Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu được bảo vệ an toàn là nhóm nhu cầu thứ hai được mọi người quan tâm sau những nhu cầu tối thiểu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng cao thì sự nhận thức của người dân về tác dụng và tầm quan trọng của bảo hiểm cũng nâng lên rõ rệt.
Việt nam, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm cũng trở nên lớn mạnh, đa dạng về nghiệp vụ, sản phẩm trong đó nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ chủ chốt. Nghiệp vụ này đã được Bảo Việt Hà Nội - một trong bốn thành viên lớn mạnh nhất của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai từ rất lâu. Mặc dù có nhiều lợi thế về kinh doanh so với các Công ty bảo hiểm khác trên địa bàn nhưng do sự cạnh tranh gay gắt, thị phần Bảo Việt Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng đã bị san sẻ. Nhận thức rõ điều này Bảo Việt Hà Nội đã tìm những giải pháp tích cực nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này. Một trong những giải pháp đó là hoàn thiện hơn nữa công tác giám định bồi thường là công tác thuộc dịch vụ sau khách hàng tác động không nhỏ đến uy tín của Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Bảo Việt Hà Nội với sự hiểu biết thêm về kiến thức thực tế cùng những kiến thức chuyên ngành được học em đã chọn đề tài: “Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội” để làm chuyên đề thực tập.
Nội dung của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận được kết cấu 3 chương:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ
Chương II: Công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội
83 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu được bảo vệ an toàn là nhóm nhu cầu thứ hai được mọi người quan tâm sau những nhu cầu tối thiểu. Dịch vụ bảo hiểm ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng cao thì sự nhận thức của người dân về tác dụng và tầm quan trọng của bảo hiểm cũng nâng lên rõ rệt.
Việt nam, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm cũng trở nên lớn mạnh, đa dạng về nghiệp vụ, sản phẩm trong đó nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ chủ chốt. Nghiệp vụ này đã được Bảo Việt Hà Nội - một trong bốn thành viên lớn mạnh nhất của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai từ rất lâu. Mặc dù có nhiều lợi thế về kinh doanh so với các Công ty bảo hiểm khác trên địa bàn nhưng do sự cạnh tranh gay gắt, thị phần Bảo Việt Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng đã bị san sẻ. Nhận thức rõ điều này Bảo Việt Hà Nội đã tìm những giải pháp tích cực nhằm tăng doanh thu nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này. Một trong những giải pháp đó là hoàn thiện hơn nữa công tác giám định bồi thường là công tác thuộc dịch vụ sau khách hàng tác động không nhỏ đến uy tín của Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Bảo Việt Hà Nội với sự hiểu biết thêm về kiến thức thực tế cùng những kiến thức chuyên ngành được học em đã chọn đề tài: “Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội” để làm chuyên đề thực tập.
Nội dung của đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận được kết cấu 3 chương:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và công tác giám định bồi thường của nghiệp vụ
Chương II: Công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt Hà Nội
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG CỦA NGHIỆP VỤ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Xe cơ giới theo qui định hiện hành là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Là loại tài sản có giá trị lớn đối với các cá nhân, gia đình và tối cần thiết trong mọi tổ chức. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và một vị trí quan trọng trong ngành Giao thông vận tải- một ngành đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của xã hội loài người.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo, việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và đường không với chi phí cao tỏ ra không phù hợp. Bên cạnh đó, điều kiện địa hình phức tạp với phần lớn diện tích là đồi núi thì việc đi lại, vận chuyển bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu và phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân.
Việc vận chuyển bằng xe cơ giới luôn đem lại những điều kiện thuận lợi, hiệu quả và có một số ưu điểm phù hợp với Việt Nam hơn các phương tiện khác như:
Xe cơ giới có tính cơ động cao và linh hoạt, tốc độ vận chuyển nhanh và chi phí thấp, hoạt động được trong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp, có thể đưa con người đến mọi nơi vào mọi thời điểm mong muốn.
