Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh nghiệp sản xuất bia rượu lớn nhất nước ta. Là công ty con của công ty rượu, bia, nước giải khát Sài Gòn ( gọi tắt là SABECO), được thành lập từ năm 1965, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty
22 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán tại công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất công nghệ cồn thực phẩm
Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất rượu mùi pha chế và rượu mùi lên men
Sơ đồ 03: Quy trình sản xuất bia
Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 05: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty rượu Đồng Xuân
Phần 1: Tổng quan về công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân
Tên giao dịch: Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân
Tên giao dịch quốc tế: DOLICO
Trụ sở chính: Thị trấn Thanh Ba – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 02103.884.359
Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh nghiệp sản xuất bia rượu lớn nhất nước ta. Là công ty con của công ty rượu, bia, nước giải khát Sài Gòn ( gọi tắt là SABECO), được thành lập từ năm 1965, qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân đang từng bước phát triển và lớn mạnh. Công ty càng ngày càng khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ ngày đầu xây dựng với số lượng lao động chỉ có 35 người với nguyên giá TSCĐ chỉ có 450.300 đồng, đến nay công ty đã có hai nhà máy lớn. Một nhà máy bia ở km 9 Bắc Thăng Long Nội Bài và một nhà máy rượu cồn nằm ở thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Công ty chuyên sản xuất mặt hàng như cồn, rượu, bia.
Quy trình sản xuất cồn
Cồn công ty sản xuầt là cồn thành phẩm 96.80 được chế biến từ nguyên liệu chính là sắn. Nguyên liệu được nghiền, nấu, lên men rồi chưng cất cho ra sản phẩm.
Quy trình sản xuất cồn được khái quát trong sơ đồ số 1 phần Phụ lục
Quy trình sản xuất rượu
Rượu được làm từ nguyên liệu chính là cồn, kết hợp với nước cốt của các loại như hoa quả, được pha chế theo tỷ lệ phù hợp cho ra các dòng sản phẩm riêng biệt như rượu Đào, rượu Nho, rượu Chanh, rượu Cam. Thông thường các loại rượu hoa quả có nồng độ cồn thấp, chỉ khoảng 120 đến 20 0. Các loại rượu đặc trưng như rượu cẩm được chế biến từ gạo cẩm ủ, lên men, thường có nồng độ cồn khoảng 180. Còn các loại rượu như wisky, hoàng đế, vodka có nồng độ cồn từ 320 đến 450.
Quy trình sản xuất rượu được khái quát theo sơ đồ số 2 phần phụ lục
Quy trình sản xuất bia
Ngoài cồn và rượu công ty còn có một cơ sở sản xuất bia, bia được sản xuất từ mal, mal được nghiền, nấu, đường hoá, lọc, chiết rồi đóng chai, đóng lon hoặc chiết box để bán bia hơi.
Quy trình sản xuất bia được khái quát thành sơ đồ số 3 phần phụ lục
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả. Ban lãnh đạo công ty gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc.
- Giám đốc là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách thị trường có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo phòng thị trường, giám sát các hoạt động chủ yếu của công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp chỉ đạo hoạt động phòng kĩ thuật.
- Phó giám đốc phụ trách hành chính chịu trách nhiệm về nhân sự của công ty
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng tài chính kế toán.
- Phòng bảo vệ, y tế, nhà ăn trực thuộc phòng tổ chức hành chính là nơi thực hiện, đáp ứng nhu cầu an ninh, an toàn cho toàn thể cán bộ nhân viên của công ty, đảm bảo chăm sóc, vệ sinh cho công nhân viên, các nhu cầu thiết yếu của công nhân viên.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát theo sơ đồ số 4 phần phụ lục
1.4. Đặc điểm công tác kế toán.
1.4.1. Chính sách kế toán đang được áp dụng tại công ty
- Đơn vị sử dụng VNĐ là chủ yếu nhưng ngoài ra đơn vị còn sử dụng đồng Yên với những mặt hàng xuất khẩu sang Nhật.
