Thị trường bảo hiểm của Việt Nam hiện nay đang được nhiều chuyên gia đánh giá khá tốt, là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất thế giới. Xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các dịch vụ khác song bảo hiểm đang chứng tỏ tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế. Bảo hiểm thúc đẩy sự ổn định về tài chính và giảm bớt các nỗi lo âu về tinh thần, có thể thay thế cho các chương trình xã hội do nhà nước thực hiện, thúc đẩy các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó nền kinh tế xã hội Việt Nam đang tiếp tục phát triển. Thu nhập trong tầng lớp dân cư nhất là tầng lớp chung cư giàu có ngày một tăng là cơ hội để phát triển bảo hiểm nhân thọ.
Đầu năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập WTO thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với các năm trước. Song bên cạnh những thuận lợi mà WTO mang lại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn. Dai-ichi Việt Nam cũng nhận ra những rủi ro tiềm ẩn này vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty hiện nay là phải nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị phần trên thị trường bảo hiểm, Dai-ichi Việt Nam đã và đang cố gắng phát triển kênh bán hàng tuyền thống là các đại lý bảo hiểm. Các phương thức tìm kiếm, tuyển chọn đại lý bảo hiểm được thực hiện nghiêm túc, chất lượng không tuyển ào ạt dễ dàng. Điều khoản trong hợp đồng chặt chẽ nhằm ràng buộc các đại lý bảo hiểm làm việc nghiêm túc, có hiệu quả. Chương trình đào tạo và huấn luyện đặc biệt giúp các đại lý bảo hiểm phát huy hết khả năng và sở trường của mình trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Việc quản lý theo dõi kiểm tra các đại lý cũng được thực hiện rất tốt, điều đó khiến cho hiệu quả và năng suất khai thác hợp đồng của đại lý đã được cải thiện một cách rõ ràng. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của Dai-ichi Việt Nam hiện tại là 8%, đó là sự nỗ lực làm việc không mệt mỏi của đội ngũ đại lý trong thời gian qua.
Nội dung của đề tài được chia làm ba phần chính:
Phần I. Giới thiệu chung về Dai-ichi Việt Nam.
Phần II. Phân tích thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam.
Phần III. Một số giải pháp khắc phục hạn chế công tác quản lý các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
64 trang |
Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý và biện pháp khắc phục hạn chế công tác quản lý của các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-Ichi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Thị trường bảo hiểm của Việt Nam hiện nay đang được nhiều chuyên gia đánh giá khá tốt, là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất thế giới. Xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các dịch vụ khác song bảo hiểm đang chứng tỏ tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế. Bảo hiểm thúc đẩy sự ổn định về tài chính và giảm bớt các nỗi lo âu về tinh thần, có thể thay thế cho các chương trình xã hội do nhà nước thực hiện, thúc đẩy các hoạt động thương mại. Bên cạnh đó nền kinh tế xã hội Việt Nam đang tiếp tục phát triển. Thu nhập trong tầng lớp dân cư nhất là tầng lớp chung cư giàu có ngày một tăng là cơ hội để phát triển bảo hiểm nhân thọ.
Đầu năm 2007 Việt Nam chính thức ra nhập WTO thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã có bước phát triển khá hơn so với các năm trước. Song bên cạnh những thuận lợi mà WTO mang lại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn. Dai-ichi Việt Nam cũng nhận ra những rủi ro tiềm ẩn này vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty hiện nay là phải nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng và phát triển thị phần trên thị trường bảo hiểm, Dai-ichi Việt Nam đã và đang cố gắng phát triển kênh bán hàng tuyền thống là các đại lý bảo hiểm. Các phương thức tìm kiếm, tuyển chọn đại lý bảo hiểm được thực hiện nghiêm túc, chất lượng không tuyển ào ạt dễ dàng. Điều khoản trong hợp đồng chặt chẽ nhằm ràng buộc các đại lý bảo hiểm làm việc nghiêm túc, có hiệu quả. Chương trình đào tạo và huấn luyện đặc biệt giúp các đại lý bảo hiểm phát huy hết khả năng và sở trường của mình trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Việc quản lý theo dõi kiểm tra các đại lý cũng được thực hiện rất tốt, điều đó khiến cho hiệu quả và năng suất khai thác hợp đồng của đại lý đã được cải thiện một cách rõ ràng. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực của Dai-ichi Việt Nam hiện tại là 8%, đó là sự nỗ lực làm việc không mệt mỏi của đội ngũ đại lý trong thời gian qua.
