếu của ngôn ngữ học là những vấn đề thuộc về "bản thể" hay " hệ thống" ngôn ngữ; dịch thuật chỉ là một sự kiện của hoạt động lời nói nên không phải là đối tượng chú ý của các nhà ngôn ngữ học. Chỉ từ những năm năm mươi của thế kỷ 20, các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu dịch thuật mới bắt đầu chú ý đến những vấn đề ngôn ngữ học của dịch thuật và vai trò của ngôn ngữ học trong nghiên cứu dịch thuật, bởi vì họ nhận thấy ”không thể có dịch thuật nếu không có một nền tảng ngôn ngữ học vững chắc" (Resker 1950: 156). Hay nói như Fedorov, "dịch thuật trước hết và luôn luôn là một thao tác ngôn ngữ", vì vậy "ngôn ngữ học phải là mẫu số chung, là nền tng của mọi thao tác dịch " (Dẫn theo Pienskos, 1992).        Từ đó trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu dịch thuật theo quan điểm ngôn ngữ học. Trong các công trình này có thể bắt gặp các thành tựu và sự ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng nghiên cứu, nhiều trường phái lý thuyết ngôn ngữ học khác nhau: từ chủ nghĩa hình thức Nga (Nabokov 1958, Fedorov 1968) đến chức năng luận Praha (Jakobson 1959,  Levy 1965), từ ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu (Resker 1952, Vinay & Darbelnet 1958), đến ngôn ngữ học cấu trúc (Rezvin &  Rozenveig 1963, Catford 1965,), ngữ pháp ci biến tạo sinh  (Nida 1964, Nida & Taber 1969), lý thuyết giao tiếp và ngữ dụng hoc (Svejcer 1987, Hatim & Mason 1997,vv). Chính các công trình nghiên cứu dịch thuật theo định hướng ngôn ngữ học đó đã tạo cơ sở và tiền đề lý thuyết cho sự hình thành bộ môn Dịch thuật học và phân môn Lý thuyết dịch thuật  (chúng tôi sẽ đề cập đến ở các mục 2 và 3).       Ở đây có một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu dịch thuật có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ học? Đó là một khoa học riêng biệt hay chỉ là bộ môn của ngành ngôn ngữ học? Mặc dù vấn đề này không phải bao giờ cũng đuợc trình bày rõ ràng trong các công trình nghiên cứu, nhưng qua các tuyên bố hiển ngôn cũng như cách giới thuyết đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi thấy ít nhất có ba quan điểm khác nhau:  Phần lớn các nhà nghiên cứu coi nghiên cứu dịch thuật là một bộ phận của ngôn ngữ học (Mounin 1963, Nida 1964, Catford 1965) hay rộng hơn chút ít là của khoa ký hiệu học (Jakobson 1966, Ludskanov 1975).  Một số khác (Homes 1970, Toury 1982, Pienkos 1992) cho rằng xét về phạm vi và đối tuợng khảo sát, có thể coi nghiên cứu dịch thuật là một khoa học độc lập, nhưng đồng thời các nhà nghiên cứu này cũng thừa nhận rằng, nếu so với các khoa học chính danh khác, thì bộ môn này chưa có được một hệ phương pháp, một bộ máy khái niệm, thậm chí một đối tượng nghiên cứu riêng.  Bên cạnh đó cũng có những người (như Refomatsky) hoàn toàn phủ nhận khả năng có một bộ môn khoa học độc lập, thậm chí là một phân môn khoa học nghiên cứu về dịch thuật, bởi vì theo họ, dịch thuật có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (ngôn ngữ, tâm lý, văn hoá, chính trị, vv) nên chỉ có thể là một đối tượng nghiên cứu liên ngành. Xuất phát từ sự thừa nhận hoạt động dịch thuật là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng tôi nghiêng theo quan điểm coi nghiên cứu dịch thuật, hay dịch thuật học (translation studies), là một bộ môn thuộc ngành ngôn ngữ học, cụ thể hơn thuộc phân ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Có nhiều lý do để bênh vực cho sự lựa chọn này, trong đó lý do quan trọng nhất, theo cách nhìn của chúng tôi, đó là: hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ. Dưới đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích làm rõ thêm nhận định này.        