- Kỳ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng theo Quyết định số 15 TC/QĐ - BTC ngày 20/03/2006
- Kế toán hàng tồn kho sử dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Thuế GTGT áp dụng theo phương pháp khấu trừ
1.4.2. Hình thức kế toán công ty đang áp dụng
Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký – chứng từ. Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh chứng từ gốc đều được phân loại, hệ thống hoá để ghi Có của tài khoản trên các sổ Nhật kí – chứng từ, cuối kì tổng hợp số liệu từ Nhật kí – chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản. Kết hợp trình tự ghi sổ theo thứ tự thời gian với trình tự ghi sổ theo hệ thống để ghi vào một loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ Nhật kí – chứng từ. Sổ kế toán sử dụng: sổ kế toán tổng hợp, sổ nhật kí – chứng từ, sổ cái, bảng kê, bảng phân bổ, sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ theo dõi thanh toán, sổ chi tiết tiêu thụ, sổ chi tiết đầu tư chứng khoán, sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản.
1.4.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty
Công ty tổ chức kế toán theo phương thức trực tuyến tham mưu nghĩa là kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán, trực tiếp điều hành các kế toán phần hành đồng thời giữa kế toán trưởng và các kế toán viên có mối quan hệ tham mưu lẫn nhau
Công ty sử dụng phần mềm kế toán effect, máy tính của các kế toán được nối mạng nội bộ, có máy chủ là máy của kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung toàn công ty. Kế toán trưởng là người theo dõi quản lý, phụ trách chung các hoạt động của phòng kế toán tài chính, chỉ đạo hạch toán toàn công ty, bên cạnh đó đưa ra ý kiến tham mưu cho giám đốc công ty.
- Do công ty có hai cơ sở nên công tác kế toán chi tiết được hạch toán riêng cho từng cơ sở còn hạch toán giá thành và xác định kết quả tại cơ sở một do kế toán trưởng thực hiện.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được khái quát theo sơ đồ số 5 phần phụ lục
1.5. Kết quả chi tiết
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2006 – 2007
STT
Chỉ tiờu
Năm 2006
Năm 2007
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
1
Doanh thu bỏn hàng và cung cấp dịch vụ
165,585,654,275
168,897,367,361
3,311,713,086
102
2
Cỏc khoản giảm trừ doanh thu
52,055,503,086
53,096,613,148
1,041,110,062
102
3
Doanh thu thuần về bỏn hàng và cung cấp dịch vụ
113,530,151,189
115,800,754,213
2,270,603,024
102
4
Giỏ vốn hàng bỏn
99,190,345,723
102,166,056,095
2,975,710,372
103
5
Lợi nhuận gộp về bỏn hàng và cung cấp dịch vụ
14,339,805,466
13,634,698,118
(705,107,348)
95
6
Doanh thu hoạt động tài chớnh
894,787,785
939,527,174
44,739,389
105
7
Chi phớ tài chớnh
2,730,383,298
2,866,902,463
136,519,165
105
8
Chi phớ bỏn hàng
1,709,734,887
1,795,221,631
85,486,744
105
9
Chi phớ quản lý doanh nghiệp
5,170,716,283
5,429,252,097
258,535,814
105
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
5,623,758,783
4,482,849,101
(1,140,909,682)
80
11
Thu nhập khỏc
408,569,618
420,826,707
12,257,089
103
12
Chi phớ khỏc
58,970,559
60,739,676
1,769,117
103
13
Lợi nhuận khỏc
349,599,059
360,087,031
10,487,972
103
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
5,973,357,842
4,842,936,132
(1,130,421,710)
81
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy các khoản giảm trừ, chi phí tăng nhưng không ảnh hưởng đến doanh thu từ lợi nhuận bán hàng cũng như doanh thu hoạt động tài chính. Các khoản chi phí tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế. Nhìn chung công ty có lãi trong năm 2007.
1.6. Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
1.6.1. Khó khăn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bia, rượu, nước giải khát của các thương hiệu lớn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài đang phát triển ở Việt Nam. Vì vậy công ty gặp nhiều khó khăn trong việc luôn phải thay đổi, cải tiến và tạo ra những sản phẩm mới, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Đồng thời công ty cũng phải cạnh tranh với những công ty thành viên cũng trực thuộc tổng công ty SABECO.
1.6.2. Thuận lợi
Nhưng công ty cũng có nhiều thuận lợi khi có tổng công ty SABECO luôn giúp đỡ, vạch ra những phương hướng phát triển cho công ty. Bên cạnh sự giúp đỡ của tổng công ty thì công ty DOLICO cũng có đội ngũ nhân viên lành nghề luôn có những ý tưởng mới cộng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty giúp công ty ngày càng phát triển.