Nội dung của đề tài được chia làm ba phần chính:
Phần I. Giới thiệu chung về Dai-ichi Việt Nam.
Phần II. Phân tích thực trạng công tác quản lý các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam.
Phần III. Một số giải pháp khắc phục hạn chế công tác quản lý các đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dai-ichi Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Kế Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Phần I:Giới thiệu tổng quát về Dai-ichi Việt Nam.
1.Thông tin chung của doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
Tên viết tắt: Dai-ichi Việt Nam
Tên tiếng Anh: The Dai-ichi Mutual Insurance Company
Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nước ngoài
Ngành nghề kinh doanh chính: Bảo hiểm nhân thọ
Trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh:
Tầng 3 tòa nhà Saigon Riverside Office Center, 2A- 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1
Điện thoại: (08) 8291919- Fax: (08) 8293131
Email: info@dai-ichi-life.com.vn
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 1, Tòa nhà Hà Nội Tung Shing Square, 02 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm.
Điện thoại: (04) 9347171- Fax: (04) 9347147
Website: www.dai-ichi-life.com.vn
Email: marketing@dai-ichi-life.com.vn
2.Quá trình hình thành:
Được thành lập vào năm 1902, The Dai-ichi Mutual Life Insurance Company(“Dai-ichi Life”) là công ty Bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì Nhật Bản và là một trong những công ty Bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới, với tổng tài sản là 276 tỷ đôla Mỹ và doanh thu phí bảo hiểm năm lên đến 29 tỷ đôla Mỹ(trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2006). Tại Nhật Bản, Dai-ichi Life cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm Bảo hiểm nhân thọ , quỹ hưu trí và quản lý tài sản cho hơn 8.5 triệu khách hàng.
Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành Bảo hiểm nhân thọ và tiềm lực tài chính vững mạnh, Dai-ichi Life có sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, hiệu quả trong quản lý tài chính và những năng lực hoạt động phù hợp với phương châm “Khách hàng là trên hết”. Những ưu thế vượt trội này là đòn bẩy để Dai-ichi Life tiếp tục phát triển và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại Nhật Bản đã là 9/10 tức là cứ 10 người Nhật thì có 9 người tham gia các sản phẩm bảo hiểm. Thị trường trong nước đã quá chật hẹp, Dai-ichi Life muốn mở rộng thị trường của mình ra toàn thế giới. Hàng loạt các văn phòng đại diện được mở ra trên toàn thế giới và năm 2005 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trên bước đường thâm nhập thị trường Châu Á đó là Dai-ichi Life đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Sau những cố gắng không mệt mỏi, vào ngày 18 tháng 1 năm 2007, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã được thành lập từ sự chuẩn y của Bộ Tài chính về việc chuyển nhượng Bảo Minh CMG. Đây là vụ mua bán lớn, gây chấn động cả nước Nhật Bản và đã được ghi nhận là một trong những vụ mua bán ngoài nước Nhật lớn nhất từ trước tới nay.
Được thành lập từ năm 1999, với vốn điều lệ là 25 triệu USD nhưng vốn thực góp là 12.2 triệu USD công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quá trình kinh doanh của mình Bảo Minh CMG đã là một trong những công ty lớn mạnh trên thị trường tính theo doanh thu phí bảo hiểm hàng năm và hơn 50 văn phòng kinh doanh khắp cả nước. Bảo Minh CMG là một trong những liên doanh lớn nhất thập kỷ 90 trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam. Đó là sự sáp nhập của công ty Bảo Minh và thành viên của tập đoàn Commonwealth Bank.