Việc xây dựng đường xá, bến bãi cho xe cơ giới rẻ hơn các loại phương tiện khác (như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ...).
Vốn đáp ứng vật tư mua sắm phương tiện vận chuyển bằng xe cơ giới phù hợp với các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
Với các ưu điểm như trên, số lượng xe cơ giới hiện nay tăng rất nhanh và số lượng ngày càng lớn
Chính vì lượng xe cơ giới qúa dày đặc đã tiềm ẩn một số nguy cơ làm gia tăng số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông đường bộ trong cả nước. Trong các nguy hiểm đó phải kể đến:
Xe cơ giới có tính cơ động cao, tính việt dã tốt và nó tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, vì vậy xác suất rủi ro đã lớn nay lại càng lớn hơn.
Số lượng xe tăng nhanh do: Nhu cầu đi lại, vận chuyển ngày càng tăng. Mặt khác, giá thành ngày càng hạ, lượng xe cơ giới nhập lậu chất lượng kém khiến lượng xe cơ giới tăng đột biến.
Bảng 1. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
(Từ năm 1998 đến năm 2002)
Năm
Số vụ tai nạn
( vụ )
Số người bị chết (người)
Số người bị thương (người)
1998
21.420
6.394
22.989
1999
23.327
7.061
24.171
2000
24.142
7.924
25.693
2001
26.223
8.213
25.906
2002
27.018
8.541
26.212
(Nguồn: Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải )
Tình trạng đường xá ngày càng xuống cấp và không được đầu tư tu sửa kịp thời chỉ sửa chữa theo kiểu chắp vá, thiếu tính liên tục đồng bộ.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt, địa hình hiểm trở với đèo dốc nguy hiểm.
Ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém, tình trạng lái xe không làm chủ tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu, không có bằng lái, hoặc lái xe khi uống rượu bia ngày càng tăng gây thiệt hại rất lớn cả về người và của.
Tai nạn giao thông tỷ lệ với sự gia tăng của các phương tiện giao thông và người bị nạn thường là người trụ cột trong gia đình cũng như ở các doanh nghiệp. Nếu tai nạn giao thông xảy ra thì thiệt hại không chỉ bó hẹp trong vụ tai nạn mà còn làm mất thu nhập cho cả gia đình, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và gây hậu quả cho nền kinh tế quốc dân
Để đảm bảo bù đắp những thiệt hại sau các vụ tai nạn thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng là hoàn toàn cần thiết. Bởi nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã đem lại cho các cá nhân, tổ chức và xã hội những tác dụng to lớn sau:
2.1 Đối với xã hội
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã góp phần bảo đảm trật tự an ninh và an toàn xã hội. Thông qua nghiệp vụ này cũng giúp lái xe luôn có ý thức chấp hành luật lệ giao thông góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn.
2.2 Đối với Nhà nước
Nghiệp vụ bảo hiểm ra đời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước đồng thời làm tăng thu cho ngân sách, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. Đóng phí bảo hiểm là nguồn thu Tài chính đáng kể, ngoài việc dùng để bồi thường thiệt hại và đề phòng hạn chế tổn thất nó cũng được dùng để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Một mặt góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, mặt khác hạn chế tai nạn giao thông xảy ra và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
3.1 Đối tượng bảo hiểm:
Mặc dù khái niệm đối tượng bảo hiểm được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm nhưng vẫn còn một số người nhầm lẫn giữa đối tượng bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Ở đây khái niệm đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng cần được làm rõ. Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó (bao gồm mô tô, ô tô, xe máy) còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể:
Đối với xe mô tô các loại người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường xuyên.
Đối với xe ô tô các loại có thể tiến hành bảo hiểm vật chất thân xe hoặc từng bộ phận của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm bộ phận các Công ty bảo hiểm chỉ bảo hiểm đến từng tổng thành. Hiện nay Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam qui định về tổng thành của xe ô tô như sau:
Tổng thành động cơ: Bao gồm phần máy, chế hoà khí hoặc bơm cao áp, bơm xăng, bầu lọc khí, lọc dầu, máy phát điện, máy nén khí, đề ma rơ, két nước và các dụng cụ làm mát, các thiết bị làm cho máy nổ, ly hợp...
