Hội nhập trở thành xu hướng tất yếu đối với các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay.Trong đó kinh tế là một nội dung hội nhập quan trọng và chủ yếu nhất.Thương mại quốc tế trở nên không thể thiếu trong trái bóng kinh tế của một đất nước.Suy ra để duy trì cán cân thương mại cần có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,ở nước bạn cũng như nước ta.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác kế toán xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập trở thành xu hướng tất yếu đối với các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay.Trong đó kinh tế là một nội dung hội nhập quan trọng và chủ yếu nhất.Thương mại quốc tế trở nên không thể thiếu trong trái bóng kinh tế của một đất nước.Suy ra để duy trì cán cân thương mại cần có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,ở nước bạn cũng như nước ta.
Để phục vụ công tác hạch toán nghiệp vụ liên quan tới xuất nhập khẩu cần có sự ra đời và phát triển của kế toán xuất nhập khẩu .
Vậy là kế toán xuất nhập khẩu trở nên tất yếu giống như hội nhập là tất yếu với mỗi quốc gia. Đó là lý do em chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là kế toán xuất nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là công tác kế toán xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC.
Thông qua việc tìm hiểu qui trình kinh doanh xuất nhập khẩu và công tác kế toán xuất nhập khẩu .Từ đó đối chiếu với kiến thức được học và tìm hiểu trước đó cộng với sự chỉ bảo giúp đỡ từ phía công ty đã giúp em hoàn thành nhiệm vụ thực tập này. Kết quả của kì thực tập là báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp ghi nhận những phản ánh về thực trạng công tác kế toán xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC,từ đó đưa ra những đề xuất cùng xây dựng công tác kế toán công ty tốt hơn ,đồng thời qua đây cũng là cơ hội rút ra những bài học nghiệp vụ quý giá cho bản thân em sau này.
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU.
1.Đặc điểm kinh doanh
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC chuyển đổi từ công ty TNHH truyền thông có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 053127 ngày 17/07/1995 . Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103015824 ngày 07/02/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần 4 ngày21/12/2009
Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
Tên viết tắt:CMC corporation.
Vốn điều lệ: 720 tỷ VNĐ
Vốn chủ sở hữu: 635 tỷ VNĐ
Trụ sở chính :
Lô C1A cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ ,phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy ,thành phố Hà Nội.
Vị thế trên thị trường
Năng lực tài chính vững mạnh: tổng vốn chủ sở hữu lớn cùng sự hợp tác với Ngân hàng AgriBank, Tập đoàn Bảo Việt và Tập đoàn Geleximco…Hơn 1600 cán bộ giỏi chuyên môn và quản lý với sức sáng tạo không ngừng.Đối tác Vàng của Microsoft, Symantec, APC – MGE; đối tác Bạc của Cisco, đối tác Tích hợp hệ thống cao cấp nhất của IBM, HP, Eaton tại Việt Nam, đối tác của SAP, Oracle, IBM.
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008.
Top 5 công ty ICT hàng đầu Việt Nam năm 2008.
Top 5 công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam (CMC Soft) năm 2008.
Top 5 công ty máy tính hàng đầu Việt Nam (CMS) năm 2008.
Top 5 công ty tích hợp hệ thống hàng đầu (CMC SI) năm 2008.
Các công ty thành viên của CMC
Công ty TNHH Tích hợp Hệ thống CMC
Hoạt động kinh doanh: Cung cấp các giải pháp tổng thể chuyên ngành; cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và tích hợp các giải pháp; dịch vụ đào tạo CNTT và cung cấp các sản phẩm CNTT-VT…
VĐL: 50 tỷ VNĐ
CMC: 100%
Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC
Hoạt động kinh doanh: sản xuất phần mềm, cung cấp giải pháp phần mềm, cung cấp các dịch vụ phần mềm và nội dung, cung cấp dịch vụ thuê ngoài phần mềm, giải pháp ERP.