Bảo Minh là công ty bảo hiểm thứ hai tại Việt Nam (chiếm 21.6% thị phần trên thị trường vào cuối năm 2005) trực thuộc bộ Tài chính với số lượng nhân viên vào khoảng 800 người, lượng vốn góp là 6.1 triệu USD. Công ty này đã có 55 công ty thành viên tại 55 tỉnh thành và trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng giá trị tài sản vào khoảng 600 tỷ đồng.
CMG là thành viên của tập đoàn Commonwealth Bank, một tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất của Úc có trụ sở tại Sidney. Được thành lập vào năm 1973 hiện nay tổng giá trị tài sản vào khoảng trên 310 tỷ đôla Úc (số liệu được ghi nhận vào cuối năm 2005). Commonwealth là tập đoàn dịch cụ tài chính quốc tế đa năng đã và đang có mặt ở 15 nước trên thế giới. Tổng giá trị tài sản và ngân quỹ do Commonwealth Bank quản lý lên đến 200 tỷ đô la với hơn 10 triệu khách hàng trên khắp thế giới. CMG đặc biệt có kinh nghiệm với hình thức hoạt động liên doanh. Ngoài Bảo Minh CMG, CMG cũng đã thành công với các liên doanh bảo hiểm nhân thọ ở nhiều nước trên thế giới như: Malaysia, Indonesia và Trung Quốc.
Khi thành lập Bảo Minh CMG có khoảng 800 đại lý bảo hiểm với hơn 23 chi nhánh và 14 văn phòng trên toàn quốc. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính là: Bảo hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục, Bảo hiểm Hưu Trí, Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo Dài Hạn. Đến năm 2007, Bảo Minh CMG cũng như Dai-ichi Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích kinh doanh nhất định. Tổng số hợp đồng bảo hiểm lên tới gần 300.000 hợp đồng, số lượng đại lý bảo hiểm trên 6000 đại lý với hơn 50 văn phòng trên toàn quốc. Doanh thu phí bảo hiểm năm 2007 đạt 473 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2006.
3.Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây.
Bảng 3.1:Bảng thống kê kết quả kinh doanh
Số năm
Doanh thu(tỷ đồng)
Sản phẩm
Vốn kinh doanh(triệu đô la Mỹ)
Lao động (người)
1999-2005
205
Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục
8
150
Bảo hiểm Hưu Trí
Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo
2005
285
Bảo hiểm Hỗn Hợp
10
250
Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục
Bảo hiểm Hưu Trí
Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo
2006
370
Bảo hiểm Hỗn Hợp
12.2
350
Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục
Bảo hiểm Hưu Trí
Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo
Bảo hiểm Tử kỳ
Bảo hiểm Tai Nạn Toàn Diện
2007
473
Bảo hiểm Hỗn Hợp
25
500
Bảo hiểm An Sinh Giáo Dục
Bảo hiểm Hưu Trí
Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo
Bảo hiểm Mất Khả Năng Lao Động
3.1.Doanh thu:
Nhìn vào bảng thống kê kết quả kinh doanh của Bảo Minh CMG chúng ta cũng có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, từ đó đưa ra được những nhận xét về tốc độ tăng trưởng của công ty qua các năm.
/
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Dai-ichi Việt Nam)
- Trong khoảng năm 1999 -2002 doanh thu trung bình thu được là 205 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm của công ty đạt trên 100%, thị phần khi mới thành lập Bảo minh CMG trên thị trường chỉ chiếm chưa đầy 2% mà trong giai đoạn này đã tăng lên tới gần 3%.
- Năm 2004 tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm đã có dấu hiệu chậm lại nhưng vẫn ở mức cao là 23%, năm 2005 tốc độ tăng là 40% đã đẩy mức doanh thu phí lên tới 285 tỷ đồng.
