Đề tài Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990

Trong những năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế giới thừa nhận là một điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc biệt là từ khi xuất phát từ đặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Từ một nước công nghiệp nghèo, Hàn Quốc mau chóng trở thành một nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến tháng 10/1996, Hàn quốc được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 25 của OECD.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghiệp hóa ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980. 1.Chiến lược CNH. 2.Thực trạng nền kinh tế. 2.1.Thành tựu. 2.2.Hạn chế. Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp. 1.Nội dung của chiến lược CNH hỗn hợp. 2.Quá trình thực hiện. 2.1.Phát triển công nghệ. 2.2.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của những ngành CNcó kỹ thuật cao. 2.3.Khắc phục tình trạng tụt hậu của CN vừa và nhỏ. 2.4.Tự do hóa có điều tiết. 3. Những vấn đề đặt ra sau giai đoạn 1980-1990. 3.1.Khủng hoảng mô hình công nghiệp hóa. 3.2.Khủng hoảng mô hình phân phối thu nhập. 3.3.Sự suy thoái môi trường sinh thái. 3.4.Quá trình CNH của Hàn Quốc gắn liền với mức tiết kiệm thấp và nợ nước ngoài cao. Phần III:Một số kinh nghiệm với Việt Nam. 1.Hàn Quốc-Việt Nam những nét tương đồng. 2.Một số kinh nghiệm từ chiến lược CNH của Hàn Quốc với Việt Nam. 2.1.Liên tục nâng cấp cơ cấu công nghiệp theo các ngành có lợi thế so sánh hoặc có cơ hội phát triển. 2.2.Sử dụng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trọng tâm là XK làm đòn bẩy cho quá trình CNH. 2.3.Vai trò của chính phủ. 2.4.Kinh nghiệm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chính sách khoa học công nghệ. Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo. Mở đầu Trong những năm qua, Hàn Quốc được các nhà phân tích kinh tế trên thế giới thừa nhận là một điển hình của một nền kinh tế phát triển thành công, đặc biệt là từ khi xuất phát từ đặc thù địa lý, Hàn Quốc là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên. Từ một nước công nghiệp nghèo, Hàn Quốc mau chóng trở thành một nước công nghiệp mới (NICs/NIEs). Đến tháng 10/1996, Hàn quốc được chính thức kết nạp làm thành viên thứ 25 của OECD. Trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong 4 con rồng Châu á, rồi tham gia vào OECD, Hàn quốc có một quá trình công nghiệp hóa được rút ngắn một cách tối đa (chỉ còn 30 năm) so với Mỹ, các nước EU và Nhật Bản do có được chiến lược công nghiệp hóa đúng đắn, tận dụng được lợi thế của “người đi sau”, tiếp thu được kinh nghiệm của cả ba nhóm nước phát triển trên. Trong 30 năm công nghiệp hóa của Hàn Quốc, giai đoạn 1980-1990 giữ một vai trò nổi bật, được các nhà kinh tế coi là giai đoạn “cất cánh lần thứ hai” của nền công nghiệp Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc nhanh chóng hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng GDP của Hàn Quốc được coi là cao nhất thế giới, bình quân từ 8%-10%/ năm. Đặc biệt là năm 1988 là năm có Thế Vận Hội Olympic lần thứ 24 tổ chức tại Seoul, tốc độ tăng trưởng của GDP đã lên tới mức kỷ lục, hơn 40% so với năm trước. Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Châu á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, địa lý và văn hóa, cơ sở kinh tế xã hội. Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1986) Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên nếu xét theo các tiêu chuẩn quốc tế thì Việt Nam vẫn là một quốc gia kém phát triển. Để có thể vươn lên đạt trình độ ngang hàng với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tất yếu phải lựa chọn con đường CNH-HĐH. Đây thực sự là một thách thức đối với chúng ta. Vì thế, người viết muốn tìm hiểu về “CNH ở Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990” từ đó rút ra “Một số kinh nghiệm với Việt Nam”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; bài tiểu luận được chia thành ba phần: *Phần I:Tình hình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc trước năm 1980. *Phần II:Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp. *Phần III:Một số kinh nghiệm từ chiến lược công nghiệp hóa của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Do trình độ có hạn, em mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn. Phần I: Tình hình CNH ở Hàn Quốc trước năm 1980: 1. Chiến lược CNH: Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình khác nhau về chiến lược CNH, trong đó rõ nét nhất là các mô hình: Thay thế nhập khẩu (hướng nội); Xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế; Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (hướng ngoại). Ngoài ra còn có chiến lược phát triển hỗn hợp mà thực chất là sự kết hợp (trung hòa) của cả hai hay cả ba loại chiến lược trên. Xét từ góc độ tăng trưởng kinh tế cơ sở lý luận của các loại chiến lược phát triển trên đây đều dựa vào sự vận dụng ở các mức độ khác nhau “Quy luật lợi thế so sánh” (Law of comparative advantage) do David Ricardo (1772-1823)-nhà kinh tế học người Anh đề xuất năm 1817 trong công trình nghiên cứu nổi tiếng “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế” (Principles of Political Economy and Taxation). Sau đó trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, bằng thuyết “Nguồn lực sản xuất vốn có” (Factor Endowments), hai nhà kinh tế học Thụy Điển: Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã tiếp tục phát triển quy luật này bằng cách giải thích đầy đủ hơn về nguyên nhân và lợi ích của thương mại quốc tế. Theo quy luật này, các nước khác nhau đều có các lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh khác nhau về lao động, tài nguyên, vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên-xã hội khác. Trong hai giai đoạn đầu của quá trình CNH (1950-1960 và 1970-1980), Hàn Quốc đã gặt hái được những thành công to lớn trong việc thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu (hướng ngoại). Chiến lược này, ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, đã thể hiện được sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất và đặc biệt đề cao việc mở cửa nền kinh tế. Nội dung cơ bản của chiến lược này khẳng định những nước khác nhau có những lợi thế so sánh khác nhau vì thế các nước cần “phụ thuộc” lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh đó thông qua các hoạt động Ngoại Thương, liên doanh liên kết cùng nhau đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh về một loại sản phẩm nào đó. Thực tiễn quá trình CNH của Hàn Quốc đã chứng tỏ được tính đúng đắn của chiến lược này cũng như sự phù hợp của nó với xu thế phát triển của thời đại là quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và hợp tác vì sự phát triển chung của toàn nhân loại. Về thực chất, chiến lược này là quá trình điều chỉnh cơ cấu công nghiệp từ chỗ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo và hướng về xuất khẩu, mà cụ thể đó là việc áp dụng chính sách tỷ giá duy nhất tài trợ xuất khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà xuất khẩu trong việc nhập khẩu nhiên liệu thô cần thiết cho sản xuất công nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.Thực trạng nền kinh tế : 2.1.Thành