1.6.3. Phương hướng phát triển
SABECO là một tổng công ty lớn. SABECO đang ngày càng phấn đấu để trở thành thương hiệu bia, rượu, nước giải khát hàng đầu ở Việt Nam. Hiện tại công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng, xây mới nhiều nhà máy. Công ty phấn đấu đến năm 2015, tại mỗi tỉnh thành trong cả nước sẽ có một công ty con của công ty SABECO và sản phẩm của SABECO sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ngoài ra sẽ đưa sản phẩm của SABECO ra thị trường thế giới. Đây là một tham vọng lớn và táo bạo nhưng lại dựa trên tiềm lực mạnh mẽ của tổng công ty và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trực thuộc SABECO, công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân (DOLICO) cũng tham gia vào kế hoạch phát triển lâu dài của tổng công ty. DOLICO sẽ tiếp tục mở rộng cũng như là chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, tiến hành sát nhập các công ty bia trên các tỉnh khác để tạo nên một tập đoàn đồ uống lớn mạnh.
Phần 2. Một số phần hành kế toán
2.2.Kế toán nguyên vật liệu ( NVL), công cụ dụng cụ ( CCDC).
- Tài khoản sử dụng : TK 152, TK153, TK 111, TK 112, TK 331…
- Chứng từ sử dụng :
+ Nghiệp vụ nhập kho: biờn bản kiểm nghiệm, phiếu nhập kho, thẻ kho...
+ Nghiệp vụ xuất kho: phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất kho, thẻ kho...
2.2.1. Nguyờn vật liệu
- Các loại nguyên vật liệu chính của cồn bao gồm: sắn, than, enzym, tecmamin. NVL chính của rượu bao gồm: cồn, hương liệu, nước cất hoa quả. NVL chính của bia bao gồm: malt, hoa huplon, enxym, hoá chất nấu, men bia…
- Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại NVL phụ gồm: hoá chất phòng thí nghiệm, hoá chất xử lý nước ga, các loại dầu, mỡ… phục vụ sản xuất sản phẩm.
- Nguyên tắc đánh giá nguyên liệu, vật liệu: đánh giá theo phương pháp giá thực tế
- Kế toán chi tiết vật liệu: phương pháp ghi thẻ song song
- Kế toán tổng hợp:
+ Kế toán nhập nguyên vật liệu:
Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 111, TK112, TK 331
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 18/12/2006 tại phân xưởng cồn anh Hải đề nghị nhập 10 tấn sắn khô. Giá 2 000đ/kg. Thuế GTGT 10%.
Nợ TK 152 20 000 000
Nợ TK 133 2 000 000
Có TK 111 22 000 000
+ Kế toán xuất nguyên vật liệu:
Tài khoản sử dụng: TK 152, TK 621, TK 627, TK 641, TK 632…
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 87 Ngày 31/12/2006 công ty xuất 50kg than phục vụ cho phân xưởng cồn
Nợ TK 627 50
Có TK 152 50
2.2.2. Công cụ, dụng cụ
CCDC ở công ty là lò hơi, máy nghiền nguyên liệu, bóng điện, găng tay cao su..
- Tài khoản sử dụng: TK 153, TK 621, TK 627, TK 641…
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 102 ngày 15/3/2007 công ty xuất 10 cái bóng đèn phục vụ phân xưởng bia
Nợ TK 627 10
Có TK 153 10
2.3. Kế toán tài sản cố định:
2.3.1. Phân loại tài sản
TSCĐ trong công ty phân loại theo hình thái biểu hiện gồm :
-TSCĐ hữu hình: hệ thống nhà xưởng và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
-TSCĐ vô hình : quyền sử dụng đất, các loại giấy phép…
- Kế toán chi tiết:
Tài khoản sử dụng: TK 211 ( TK 2112, 2113…), TK 133(2), TK 111, TK 112…
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 28/3/2007 Công ty mua tặng phòng hành chính một dàn máy vi tính, tính theo giá thị trường là 24 000 000đ, thời gian khấu hao là 5 năm
Nợ TK 2114 24 000 000
Có TK 711 24 000 000
2.3.2. Kế toán sửa chữa tài sản cố định
- Trong quá trình làm việc có hỏng hóc công ty tiến hành sửa chữa kịp thời
- Công ty thường tiến hành thuê ngoài sửa chữa định kì vào ngày 30/4 – 1/5 khi đó công nhân được nghỉ, máy móc được đem bảo dưỡng, duy tu.