VĐL: 20 tỷ VNĐ
CMC: 100%
Công ty TNHH Máy tính CMS
Hoạt động kinh doanh: sản xuất và lắp ráp máy tính Thương hiệu Việt Nam, phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin.
VĐL: 50 tỷ VNĐ
CMC: 100%
Công ty CP Dịch vụ Viễn thông CMC
Hoạt động kinh doanh: Cung cấp dịch vụ viễn thông cố định và internet; cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử và các dịch vụ gia tăng; cung cấp dịch vụ nội dung số, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu; cung cấp các dịch vụ tích hợp CNTT-VT.
VĐL: 160 tỷ VNĐ
CMC: 92,95%
Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC
Hoạt động kinh doanh: Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định và internet.
VĐL: 40 tỷ VNĐ
CMC: 49%
Công ty TNHH Phân phối CMC
Hoạt động kinh doanh: Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin và Viễn thông.
VĐL: 100 tỷ VNĐ
CMC: 100%
Công ty CP An ninh An toàn Thông tin
Hoạt động kinh doanh: cung cấp các giải pháp, phần mềm, dịch vụ bảo mật hệ thống, an ninh an toàn thông tin.
VĐL: 6 tỷ VNĐ
CMC: 96,7%
Công ty TNHH CMC Blue France
Hoạt động kinh doanh: Cung cấp dịch vụ thuê ngoài công nghệ thông tin (ITO) và dịch vụ thuê ngoài tác nghiệp (BPO).
VĐL: 5,4 tỷ VNĐ
CMC: 100%
Công ty CP Liên doanh CMC-Segmenta
Hoạt động kinh doanh: sản xuất phần mềm, cung cấp các dịch vụ phần mềm ERP của SAP, đào tạo và cung cấp nhân lực tư vấn phần mềm cao cấp.
VĐL:10 tỷ VNĐ
CMC: 50%
Quá trình hình thành và phát triển
1991.Trung tâm ADCOM thuộc viên công nghệ vi điện tử –viện Công nghệ quốc gia được thành lập với hai sáng lập viên là Hà Thế Minh và Nguyễn Trung Chính.
26/05/1993 .trên cơ sở trung tâm ADCOM ,tiền thân của CMC ra đời-công ty TNHH HT&NT .
Phát triển về qui mô:
1998.trên cơ sở phòng hệ thống ,phòng phát triển phần mềm thành lập trung tâm tích hợp hệ thống CMC SI và trung tâm giải pháp phần mềm CMC Soft .
1999.thành lập công ty TNHH Thế trung-tiền thân của công ty máy tính CMC ngày nay.
2006.tái cấu trúc tập đoàn ,liên kết chặt chẽ các công ty thành viên thành một hệ thống về mặt pháp lý ,tài chính ,nhân lực ,thương hiệu .Trong năm này CMC là một công ty TNHH gồm ba thành viên là công ty máy tính CMS,công ty giải pháp phần mềm và công ty tích hợp hệ thống CMC hoạt động trong lĩnh vực ICT.
2007.chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần.Đồng thời thanh lập CMC telecom.
2008.thành lập liên doanh Segmenta-CMC.
Trụ sở chính : lô C1A cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ ,phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy ,thành phố Hà Nội.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Tích hợp hệ thống ,tư vấn đầu tư,cung cấp các giải pháp tổng thể và dịch vụ hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin ,điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình.
Sản xuất phần mềm ,cung cấp dịch vụ và giải pháp phần mềm và nội dung ,xuất bản phần mềm; dịch vụ liên quan đến xử lý dữ liệu ,các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu,gia công và xuất khẩu phần mềm.
Sản xuất,lắp ráp mua bán ,bảo hành,bảo dưỡng và cho thuê các thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin ,điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình ,thiết bị bưu chính viễn thông và thiết bịvăn phòng.
Dịch vụ huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sản xuất ,mua bán trang thiết bị y tế.