Hoạt động dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ. Tính chất ngôn ngữ học của hoạt động dịch thuật biểu hiện truớc hết ở phương tiện của nó là ngôn ngữ - ngôn ngữ đúng nghĩa là một hệ thống, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học theo quan niệm của F, de Saussure. Trong khi dịch một văn bản (hay diễn ngôn) từ một ngữ này (ngữ nguồn) sang một ngữ khác (ngữ đích), dịch giả  không phải chỉ làm việc với một mà là  hai ngôn ngữ với toàn bộ các thuộc tính hệ thống, cấu trúc phức tạp và khác biệt của chúng: các quy tắc ngữ pháp chuẩn mực cùng các biến thể ngữ pháp, vốn từ ngữ với toàn bộ các biến thể từ vựng, ngữ nghĩa hay phong cách của chúng, vv. Nếu như việc nắm vững các đặc điểm hệ thống, cấu trúc của ngữ nguồn là cần thiết để dịch giả phân tích, giải mã đúng văn bản nguồn (VBN), thì những hiểu biết về đặc tính hệ thống, cấu trúc của ngữ đích lại quan trọng đối với quá trình sản sinh văn bản đích (VBĐ) ở hình thức tự nhiên nhất của nó. Vì vậy, nếu coi đối tượng của ngôn ngữ học là hệ thống ngôn ngữ với toàn bộ những thuộc tính cấu trúc nội tại của nó, thì cái đối tượng ấy cũng không phải là cái gì xa lạ với hoạt động dịch thuật và bản thân dịch giả.        Tuy nhiên, tính chất ngôn ngữ học của hoạt động dịch thuật không chỉ bị giới hạn ở các hệ thống ngôn ngữ mà nó động chạm đến. Quan niệm cho rằng đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống từ lâu đã trở thành câu chuyện của quá khứ. Ngôn ngữ học hậu cấu trúc không chỉ quan tâm đến ngôn ngữ như một một hệ thống mà cả ngôn ngữ ở dạng hoạt động là lời nói và hoạt động lời nói, những hiện tượng đã bị  Saussure gạt ra ngoài phạm vi xem xét của ngôn ngữ học. Dưới góc nhìn mới đó của ngôn ngữ học hiện đại, bản thân hoạt động dịch thuật với tư cách là một hoạt động ngôn ngữ hoàn toàn có thể trở thành đối tượng xem xét của ngôn ngữ học xét cả ở hai thành tố nội tại của nó: quá trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật. Ở quá trình dịch thuật, các khía cạnh ngôn ngữ học của hoạt động dịch thuật biểu hiện qua các quá trình phân tích giải mã các đơn vị ngôn ngữ của VBN, quá trình đối chiếu để lựa chọn và xác lập các tương đương về nội dung và hình thức giữa ngữ nguồn và ngữ đích cũng như quá trình tái lập, thay thế VBN  bằng một VBĐ tự nhiên nhất nhưng cũng gần gũi nhất với nó về mặt nội dung và phong cách. Ở sản phẩm dịch thuật, các khía cạnh ngôn ngữ học của hoạt động dịch thuật thể hiện qua VBĐ cũng như các mối quan hệ tương đương của nó với VBN trên các bình diện hình thức, nội dung và phong cách diễn ngôn. Việc nghiên cứu các khía cạnh ngôn ngữ học hữu quan của quá trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật như vậy không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của hoạt động dịch thuật mà còn góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của lời nói và hoạt động lời nói, những hiện tượng ngôn ngữ bị lãng quên trong các công trình ngôn ngữ học theo quan điểm cấu trúc luận thuần tuý.         