Đề tài Công nghệ sau thu hoạch đậu nành

Trong giai đoạn toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã trở thành xu hướng phát triển không ngừng nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp thế giới nói chung, nông nghiệp nước ta nói riêng phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cùng với điều đó, chu trình sản xuất lương thực theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên các lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ dần dần được thực hiện ở quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, công nghệ sau thu hoạch là quy trình công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất ra hạt lương thực và quá trình bảo quản, chế biến nhằm tạo ra giá trị sử dụng cao nhất. Trong các loại nông sản, đậu nành là một trong các loại nông sản đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam và trên thế giới, và là loại nông sản có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại đậu khác về nguồn protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, ở nước ta tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của đậu nành rất cao do điều kiện áp dụng cơ giới hóa còn hạn chế và tập quán sản xuất lạc hậu. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải áp dụng công nghệ kỹ thuật vào khâu thu hoạch nhằm giảm thất thoát, hao hụt sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm được lâu mà vẫn giữ được số lượng và chất lượng của nông sản. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ sau thu hoạch của đậu nành góp phần nào giải quyết vấn đề cần thiết về nông sản trong thời kỳ hội nhập của nước ta hiện nay.

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ sau thu hoạch đậu nành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐẬU NÀNH Giới thiệu Trong giai đoạn toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã trở thành xu hướng phát triển không ngừng nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp thế giới nói chung, nông nghiệp nước ta nói riêng phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cùng với điều đó, chu trình sản xuất lương thực theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên các lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ… dần dần được thực hiện ở quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, công nghệ sau thu hoạch là quy trình công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất ra hạt lương thực và quá trình bảo quản, chế biến nhằm tạo ra giá trị sử dụng cao nhất. Trong các loại nông sản, đậu nành là một trong các loại nông sản đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam và trên thế giới, và là loại nông sản có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với các loại đậu khác về nguồn protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, ở nước ta tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch của đậu nành rất cao do điều kiện áp dụng cơ giới hóa còn hạn chế và tập quán sản xuất lạc hậu. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải áp dụng công nghệ kỹ thuật vào khâu thu hoạch nhằm giảm thất thoát, hao hụt sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm được lâu mà vẫn giữ được số lượng và chất lượng của nông sản. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ sau thu hoạch của đậu nành góp phần nào giải quyết vấn đề cần thiết về nông sản trong thời kỳ hội nhập của nước ta hiện nay. Cấu trúc của hạt đậu nành Đậu nành có tên khoa học là Glycine Max Merril. Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: Hình tròn, hình bầu dục, tròn dẹt vv... Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó đậu nành màu vàng là loại tốt nhất được trồng và sử dụng nhiều và giá trị thương phẩm cao. Hạt đậu nành gồm 3 bộ phận: Vỏ hạt (seed coats) chiếm 8% trong toàn hạt. Vỏ hạt giống được đánh dấu bằng một rốn hạt hoặc vết sẹo lõm khác nhau về hình dạng từ tuyến tính đến hình bầu dục là tùy theo giống. Vỏ hạt có chức năng bảo vệ phôi từ nấm và nhiễm vi khuẩn trước và sau khi trồng. Nếu lớp vỏ bị vỡ, hạt giống có rất ít cơ hội để nảy mầm. Phôi (embryo) chiếm 2% trong toàn hạt, chứa hai lá mầm và có chức năng như cơ cấu dự trữ thức ăn (Hình 1). Ngoài ra, phôi có ba bộ phận khác: rể mầm, trụ dưới lá mầm và trụ trên lá mầm. Các rể mầm và trụ dưới lá mầm, cùng được biết đến như trục phôi, hoặc vi trùng, được đặt dưới vỏ hạt giống ở một đầu của rốn hạt, ngay dưới các micropyle, đó là một lỗ nhỏ được hình thành bởi các vỏ bọc trong quá trình phát triển hạt giống. Những bộ phận này có thể được nhìn thấy nếu vỏ hạt giống bị loại bỏ, nhưng rất khó để phân biệt một trong số chúng mà không cần sự trợ giúp của kính hiển vi. Phần thứ ba, epicotyl (trụ trên lá mầm), là rất nhỏ và nhét giữa hai lá mầm. Tử diệp (cotyledon) chiếm 90% trong toàn hạt, chứa lượng protein và dầu cao nhất trong toàn hạt. Hình 1: Cấu trúc của hạt đậu nành Ngoài ra, hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống, khối lượng một nghìn hạt (M1000 hạt) thay đổi từ 20-400g trung bình từ l00g-200g. Rốn hạt của các giống khác nhau thì có màu sắc và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng của các giống. Thành phần hóa học Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chất đạm (Trong chất đạm đậu nành, globuline chiếm 85 - 95% ngoài ra còn có một lượng như albumin, một lượng không đáng kể prolamin và glutenlin) với đủ các loại amino acid cần thiết như isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin, các vitamin A, B1, B2, C, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose và thành phần khoáng chiếm khoảng 5% trọng lượng chất khô của hạt đậu nành bao gồm các chất như Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S. Hydratecarbon chiếm khoảng 34% hạt đậu nành. Phần hydratecarbon có thể chia làm hai loại: loại tan và không tan trong nước. Loại tan trong nước chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng hydratecarbon. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt. Thêm vào đó, trong đậu nành có một hóa chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones. Dưới đây là một số bảng liên quan đến thành phần hóa học của hạt đậu nành: Bảng 1: Thành phần hóa học của hạt đậu nành. Thành phần Tỷ lệ Protein (%) Dầu (%) Tro (%) Hydratecarbon (%) Hạt đậu nành nguyên 100 40 21 4,9 34 Tử diệp 90,3 43 23 5 29 Vỏ hạt 8 8,8 1 4,3 86 Phôi 2,4 41,1 11 4,4 43 (Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2006) Bảng 2: Thành phần acid amin trong hạt đậu nành Acid amin Hàm lượng (%) Izoleucine 1,1 Leucine 7,7 Lyzine 5,9 Methionine 1,6 Cysteine 1,3 Phenylalanine 5 Treonine 4,3 Tritophan 1,3 Valine 5,4 Histidine 2,6 (Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2006) Bảng 3: Thành phần hydratecarbon trong hạt đậu nành Hydratecarbon Hàm lượng (%) Cellulose 4 Hemicellulose 15,4 Stachyose 3,8 Rafinose 1,1 Saccharose 5 Các loại đường khác 5,1 (Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2006) Bảng 4: Thành phần chất khoáng trong hạt đậu nành Chất khoáng Hàm lượng (%) Ca 0,16 - 0,47 P 0,41 - 0,82 Mn 0,22 - 0,24 Zn 37 mg.kg-1 Fe 90 - 150 mg.kg-1 (Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2006) Bảng 