Mua bán tư liệu sản xuất , tư liệu tiêu dùng trong sản xuất ,khoa học và chuyển giao công nghệ .
Đại lý mua bán ,ký gửi hàng hóa.
Kinh doanh , đầu tư ,môi giwois và quản lí bất động sản
Dịch vụ thuê(!) và cho thuê nhà ở,văn phòng,nhà xưởng,kho bãi
1.3 Mối quan hệ của CMC với các đối tác nước ngoài
Cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông và dịch vụ ủy quyền của các hãng HP,IBM,MICROSOLF,CISCO,…
Phân phối các sản phẩm linh kiện
Samsung,Kingston,Foxcon,Viewsonic,Transend
Gia công xuất khẩu phần mềm
…
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra ở các công ty con .Trên công ty hoạt động nhập khẩu phát sinh do nhu cầu lắp đặt tài sản cố định cho các dự án công ty đang triển khai;hoạt đông xuất khẩu phục vụ đơn đặt hàng của một số đối tác nước ngoài.
2.Đặc điểm công tác kế toán
2.1 Hình thức kế toán trong công ty
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy ,sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting trên tất cả các phần hành gồm:
Phần hành kế toán tiền
Phần hành kế toán tiền lương
Phần hành kế toán tài sản cố định
Phần hành kế toán thuế
Phần hành kế toán chi phí
Phần hành kế toán mua hàng vàcông nợ phải thu
2.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán Tiền mặt,tiền gửi ngân hàng
Kế toán Tiền lương
Kế toán Công nợ phải thu,phải trả
Kế toán Thuế
2.3 Chế độ kế toán
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính.
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành.
Công ty áp dụng kì kế toán theo năm dương lịch ,bắt đầu từ ngày 01/01 tới 31/12 cho tới năm tài chính 2008. Hiện tại công ty đã thay đổi năm tài chính từ 31/3 tới 1/4.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)
Vì xuất nhập khẩu là nghiệp vụ phức tạp nên có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hạch toán kế toán nghiệp vụ kinh doanh liên quan tới xuất nhập khẩu nên phải xét tác động của chúng lẫn nhau để có cái nhìn đầy đủ nhất.
2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu có những đặc điểm sau quan hệ nhiều với hạch toán các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
2.4.1 Thứ nhất là tập quán thương mại qui định điều kiện thương mại.
Hoạt động xuất nhập khẩu đa dạng về hình thức ,căn cứ hình thức giao dịch thì có:
Giao dịch trực tiếp
Giao dịch qua trung gian-phổ biến trong giao dịch quốc tế
Buôn bán đối lưu(hàng đổi hàng)
Giao dịch tại hội chợ vầ triển lãm
Gia công xuất khẩu
Hình thức tái xuất khẩu
Hình thức đấu thầu quốc tế
Tại nước ta 2 hình thức phổ biến nhất là giao dịch trực tiếp và giao dịch qua trung gian ,cụ thể là xuất nhập khẩu trực tiếp/ủy thác.
Hoạt động xuất nhập khẩu là cách nói thông thường của kinh doanh ngoại thương,là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau ,và phải tôn trọng thỏa thuận giữa hai bên mua và bán và luật pháp nước người mua và bán đó.hiện nay trong thương mại quốc tế người ta áp dụng Incoterms nhiều nhất .
Incoterms là một bộ qui tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân khắp thế giới .
Incoterms là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận vận chuyển hàng hóa ngoại thương.
Incoterms là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phấn ,kí kết hợp đồng ngoại thương .
Incoterms là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
Incoterms là căn co pháp lí quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.
Incoterms ra đời năm 1936,sau chiến tranh thế giưới lần I,do phòng thương mại quốc tế (ICC-Internaltional Chamber of Commerce).
Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung 6 lần vào các năm 1953,1967,1976,1980,1990,2000 theo hướng cải tiến và hoàn thiện hơn trong phương pháp trình bày giúp các doanh nghiệp dễ nhớ và dễ hiểu nghĩa vụ của mình hơn.