Những phân tích trên đây cho thấy, dù xét trong mối quan hệ với ngôn ngữ như là một hệ thống cấu trúc hay ngôn ngữ đang hành chức trong hoạt động nói với sản phẩm cụ thể là lời nói thì dịch thuật, với tất cả các khía cạnh ngôn ngữ học của nó vẫn là một vấn đề của ngôn ngữ học, xứng đáng thu hút sự chú ý của ngôn ngữ học, và trong mối quan hệ với dịch thuật cũng như nghiên cứu dịch thuật, ngôn ngữ học xứng đáng đóng vai trò là một khoa học lý thuyết có nhiệm vụ soi sáng hay dẫn đường, như thực tiễn nghiên cứu dịch thuật trong thế kỷ 20 đã chỉ ra. Từ cách nhìn đó, chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng cần phải coi nghiên cứu dịch thuật hay dịch thuật học là một bộ môn của ngành ngôn ngữ học, thuộc phân ngành ngôn ngữ học ứng dụng.          Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động giao tiếp, bên cạnh các nhân tố ngôn ngữ, hoạt động dịch thuật còn chịu ảnh huởng của nhiều nhân tố giao tiếp ngoài ngôn ngữ. Vì vậy, cùng với việc chú ý đến những vấn đề ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu dịch thuật cũng phải quan tâm đến các vấn đề liên quan đến người nói và người tiếp nhận,  văn bản,  môi trường xã hội, văn hoá, tín nguỡng - đối tượng của các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, ngữ văn học, dân tộc học, xã hội học.... Điều đó có nghĩa dịch thuật học với tư cách là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về dịch thuật không không chỉ thừa hưởng và vận dụng các kết quả nghiên cứu của riêng ngôn ngữ học mà cả của nhiều bộ môn khoa học khác như tâm lý học, ngữ văn học, dân tộc học, xã hội học... mặc dù trong đó ngôn ngữ học vẫn đóng vai trò nền tảng.  2. Dịch thuật học - bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu về dịch thuật         Những điều nói trên cho thấy nghiên cứu dịch thuật hay dịch thuật học xứng đáng được coi là một bộ môn ngôn ngữ học độc lập, thuộc phân ngành ngôn ngữ học ứng dụng. Tuy nhiên, cho đến nay nhiều vấn đề của bộ môn này này vẫn đang được các nhà nghiên cứu thảo luận, bàn cãi, trong đó có ba vấn đề quan trọng mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây: tên gọi, đối tượng nghiên cứu và cơ cấu các phân môn.         Trước hết nói đến vấn đề tên gọi.  Trong các công trình nghiên cứu về dịch thuật hiện nay, chúng ta thường gặp ba thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ bộ môn nghiên cứu về dịch thuật là: lý thuyết dịch thuật (theory of translation/translating, translation theory), khoa học dịch thuật (sience of translation/translating), và nghiên cứu dịch thuật hay dịch thuật học (translation/translating studies). Trong số các thuật ngữ đó, lý thuyết dịch thuật có lẽ là thuật ngữ đuợc dùng phổ biến nhất trong các công trình nghiên cứu về dịch thuật bằng tiếng Anh (Nida 1964, Catford 1965, Steiner 1975, Bell 1986, 1991) và tiếng Nga (Resker 1974, Komisarov 1980, Phedorov 1983, Svejcer 1988 ). Nhưng theo Homes, ý nghĩa của thuật ngữ này không bao quát hết được toàn bộ nhiệm vụ và mục đích của bộ môn nghiên cứu dịch thuật, bởi vì trong thực tế nhiều công trình nghiên cứu về dịch thuật không giới hạn phạm vi khảo sát của nó ở các vấn đề lý thuyết (Homes 1972:). Thuật ngữ thứ hai, khoa học dịch thuật, lần đầu tiên đựợc E. Nida dùng để đặt tên cho cuốn cẩm nang lý thuyết Hướng