Đề tài Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội

Những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2000-2005, đã đánh dấu sự khởi sắc của Du lịch Việt Nam. Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến du lich Việt Nam nhiều lần và thời gian lưu trú dài hơn. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 là 2.927.876 khách, năm 2005 là 3.467.757 khách tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2004. Độ dài thời gian lưu trú bình quân lưu lại ở Việt Nam của một lượt khách du lịch quốc tế cũng lâu hơn với 13.8 ngày, trong khi năm 2003 là 10,6 ngày. Bên cạnh đó, với những chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế về mọi lĩnh vực, đồng thời đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch khách du lịch nội địa trong năm 2005 đạt 16.7 triệu lượt tăng 11% so với cùng kỳ năm 2004. Thu nhập từ du lịch của Việt Nam năm 2005 đã tăng cao, đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15.4% so với năm 2004. Không chỉ có vậy, theo nghiên cứu của Hội đồng Du lịch Thế giới World Travel and Tourism Council (WTTC) vừa được công bố tại New Dehli, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về Du lịch cao nhất trong vòng 10 năm tới (2006-2015), với tốc độ tăng trưởng 7,7%. Hiện nay, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, đứng thứ 7 trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, du lịch Việt Nam sớm sẽ đạt chỉ tiêu 6 đến 7 triệu khách quốc tế, 25 triệu khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch có giá trị tương đương 5 đến 6 tỷ USD mà không cần đợi đến năm 2010.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU. Những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2000-2005, đã đánh dấu sự khởi sắc của Du lịch Việt Nam. Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến du lich Việt Nam nhiều lần và thời gian lưu trú dài hơn. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 là 2.927.876 khách, năm 2005 là 3.467.757 khách tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2004. Độ dài thời gian lưu trú bình quân lưu lại ở Việt Nam của một lượt khách du lịch quốc tế cũng lâu hơn với 13.8 ngày, trong khi năm 2003 là 10,6 ngày. Bên cạnh đó, với những chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế về mọi lĩnh vực, đồng thời đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch khách du lịch nội địa trong năm 2005 đạt 16.7 triệu lượt tăng 11% so với cùng kỳ năm 2004. Thu nhập từ du lịch của Việt Nam năm 2005 đã tăng cao, đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15.4% so với năm 2004. Không chỉ có vậy, theo nghiên cứu của Hội đồng Du lịch Thế giới World Travel and Tourism Council (WTTC) vừa được công bố tại New Dehli, Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về Du lịch cao nhất trong vòng 10 năm tới (2006-2015), với tốc độ tăng trưởng 7,7%. Hiện nay, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh, đứng thứ 7 trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, du lịch Việt Nam sớm sẽ đạt chỉ tiêu 6 đến 7 triệu khách quốc tế, 25 triệu khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch có giá trị tương đương 5 đến 6 tỷ USD mà không cần đợi đến năm 2010. Vì vậy, một vấn đề đặt ra và rất cần thiết đối với những doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam là cần phải luôn luôn nắm bắt được xu thế phát triển thị trường du lịch thế giới nói chung cũng như của khu vực và Việt Nam nói riêng, đồng thời có những định hướng và kế hoạch, biện pháp để mởi rộng thị trường cũ, thâm nhập những thị trường mới nhiều tiềm năng. Có như vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam mới tận dụng được những lợi thế của mình, không bỏ sót những cơ hội và thời cơ trong quá trình phát triển, hội nhập thị trường du lịch Việt Nam, khu vực và quốc tế hiện nay. 1. Lý do chọn đề tài: Những định hướng của các doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển và mở rộng thị trường khách trong mỗi giai đoạn phù hợp sẽ là bàn đạp để cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Khi đã nắm bắt được những xu hướng phát triển thị trường khách hiện tại và tương lai, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm và phát hiện được những nguồn thị trường tiềm năng, phù hợp với mình. Từ đó, xác định và nắm bắt rõ những đặc điểm về thị trường khách hướng tới, doanh nghiêp sẽ phát huy được những lợi thế so sánh, dần tạo ra một thị trường đặc trưng cho doanh nghiệp. Trong du lịch, đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành là chủ yếu thì công việc này càng đóng vai trò quan trọng hơn. