Ngày nay, sữa lên men chua là một trong những sản phẩm đang được ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, nó còn được biết đến với tính chất kháng một số bệnh: ung thư, chống lão hóa và tăng cường tiêu hóa. Mang đầy đủ tính chất trên và đang có tiềm năng phát triển cao trên thế giới - Sữa Kefir (một sản phẩm sữa chua mới) cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển.
57 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất sữa đậu nành kefir hương cacao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Ngày nay, sữa lên men chua là một trong những sản phẩm đang được ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, nó còn được biết đến với tính chất kháng một số bệnh: ung thư, chống lão hóa và tăng cường tiêu hóa. Mang đầy đủ tính chất trên và đang có tiềm năng phát triển cao trên thế giới - Sữa Kefir (một sản phẩm sữa chua mới) cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển. Kefir là sản phẩm vừa lên men lactic nhờ nhóm vi khuẩn lactic ưa ấm, vừa lên men rượu nhờ nấm men. Sản phẩm này thường được lên men từ sữa của các loài động vật có vú như: bò, ngựa, dê, tuy đã có mặt từ rất lâu đời trên thế giới nhưng vẫn còn rất mới trên thị trường Việt Nam. Do đó, để góp phần giúp cho sản phẩm Kefir ngày càng phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng, chúng tôi nghĩ cần phải nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu khác để lên men kefir tạo sự đa dạng cho sản phẩm.
Ở các nước châu Á, sữa đậu nành là thức uống phổ biến phù hợp cho mọi lứa tuổi. Thành phần amino acid trong protein của đậu nành ngoài methionine và tryptophan còn có các amino acid khác với số lượng khá cao tương đương lượng amino acid có trong thịt. Ngoài ra sữa đậu nành còn chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng cần thiết cho cơ thể
Những loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành đã có từ hơn hai ngàn năm trước như: đậu hũ, chao, tương. Hiện nay, các nhà sản xuất thực phẩm đang quan tâm đầu tư nghiên cứu nhằm làm đa dạng các sản phẩm chế biến từ đậu nành để đáp ứng khẩu vị của người tiêu dùng.
Ca cao là cây trồng đang phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, đang được đánh giá là cây trồng chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chất lượng hạt cacao Việt Nam đã được đánh giá cao so với cacao của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng hiện nay ở Việt Nam chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư, sản xuất các sản phẩm chế biến từ cacao.
Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ, sự kết hợp giữa hai loại nguyên liệu đậu nành và cacao để lên men Kefir sẽ tạo ra được một sản phẩm có hương vị mới lạ và hấp dẫn. Với ý tưởng trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Công nghệ sản xuất sữa đậu nành kefir hương cacao”
Mục tiêu đề tài
Sữa đậu nành Kefir sẽ được nghiên cứu chế biến ở phòng thí nghiệm với trọng tâm là giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
- Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ men giống đến quá trình lên men và chất lượng sản phẩm
- Khảo sát ảnh hưởng của độ acid dừng đến chất lượng sản phẩm
- Khảo sát tỉ lệ phối chế thích hợp cho thành phẩm
Nội dung công việc
Để hoàn thành mục đích đề tài, chúng tôi thực hiện các công việc sau:
- Tham khảo tài liệu, tìm hiểu những lĩnh vực có liên quan
- Xây dựng kế hoạch thí nghiệm
- Tiến hành thực hiện thí nghiệm
- Xử lý và rút ra nhận xét từ số liệu thu được
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
CÂY ĐẬU NÀNH
Giới thiệu
Khái quát
Tên khoa học: Glycine max (L.) Merrill
Tên tiếng Anh: soybean, soya bean
Tên tiếng Việt: đậu nành (miền Nam), đậu tương (miền Bắc), hoàng đậu miêu…
Cây đậu nành thuộc:
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Họ phụ: Faboideae
Chi: Glycine
Hơn năm ngàn năm về trước, đậu nành đã được trồng và sử dụng như là thực phẩm, thành phần của thuốc ở miền Đông Bắc Trung Quốc. Cây đậu nành được du nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản vào khoảng từ năm 200 trước công nguyên đến năm 300 sau công nguyên. Sau đó, được du nhập đến các nước Indonesia, Philippin, Thái Lan, Malaysia. Tại Việt Nam, cây đậu nành được trồng vào thế kỷ thứ VI sau công nguyên.