Tổng thành hộp số: Bao gồm hộp số chính, hộp số phụ (nếu có) các đăng.
Tổng thành trục trước (hoặc trục trước): Bao gồm dầm cầu, trục láp, hệ thống treo nhíp, may ơ trước cơ cấu phanh, xi lanh phanh, nếu là cầu chủ động thì có thêm một cầu, vi sai và vỏ cầu.
Tổng thành cầu sau: Bao gồm: vỏ cầu toàn bộ, ruột cầu, vi sai, cụm may ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp...
Tổng thành hệ thống lái: Vôlănglái, trục tay lái, thanh kéo ngang...
Tổng thành thân vỏ xe: Có ba nhóm (A, B, C)
Nhóm A: Thân vỏ: Cabin toàn bộ, chắn bùn, calăng, phanh tay...
Nhóm B: Ghế đệm + nội thất: Toàn bộ ghế đệm ngồi hoặc nằm, các trang bị: Điều hoà nhiệt độ, quạt, đài...
Nhóm C: Sát si: Khung xe, ba đờ dốc, tổng thành bơm...
Tổng thành lốp: Các bộ xăm lốp hoàn chỉnh của xe
Tổng thành khác: Là các tổng thành cơ cấu chuyên dùng lắp trên xe đẻ sử dụng theo chuyên ngành như cần cẩu, bồn téc,cứu hoả...
Trong đó các tổng thành thân vỏ xe chiếm giá trị lớn và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những vụ tai nạn.
Chủ xe muốn tham gia bảo hiểm phải có giấy tờ liên quan khác: giấy phép lưu hành, giấy tờ yêu cầu bảo hiểm, chứng từ, hoá đơn cần thiết khác, giấy chuyển quyền sở hữu (nếu có).
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm tự nguyện, chủ xe tham gia để được bồi thường những thiệt hại vật chất với xe do những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
3.2 Phạm vi bảo hiểm:
Là qui định về những rủi ro được bảo hiểm và những rủi ro loại trừ. Trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới các rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
Tai nạn do đâm va lật đổ.
Cháy nổ, bão lụt, sét, mưa đá.
Mất cắp toàn bộ xe.
Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác.
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho xe được bảo hiểm, trong những trường hợp trên các Công ty bảo hiểm còn thanh toán cho chủ xe những chi phí hợp lý và cần thiết nhằm:
Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm
Chi phí bảo vệ và kéo xe tới nơi gần nhất
Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường không được vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng. Đồng thời các Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại:
Hao mòn tự nhiên, mất giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hỏng thêm do sửa chữa
Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, săm lốp mà không do tai nạn gây ra
Mất cắp bộ phận xe
Để tránh những nguy cơ trục lợi bảo hiểm, hành vi vi phạm đạo đức pháp luật các Công ty bảo hiểm không bồi thường những thiệt hại, tổn thất xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
Hành động cố ý.
Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành. Chủ xe, lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông như :
Xe không có giấy phép lưu hành.
Lái xe không có bằng lái hoặc bằng không hợp lệ.
+ Lái xe bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma tuý và các chất kích thích khác trong xe chở chất cháy nổ.
Xe quá trọng tải.
Xe đi đêm không đèn.
Xe sử dụng để tập lái, chạy thử sau sửa chữa.
Thiệt hại do chiến tranh.
Trong thời hạn bảo hiểm nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực với chủ xe mới, nếu chủ xe không chuyển quyền lợi bảo hiểm sang chủ mới Công ty sẽ hoàn trả phí.
4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, giá trị trên thị trường luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới gây khó khăn cho việc xác định giá trị xe:
Loại xe.
Năm sản xuất.
Mức độ cũ mới của xe.
Thể tích làm việc của xi lanh...