- Năm 2006 tăng ở mức 30% với doanh thu đạt 370 tỷ đồng.
- Ngày 18/1/2007 Dai-ichi Life mua lại Bảo minh CMG từ sự chuẩn y của bộ tài chính thành lập nên Dai-ichi Việt Nam, tuy tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm chỉ đạt 28% nhưng cũng đã đạt được mức doanh thu là 473 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu khá cao so với các công ty bảo hiểm hiện nay đánh dấu bước khởi đầu rất tốt đẹp của Dai-ichi Việt Nam.
3.2. Lao Động:
- Nguồn nhân lực được coi là thế mạnh của ngành bảo hiểm nói chung và công ty Bảo minh CMG nói riêng. Khi mới thành lập công ty chỉ có khoảng 800 đại lý bảo hiểm, với 23 chi nhánh và hơn 10 văn phòng đại diện trên toàn quốc.
- Sang đến năm 2007 Dai-ichi Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với số lượng đại lý là 6000 với 50 văn phòng trên toàn quốc. Một số nơI vừa thành lập văn phòng như: Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bến Tre… Nguồn lao động luôn được xem là thế mạnh của công ty từ trước tới nay.
3.3. Các giai đoạn phát triển:
a.Giai đoạn 1999-2005:
- Thời điểm năm 1999- 2003 được coi là giai đoạn bùng nổ của ngành Bảo hiểm Việt
Nam bởi lúc đó thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triền mạnh mẽ. Năm 1999 đánh dấu bước tiến lớn nhất của Bảo Minh và CMG khi hai công ty này liên kết với nhau tạo nên một công ty Bảo hiểm nhân thọ hùng mạnh với số vốn đầu tư lên đến 10 triệu đôla Mỹ.
- Năm 2003 các doanh nghiệp bảo hiểm lớn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ(76%) trong đó Bảo Minh CMG chiếm 24%. Trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chiếm 2.67%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm tiếp tục chiêm tỷ trọng cao, đánh dấu một năm đầy thành công của Bảo Minh CMG.
- Năm 2004, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến nhanh, mạnh, an toàn và vững chắc xét trên nhiều tiêu chí quan trọng. Một trong những thành công nổi bật của thị trường bảo hiểm trong năm 2004 và được dư luận đánh giá cao là việc thực hiện thắng lợi công tác cổ phần hóa Bảo Minh CMG và công ty Tái bảo hiểm quốc gia(Vinare). Thành công trong công tác cổ phần hóa Bảo Minh CMG và Vinare đã tạo tiền đề thực tiễn quan trọng và là bước thử nghiệm cần thiết cho những quy định mới mang tính đột phá trong tiến trình cổ phần hóa.
- Thị phần trên thị trường của Bảo minh CMG tiếp tục được mở rộng một cách ổn định, lành mạnh, vững chắc và an toàn,tốc độ tăng trưởng đạt 9%. Công ty đã đảm bảo được khả năng tài chính của mình, chất lượng dịch vụ được cải thiện từng bước với phương châm khách hàng là trên hết.
- Công ty đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm,người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau tùy theo nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng. Năm 2004 công ty đã cung cấp trên 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc ba lĩnh vực: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự như: Bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi(bảo hiểm bệnh hiểm nghèo đã tăng số quyền lợi bảo hiểm từ 21 bệnh lên đến 36 bệnh).
Năm 2004 đã đánh dấu bước phát triển to lớn của ngành bảo hiểm nói chung và công ty Bảo Minh CMG nói riêng. Công ty đã được Phòng Thương Mại( Auscham) tại Việt Nam trao “Giải thưởng kinh doanh Xuất sắc 2004” vì những thành tích kinh doanh tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Bảo Minh CMG được trao giải thưởng này, giải thưởng cao nhất trong những giải thưởng mà Auscham trao cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của úc đang hoạt động tại Việt Nam trong năm 2004.
b. Giai đoạn 2005 – 2006:
- Sang tới năm 2005 tốc độ tăng trưởng Bảo hiểm nhân thọ không mạnh như các năm trước mà lại có những dấu hiệu bị chững lại. Nguyên nhân:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trên 9%, làm cho tốc độ khai thác hợp đồng bảo hiểm mới bị chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao dẫn đến tâm lý người dân sợ đồng tiền mất giá khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bởi các sản phẩm này thường có thời gian tới tận 5 năm. Tâm lý này khiến cho số lượng khách hàng tiềm năng của công ty giảm đi một cách rõ rệt.
+ Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã qua thời kỳ bùng nổ, nhất là trong giai đoạn mới hình thành(1999-2003). Nói cách khác thị trường đã dần đi vào thế ổn định, do đó tốc độ doanh thu của công ty chậm lại chỉ đạt 285 tỷ đồng doanh thu, đó cũng là kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước.
+ các công cụ đầu tư trên thị trường ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, hấp dẫn về quyền lợi và tiện lợi trong phân phối, với sự xuất hiện của nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi suất cao như: tiết kiệm đinh kỳ, tiết kiệm dự thưởng… Các hình thức này đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Nói chung tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm năm 2005 không nhanh như mọi năm là do bối cảnh của nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi, có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm cạnh tranh như tiết kiệm ngân hàng với lãi xuất khá cao, hay như tiết kiệm bưu điện như: tiền gửi ngân hàng với lãI xuất trên 10%/năm. Nhận thức được xu thế này, trong giai đoạn hiện nay, Bảo Minh CMG đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển đi đôi với chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra công ty chuyển từ kinh doanh trên diện rộng sang tập trung vào những sản phẩm có khả năng sinh lời cao, độ rủi ro thấp(sản phâm an sinh giáo dục liên kết với trường Đại học Quốc tê RMIT…).
b.Giai đoạn 2006 - 2007
- Năm 2006 đánh dấu với nhiều sự kiện đáng nhớ trong lĩnh vực bảo hiểm. Việt Nam ra nhập WTO, trong đó có cam kết về dịch vụ bảo hiểm chỉ hạn chế doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Việc này đang đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa. Chính điều này đã đưa Bảo Minh CMG đến một quyết định quan trọng đó là Bảo Minh CMG sau cổ phần hóa đã niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà nội. Giá chào sàn của Bảo Minh CMG khá cao điều này thể hiện các nhà đầu tư và công chúng đánh giá cao uy tín và kỳ vọng vào sự phát triển của Bảo Minh CMG nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung.
- Công ty đã chủ động mua thêm máy chủ và đưa các phần mềm quản lý tiên tiến vào hoạt động nhằm đưa ra danh sách đen các đại lý bảo hiểm vi phạm quy định của công ty, từ đó nâng cao được uy tín với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng vào công ty hơn nữa. Ví dụ như một số đại lý ở Nam Định, Đồng Nai…đã bị huỷ tư cách đại lý.
- Ngoài ra hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các đại lý trên khắp các tỉnh thành của cả nước như đại lý ở HảI Phòng, Bắc Ninh…đã được áp dụng triệt để như:tuyển chọn thật kỹ các đại lý mới, mở các lớp đào tạo lại những đại lý làm việc không hiệu quả…tất cả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Bảo Minh CMG trên thị trường bảo hiểm.
- Bên cạnh đó công ty đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chuẩn bị tung ra thị trường Việt Nam một sản phẩm bảo hiểm mới-Bảo hiểm đầu tư(investment link) cho phép khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán. Bảo hiểm đầu tư là việc khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm và đóng tiền hàng tháng. Khi số tiền đóng lên đến một mức độ nhất định, khách hàng sẽ được quyền tham gia đầu tư. Công ty sẽ đưa ra một danh mục đầu tư để khách hàng lựa chọn. Trong số tiền khách hàng đóng sẽ được chia ra bao nhiêu phần trăm là bảo vệ(bảo hiểm ), bao nhiêu là đầu tư(ở các nước Châu Á sản phẩm bảo hiểm đầu tư được người tiêu dùng ưa chuộng và rất phổ biến). Trong năm 2006 tốc độ khai thác hợp đồng mới của bảo hiểm nhân thọ đang chững lại do cạnh tranh khốc liệt từ phía ngân hàng lớn và những công ty bảo hiểm lớn khác như: Bảo Việt,Prudention…, sản phẩm mới được coi là niềm hi vọng của bảo hiểm nhân thọ để gia tăng các hợp đồng mới.