tựu: Nhờ việc áp dụng chiến lược này rất phù hợp với tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế nên ngay trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966) Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Thành tựu lớn nhất phải kể đến là trong giai đoạn này, nền móng cho sự thành công của CNH đã được tạo dựng. Tỷ trọng công nghiệp khai thác trong toàn bộ cơ cấu công nghiệp giảm từ 34,8% năm 1956 xuống còn 23,9% năm 1966. Cũng tương tự như vậy, tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng tư 44,7% lên 64,7% cùng thời gian đó. Cơ cấu công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã thể hiện rõ sự tiến bộ đáng kể. Phần của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống khá nhanh từ 37% GDP năm 1962 xuống còn 25% vào năm 1965. Hàn Quốc trong giai đoạn này bắt đầu tiến tới một nền kinh tế hiệu suất băng việc áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và trí thức kinh doanh: sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vật chất (tư bản và tài nguyên) và vốn nhân lực. Điều đó có nghĩa là tổng hiệu quả đầu ra đã tăng nhiều hơn tổng hiệu quả phần tăng của đầu vào. Nền kinh tế bắt đầu có tích lũy. Chính yếu tố hiệu suất của nền kinh tế cùng với sự tích lũy đã góp phần vào tăng trưởng đích thực của nền kinh tế hay còn gọi là tăng trưởng của kỹ thuật và công nghệ. 2.2.Những hạn chế: Tuy nhiên, tới nửa sau 1979, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu lộ ra một số dấu hiệu trì trệ. Ví dụ như năm 1979, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu quá trình CNH nhanh, XK giảm 4%, tốc độ tăng trưởng giảm 6,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ 1972. Chính sách phát triển công nghiệp bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của các tổ hợp lớn (conglomerates) làm cho phân phối kinh doanh trong giai cấp tư sản không đều. Các doanh nghiệp lớn được lợi từ chính sách này nhiều hơn các nhà kinh doanh vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, do tốc độ lạm phát cao, các công ty và một số chủ hộ có lợi lớn trong việc đầu cơ một số mặt hàng đặc biệt là bất động sản. Đi cùng với sự suy giảm về phát triển kinh tế, xã hội bắt đầu có những căng thẳng. Sự phê phán các chính sách và cách điều hành kinh tế ngày một tăng. Kết cục là chính phủ Park Chung Hee sụp đổ và bản thân ông ta bị ám sát. Đây có thể coi là hậu quả tất yếu của những “điểm yếu” trong cơ cấu kinh tế và sự can thiệp quá mức của bộ máy Nhà nước, không tôn trọng những quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời đó cũng là hậu quả của những biến động khách quan trong đời sống kinh tế thế giới như: buôn bán của thế giới vào thời điểm này chậm, xu hướng bảo hộ mậu dịch ở các nước tư bản phát triển-thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của Hàn Quốc tăng, khủng hoảng dầu mỏ, giá dầu tăng ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng dầu mỏ làm nguyên liệu ... tất cả làm cho những vấn đề riêng của nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu lộ ra và buộc chính phủ mới của Tổng thống Chung Do Huan phải có những điều chỉnh trong chiến lược CNH cho phù hợp với tình hình mới. Phần II: Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp: 1) nội dung Chiến lược CNH của Hàn Quốc giai đoạn 1980-1990: Có thể gọi chiến lược CNH của Hàn Quốc trong thời kỳ này là chiến lược “hỗn hợp” trong đó kết hợp một cách khéo léo quá trình CNH hướng nội và hướng ngoại. Hàn Quốc chỉ cho phép NK những sản phẩm nếu sản xuất trong nước không mang lại hiệu quả kinh tế cao do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới hoặc là những sản phẩm thực sự cần thiết cho yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng với chi phí cao hơn nhập từ bên ngoài. Trường hợp ngược lại đối với những sản phẩm mà các hãng trong nước có đủ khả năng đáp ứng được với chi phí thấp hơn so với nhập từ bên ngoài vào thì chính phủ kiên quyết đóng chặt cánh cửa biên giới, nhằm dành thị trường trong nước cho sản xuất bản địa. Chiến lược CNH hỗn hợp của chính phủ Hàn Quốc kể từ đầu thập kỷ 80 đã cho phép khắc phục những nhược điểm của quá trình CNH hướng về XK một cách thuần túy. Đó là, việc xuất khẩu hàng nguyên vật liệu công nghiệp thường không có nhu cầu cao trên thế giới và giá hàng đó thấp, tăng ít hơn giá hàng công nghiệp chế tạo do đó tốc độ tăng trưởng của khu vực này không cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa. sự phát triển của các ngàng Công nghiệp XK lại phụ thuộc quá lớn vào vốn và công nghệ nước ngoài, sự lệ thuộc vào thị trường quốc tế có thể tăng mỗi khi thị trường quốc tế xảy ra những biến động lớn. Khi thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng về XK, Hàn Quốc có thể thu được những khoản thặng dư thương mại lớn đối với các thị trường XK nhưng đồng thời lại phải chịu những thâm thủng khổng lồ kinh niên với những đối tác chính cung cấp công nghệ và vốn. Như vậy chiến lược CNH của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 (hiểu theo nghĩa rộng cũng chính là chiến lược hiện đại hóa) là một chiến lược phát triển hỗn hợp có sự kết hợp đồng bộ cả chiến lược phát triển hướng nội và chiến lược phát triển hướng ngoại theo mọi trình độ từ thấp đến cao, từ tuần tự đến nhảy vọt, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hướng ngoại để tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đưa Hàn Quốc gia nhập vào hàng ngũ các nước CN phát triển trên thế giới. Với chiến lược CNH đúng đắn và phù hợp với tình hình mới này, Hàn Quốc đã thành công trong quá trình CNH, trở thành một nước CN mới ở Châu á. Trong thập niên 80, kinh tế phương Tây vẫn tăng với tốc độ chậm hơn so với thập niên 70 trong khi đó kinh tế của Hàn Quốc tuy đã phát triển chậm lại, song vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao là 7,5%/ năm (so với 9,1% trong thập kỷ 70). Những năm 70, Hàn Quốc vẫn còn ở vị trí 20-30 trong Bảng xếp hạng các nước XK trên thế giới nhưng đến năm 1991, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (trong đó Hàn Quốc là lớn nhất) đã đạt tới vị trí thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Đây là một thành tích đáng kinh ngạc, chứng tỏ được tính đúng đắn của CNH của Hàn Quốc. Một số chỉ tiêu phát triển CN của Hàn Quốc qua từng thời kỳ: Giai đoạn Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng CN chế tạo bình quân Tỷ lệ CN chế tạo trong CN Tỷ lệ CNN và hóa chất trong CN chế tạo Tỷ lệ CN chế tạo đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Sản phẩm chủ yếu 1962-1966 8,5 14,2 25,7 10,2 34,2 Điện, phân bón, lọc dầu, sợi tổng hợp, PVC. 1967-1971 9,7 9,8 20,9 14,2 34,2 Sợi tổng hợp, hóa dầu, thiết bị điện. 1972-1976 10,1 18,1 29,5 29,8 38,7 Gang thép, thiết bị vận tải, điện tử gia dụng, tàu biển, hóa dầu. 1977-1981 5,5 10,3 21,3 45,3 30,8 Gang thép, máy móc, thiết bị CN, điện tử, tàu biển. 1982-1986 7,5 9,8 29,9 45,3 37,0 Máy chính xác, điện tử, tàu biển, thông tin. Nguồn:Bộ Kế Hoạch Kinh Tế Hàn Quốc 1988. 