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các Công ty bảo hiểm hay áp dụng căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu- Khấu hao
Số tiền bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm chấp nhận tham gia hoặc người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm xác định dựa trên giá trị bảo hiểm và sự phân tích chủ quan của người tham gia hoặc người bảo hiểm.
Nguyên tắc của bảo hiểm là số tiền bảo hiểm không được vuợt quá giá trị bảo hiểm. Nếu người tham gia vô tình hoặc cố ý vi phạm các Công ty sẽ có những chế tác phù hợp tuỳ vào mức độ thực tế.
5. Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là nhân tố đầu tiên quyết định sự lựa chọn của khách hàng. Vì vậy việc xác định chính xác nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty và yếu tố cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Khi xác định phí bảo hiểm các Công ty bảo hiểm căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, mức độ rủi ro khác nhau nên phí bảo hiểm khác nhau. Thông thường các Công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành các nhóm. Việc phân loại này được dựa trên cơ sở tốc độ tối đa, khả năng sửa chữa phụ tùng thay thế. Đối với những xe hoạt động không thông dụng có mức rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Công thức tính phí cho mỗi đầu xe là: P = f + d
Trong đó: P : Phí thu mỗi đầu xe
f : Phí thuần; d: Phụ phí
Theo công thức trên việc xác định phụ phí phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Tình hình tổn thất năm trước. Căn cứ vào số liệu thống kê Công ty bảo hiểm sẽ tính toán thực hiện phí cho mỗi đầu xe như sau:
i= 1,n
Si : Số vụ tai nạn xảy ra năm thứ i; Ti: Thiệt hại bình quân một vụ tai nạn năm i; Ci: Số xe hoạt động năm i
Phụ phí d bao gồm: chi phí quản lý, đề phòng tổn thất.
Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm, các Công ty bảo hiểm áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra hầu hết các Công ty còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỷ lệ này cho một số năm không có khiếu nại.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ thì chủ xe chỉ đóng phí cho những ngày hoạt động theo công thức sau:
Số tháng hoạt động
Phí = Phí năm *
12
Trong trường hợp khách hàng đã nộp phí cả năm nhưng vì lý do nhất định xe ngừng hoạt động một thời gian, Công ty sẽ hoàn lại phí của thời gian ngừng hoạt động đó cho xe. Số phí hoàn lại được tính theo công thức:
Phí hoàn lại = Phí đã đóng *Tỷ lệ phí hoàn lại *Số tháng không
hoạt động /12
Thông thường tỷ lệ phí hoàn lại là 80%
Nếu chủ xe muốn huỷ hợp đồng khi chưa hết thời hạn thì Công ty hoàn trả lại phí cho thời gian còn lại với điều kiện chủ xe chưa có lần nào được trả tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng.
6. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng là một thoả thuận giữa nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Theo đó người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho người tham gia khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm gây tổn thất đối với xe của người tham gia.
Một hợp đồng được gọi là có giá trị pháp lý khi thoả mãn các điều kiện sau:
Mục đích của các bên là thiết lập mối quan hệ pháp lý .
Lời đề nghị của một bên và việc chấp nhận của bên kia.
Khả năng pháp lý của các bên để thực hiện hợp đồng.
Như vậy hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới phải tuân thủ theo các điều kiện chủ yếu, thiếu bất kỳ một chi tiết nào hợp đồng coi như không có hiệu lực, bị mất hiệu lực hoặc không thi hành được.
Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cũng phải đảm bảo đúng nguyên tắc của một hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
Những nguyên tắc ngầm định:
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
Những nguyên tắc hiển thị rõ ràng:
- Nguyên tắc bồi thường: Số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế.
- Nguyên tắc thế quyền.
Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tiêu đề: tên, địa chỉ của Công ty bảo hiểm.
- Chủ thể bảo hiểm (người tham gia).
- Đối tượng bảo hiểm. .
- Phạm vi bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm, mức phí, cách thức nộp phí bảo hiểm.
- Các điều khoản về giải quyết bồi thường.
- Các qui định về giải quyết tranh chấp (nếu có).
- Thời hạn bảo hiểm.