Trong báo cáo này các ví dụ em đưa ra đều được áp dụng theo Incoterms 2000 nên em sẽ nói nhiều hơn một chút về bộ qui tắc này.
Bản Incoterms 2000 nội dung được trình bày cải tiến theo một trật tự logic và khoa học :các điều kiện thương mại chia làm 4 nhóm và mỗi điều kiện thương mại trình bày nghĩa vụ của người bán ,người mua trong 10 nhóm nghĩa vụ một cách đối ứng trên cụng một trang sách cho phếp thấy được một cách rõ ràng :mỗi nghĩa vụ áp đặt đối với bên này sẽ giải phóng cho đối tác kia chính nghĩa vụ đó.
Incoterms 2000 có 13 điều kiện thương mại ,có 4 nhóm điều kiện:
Nhóm E :gồm 1 điều kiện
EXW-ex works (named place):giao hàng tại xưởng(địa điểm qui định)
Đặc điểm của nhóm này :người bán chịu chi phí tối thiểu ,giao hàng tại địa điểm qui định là hết nghĩa vụ .
Nhóm F :gồm 3 điều kiện
FCA-free carrier (named place):giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định)
FAS-free alongside ship (named port of shipment):giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng qui định )
FOB-free on board (named port of shipment) :giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định)
Đặc điểm của nhóm này:người bán không trả cước phí vận tải chính ,giao hàng lên tàu do người mua chỉ định là hết nghĩa vụ .
Nhóm C:gồm 4 điều kiện
CFR-cost and freight (named port of destination):tiền hàng ,bảo hiểm và cước phí ( cảng đến qui định )
CIF- cost,insuarance and freight (named place of destination):cước phí trả tới (nơi đích qui định)(sử dụng trong ví dụ nhập khẩu)
CPT-carriage paid to(named place of destination):cước phí trả tới(nơi đích qui định)
CIP- carriage and insuarance paid to(named place of destination)
Đặc điểm của nhóm này:người bán phải trả cước phí vận tải chính;địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi gửi hàng đi (nơi đi).
Nhóm D:gồm 5 điều kiện
DAF-delivered at frontier (named place):giao hàng tại biên giới(địa điểm qui định)(sử dụng trong ví dụ xuất khẩu)
DES- delivered ex ship (named port of destination):giao hàng tại tàu ( cảng đến qui định)
DEQ- delivered ex quay (named port of destination):giao hàng tại cầu cảng (cảng đến qui định)
DDU- delivered duty unpaid (named place of destination):giao hàng chưa nộp thuế quan (nơi đích qui định)
DDP- delivered duty paid (named place of destination): giao hàng đã nộp thuế quan (nơi đích qui định)
Đặc điểm của nhóm này:người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng tới địa điểm đích qui định ;địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa tại nơi hàng đến.
2.4.2 Thứ hai là phương thức thanh toán
Trong buôn bán quốc tế lựa chọn tập quán 2 bên thực hiện cung với lựa chọn phương thức thanh toán là những điều quan trọng mấu chốt trong công tác hạch toán kế toán xuất nhập khẩu.
Trên thế giới hiện đang duy trì nhiều phương thức thanh toán đa dạng .
Phương thức thanh toán nhờ thu:nhờ thu phiếu trơn,nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức thanh toán chuyển tiền :kiểu điện báo,kiểu thư chuyển tiền.
Phương thức đổi chứng từ trả tiền
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:thư tín dụng có thể hủy bỏ,thư tín dụng không thể hủy ngang,thư tín dụng có xác nhận ,thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi,thư tín dụng chuyển nhượng,thư tín dụng giáp lưng,thư tín dụng tuần hoàn,thư tín dụng dự phòng,thư tín dụng đối ứng,thư tín dụng có điều khoản đỏ,…
Thư tín dụng không thể hủy ngang là phương thức phổ biến nhất hiện nay trong kinh doanh quốc tế vì độ an toàn của nó rất cao đối với cả 2 bên mua và bán.