đến một khoa học về dịch thuật (Towards a Sience of Translating) của ông vào năm 1964. Mặc dù thuật ngữ này không đuợc Nida sử dụng để định danh toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật (mà chỉ giới hạn ở các nguyên tắc và thủ pháp của quá trình dịch thuật) nhưng sau đó được một số tác giả, chủ yếu là người Đức (K. R. Bausch et al. 1970 –72, Wills 1982) dùng để gọi tên bộ môn nghiên cứu về dịch thuật. Tuy nhiên, từ  khoa học (science) trong thuật ngữ này khiến nhiều người phân vân, bởi vì mặc dù có đối tuợng và nhiệm vụ nghiên cứu riêng của nó, nhưng xét về tính hệ thống, phưng pháp nghiên cứu, bộ máy khái niệm và tính chính xác, bộ môn nghiên cứu dịch thuật còn xa mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một môn khoa học độc lập như toán học, vật lý học hay hoá học... thậm chí chưa thể sánh được với các bộ môn khoa học nhân văn như ngôn ngữ học, dân tộc học, xã hội học.  Chính vì vậy, Homes (1972) và sau đó là nhiều tác gi khác (Lefevere 1978, Toury 1982) đã nghiêng theo hướng chọn thuật ngữ nghiên cứu dịch thuật hay dịch thuật học để chỉ khoa nghiên cứu về dịch thuật. Tán đồng quan điểm của Homes, trong công trình này chúng tôi dùng thuật ngữ dịch thuật học (DTH) đề chỉ bộ môn khoa học nghiên cứu về toàn bộ hoạt động dịch thuật nói chung và phân biệt DTH với lý thuyết dịch thuật - một phân môn nghiên cứu các vấn đề lý thuyết trong dịch thuật (xem mục 3).          Về đối tượng nghiên cứu của DTH, trong các tài liệu nghiên cứu về dịch thuật hiện nay ít nhất có ba quan niệm khác nhau về vấn đề này. Quan niệm thứ nhất cho rằng đối tuợng nghiên cứu của DTH là sản phẩm dịch thuật, tức là VBĐ nói chung.  Đây là quan điểm về đối tượng nghiên cứu của DTH xuất hiện sớm nhất, được hình thành một cách tự nhiên khi dịch giả hay nhà nghiên cứu tiến hành so sánh, đối chiếu giữa VBĐ và VBN, và chịu nh hưởng của bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu. Thông qua việc so sánh đối chiếu (một hay nhiều) VBĐ với VBN, dịch giả hay nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra mức độ trung thành hay sáng tạo của bản dịch so với nguyên bản, xác lập các tương đương có thể có giữa hai văn bản không chỉ về mặt hình thức  mà cả về mặt nội dung hay phong cách. Với quan điểm này, DTH được đồng nhất với ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, thậm chí  hẹp hơn, với từ vựng học so sánh đối chiếu hoặc ngôn ngữ học văn bản đối chiếu. Theo Bakhudarov thì "lý thuyết ngôn ngữ học về dịch thuật không phi là cái gì khác mà chính là ngôn ngữ học văn bản đối chiếu" và nhiệm vụ của việc nghiên cứu dịch thuật là "nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa các văn bản tương đương trong các ngôn ngữ khác nhau" (1975: 28).         Từ giữa những năm 60, dưới ảnh hưởng của lý thuyết tín hiệu học và lý thuyết thông tin, nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật bắt đầu nghiêng theo quan điểm cho rằng đối tượng nghiên cứu của DTH không phải là sản phẩm dịch (VBĐ) mà chính là quá trình dịch thuật. Theo Rezvin và Rozensveig (1963), việc đưa cả sản phẩm dịch thuật vào đối tượng nghiên cứu của dịch thuật học là không hợp lý bởi vì nhiệm vụ chính của việc nghiên cứu dịch thuật là phải "cố gắng miêu tả dịch thuật như một quá trình" chứ không phải là "kho sát các kết quả của hoạt động dịch