Thành công của Bảo Minh CMG trong năm 2006 được thể hiện bằng lượng doanh thu lên tới 370 tỷ đồng. Năm 2006 còn đánh dấu một sự kiện vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành bảo hiểm nói riêng, đó là vào tháng 11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Đó là cơ hội và cũng là thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam trên con đường phát triển.
c. Giai đoạn 2007-2008:
- Vào ngày 18/1/2007 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam được thành lập từ sự chuẩn y của Bộ Tài Chính về chuyển nhượng Bảo Minh CMG. Sau khi sự chuyển nhượng diễn ra toàn bộ nhân viên cũ của Bảo Minh CMG vẫn được giữ nguyên chỉ thay đổi nhà lãnh đạo và công ty đã trở thành Công ty Bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam .
- Sang năm 2007 với nguồn vốn mới và các chính sách mới Dai-ichi Việt Nam cũng đã giành được nhiều thành công to lớn. Với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và tiềm lực tài chính vững mạnh Dai-ichi Việt Nam đã mang đến những công nghệ quản lý mới nhất nhằm quản lý tốt nhất các đại lý và nhân viên của mình. Dai-ichi Việt Nam liên tục được sự hỗ trợ đắc lực từ công ty mẹ Dai-ichi Life Nhật Bản để tăng vốn đầu tư từ 12.2 triệu đôla Mỹ lên tới 25 triệu đôla Mỹ, tăng tiềm lực tài chính nhằm nâng cao năng lực thị trường, thị phần của Dai-ichi Việt Nam ngày càng được mở rộng. Doanh thu tính tới cuối năm 2007 đã đạt 473 tỷ đồng cao nhất từ trước tới nay.
- Công nghệ được nâng cao giúp cho Dai-ichi Việt Nam tích cực đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp hơn với các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tăng thêm sự lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm như: Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo, Bảo hiểm Mất Khả Năng Lao Động, Bảo hiểm Từ Bỏ Thu Phí Bảo hiểm. Hiện công ty có khoảng hơn 100 loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng tiềm năng.
- Dai-ichi Việt Nam cũng rất chú trọng tới trình độ của các tư vấn tài chính, các khóa học được mở định kỳ theo từng quý nhằm nâng cao nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ tư vấn tài chính từ đó trình độ nhân viên được nâng cao một cách rõ rệt.
- Công ty đã tích cực tăng thêm dịch vụ gia tăng cho khách hàng tham gia bảo hiểm bằng những hoạt động hỗ trợ: quyền ưu tiên tuyển sinh vào trường Đại học quốc tế RMIT tại Việt Nam, quyền lợi bảo hiểm trường hợp tai nạn, quyền lợi bảo hiểm nhận thanh toán gấp đôi…
- Các kênh bán hàng mới bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống đang được phát triển hết sức mạnh mẽ, đó là các cuộc hội thảo định kỳ được tổ chức hàng tuần tại công ty nhằm tìm ra khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm tới các sản phẩm bảo hiểm.
- Đối với các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, vấn đề quan trọng nhất là quản lý dòng tiền bởi vậy công ty đã có những chính sách tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ các chuyên gia về tính phí chuyên nghiệp.
- Công ty cũng đã trang bị được hệ thống cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đẹp, thuận tiện giúp cho tư vấn tài chính liên hệ với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Hệ thống điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in, mạng internet … được đầu tư đổi mới toàn diện.
- Cách trả lương, thưởng cho các tư vấn tài c