5: Thành phần vitamin trong hạt đậu nành Các vitamin Hàm lượng (mg.kg-1) Thiamin 3,4 - 3,6 Riboflavin 3,4 - 3,6 Niacine 21,4 - 23,0 Pirydoxin 7,1 - 12,0 Biotin 0,8 Acid tantothenic 13,0 - 21,5 Acid folic 1,9 Inoxiton 2300 Vitamin A 0,18 - 2,43 Vitamin E 1,4 Vitamin K 1,9 (Nguồn: Nguyễn Thị Hiền, 2006) Kỹ thuật canh tác IV.1. Chuẩn bị hạt giống Hạt giống tốt là hạt to, đồng đều đẫy chắc, tỷ lệ nảy mầm ít nhất 85%, không có mầm mống bệnh. Lượng hạt giống Phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cần thiết cho mỗi giống và độ to nhỏ của hạt. Ví dụ giống Cúc Hà Bắc gieo trong vụ hè cần 40 - 50kg.ha-1, nhưng với giống ĐH4 lại cần từ 75 - 80kg.ha-1. Nhìn chung tuỳ thuộc và đặc tính của giống như thời gian và tập tính sinh trưởng và P1000 hạt mà lượng hạt giống cần thiết cho một đơn vị diện tích khác nhau. Nhưng lượng hạt giống thường là: + Giống chín sớm: 50-60kg/ha + Giống chín trung bình: 40-50kg/ha + Giống chín muộn: 30-35kg/ha Xử lý hạt giống Hạt trước khi gieo cần được xử lý như sau: Phơi một vài nắng nhẹ trước khi gieo trồng (tránh không nên phơi trên nền xi măng) vì nếu ở nhiệt độ cao sự hoạt động của các men trong hạt bị giảm. Xử lý thuốc diệt nấm bệnh : ví dụ như Faliran 0,15 % trộn đều với hạt ủ khô trong 24-28 ngày nhằm tiêu diệt mầm mống của bệnh. Xử lý phân vi lượng: Người ta thường dùng Molipđat môn l-2kg.ha-1 xử lý khô nhằm tăng thành phần của Mo. Tiến hành nhiễm khuẩn Rhizobium cho hạt trước khi gieo trồng nhằm tăng khả năng hình thành nốt sần để tăng khả năng cố định đạm khí trời cây. IV.2. Thời vụ trồng Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời vụ canh tác thích hợp nhất là Đông Xuân và Xuân Hè. Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác. • Cơ sở để xác định thời vụ Đất đai: Tuỳ theo chân ruộng thấp hay cao thoát nước hay không, mà phải gieo trồng đúng thời vụ, tránh lúc ra hoa và làm quả gặp mưa bị úng, rụng hoa, rụng quả nhiều. Căn cứ vào chế độ canh tác: Tuỳ theo chế độ canh tác của từng nơi, luân canh hoặc trồng xen gối mà bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo năng suất cây trồng trước và cây trồng sau. Căn cứ vào giống: Tuỳ theo giống chín sớm trung bình hay chín muộn, để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhất. Ví dụ nếu trồng giống chín muộn không được gieo muộn quá làm rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất giảm. Căn cứ vào điều kiện khí hậu: Đây là yếu tố chủ yếu nhất để bố trí thời vụ, hay phải căn cứ vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện cho đậu tương sinh trưởng thuận lợi nhất, biểu hiện khi gieo trồng gặp hạn không bị rét khi ra hoa và chín có ẩm độ và nhiệt độ thích hợp khi thu hoạch ẩm độ phải khô. Vụ Đông Xuân: Lượng ánh sáng đầy đủ, đậu nành trổ hoa sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong việc thu hoạch và phơi hạt. Sâu bệnh phát triển trong vụ này tương đối ít. Hạt thu hoạch trong vụ này có phẩm chất tốt, nên có khả năng bảo quản được lâu . ¯Lưu ý trong vụ Đông Xuân: Nên trồng mật độ dầy hơn, do thân lá phát triển hạn chế hơn so với các vụ khác. Vụ Xuân Hè: Đậu nành được trồng ở những chân ruộng lúa Đông Xuân sớm, (trước đây, thường được trồng luân canh với lúa mùa). Trong vụ này, nếu được chăm sóc và đầu tư kỹ thuật đúng mức, đậu nành sinh trưởng và phát triển tốt hơn vụ Đông Xuân, năng suất cũng cao hơn. Nhưng vụ này , sâu bệnh bộc phát rất mạnh, nhất là các đối tượng như dòi đục thân ở đầu vụ và sâu đục trái ở cuối vụ. Trong vụ này, gieo càng muộn, thì mức độ thiệt hại do dòi đục thân càng gia tăng. Lúc