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập ở Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội – một trong những Công ty lữ hành lớn và nổi tiếng, được xếp vào Topten những Công ty Lữ hành của Việt Nam trong nhiều năm, em đã quyết định trọn đề tài: “Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội”. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của em khi thực hiện đề tài “Công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội” đó là: - Tập trung tìm hiểu và nghiên cứu công tác phát triển thị trường của Công ty du lịch Việt Nam. - Tìm hiểu cơ cấu hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của các Phòng Thị trường, Phòng Xúc tiến kinh doanh trong công tác phát triển thị trường. - Tìm hiểu thị trường khách hiện tại và những định hướng phát triển thị trường khách của công ty. - So sánh, đối chiếu lý thuyết và thực tiễn để đưa ra những ý kiến đóng góp cho công tác phát triển thị trường của công ty. Ngoài những mục đích chính này, em còn tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức, thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2002-2005; đồng thời nêu lên những thuận lợi, khó khăn đối với công ty trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu chính là Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, ngoài ra có sự liên hệ so sánh với các Công ty khác và thị trường du lịch Việt Nam. 4. Lịch sử nghiên cứu: Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một trong những công ty lữ hành nổi tiếng trong thị trường du lịch lữ hành của Việt Nam. Do đó, đây là một đối tượng được nhiều sinh viên của các khóa trước quan tâm và nghiên cứu. Đã có một số đề tài nghiên cứu về công ty, nhưng chủ yếu là nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế vì đây là một điểm mạnh của công ty. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về hoạt dộng hướng dẫn, hoạt động xúc tiến du lịch của công ty. Chính vì vậy, để tránh trùng lặp và thực hiện lại những vấn đề đã được nghiên cứu trước đây, em đã quyết định chọn đối tượng nghiên cứu là “công tác phát triển thị trường của công ty” – một trong những vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: tài liệu chủ yếu được thu thập trong Công ty như: các bảng báo cáo cuối năm, ấn phẩm, trang web,…ngoài ra còn thu thập và sử dụng những thông tin từ các tạp chí, sách, báo, trang web bên ngoài Công ty về du lịch và một số nguồn khác. - Phương pháp phân tích tài liệu: những tài liệu và thông tin thu được sẽ được kiểm tra, xử lý, phân loại và phân tích để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra, quan sát: điều tra, quan sát những hoạt động kinh doanh thực tiễn của công ty, phương pháp này được thực hiện thông qua quá trình sinh viên thực tập tại công ty. - Phương pháp thống kê: Những thông tin, số liệu thu thập được sắp xếp, thống kê lại cho phù hợp với đề tài. 6. Bố cục của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được chia làm ba phần chính: - Phần 1. Mở đầu. - Phần 2. Nội dung chính: gồm ba chương. + Chương 1. Khái quát về Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. + Chương 2. Thị trường khách và công tác phát triển thị trường của Công ty. + Chương 3. Định hướng phát triển thị trường và một số ý kiến đóng góp nâng cao hiệu quả công tác phát triển thị trường của Công ty. - Phần 3. Kết luận. Ngoài những phần chính trên bố cục của đề tài còn có các phần khác như: mục lục, phần phụ lục, phần tài liệu tham khảo. Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Công tác phát triển thị trường của Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cô, các bác tại Phòng thị trường của Công ty và các thầy cô trong khoa để hoàn thành khóa khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các bác tại Phòng thị trường của Công ty và các thầy cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn – Giảng viên khoa Du lịch học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài khóa luận tốt nghiệp này. Chương I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI. 1.1. Khái quát về Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội: 1.