2. Quá trình thực hiện chiến lược CNH hỗn hợp: Những hoạt động nâng cấp CN thông qua phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, đặc biệt là các ngành vi điện tử của chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn 1980-1990 là những hoạt động góp phần đẩy xa hơn nữa, cao hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế. Đây thực sự là những biện pháp làm cho nền kinh tế Hàn Quốc “cất cánh lần thứ hai”. Việc Nhà Nước đẩy mạnh hoạt động của mình để tạo ra và mở rộng bộ phận mới trong cơ cấu kinh tế là bước đi tất yếu nhằm đưa nền kinh tế tồn tại dựa vào xuất khẩu của Hàn Quốc thoát khỏi khó khăn do hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc vào thời điểm này gặp phải chế độ bảo hộ mậu dịch gay gắt từ phía các nước tư bản phát triển và gặp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các nước NICs và các nước đang phát triển khác. Mọi cố gắng của Hàn Quốc nhằm đa dạng hóa xuất khẩu đều gặp giới hạn và không có triển vọng giải quyết vấn đề xuất khẩu lâu dài. Để giải quyết căn bản vấn đề phức tạp này và tạo tiềm năng xuất khẩu đáng kể cho tương lai, Hàn Quốc quyết định đi vào các ngành CN có kỹ thuật cao. 2.1. Phát triển công nghệ: Muốn xây dựng các ngành CN có hàm lượng kỹ thuật cao, khâu then chốt là phải có công nghệ tương ứng hiện đại. Hàn Quốc đã sử dụng hai biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề vô cùng quan trọng này. Thứ nhất, Nhà Nước sử dụng biện pháp truyền thống, đó là nhập khẩu kỹ thuật từ nước ngoài. Song đặc trưng của hoạt động Nhà Nước vào thời kỳ này trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ là giảm bớt sự can thiệp của mình vào các hoạt động dưới mọi hình thức. Đối với loại hình nhập khẩu Licences, so với giai đoạn trước, chính sách của Nhà Nước có nhiều thay đổi. Giai đoạn đầu từ 1962-1978, Nhà Nước đặt ra nhiều chuẩn mực, quy chế để hướng dẫn và giám sát nghiêm ngặt nội dung của việc đưa kỹ thuật nước ngoài vào sử dụng. Ví dụ, trước đây các công ty chỉ có thể đưa kỹ thuật, công nghệ vào với điều kiện chi phí cho kỹ thuật thường xuyên dưới 3% tổng giá trị bán ra, chi phí cho mỗi trường hợp phải dưới 10.000 USD và mọi đồ án đều phải xin phép chính phủ. Do thiếu ngoại tệ, Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu kỹ thuật thật cần thiết mà trong nước không có. Tuy nhiên từ tháng 4-1978, đặc biệt là từ những năm 80, việc nhập kỹ thuật được tự do hóa. Việc tự do hóa này được chia làm nhiều giai đoạn, cứ một đến hai năm lại được mở rộng thêm. Từ tháng 7-1984 trở đi, các xí nghiệp muốn nhập kỹ thuật chỉ phải gửi đồ án tới Bộ Tài Chính, trong vòng 20 ngày nếu không có ý kiến phản đối thì xí nghiệp đó có thể tự động nhập kỹ thuật nói trên. Cùng với quá trình tự do nhập khẩu Licences, chính phủ Hàn Quốc tự do hóa đầu tư trực tiếp để tăng nhập khẩu công nghệ (cả vốn lẫn kỹ thuật). Từ tháng 9-1980 chính phủ bỏ bớt hạn chế đối với đầu tư trực tiếp, nới lỏng hạn chế về tỷ lệ tư bản nước ngoài đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, mở rộng diện các ngành cho phép đầu tư, giảm bớt mức quy định đầu tư thấp nhất. Mục tiêu chủ yếu của những điều chỉnh này là nhập được những kỹ thuật cao từ nước ngoài. Tới tháng 7-1984, luật về đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài lại được sửa đổi và tự do hóa thêm một bước nữa. Từ tháng 4-1987, Nhà nước đã thay việc công bố các ngành được đầu tư (Positive List) bằng việc đăng danh sách số ngành không được đầu tư (Negative List) để mở rộng giới hạn đầu tư. Bảng so sánh tự do hóa nhập khẩu kỹ thuật của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80 Nội dung Đối tượng ngành Giai đoạn 1 (4-1978) Điều kiện cho phép tự động: *Thanh toán trước chiếm 3 vạn USD. *Chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 3%. *Thời hạn hợp đồng dưới 3 năm. Máy móc, đóng tàu, điện máy, điện tử, hóa