Vào năm 1765, sau một chuyến hải hành từ Trung Quốc, thủy thủ Samuel Bowen (người Mỹ) đã mang hạt giống đậu nành về Mỹ. Sau đó cây tiếp tục được trồng phổ biến sang các nước Trung và Nam Mỹ [4]
Đậu nành cung cấp nguồn protein (chất đạm) nhiều hơn bất cứ một loại nông sản nào và tương đương với các sản phẩm từ thịt động vật, cho nên nó được ưa chuộng và sử dụng trong khẩu phần ăn ở nhiều nước châu Á. Ngày nay, đậu nành đã trở thành một trong những loại cây được trồng phổ biến trên thế giới .
Đặc điểm hình thái của cây đậu nành
Rễ cây
Bộ rễ của cây đậu nành gồm có một rễ cái và rất nhiều rễ con.Bộ rể của cây phát triển rất khỏe theo từng giai đoạn phát triển của cây, chỉ khi nào cây đã bước vào giai đoạn thu hoạch thì bộ rễ mới ngừng phát triển.
Thân cây
Cây đậu nành có thân thảo gần hóa mộc (bên trong có mô gỗ, có tế bào gỗ), sống hàng năm, thân nhỏ và yếu. Cây thường mọc thẳng, có giống mọc nghiêng hoặc bò ra đất. Ở đoạn gốc cây, chiều dài của lóng dài, càng lên ngọn lóng càng ngắn lại.
Cây đậu nành gồm có 2 giống: giống sinh trưởng hữu hạn và giống sinh trưởng vô hạn
Giống sinh trưởng hữu hạn: chiều cao từ 30-40 cm, thân to khỏe, số lóng ít (5-6 lóng). Khi cây ra hoa thì cũng là lúc ngừng tăng trưởng về chiều cao.
Giống sinh trưởng vô hạn: chiều cao từ 1-1,5 m, thân nhỏ và yếu, cành cũng nhỏ, lóng nhiều (7-9 lóng). Khi cây ra hoa, thân vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao. Giống này thường mọc theo thế hơi nghiêng hoặc mọc bò ra đất như loài thân leo.
Lá cây
Đậu nành có hai loại lá là: lá đơn và lá kép. Lá đơn có hình ovan sinh ra từ lóng thứ hai của thân cây. Hai lá đơn mọc đối xứng nhau, mỗi gốc lá đơn mọc chìa ra hai gốc lá nhỏ. Từ lóng thứ ba trở lên, mỗi lóng nảy ra một lá kép, dài từ 3-12 cm, rộng từ 2-8 cm.
Cây có lá rộng thì phiến lá mỏng, sinh trưởng khỏe, ngược lại, cây có lá dài thì phiến lá dày và sinh trưởng yếu nhưng lại chịu hạn giỏi hơn cây có phiến lá rộng.
Hoa
Cụm hoa ở kẻ lá, hoa nhỏ có dạng cánh bướm, màu tím hoặc trắng, đài hình chuông, phủ lông mềm, tràng có cành cờ rộng, không có tai, nhị một bó, bầu có lông. Hoa có khả năng tự thụ phấn.
Trái
Sau khi hoa nở một tuần thì đậu trái. Sau ba tuần tiếp theo thì trái đạt kích thước tối đa. Bên ngoài trái có lớp lông mềm màu vàng bao phủ. Trái có dạng dẹp hay hơi tròn, dài 3-4 cm, hơi thắt lại giữa các hạt, chứa từ 2-5 hạt.
Hạt đậu nành
Hạt đậu nành có dạng hình cầu hoặc hình thận, có màu sắc thay đổi tùy theo giống trồng (màu vàng, nâu, đen, xanh). Trọng lượng một hạt đậu nành thay đổi từ 20-400 mg/ hạt
Hạt đậu nành gồm hai phần: vỏ hạt và phôi. Vỏ hạt dễ ngấm nước và bao bọc bên ngoài để bảo vệ phôi bên trong. Vỏ hạt có chứa sắc tố anthocyamine, tùy theo hàm lượng sắc tố này mà vỏ hạt có bốn màu khác nhau: vàng, nâu, đen, xanh. Vỏ chỉ chiếm khoảng 8% khối lượng hạt. Nhân phôi bên trong gồm hai tử diệp, chứa đạm và dầu nên chiếm 90% trọng lượng hạt.
Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Protein
Đậu nành là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu protein. Thành phần amino acid trong protein của đậu nành ngoài methionine và tryptophan còn có các amino acid khác với số lượng khá cao tương đương lượng amino acid có trong thịt. Vì vậy, đậu nành còn được gọi là “thịt thực vật”. Trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2, protein của hạt đậu nành chiếm hàm lượng cao (40%) và chứa 8 loại amino acid không thay thế thiết yếu cho cơ thể con người (Tryptophan, Threonine, Isoleucine, Valine, Lysine, Methionine, Phenilalanine và Leucine)
Bảng 2.1: Thành phần amino acid trong hạt đậu nành [5]
Amino acid
Hàm lượng (%)
Isoleucin
1.1
Leucine
7,7
Lycine
5,9
Methionine
1,6
Cystine
1,3
Phenilalanine
5,0
Threonine
4,3
Histidine
2,6
Tryptophan
1,3
Valine
5,4
Bảng 2.2: Tỉ lệ các thành phần trong hạt đậu nành [5]
Thành phần
Hàm lượng ( % )
Ẩm độ
8,0
Khoáng
4,6
Chất béo
20,0
Chất đạm
40,0
Chất xơ
3,5
Các hợp chất pentosan
4,4
Chất đường
7,0
Chất bột
5,4
Các hợp chất khác
7,1
So sánh hàm lượng protein trong một số nguyên liệu động vật và thực vật thường được sử dụng làm thực phẩm, thì protein trong đậu nành chiểm tỉ lệ rất cao (34-40%)
Bảng 2.3: Hàm lượng protein trong một số nguyên liệu
Nguyên liệu
Hàm lượng (%)
Trứng (gà, vịt, chim cút)
13-15
Sữa bò
3-5
Thịt cá
17-21
Tôm
19-23
Mực
17-20
Lúa
7-8
Bắp
8-10
Mô cơ thịt gia súc
16-22
Sò
8-9
Ốc
13-16
Đậu nành
34-40
Hàm lượng protein của hạt đậu nành chủ yếu là ở tử diệp và phôi, chiếm 83,1%; còn lại là ở vỏ hạt, chiếm 8,8%. Nhưng vỏ hạt lại chứa nhiều hydrocacbon hơn so với tử diệp và phôi (Bảng 2.4)
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của hạt đậu nành [7]
Hợp phần
của hạt
Khối lượng hạt
(%)
Protein
(%)
Dầu
(%)
Tro
(%)
Hydrocacbon
(%)
Hạt nguyên
100
40
21
4,9
34
Tử diệp
90,3
43
23
5
29
Vỏ hạt
8
8,8
1,0
4,3
86
Phôi
2,4
41,1
11,0
4,4
43
Hydrocacbon
Hydrocacbon chiếm khoảng 34% hạt đậu nành. Phần hydrocacbon có thể chia ra làm 2 loại, loại tan trong nước và loại không tan trong nước. Loại tan trong nước chỉ chiếm khoảng 10% toàn bộ hydrocacbon.
Bảng 2.5: Thành phần hydrocacbon trong đậu nành [5]
Thành phần
Hàm lượng (%)
Cellulose
4,0
Hemicellulose
15,4
Stachyoza
1,1
Saxaroza
5,0
Các loại đường khác
5,1
Vitamin
Trong hạt đậu nành còn chứa nhiều các loại Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), vitamin A, E, K… trừ vitamin C và vitamin D (Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Thành phần các vitamin trong hạt đậu nành [5]
Vitamin
Hàm lượng (mg/kg)
Thiamin (B1)
11,0-17,5
Riboflavin (B2)
3,4-3,6
Niacine
21,4-23
Pyridoxine (B6)
7,1-12
Biotin
0,8
Pantothenic acid
13-21,5
Folic acid (B12)
1,9
Inositol
2300
Vitamin A
0,18-2,43
Vitamin E
1,4
Vitamin K
1,9
Các chất khoáng
Ngoài ra, thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng khô của hạt đậu nành như Ca, P, Mn, Zn, Fe, K, Na cần thiết cho cơ thể. (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Thành phần các chất khoáng trong hạt đậu nành [5]
Thành phần
Hàm lượng
Canxi
0,16-0,47 %
Phospho
0,41-0,82 %
Mangan
0,22-0,24 %
Kẽm
37 mg/kg
Sắt
90-150 mg/kg
Cần lưu ý là trong hạt đậu nành có chứa các chất kháng enzyme tiêu hóa trypsin, chất sinh bứu giáp, chất ngưng kết hồng cầu, chất kháng vitamin. Các chất này dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ. Vì vậy, cần đun nóng để loại trừ trước khi sử dụng làm thực phẩm.