thu hoạch sẽ gặp trở ngại do mưa, phẩm chất hạt giảm, tỷ lệ hạt bị mốc và bệnh hạt tím cao. Vụ Hè Thu: Thời gian chiếu sáng trong ngày dài, nên đậu nành  trổ hoa muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài. ¯Lưu ý trong vụ Hè Thu: Trong vụ này, đậu nành phát triển thân lá rất mạnh, do đó mật độ trồng nên thưa hơn so với các vụ khác trong năm. Đầu vụ thường gặp hạn, nên lưu ý vấn đề nước tưới. Cuối vụ , do mưa nhiều, thường gặp khó khăn trong khâu phơi hạt , hạt dễ bị mốc và bệnh hạt tím. Trong vụ Hè Thu, đậu nành dễ bị đổ ngã và phẩm chất hạt cũng kém hơn so với các vụ khác trong năm. Vụ Thu Đông: Trong vụ này, mưa thường xuất hiện nhiều và liên tục, cần lưu ý các vấn đề chống úng cho cây. IV.3. Chuẩn bị đất Có 2 mô hình canh tác cây đậu nành: chuyên canh màu (có làm đất) và luân canh (không làm đất) a. Cách trồng có làm đất - Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất lúc còn quá ướt. - Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì mới cày. - Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường kính đất cày vừa phải:  4 – 5cm. * Ưu điểm việc làm đất - Diệt cỏ dại. - Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu. - Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất mặt do mao dẫn. * Nhược điểm - Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng đậu nành. Có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau. - Tốn chi phí làm đất ,tưới nước (vì muốn làm đất, phải để đất khô, sau khi gieo, phải tưới nhiều nước) dẫn đến lợi nhuận bị giảm một phần . - Do đó việc áp dụng làm đất chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại. b.Cách trồng không làm đất - Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp. Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm .Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra , ngày hôm sau  tỉa hạt. * Ưu điểm - Tranh thủ thời vụ, vì không phải chờ đợi thời gian làm đất . - Giảm được chi phí trong khâu làm đất. Do đó hiệu quả kinh tế hơn . - Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, do đó tiết giảm chi phí tưới nước. * Nhược điểm -  Sâu bệnh phát triển nhiều hơn - Gặp trở ngại trong việc ứng dụng phân bón, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi... Ngoài ra, một số nơi còn áp dụng biện pháp làm đất theo hàng. Tuy nhiên, biện pháp không làm đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất. IV.4. Mật độ trồng • Cơ sở để xác định mật độ - Căn cứ vào đặc tính của giống: Giống chín sớm, thấp cây, phân cành ít ta trồng dày, với giống chín muộn, cây cao, cành nhiều ta phải trồng thưa. - Căn cứ vào thời vụ: Vụ xuân và vụ đông trong điều kiện nhiệt độ thấp hay bị khô hạn cây sinh trưởng kém thì ta trồng dày hơn so với vụ hè và hè thu nóng ẩm. - Căn cứ vào đất đai: Đất tốt nhiều màu ta trồng thưa, đất xấu ít màu ta trồng dày. - Căn cứ vào mức độ thâm canh của từng nơi: Đầy đủ phân bón, chăm sóc tốt thì trồng thưa, trái lại ít phân chăm sóc kém thì ta phải trồng dày. • Mật độ gieo cụ thể - Giống chín sớm: Đảm bảo 50-60 cây.m-2, khoảng cách cụ thể: hàng cách hàng 30- 35cm, cây cách cây 5-6cm, hoặc khóm cách khóm 20cm.3-4cây-1. - Giống chín trung bình: Đảm bảo 40-50 cây.m-2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 7-8cm, hoặc khóm cách khóm 20cm.3-4 cây-1. - Giống chín muộn: 15-20 cây.m-2, khoảng cách cụ thể là hàng cách hàng 40- 45cm, cây cách cây 12-15cm, hoặc khóm cách khóm 25cm.2 cây-1. - Áp dụng tỉa, lượng giống 70 - 80kg.ha-1. Nếu sạ, lượng giống khoảng 100-120kg.ha-1 - Mật độ trồng: Tỉa theo khoảng cách 40 x 10cm hay 30 x 20cm. mỗi