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty. Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội được xem là một trong những công ty lớn, nổi tiếng trong làng Du lịch Việt Nam. Là đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành, Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội đã khẳng định vị trí là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành Du lịch. Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn phục vụ khách trong nước và quốc tế; chú trọng việc xây dựng các tour tuyến mới… nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Hiện nay hàng năm, Công ty đón tới khoảng 20 nghìn khách du lịch – trong đó khách quốc tế chiếm trên 50%. Doanh thu hàng năm của Công ty khoảng 100 tỷ VNĐ, nộp ngân sách nhà nước bình quân mỗi năm ước đạt gần 6 tỷ, lợi nhuận trung bình hàng năm đạt trên 6 tỷ đồng. Có được những thành tựu như ngày hôm nay Công ty đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài đầy khó khăn, thử thách. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được khái quát thành những giai đoạn như sau: a. Giai đoạn 1960 – 1974: Tiền thân của Công ty Du Lịch Việt Nam – Hà nội là Công ty Du lịch Việt Nam. Đây là công ty du lịch đầu tiên ở nước ta, được thành lập ngày 9.7.1960 căn cứ vào Nghị định 26/CP của HĐCP. Tuy nhiên, Công ty Du lịch Việt Nam lại thuộc sự quản lý của Bộ Ngoại thương. Trong thời kỳ đất nước chưa thống nhất, vẫn còn chiến tranh miền Nam, miền Bắc vừa mới được giải phóng và đang xây dựng kiến thiết lại nên đi du lịch không phải là điều mà người dân quan tâm. Cơ sở vất chất của Công ty còn thiếu thốn. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là phục vụ khách của Đảng và Chính phủ. Đến ngày 16.3.1963 Công ty được giao thêm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu hút thêm ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả cao do chưa được quan tâm thực sự. b. Giai đoạn 1975 – 1990: Khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất vào năm 1975, hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty được mở rộng, không còn chỉ trong phạm vi miền Bắc còn mở rộng vào cả miền Nam. Công ty được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới, tiếp quản các khách sạn lớn ở các tỉnh phía Nam để đưa vào kinh doanh du lịch. Tuy nhiên do vẫn trong thời kỳ bao cấp nên hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn hạn chế, nguồn khách chủ yếu vẫn là khách của Đảng và Chính Phủ, công nhân viên chức trong biên chế của nhà nước, được đi du lịch theo tiêu chuẩn. c. Giai đoạn 1990 đến nay: Để hoạt động kinh doanh của Công ty phù hợp và đáp ứng được nền kinh tế thị trường, ngày 9.4.1990 HĐ Bộ trưởng đã ra NĐ/19 HĐBT về việc thành lập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận trước đây mà tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam. Tên đối ngoại chính thức của Công ty là Vietnamtourism. Mạng lưới hoạt động du lịch phát triển, Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và các chi nhánh khác ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, do một số điều kiện khác quan và chủ quan, hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả cao. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, Tổng Công ty Du lịch Việt Nam đã giải thể. Các chi nhánh của Tổng Công ty trở thành các Công ty con độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục Du Lịch. Trong giai đoạn này, thị trường du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng, đặc biệt là ở Hà Nội. Trước tình hình đó, căn cứ vào NĐ 20/CP ngày 27.12.1992 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, ngày 16.2.1993 Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam đã ra quyết định số 87/QĐ – TCCB, chính thức thành lập Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội với chức năng kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế. Đồng thời chính thức lấy tên đối ngoại là Vietnamtourism in Hanoi. Công ty có trụ sở chính đặt tại 30A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và hai chi nhánh: Chi nhánh I: đặt tại 14 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Huế; Chi nhánh II: đặt tại 107 Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty còn xây dựng thêm một khách sạn Vịnh Hạ Long đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Hạ Long, đặt đưới sự quản lý trực tiếp của Công ty. Bắt đầu chính thức đi vào hoạt động kinh doanh vào năm 1993, Công ty ngày một phát triển và đạt nhiều thành tựu. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn và đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao. Với phương châm “ Khách sạn tốt nhất, xe tốt nhất, hướng dẫn tốt nhất và giá tour hợp lý nhất ”, Công ty đang nỗ lực để mở rộng thị trường ở nhiều nước trên thế giới. 1.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty: 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức chung của Công ty: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty dần được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ, một mặt để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nhà nước giao, mặt khác làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Công ty như sau: Người đứng đầu Công ty quản lý chung là Giám đốc, giúp đỡ giám đốc trong việc quản lý có hai Phó giám đốc. Tại trụ sở chính ở Hà Nội, Công ty có tám Phòng đảm nhiệm những chức năng riêng (trước đây có một tổ xe nhưng hiện nay đã được sát nhập với phòng Điều hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý). Ngoài ra Công ty còn có hai chí nhánh đặt tại Thành phố Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Vịnh Hạ Long đặt tại Vịnh Hạ Long. Trong đó: * Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, là người đứng đầu Công ty quản lý chung mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc trực tiếp phụ trách 5 phòng : - Ba Phòng Thị trường; - Phòng Tổ chức Cán bộ; - Phòng Xúc tiến Kinh doanh. * Hai phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực sau: - Phó Giám đốc I phụ trách: + Phòng Tài chính Kế toán; + Phòng Hành chính Quản trị; + Khách sạn Vịnh Hạ Long. - Phó Giám đốc II phụ trách : + Phòng Điều hành; + Phòng Hướng dẫn ; + Chi nhánh tại Thành phố Huế ; + Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. * Mỗi phòng đều có một trưởng phòng, các phó phòng, chuyên viên và nhân viên (tùy vào nhiệm vụ và chức năng khác nhau mà số lượng nhân viên các phòng cũng khác nhau). Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty có thể được cụ thể hóa thông qua mô hình sau: 1.1.2.2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên: Đội ngũ cán, bộ nhân viên của Công ty khá đông và có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Trong tổng số 183 thành viên , có 32 người nắm giữ các vị trí quan trọng , 151 là nhân viên. Số thành viên đạt trình độ đại học là 145 người. Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên dồi dào, nhiều kinh nghiệm. Sau đây là 2 bảng tổng kết về cơ cấu cán bộ và nhân viên của Công ty: Bảng 1. Tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty Du Lịch Việt Nam – Hà Nội. Đơn vị tính: người. Số TT  Tên Đơn vị  Tổng số  Nam  Trình độ  Ngoại ngữ  Độ tuổi       Đại học  Lớp 12  Đại học  C  20-30  31-40  41-50  -51   1  Ban Giám đốc  3  2  3   3      3   2  P. Điều hành  24  20  23  1  6  4  2  4  9  9   3  P.XTiếnKDoanh  7  6  7   5   1  3  2  1   4  P.TC- Kế toán  10  2  9   1  4  1  1  2  6   5  P. Thị trường III  14  5  14   13   2  6  4  2   6  P. Thị trường II  15  1  14   13  2  7  4  2  2   7  P. Thị trường I  10  1  14   9  1  1  3  3  3   8  P. Hướng dẫn  16  14  14   14    9  5  2   9  P. HC -Tổ chức  18  12  10  8  1  4  1  1  6  10   10  Chi nhánh Huế  10  6  8  2  7  3  4  2  4    11  Chi nhánh HCM  14  7  14   8  6  5  6  1  2   12  KS. V. Hạ Long  42  22  15  27  12  14  12  25  5      183  98  145  38  92  38  36  64  43  40   Nguồn [4]. Bảng 2. Tổng số cán bộ của Công ty Du Lịch Việt Nam-Hà Nội. Đơn vị tính: người. S TT  Chức danh  Tổng số  Nam  Trình độ  Ngoại ngữ  Độ tuổi       Đại học  Lớp 12  Đại học  C  20-30  31-40  41-50  -51   1  Ban Giám đốc  3  2  3   3      3   2  Trưởng Phòng, Tđương  