Các thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành, sữa bò, sữa mẹ được so sánh trong bảng 2.8. Qua đó dễ dàng nhận thấy giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành khá cao, tương đương với sữa bò
Bảng 2.8: Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành, sữa bò, sữa mẹ trong 100ml sữa [4]
Thành phần
Sữa đậu nành
Sữa bò
Sữa mẹ
Nước
88,60
88,60
88,60
Protein
4,40
2,90
1,40
Calories
52,00
59,00
62,00
Chất béo
2,50
3,30
3,10
Carbohydrates
3,80
4,50
7,20
Chất tro
0,62
0,70
0,20
Canxi
18,50
100,00
35,00
Natri
2,50
36,00
15,00
Phospho
60,30
90,00
25,00
Sắt
1,50
0,10
0,20
Vitamin B1
0,04
0,04
0,02
Vitamin B2
0,02
0,15
0,03
Niacin
0,62
0,20
0,20
Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành
Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Cùng một mẫu đất, số thu hoạch chất đạm đậu nành nhiều hơn 33% so với bất kỳ một thứ nông sản nào khác. Đậu nành là thức ăn chứa đầy đủ các chất đạm, chất khoáng, chất đường, chất béo, vitamin có lợi cho sức khỏe, lại dễ tiêu hóa. Có thể được sử dụng để thay thế thịt, cá trong bữa ăn hàng ngày. Thêm vào đó, trong đậu nành có chứa chất lecithin giúp cho cơ thể con người trẻ lâu, sung sức, tăng thêm trí nhớ, tái tạo màng tế bào (kể cả tế bào thần kinh), làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, trong đậu nành còn có chứa các chất có tác dụng bảo vệ gan, ức chế monoaminoxydase A (MAO). Hơn nữa, do chất béo trong đậu nành là chất béo không bão hòa, nên làm giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch nhất là bệnh xơ vữa động mạch.
Trong đậu nành có các hợp chất giống như estrogen gọi là phytoestrogen (estrogen thực vật). Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen giảm, nếu một ngày sử dụng 25g đậu nành sẽ làm giảm cảm giác khó chịu. Hai chất estrogen trong đậu nành là daidzein và genistein còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, ngừa ung thư tuyến tiền liệt và bệnh ung thư dạ dày.
Thu hoạch và bảo quản đậu nành
Thu hoạch đậu nành
Trái đậu nành khi chín thì vỏ từ màu vàng chuyển sang màu xám hoặc xám đen. Đó là lúc cho ta biết hạt đậu nành bên trong đã đến độ già, có thể thu hoạch được.
Đậu nành có hai giai đoạn chín:
Thời kỳ chín sinh lý: Khi cây có 50% số lá chuyển sang màu vàng.
Thời kỳ chín hoàn toàn: hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số trái trên cây chuyển sang màu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp để thu thoạch.
Khi thu hoạch, ta cắt cây về, đem phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô xong thì đập lấy hạt ngay. Sau khi, đập được hạt đậu nành, ta phải sàng kỹ để loại bỏ tạp chất, hạt lép… Sau đó đem phơi ba nắng nhẹ và độ ẩm không khí khoảng 75% là hạt có thể đạt được độ ẩm tốt, và có thể đem bảo quản. Độ ẩm của hạt đạt khoảng 12% bảo quản được ba năm, nếu độ ẩm 10% thì thời gian bảo quản có thể được bốn năm. Trước khi cho vào bảo quản, ta không nên đem hạt đậu nành còn nóng hổi ngoài nắng đem vào cất liền, mà nên để hạt vào chỗ mát độ vài giờ, rồi mới đóng gói nhập kho, hoặc cho vào lu bảo quản. Tuyệt đối không được phơi hạt giống trên sân gạch, xi măng.
Bảo quản đậu nành
Thời gian cho phép bảo quản đậu nành phụ thuộc vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch, nhiệt độ và ẩm độ không khí lúc bảo quản. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng nhất.