hốc 3 cây (50 cây.m-2) sau đó chừa lại 2 cây.lỗ-1. Mùa mưa trồng dầy hơn mùa khô : 30 x 15 cm; Mỗi hốc 3 cây (66 cây.m-2 ) sau đó chừa lại 2 cây.lỗ-1. - Gieo độ sâu: 2,5cm, tùy thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai, trình độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau. IV.5. Phương pháp gieo - Phương pháp gieo: Hạt có thể được gieo bằng máy hoặc bằng tay, nhưng thường được gieo theo 3 cách chính: gieo theo hàng, theo hốc và gieo vãi. Gieo hạt bằng bằng máy được sử dụng phổ biến đối với các nước phát triển như Mỹ. Gieo bằng tay theo hàng là phương pháp rất phổ biến ở nước ta. Ở những chân đất thoát nước không tốt, người ta phải lên luống trước sau đó rạch thành hàng và gieo. Gieo hốc cũng là một tập quán ở một vài nơi, gieo theo phương pháp này chậm, tốn công nhưng hạt đội đất tốt hơn. Gieo vãi là phương pháp được sử dụng ở một số vùng núi cao Bắc bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn. Gieo theo phương pháp này rất nhanh, không tốn công nhưng tốn giống, tốn nhiều công chăm sóc, mật độ cây không đồng đều. - Độ sâu gieo hạt: Độ sâu gieo hạt ảnh hưởng tới nảy mần và mọc của cây qua nhiệt độ và độ ẩm đất. Độ sâu thích hợp đối với hầu hết các giống và đất trồng vào khoảng 2,5 tới 4 cm, với đất dễ bị váng nên gieo nông, ở đất cát nên gieo sâu. Một số tác giả đề nghị không nên gieo trên đất khô. Nhưng nếu thời tiết có biến chuyển thuận lợi lúc đó có thể gieo được. Hạt giống chất lượng cao có thể sống được 10 - 14 ngày trong đất khô. - Trước khi gieo, phơi lại hạt giống một nắng nhẹ trên nong, nia, cót, không được phơi trên nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt. - Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp đất tơi xốp dầy 2-3cm. - Đối với đậu nành trên đất 2 vụ lúa: Trước khi gieo hạt cho nước vào để làm cho đất đủ ẩm, sau đó rút sạch nước mặt, vạch thành hàng hay dùng que ấn thành hàng cách nhau 25-30cm để gieo hạt. Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7-8 cm.hạt-1, hoặc theo khóm cách nhau 13-15cm, mỗi khóm 2-3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng hoai mục. IV.6. Vấn đề bón đạm cho đậu nành Cùng thuộc nhóm cây họ đậu, đậu nành còn có khả năng cố định đạm từ khí trời. Khả năng này nhờ vi khuẩn Rhizobium jabonicum,  gọi là vi khuẩn cố định đạm. Vi khuẩn này sống trong điều kiện đất không bị ngập và đất phải thoáng khí, giúp tạo nốt sần trong rễ cây họ đậu. Nhờ hút chất đạm từ không khí, khi nốt sần trưởng thành (lúc cắt ngang có màu nâu đỏ) nó sẽ cung cấp chất đạm lại cho cây trồng sử dụng. Do đó, việc bón quá nhiều lượng phân đạm cho cây đậu nành là không cần thiết. IV.7. Bón phân - Đối với cây đậu nành, do có thể cố định được lượng đạm khí trời (Vi khuẩn Rhizobium japonicum) để nuôi cây, vì vậy cần chú ý đến việc bón thêm phân lân và Kali để cân đối NPK. Phân Đạm nên bón vào đầu của giai đoạn tăng trưởng, để kích thích bộ lá phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để nuôi cây .U CẦU DIỠNG Cứ 1 tấn hạt , cây đậu nành đã lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất. (Đơn vị tính: kg.ha-1) N P2O5 K2O MgO CaO 100 kg.ha-1 16 kg.ha-1 21 kg.ha-1 4 kg.ha-1 4 kg.ha-1 - Qua bảng trên, nhận thấy rằng, cây đậu nành rất cần đạm, song do có vi khuẩn cố định đạm, nên lượng đạm bón vào không cần nhiều. Cây đậu nành có nhu cầu về Lân, Kali, Canxi, Magiê. Do đó, bón tập trung vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng. - Lượng phân bón: Tùy theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ… mà có lượng phân bón cho thích hợp. Có thể áp dụng