2.4.3 Thủ tục tiến hành xuất, nhập khẩu
Để dễ hình dung qui trình xuất nhập khẩu ,dưới đây là thủ tục xuất nhập khẩu của hình thức trực tiếp và đều sử dụng phương thức thanh toán L/C liên quan trực tiếp tới thực trang kế toán xuất nhập khẩu tại công ty.
2.4.3.1 Thủ tục tiến hành xuất khẩu trực tiếp, phương thức thanh toán L/Ca.Người xuất khẩu và ngươi nhập khẩu ký kết hợp đồng xuất khẩu (Sales contract)b.Người xuất khẩu giục người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ người nhập khẩu
mở L/C. Ngân hàng tiến hành kiểm tra L/C, xem chứng từ có hợp lệ không, nếu không hợp lệ thì trả lại , còn nếu hợp lệ thì tiến hành các bước kế tiếp.
c.Người bán đến cơ quan nhà nước(bộ công thương,bộ nông nghiệp,bộ tài nguyên môi trường,…) có liên quan xin giấy chứng nhận xuất khẩu.Đây là căn cứ để lập :
-Phiếu đóng gói hàng hóa -Packing list
-Hóa đơn thương mại-Invoice commercial
-Bảng kê chi tiết.
d.Người bán đến lãnh sự quán người mua xin giấy chứng nhận nguồn gốc, tờ khai
hải quan
e.Chuẩn bị thuê tàu, thuyền để giao hàng.
f.Đến công ty Bảo Hiểm lấy giấy chứng nhận bảo hiểm - Insurance policy.g.Chuẩn bị hàng để giao :
-Xin giấy chứng nhận số lượng
-Xin giấy chứng nhận trọng lượng
-Xin giấy chứng nhận quy cách sản phẩm.
-Xin giấy xác nhận kiểm dịch
-Xin giấy chứng nhận vệ sinh.
h.Đến cơ quan hải quan khai báo số hàng .
i.Tiến hành giao hàng - Lập vận đơn.
j.Sau khi giao hàng đem bộ chứng từ phù hợp với phương thức thanh toán đã thỏa thuận đến ngân hàng phục vụ mình để nhận tiền.Thông thường là:
-Invoice : 02 bản chính +01 bản copy.
-Bill of ladding:03bản chính.
-Packing list :01 bản chính +01 bản cpopy.
-List of product : 01 bản chính +01 bản copy.
-Bencut :01 bản chính DHL receipt +report.
-Phiếu kiểm tra chất lượng
-Phiếu kiểm tra số lượng.
Tùy theo ngân hàng , họ yêu cầu thêm gì thì cung cấp.
2.4.3.2 Thủ tục tiến hành nhập khẩu trực tiếp, phương thức thanh toán L/C
a.Xin giấy phép nhập khẩu (với hàng hóa yêu cầu giấy phép) tại cơ quan có thẩm quyền.
b.Đàm phán ,ký kết hợp đồng ngoại thương.
c.Hiện nay phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là phổ biến nhất .nếu lựa chọn phương thức này trong hợp đồng thì nhiệm vụ của người mua trong bước này là tới ngân hàng phục vụ mình mở 1 thư tín dụng cho người hưởng lợi là đối tác xuất khẩu.
d.Người vận chuyển thông báo hàng tới địa điểm dỡ hàng cho cả bên mua và bán.
Người mua làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đồng thời ngân hàng thanh toán kiểm tra bộ chứng từ người bán gửi đến đòi trả tiền với nội dụng trong L/C.Thỏa mãn thì đồng ý thanh toán ,báo nợ cho người mua.Không thỏa mãn thì người mua có quyền từ chối thanh toán.