Độ ẩm hạt đậu nành càng thấp, thì càng tăng thêm thời gian bảo quản. Phơi càng khô, bảo quản càng được lâu hơn. Sau 2-3 giờ phơi khô, ta đưa đậu nành vào trong chum, vại hoặc bao tải đã được vệ sinh sạch sẽ.
Có 2 cách bảo quản đậu nành:
Phương pháp cổ truyền
Chum hoặc lọ sành, lọ thủy tinh không bị nứt, nẻ rửa sạch phơi khô, phía dưới đáy cho một lớp vôi bột khô, sau đó rải 1 lớp lá xoan khô rồi đổ đậu nành lên trên, song phủ lên trên một lớp lá xoan, nút kỹ và đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Có thể đặt dưới đáy lu vài cục than sống trước khi đổ đầy hạt vào. Sau đó lại để lên mặt đậu nành vài cục than sống nữa để hút ẩm, rồi mới đậy nắp kín lại. Hoặc:
Đậu nành sau khi phơi khô, cho vào 2 lần túi ni lon, phía ngoài cùng là bao tải, buộc kín, để nơi khô ráo thoáng. Bao đặt trong kho không nên chất quá cao.
Phương pháp mới
- Xử lý Basudin 10H: Liều lượng 10 g thuốc / 10 kg đậu nành
- Cho vào túi nilon, buộc chặt
- Cho vào keo nhựa, đậy kín
- Bọc tiếp 1 lớp nilon
- Đặt nơi thoáng mát
Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và ở Việt Nam
Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới:
Hiện nay, với giá trị dinh dưỡng cao và thời gian trồng ngắn, đậu nành đã trở thành cây trồng kinh tế quan trọng trên thế giới. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 52,6 triệu hecta trồng đậu nành với tổng sản lượng 92 triệu tấn. Mỹ là nước đứng đầu thế giới (23,6 triệu ha, 59,8 triệu tấn, 48% tổng diện tích và 56% tổng sản lượng), Brasil (10 triệu ha, 16 triệu tấn, chiếm 20% tổng sản lượng), đứng thứ ba là Achentina (4,9 triệu ha, 11,3 triệu tấn, 14% tổng sản lượng), và Trung Quốc (7,5 triệu ha, 10 triệu tấn, 9% tổng sản lượng).
Trong những năm gần đây do thời tiết thay đổi bất lợi, diện tích đất canh tác giảm nên đã làm giảm sản lượng hạt có dầu trên toàn cầu, đặc biệt là hạt đậu nành. Mỹ là nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất trên thế giới. Trong năm 1999/2000, tổng sản lượng xuất khẩu đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khoảng 40% lượng đậu nành sản xuất ở Mỹ và trị giá 6,4 tỷ USD, nhưng gần đây sản lượng xuất khẩu đậu nành ở Mỹ giảm dần do nhu cầu sử dụng tăng và sự cạnh tranh của Brasil và Achentina. Trung Quốc là nước sản xuất đậu nành lớn thứ tư trên thế giới, song sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm, khiến Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu đậu nành dẫn đầu trên thế giới. [2]
Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam:
Đậu nành đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, nhưng trong vài chục năm gần đây, nó mới được đặc biệt quan tâm và phát triển. Cây đậu nành có tác dụng bổ sung đạm cho đất, cho nên nông dân ta thường trồng cây đậu nành xen canh với các cây khác để cải tạo đất. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của đậu nành rất cao, cho nên nó chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới.
Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phải nhập khoảng 1 triệu tấn khô đậu nành (khoảng 420-430 USD/tấn) để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và nhu cầu này còn liên tục tăng. Dự tính đến năm 2010 nhu cầu về đậu nành của Việt Nam sẽ từ 4,7-5,4 triệu tấn/năm, nhưng hiện sản lượng đậu nành của cả nước chỉ đạt khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra một lượng ngoại tệ rất lớn, hàng trăm triệu USD để nhập đậu nành về phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Một nghịch lý xảy ra là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam thích hợp để phát triển cây đậu nành và có thể đẩy năng suất lên 3 tấn/hécta/vụ, thế nhưng mỗi năm nước ta lại phải nhập đậu nành vì sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu. Đây cũng là nỗi trăn trở đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
HẠT KEFIR
Giới thiệu hạt Kefir
Hạt Kefir là hỗn hợp nấm men - vi khuẩn có thể làm biến đổi sữa nhờ một hệ vi sinh vật phức tạp gồm vi khuẩn lactic và nấm men được chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe. Chúng cùng phát triển cộng sinh trên môi trường sữa. Do đó, sản phẩm Kefir có vị chua đặc trưng và thoảng nhẹ mùi nấm men. Từ rất lâu, dân miền núi Caucasus thuộc nước Xô viết cũ - nguyên quán của kefir - đã bào chế nó từ sữa của các sinh vật khác nhau và Kefir được lên men tự nhiên trong những túi da thú. Theo các bộ tộc người ở đây, họ xem Kefir như là quà tặng của đấng Allah, họ sử dụng Kefir từ thuở ấu thơ và cứ như vậy duy trì từ thế hệ này đến thế hệ khác. Đến cuối thế kỷ 19, Kefir trở thành sản phẩm quen thuộc của người dân các nước vùng Đông Âu (Nga, Ucraina, Ba Lan, Czech, Hungari…) và các nước vùng Scandinavia. Mãi những năm đầu của thế kỷ 20, hạt Kefir được sản xuất quy mô công nghiệp với số lượng nhỏ ở Moscow (Nga).
Nguyên liệu để sản xuất Kefir có thể là sữa dê, sữa cừu hay sữa bò. Theo Oberman H và Libudziss. Z (1998), đầu tiên người ta lên men sữa thành Kefir trong các túi làm bằng da thú hoặc bồn bằng gỗ sồi. Đến năm 1950, một phương pháp sản xuất kefir mới đã được công nhận về chất lượng đó là phương pháp lên men có khuấy trộn.
Hiện nay, có hai loại Kefir, một loại lên men từ nước trái cây và đường, một loại được lên men từ sữa của các loài động vật. Tuy nhiên, ở luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu lên men Kefir từ sữa đậu nành, đây là loại sữa giàu chất dinh dưỡng, và nó khác với những sản phẩm lên men Kefir từ sữa có nguồn gốc động vật.
Hình 2.1: Hạt Kefir sau khi được vớt ra khỏi sữa
Thành phần hạt giống kefir
Trong sản xuất Kefir, người ta sử dụng tổ hợp giống vi sinh vật dưới dạng hạt Kefir (Kefir grains). Các hạt Kefir có màu từ trắng đến vàng nhạt, hình dạng không ổn định và thường kết chùm với nhau với đường kính trung bình 0,3-2 cm. Hạt Kefir có chứa vi khuẩn lactic và nấm men. Đôi khi, người ta còn tìm thấy cả vi khuẩn A.aceti và A.racens. Ngoài các tế bào vi sinh vật, hạt Kefir còn chứa protein (chiếm khoảng 30% tổng chất khô) và carbohydrade [6]
Nhóm vi khuẩn lactic lactobacilli chiếm khoảng 65-80 % tổng số vi sinh vật trong hạt Kefir. Chúng gồm những loài ưa ấm và ưa nhiệt, thực hiện quá trình lên men lactic theo cơ chế lên men đồng hình lẫn dị hình. Nhóm vi khuẩn lactococci chiếm 20%, Bacilli 69%, Streptococci 11-12 % tổng số tế bào.
Nấm men chiếm 5-10 % tổng số vi sinh vật trong hạt gồm những loài lên men được, lẫn không lên men được đường lactose. Ở vị trí gần bề mặt hạt kefir xuất hiện các loài nấm men lên men được đường lactose. Còn ở các vị trí sâu bên trong tâm hạt kefir, các loài nấm men không lên men được đường lactose được tìm thấy tại đây.
Bảng 2.9: Các vi sinh vật có trong hạt kefir (Oberman H và cộng sự, 1998) [6]
Giống vi sinh vật
Loài
Lactobacilli
L.brevis
L.cellobiosus
L.acidophilus
L.kefir
L.casei ssp. Alactosus
L.case issp.Rhamnosus
L.helveticus
L.delbrueckii ssp lactis
Cocci
L. lactis ssp lactis
L. lactis ssp lactis var
diacetylactis
S. thermophilus
S. filant
S. durans
Leuc.Mesenteroides ssp dextranicum
Leuc. Mesenteroides ssp cremoris
Nấm men
Kluyveromyces lactis
K. marxianus ssp. bul