2.4. Kế toán tiền lương
2.4.1. Hình thức tính lương
Công ty thực hiện chế độ trả tiền công theo sản phẩm
2.4.2. Phương pháp tính lương
Căn cứ vào bảng chấm công của các tổ trong phân xưởng, căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành trong kì của từng phân xưởng, căn cứ vào định mức đơn giá tiền lương / sản phẩm, kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận theo số lượng hoàn thành để tính ra sản phẩm lương của cả ngành trong tháng đó. Kế toán lao động tiền lương lập bảng tổng hợp hệ số công, số ngày công của cả ngành rồi tính lương của từng công nhân theo công thức sau:
= *
Từ bảng chấm công của phân xưởng, tính ra tổng số công của cả phân xưởng, tính ra được trong đó có bao nhiêu công làm ban ngày, bao nhiêu công làm ban đêm.
1 công làm đêm = 1.3 * công làm ngày
= Số công làm ngày + 1.3 * số công làm đêm
=
= + 1.3 * *
= + + +
Thực lĩnh = tổng lương – BHXH – BHYT
Trong đó BHXH = hệ số cấp bậc * 450 000 * 5%
BHYT = hệ số cấp bậc * 450 000 * 1%
Do công ty ở khu vực I miền núi nên công nhân thường được hưởng phụ cấp khu vực.
Họ và tên
Chức danh
HSCB
Lương SP
Lương TG (lễ, tết, họp)
Phụ cấp
Tổng lương
Các khoản khấu trừ
Thực lĩnh
Công ngày
Công đêm
Tiền
Công
Tiền
BHXH ( 5%)
BHYT (1%)
Vũ An
…..
QĐ
4.2
25
1136000
4
315000
225000
1676000
94000
18900
1563100
2.4.3. Tài khoản sử dụng
- TK 334, TK 338 ( TK 3382, 3383, 3384), TK 622, TK 641, TK 642….
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Trích bảng thanh toán tiền lương của công ty phải trả cho nhân viên phân xưởng trong tháng 5/2007
+ Công nhân sản xuất: 500 000 000đ, trong đó: lương chính 470 000 000đ, lương phụ 20 000 000đ, lương nghỉ phép 10 000 000đ.
+ Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 150 000 000đ, trong đó: lương chính 120 000 000đ, lương phụ 20 000 000đ, phụ cấp 10 000 000đ
+ Nhân viên bộ phận bán hàng: 50 000 000đ, trong đó: lương chính 45000đ, lương phụ 5000đ
Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ qui định hiện hành tính vào chi phí SXKD
Bt 1: Nợ TK 622 500 000 000
Nợ TK 642 150 000 000
Nợ TK 641 50 000 000
Có TK 334 700 000 000
Bt 2: Nợ TK 622 95 000 000
Nợ TK 642 28 500 000
Nợ TK 641 9 500 000
Có TK 338 13 300 000
2.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
- Phương thức bán: bán hàng qua đại lý
- Hình thức bán: Hàng được nhân viên phát triển thị trường đưa đến các đại lý, siêu thị, các cơ sở bản lẻ trong cả nước.
- Các khoản giảm trừ: hoa hồng do môi giới, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại….
2.5.1. Kế toán giá vốn
- Tài khoản sử dụng: TK 632
Ngoài ra còn sử dụng thêm 1 số tài khoản liên quan khác: TK 154, 155, 156…
-Phương pháp kế toán
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 125 ngày 14/4/2007, công ty xuất 100 thùng bia Đại Việt cho cửa hàng Việt Dũng. 145 000đ/ thùng.