thuật và đưa ra các tiêu chí đánh giá về nó". Hai tác giả cho rằng cần phải phân biệt quá trình dịch thuật với sản phẩm dịch và khoa học về dịch thuật cần chuyển sự chú ý từ sản phẩm dịch (đối chiếu VBĐ với VBN) sang quá trình dịch với tư cách là quá trình "chuyển dịch một thông điệp từ hệ thống tín hiệu này sang hệ thống tín hiệu khác". Một quan niệm tương tự về đối tượng nghiên cứu DTH cũng có thể thấy ở tác phẩm "A Linguistic Theory of Translation" của Catford (1965), một công trình nghiên cứu dịch thuật đuợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học cấu trúc.  Quan niệm muốn giới hạn phạm vi khảo sát của DTH ở quá trình dịch thuật như vậy đã thu hẹp đối tượng và mục đích nghiên cứu của bộ môn  DTH và không phản ánh hết tính đa dạng của các công trình nghiên cứu về dịch thuật trong thực tế.        Trái ngược với hai quan điểm trên đây, nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật từ quan điểm giao tiếp (Nida & Taber 1969, Werner Koller 1971,  Homes 1972,  Svejcer 1988, Hatim  & Mason 1990) cho rằng không thể tách rời sản phẩm dịch thuật khỏi quá trình dịch thuật, và không nên đối lập triệt để giữa hai cách tiếp cận hướng sản phẩm (product- oriented studies) và hướng quá trình (process-oriented  studies) như vậy. Theo họ, đó chỉ là hệ quả của những cách chia cắt thực tế cực đoan chịu ảnh hưởng của quan điểm cấu trúc luận, đối lập sản phẩm của một hoạt động với quá trình của hoạt động. Dịch thuật là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, và cũng như bất kỳ một hoạt động giao tiếp nào khác nó bao hàm các quá trình tạo lập và tiếp nhận, trong đó diễn ngôn (văn bản hay lời nói) vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của quá trình giao tiếp.  Và nếu chúng ta coi dịch thuật như là một hoạt động trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa quá trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật thì việc loại các kết quả của quá trình dịch ra khỏi diện xem xét sẽ làm hẹp đi một cách vô lý đối tượng nghiên cứu của DTH và cũng chẳng giúp ích gì cho việc phát hiện ra bản chất của hoạt động dịch thuật, cũng giống như việc loại quá trình dịch thuật ra khỏi diện khảo sát. Khó có thể hiểu đuợc bản chất của hoạt động dịch thuật nếu chúng ta không khảosát hoạt động này như là sự thống nhất của quá trình và sản phẩm. Nói cách khác, khó có thể xây dựng một bộ môn khoa học về dịch thuật chỉ dựa trên quá trình dịch mà không tính đến sản phẩm dịch thuật hay ngược lại chỉ dựa vào sản phẩm dịch thuật mà không tính đến quá trình dịch. W. Koller đã có lý khi cho rằng: "DTH phải đuợc hiểu như là toàn bộ các hoạt động nghiên cứu lấy quá trình dịch thuật và bản dịch làm đối tượng hay tiêu điểm chú ý của chúng" (Dẫn theo Homes 1972:  176).  Đúng như ý kiến của Koller, nội dung của các công trình nghiên cứu về dịch thuật hiện nay cho thấy DTH quan tâm đến toàn bộ hoạt động dịch thuật nói chung, bao gồm trong đó không chỉ là quá trình dịch thuật và sản phẩm dịch thuật mà cả các nhân tố liên quan đến hoạt động dịch thuật như hoàn cảnh (hoàn cảnh giao tiếp và bối cảnh văn hoá xã hội), người tham gia (tác giả, dịch giả và  người tiếp nhận), ngôn ngữ (ngữ nguồn và ngữ đích), văn hoá (văn hoá nguồn và văn hoá đích), vv. Tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu cũng với sự khác bi