theo công thức sau: Công thức 1: Sử dụng:  60kg Urea, 120kg DAP, 80kg KCL. (tính cho 1ha) - Bón lót: 60kg DAP và toàn bộ phân chuồng - 7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 10kg Urea, 60kg DAP - 25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 30kg Urea, 30kg KCL - 35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 20kg Urea, 30kg KCL Công thức 2:  Sử dụng:  105kg Urea, 300kg Super lân, 80kg NPK. - Bón lót: 300kg Super lân - 7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 25kg Urea, 20kg KCL - 25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea, 30kg KCL - 35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea, 30kg KCL - Nếu có điều kiện, bón thêm 5-6 tấn phân chuồng.ha-1, bón vào giai đoạn trước khi tỉa hạt (bón lót). Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của từng loại đất, có thể bón thêm 30-50kg vôi bột. 1công (1.000m2), vào giai đoạn bón lót. - Cách bón lót: Vùi phân vào đất hoặc trộn với tro trấu, phân hữu cơ, thuốc ngừa sâu bệnh. Sau đó lấp hạt lại. Đối với các lần bón thúc, Có thể pha nước tưới hoặc bón cách hàng đậu 5cm, độ sâu 10cm. IV.8. Chăm sóc đậu nành sau mọc Dặm tỉa cây - Dặm cây là nhằm đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích. Cần tiến hành dặm vào lúc cây có 2 lá đơn, bởi nếu dặm muộn cây sinh trưởng không đều. Dùng hạt giống cùng giống để gieo dặm vào chỗ không mọc. Tỉa cây nhằm điều tiết diện tích dinh dưỡng và ánh sáng cho cây, cũng tỉa sớm lúc cây có một lá thật. Xới vun và làm cỏ - Nhằm tiêu diệt cỏ dại tạo điều kiện cho rễ và vi sinh vật hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy vun xới 2-3 lần có thể làm tăng năng suất 12-23 %. Vun xới cần căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đậu tương để tiến hành. - Thời kỳ nảy mầm: Cây sống chủ yếu bằng dinh dưỡng trong 2 lá mầm nếu gặp mưa thì phải xới nhẹ phá váng đất. - Thời kỳ cây con: Khi cây có 3-5 lá kép, cây bắt đầu sống độc lập, nốt sần bắt đầu xuất hiện. Lúc này, tiến hành xới đợt 1 kết hợp với làm cỏ và bón thúc nốt số phân còn lại. - Xới đợt 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày vào lúc đó cây có 5-6 lá kép. Lúc này lớp rễ thứ 2 phát triển và vi sinh vật hoạt động mạnh nên cần xới vun kịp thời sâu 5- 7cm tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây đậu tương. Với giống chín muộn có thể xới vun lần thứ 3 khi cây sắp ra hoa hoặc sau những trận mưa lớn cần xới phá váng. - Khi cây bắt đầu ra hoa tuyệt đối không được xới vun ảnh hưởng tới hoa, nụ. Khi cây hình thành quả rồi cây đó có thể vun được. Tưới tiêu nước - Đậu nành là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây đậu nành lớn nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả. Đậu nành khi gieo cần độ ẩm 50% mới mọc được, vụ Hè Thu làm đất xong, cần gieo ngay. Đậu nành cần được tưới đủ ẩm vào thời kỳ cây con và khi ra hoa kết quả.. Nếu bị hạn ở các thời kỳ này, sẽ giảm năng suất. Nếu mưa lớn, cần thăm ruộng thường xuyên để tiêu úng. Cần tránh hiện tượng đất bị ngập úng và đóng váng. Bấm ngọn - Bấm ngọn có tác dụng điều tiết được dinh dưỡng và điều khiển được tán cây cho sự phát triển cân đối, để tập trung dinh dưỡng cho mầm hoa phát triển, quả nhiều. Nếu sinh trưởng kém hay trong vụ xuân và vụ đông thì không bấm ngọn mà chỉ bấm ngọn với những giống sinh sản vô hạn và gieo trong vụ hè sinh trưởng mạnh. Khi bấm phải đúng lúc bấm quá sớm (5 lá kép) thì cây sẽ yếu đốt ít, cành ít hạn chế tạo hình thành cho cây, nhưng muộn quá (9 lá) cành đã dài thêm cao thì hiệu quả bấm cành thấp, cho nên bấm tốt nhất là