Nợ TK 632 1 450 000
Có TK 155 1 450 000
2.5.2. Kế toán chi phí bán hàng
- Nội dung: chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên, chi phí bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
- Tài khoản sử dụng : TK 641 ( chi tiết TK 6412, 6413…). Ngoài ra còn sử dụng thêm 1 số tài khoản liên quan khác: TK 111, 112, 152, 153…
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Theo hoá đơn tiền điện Liên 2, kí hiệu AA/2007T, số 5395847 công ty trả tiền điện cho các phân xưởng bia, rượu, cồn 135 740 000đ
Nợ TK 6413 135 740 000
Nợ TK 133 13 574 000
Có TK 111 149 494 000
2.5.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Nội dung: chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí liên quan đến quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và điều hành chung toàn doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như chi phí nhân viên quản lý, vật liệu dùng cho quản lý…
- Tài khoản sử dụng: TK 642( chi tiết TK 6421, 6422…). Ngoài ra còn sử dụng 1 số tài khoản liên quan khác như : TK 111, TK 112, TK 334, TK 338…
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Theo hoá đơn số 67987 ngày 15/6/2007 công ty trích một khoản 9 754 000đ cho việc mua đồ dùng văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý hành chính
Nợ TK 6427 9 754 000
Nợ TK 133 975 400
Có TK 331 10 729 400
2.5.4. Xác định kết quả kinh doanh
- Nội dung: Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kì nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
- Tài khoản sử dụng: TK 911, TK 421 ( chi tiết TK 4211, 4212). Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như : TK 511, 512, 632…
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2007
Nợ TK 911 1 795 221 631
Có TK 641 1 795 221 631
Nợ TK 911 5 429 252 097
Có TK 642 5 429 252 097
2.5.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Đối tượng: xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân, hiện nay công ty có 2 cơ sở sản xuất chính: cơ sở 1 sản xuất các loại rượu, cồn. Cơ sở 2 sản xuất bia chai, bia hơi và bia lon.
- Phương pháp tập hợp chi phí: hai cơ sở này là riêng biệt nên công ty tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng cơ sở riêng.
+ Tại cơ sở 1: công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng. Phân xưởng rượu và phân xưởng cồn
+ Tại cơ sở 2: do chỉ sản xuất một mặt hàng nên công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho phân xưởng bia.
2.5.5.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu. Sản phẩm dở dang cuối kì của công ty là:
+ Phân xưởng cồn: sắn, than, enzym, sắn trên dây chuyền sản xuất…
+ Phân xưởng rượu: rượu các loại, vỏ chai, nhãn, nút…
+ Phân xưởng bia: man, hoa huplông, bột trợ lọc…
Tất cả các sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất được đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp qui đổi ra giá trị sản phẩm nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang và giá trị nguyên vật liệu nằm tại phân xưởng ( đã xuất kho nhưng phân xưởng chưa sử dụng hết)
= +
= x
Còn với than, enzym, tecmaminh thì tính bằng giá xuất kho.Với sản phẩm bia cách tính giá trị SPDD tương tự cồn. Còn với sản phẩm rượu thì kế toán qui đổi từ rượu tồn kho sang cồn 960 rồi qui đổi ra NVL C là sắn khô theo mức qui đổi 11 cồn 960 theo định mức là 2.6 kg sắn khô, 1 kg sắn khô có giá theo bình quân cả kì dự trữ là 2100đ/kg. Còn vỏ chai, nhãn nút… tính giá bằng giá xuất kho theo phương dang và nguyên vật liệu tồn kho phân xưởng thông qua Bảng tồn kho phân xưởng.
2.5.5.2. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành
2.5.5.2.1. Đối tượng tính giá thành
Quy trình sản xuất bia, rượu, cồn là một qui trình liên tục, khép kín, nên công ty không có sản phẩm hỏng. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền gồm nhiều giai đoạn, sau mỗi giai đoạn, bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn kế tiếp để tiếp tục chế biến thành thành phẩm. Công ty không bán thành phẩm nhập kho. Do vậy đối tượng tính giá thành của công ty là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, tức là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty rượu Đồng Xuân là 1lít cồn, rượu, bia.
2.5.5.2.2. Phương pháp tính giá thành
Do đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất theo dây chuyền nước chảy, liên tục, khép kín nên công việc tính giá thành được thực hiện vào cuối quí theo phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn), sản phẩm dở dang được kiểm kê vào cuối quí, đơn vị tính giá thành là đồng/lít cho từng sản phẩm rượu, cồn, bia. Kì tính giá thành của công ty là quí, công việc tính giá thành được thực hiện vào cuối quí.
2.5.6. Báo cáo tài chính
Tại công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân, kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính theo quí, năm và gửi đến S ở công nghiệp, Sở tài chính, Cục thuế, Cục thống kê Phú Thọ, Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Phú Thọ, Ngân hàng công thương KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc.
Phần 3. Nhận xét, kết luận
3.1 Thu hoạch
ở công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân thì chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì nó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho công ty