10  3  10   5  5    6  4   3  Phó Phòng, Tđương  19  8  18  1  11  8   7  9  3     32  13  31  1  19  13   7  15  10   Nguồn [4]. Nhận xét: Thông qua bảng 2 bảng tổng kết trên ta thấy rằng: - Tỉ lệ nhân viên có độ tuổi trên 40 cao, chiếm tới 45% tổng số nhân viên của toàn Công ty (83 người có độ tuổi trên 40/183 người). Tỉ lệ này tập chung chủ yếu ở phòng Hành chính Tổ chức (16 người có độ tuổi trên 40/18 người), phòng Điều hành (18 người có độ tuổi trên 40/24 người). - Sự phân bổ nhân viên không đồng đều và chưa hợp lý ở một số phòng ban như: Phòng Tài chính Kế toán có 10 nhân, đặc biệt là phòng Hành chính Tổ chức có tới 18 nhân viên, Phòng Điều hành có tới 24 nhân viên. Trong khi đó các các phòng Thị trường, Xúc tiến Kinh doanh, Hướng dẫn cần có nhiều nhân sự hơn thì số lượng lại hạn chế. - Trình độ lao động: tỉ lệ nhân viên đạt trình độ đại học chiếm hơn 79%, tỉ lệ nhân viên có ngoại ngữ đạt trình độ đại học là 50% trong tổng số nhân viên của Công ty. Nhân viên tại các phòng quan trọng như: Phòng Thị trường, Xúc tiến Kinh doanh, phòng Hướng dẫn hầu hết đều đạt trình độ đại học và có trình độ ngoại ngữ cao. 1.1.2.3. Nhiệm vụ và chức năng chính của các phòng ban: a. Ba phòng Thị trường: - Tiến hành khảo sát các tour tuyến du lịch, phối kết hợp với Phòng Xúc tiến Kinh doanh tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, tham gia các kỳ hội chợ du lịch quốc tế nhằm thu thút khách du lịch. - Làm việc với các đối tác, tiến hành ký kết các hợp đồng đưa đón khách (bao gồm cả khách lẻ ). - Khai thác qua mạng Internet để xúc tiến bán tour du lịch. - Thường xuyên tiếp xúc khách hàng để giả quyết các phát sinh và trục trặc khi khách đang đi tour. - Lập hóa đơn chứng từ của từng đoàn, theo dõi và đôn đốc để thu tiền của cá đối tác và khách lẻ. b. Phòng xúc tiến kinh doanh: - Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc việc khai thác và xử dụng thông tin, chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ cần thiết giúp ban giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng dịch vụ du lịch với đối tác trong và ngoài nước. - Xây dựng, lắp đặt, quản lý và duy trì hoạt động thông suốt của mạng máy tính nội bộ, trang Web của Công ty; áp dụng các giải pháp công nghệ kinh doanh hiệu quả. - Phối hợp với các phòng chức năng xây dựng và phát triển các sản pẩm du lịch phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, nhà nước của ngành phục vụ cho công tác bán hàng có hiệu quả. - Nghiên cứu, phát triển và mở rộng thị trường, tham mưu cho Ban giám đốc về việc tổ chức tham gia hội chợ, hội thảo, hội nghị khách hàng, triển lãm trong và ngoài nước. - Tham mưu cho Ban giám đốc việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm quảng cáo nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Giúp ban giám đốc liên lạc và xử lý các thông tin liên quan đến các tổ chức du lịch quốc tế và trong nước mà Công ty là thành viên, thực hiện nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi mà Công ty được hưởng từ các tổ chức đó. c. Phòng Hướng dẫn: - Căn cứ vào chương trình đã được thông báo Phòng Hướng dẫn có nhiệm vụ bố trí hướng dẫn viên của Công ty đi phục vụ các đoàn khách du lịch quốc tế và người Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước. - Ký hợp đồng thuê hướng dẫn cộng tác viên đi phục vụ các đoàn khách quốc tế khi cán bộ Hướng dẫn của Công ty đã hết. Giúp đào tạo bồi dưỡng Hướng dẫn cộng tác viên mới để phụ vụ yêu cầu của Công ty. - Theo dõi việc thực hiện chương trình của từng hướng dẫn viên để biết được chất lượng phục vụ khách (khen, chê của khách….) và xác nhận việc thanh toán của từng hướng dẫn viên. - Tham gia cùng các Phòng Thị trường trong việc khảo sát, xây dựng, biên soạn các tour, tuyến mới. d. Phòng Tài chính-Kế toán: - Căn cứ vào chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước của ngành, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty (bao gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn) và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. - Căn cứ vào các quy định của pháp luật - pháp lệnh nhà nước về công tác kế toán - thống kê tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước theo luật định.
Tài liệu liên quan