chất. Giai đoạn 2 (4-1979) Điều kiện cho phép tự động: *Tiền thanh toán dưới 50 vạn USD. *Chi phí cho kỹ thuật dưới 10%. *Thời hạn hợp đồng 10 năm. Giai đoạn 3 (7-1980) Điều kiện cho phép tự động: *Chi phí kỹ thuật thường xuyên dưới 20 %. *Thời hạn hợp đồng 10 năm. Tất cả các ngành. Giai đoạn 4 (9-1982) Khi ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài quyết định về các điều khoản cá biệt phải tham khảo ý kiến của người phụ trách cao nhất về khoa học kỹ thuật rồi mới thông qua. Tất cả các ngành. Giai đoạn 5 (7-1984) Chuyển từ chế độ cho phép sang chế độ báo cáo. Tất cả các ngành. Nguồn: Chính sách nhập khẩu kỹ thuật của các nước đang phát triển-Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản. Đối với các hình thức nhập khẩu kỹ thuật khác cũng được tự do hóa. Kết quả là số trường hợp nhập khẩu vào thập kỷ 80 tăng nhanh, đầu tư trực tiếp cũng tăng. Đơn cử năm 1988, các công ty Hàn Quốc đã nhập 353 loại thiết bị hiện đại nhất, gấp 1,5 lần so với thời kỳ trước, trong đó 181 loại từ Nhật, 90 từ Mỹ, 46 từ Tây Âu. Nhập khẩu các nhà máy thiết bị toàn bộ có sử dụng robot và kỹ thuật vi điện tử cũng tăng. Năm 1988, Hàn Quốc đã nhập tới 36 xí nghiệp loại này, nhiều gấp 3 lần so với năm trước. Đồng thời với các biện pháp nhập khẩu kỹ thuật, Nhà Nước còn triển khai nhiều biện pháp để hấp thụ kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là xây dựng nhiều viện kỹ thuật chuyên ngành để thông tin đầy đủ cho các công ty tư nhân lựa chọn và mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo sau đại học để sử dụng tốt kỹ thuật tiên tiến. Thứ hai, nhằm giải quyết những vấn đề công nghệ cao Hàn Quốc mở rộng nghiên cứu để tự túc các công nghệ hiện đại, giảm bớt khoảng cách về trình độ công nghệ với các nước tiên tiến. Bắt đầu vào giai đoạn này, Nhà Nước đã đưa ra một chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn. Các mục tiêu nghiên cứu chủ yếu cho tới năm 2000 là làm chủ kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thông tin, hóa chất. Ngoài ra , chương trình còn nghiên cứu áp dụng các loại vật liệu mới và chế phẩm sinh học, mở rộng nghiên cứu biển, khoảng không vũ trụ, sinh thái và bảo vệ sức khỏe. Đi đôi với việc kế hoạch hóa nghiên cứu, Nhà Nước vào năm 1981 đã quyết định sáp nhập 16 viện có quy mô nhỏ do các tổ chức khác nhau của chính phủ tài trợ thành 9 viện lớn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ khoa học công nghệ, Viện khoa học công nghệ cao cấp của Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology: KAIST) là viện đứng đầu với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dự án quốc gia. Ngoài việc lập các viện trực thuộc, Nhà Nước còn khuyến khích thành lập các Viện nghiên cứu và phát triển các công ty tư nhân thông qua thuế khuyến khích và giúp đỡ về tài chính. Tới 1985, 183 Viện nghiên cứu tư nhân đã được thành lập. Để có đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ nặng nề mới-nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển (khác với nhiệm vụ ứng dụng và địa phương hóa kỹ thuật nhập khẩu), Nhà nước còn đặc biệt chú ý phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Nhiệm vụ này đặt lên vai Viện khoa học cao cấp Hàn Quốc. Viện này được thành lập từ 1972. Viện được trang bị các phương tiện hiện đại và chế độ trả lương cao để lôi cuốn các nhà bác học và kỹ sư tài năng nhất của Hàn Quốc ở nước ngoài về góp sức giải quyết vấn đề này. 2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành CN kỹ thuật cao: Một loại hoạt động đặc biệt quan trọng khác đối với việc phát triển các ngành CN có kỹ thuật cao là đ
Tài liệu liên quan