- Chữ ký của hai bên.
II. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI
1. Vị trí công tác giám định bồi thường trong bảo hiểm
Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh các Công ty có truyền thống hoạt động trong ngành bảo hiểm còn có hàng loạt các Công ty khác mới ra đời với nhiều tham vọng trong việc giành lấy thị phần. Sản phẩm bảo hiểm nói chung và sản phẩm vật chất xe cơ giới nói riêng là những sản phẩm rất dễ bắt chước. Vì lẽ đó thị trường bảo hiểm ngày càng thêm sôi động, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng ác liệt. Để đứng vững trong môi trường đó, mỗi Công ty bảo hiểm phải lựa chọn cho mình những chiến lược phù hợp với đặc điểm của Công ty mình. Những chiến lược này có thể tác động một cách đồng bộ hoặc từng giai đoạn của một quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm .
Thông thường quá trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm được chia làm bốn giai đoạn.
1. Thiết kế sản phẩm mới
Thông qua nghiên cứu thị trường các nhà bảo hiểm cho ra đời một sản phẩm phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2. Khai thác sản phẩm
Khi sản phẩm mới đã được đưa ra, các nhà bảo hiểm bắt đầu chào bán sản phẩm của mình, quá trình này bắt đầu từ việc marketing đến hoàn tất ký kết hợp đồng.
3. Đề phòng hạn chế tổn thất
Doanh thu từ việc bán sản phẩm được trích lại tạo thành quỹ “đề phòng, hạn chế tổn thất”, nhằm thực hiện các công việc cần thiết phù hợp để tăng độ an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
4. Giám định bồi thường
Đây là giai đoạn cuối của quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm, nó được tiến hành khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được nêu trong hợp đồng .
Như vậy, giám định bồi thường là một công đoạn “kép” trong bốn công đoạn của quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm. Giám định là cơ sở của bồi thường và ngược lại bồi thường là khâu hoàn tất kết quả của giám định.
Như đã nói ở trên, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm dễ bắt chước, do vậy những chiến lược cạnh trạnh thông thường như giá cả, dịch vụ rất khó mang tính đột biến.
Trên cơ sở đó chiến lược sản phẩm trở nên có ưu thế hơn cả, chất lượng của sản phẩm bảo hiểm được thể hiện tại khâu giám định, bồi thường. Đây là khâu rõ nét nhất trong đặc tính vô hình của sản phẩm bảo hiểm. Với vai trò thể hiện chất lượng sản phẩm, khâu giám định bồi thường là khâu trực tiếp quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm mang lại uy tín của Công ty đó đồng thời quyết định sự lỗ lãi trong nghiệp vụ bảo hiểm.
Bên cạnh đó giám định bồi thường còn mang vai trò hoà giải khi có sự xung đột về lợi ích của các bên liên quan. Với vai trò quan trọng như vậy giám định bồi thường được pháp luật và các tổ chức bảo hiểm rất quan tâm và đề ra những nguyên tắc nhất định.
Trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới, vai trò này của giám định bồi thường càng được thể hiện rõ nét.
2. Nguyên tắc giám định bồi thường .
Trong những năm gần đây, các sản phẩm về bảo hiểm xe cơ giới đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi công tác giám định bồi thường phải được củng cố và nâng cao. Những nguyên tắc được xây dựng trong công tác này nhằm đảm bảo yêu cầu đó. Nội dung của nguyên tắc bao gồm:
-Việc giám định phải được tiến hành sớm nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn (theo qui dịnh chung 5 ngày). Nếu không tiến hành sớm được thì lý do của việc chậm trễ phải được thể thiện trong biên bản giám định.
- Tất cả các thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm vật chất, tài sản đều phải tiến hành giám định.
- Trong trường hợp đặc biệt nếu tổ chức bảo hiểm không thực hiện được việc lập biên bản giám định, thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, ảnh chụp, hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và kết quả điều tra.
Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài sản bị thiệt hại, hoặc người có trách nhiệm được uỷ quy