Xuất nhập khẩu có những đặc thù chung sau:
Chia làm nhiều giai đoạn
Thời gian kéo dài,thường là vài tháng
Liên quan tới nhiều loại chứng từ
Hàng hóa trao đổi liên quan ít nhất tới 2 quốc gia nên tất nhiên phát sinh vấn đề về thuế quan ,tỉ giá ,giá trên hợp đồng ,giá trong nước, giá có thuế,giá chưa thuế ,…
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC
I. Kế toán nhập khẩu
Nhập khẩu tài sản cố định cho các dự án mà CMC đang tiến hành có nhiều và dự án CMC Tower là một ví dụ về nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty.
Tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC kí hợp đồng ngoại thương mua 1 lô hàng của công ty Diethelm có trụ sở tại Bangkok ,Thái lan.
Theo hợp đồng đã kí trong 10 ngày ,từ 28/11/2008 tới 7/12/2008 CMC đặt cọc 30% giá trị hợp đồng là 258132 $ .
Và cũng theo hợp đồng 2 bên đã kí, phía CMC 4 tuần trước khi giao hàng (trước 1/3/2009) phải mở 1 L/C tại ngân hàng ,người thụ hưởng là công ty Diethelm tại ngân hàng hưởng lợi là ngân hàng Calyo ,chi nhánh Hong Kong trị giá 70% hợp đồng đã kí là 602308$.
Lô hàng trên gồm :
3 tổ máy phát điện .tổng giá trị theo giá CIF hải phòng là 783000$ chưa có thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Hàng hóa dịch vụ cung cấp trong nước đã có VAT 10% là:
Tủ hòa đồng bộ là 63690$
Dịch vụ nhận hàng và vận chuyển là 3300$
Dịch vụ vận hành và chạy thử là 10450$
3 tổ máy nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu vá chịu VAT 5%.
Sau khi lắp đặt và chạy thử 3 tổ máy sẵn sàng đi vào sử dụng từ ngày (_)
Để thuận tiện cho việc theo dõi ,vì nghiệp vụ nhập khẩu có nhiều giai đoạn ,liên quan tới nhiều chứng từ nên em sẽ chia ra 2 giai đoạn :
A. Giai đoạn 1:Chuẩn bị
Trong thời gian này công việc cuả bên nhập khẩu trước khi bên xuất khẩu chuyển hàng để bán là thực hiện việc đặt cọc (nếu qui định trong hợp đồng ) và tiến hành mở thư tín dụng L/C.Bộ phận kế toán căn cứ chứng từ liên quan sau để hạch toán.
1.Chứng từ sử dụng
Phiếu kế toán
Khế ước vay nợ ngân hàng ,hợp đồng vay dài hạn
Phiếu kế toán do kế toán tổng hợp lập (bắng giấy ) để phân biệt với phiếu kế toán trong Fast,chứng từ này định khoản những nghiệp vụ phát sinh không có chứng từ gốc như khấu hao,kết chuyển thuế ,lãi lỗ để làm chứng từ vào sổ sách kế toán liên quan .
Phiếu kế toán được lập theo nhu cầu hạch toán của công ty,có thể lập phiếu kế toán cho tất cả các nghiệp vụ ,đánh số.Khi cần tìm thì tra nội dung trong sổ trước rồi tìm theo số thứ tự sau.
Trong phần mềm kế toán phiếu kế toán có bản chất tương tự phiếu kế toán lập bằng giấy phản ánh những nghiệp vụ không thuộc những phần hành còn lại :tiền,mua hàng và công nợ phải trả,bán hàng và công nợ phải thu,thuế.
Căn cứ lập phiếu kế toán là những chứng từ không sử dụng trực tiếp để ghi sổ như khế ước ,bảng phân bổ khấu hao ,bảng phân bổ tiền lương,bảng thanh toán lương và các khoản phải trả theo lương,…
Nội dung 1 phiếu kế toán gồm
PHIẾU KẾ TOÁN
Đơn vị kinh doanh ngày … thá