Đề tài Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh

Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Trong các chức năng của ngân hàng thương mại, chức năng trung gian tín dụng bao gồm huy động vốn và cấp tín dụng là chức năng cơ bản nhất của ngân hàng. Bằng các sản phẩm dịch vụ của mình ngân hàng đã giúp các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục và thúc đẩy tiết kiệm, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà quản trị Ngân hàng luôn quan tâm đến việc bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, phân tích tìm ra biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, để từ đó có chính sách tín dụng phù hợp, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đạt lợi nhuận tối đa. Nâng cao chất lượng tín dụng sao cho vừa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, vừa có lợi cho Ngân hàng là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hồ Chí Minh nói riêng. Chất lượng tín dụng luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng, chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho ngân hàng đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt trong tiến trình hội nhập hiện nay để ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình.

docx28 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Trong các chức năng của ngân hàng thương mại, chức năng trung gian tín dụng bao gồm huy động vốn và cấp tín dụng là chức năng cơ bản nhất của ngân hàng. Bằng các sản phẩm dịch vụ của mình ngân hàng đã giúp các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục và thúc đẩy tiết kiệm, tiêu dùng và phát triển nền kinh tế. Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và cũng có nhiều rủi ro nhất, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu rất quan trong trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bởi vậy, các nhà quản trị Ngân hàng luôn quan tâm đến việc bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, phân tích tìm ra biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, để từ đó có chính sách tín dụng phù hợp, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đạt lợi nhuận tối đa. Nâng cao chất lượng tín dụng sao cho vừa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, vừa có lợi cho Ngân hàng là một vấn đề bức thiết hiện nay đối với các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hồ Chí Minh nói riêng. Chất lượng tín dụng luôn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng, chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho ngân hàng đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt trong tiến trình hội nhập hiện nay để ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình. Có nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân khác nhau tại BIDV, phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng (KH) trong đó cho vay cá nhân là sản phẩm đang được nhiều khách hàng sử dụng và mang lại doanh thu cao cho chi nhánh. Trong quá trình thực tập tại BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh, người viết đã được tiếp xúc với các công việc của tín dụng, đặc biệt là tìm hiểu quy trình một cách thực tiễn của nghiệp vụ cho vay cá nhân đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Hồ Chí Minh, phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân nên người viết chọn đề tài “Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh” làm đề tài báo cáo của mình. Báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Chương 2: Công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Người viết xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để người có cơ hội học tập tại đây, cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình cũng như sự cung cấp tài liệu của toàn thể nhân viên phòng tín dụng Phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân – Chi nhánh Hồ Chí Minh. Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô ThS. Nguyễn Hoài Thu đã hướng dẫn tận tình để người viết có thể hoàn thành bài báo cáo này. Vì thời gian kiến tập có giới hạn, chỉ trong 3 tuần ngắn ngủi, do đó bài viết sẽ không tránh khỏi những sơ sót, người viết mong nhận được sự thông cảm cũng như đóng góp ý kiến từ cô và các bạn sinh viên khác. Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Trần Lan Chi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển NH TMCP ĐT&PTVN đã có những tên gọi: - Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 - Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên viết tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 – 19009247 Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn Swift code: BIDVVNNX Khái quát về BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 15/11/1976 với tên gọi Chi nhánh NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam TP.HCM. Sau khi cổ phần hóa thì chi nhánh có tên gọi mới là Chi nhánh NH TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh kể từ 15/05/2012. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chi nhánh luôn là đơn vị lá cờ đầu của tổng công ty và toàn ngành. Chức năng và Nhiệm vụ của Chi nhánh Hồ Chí Minh Chức năng: Chi nhánh Hồ Chí Minh kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc và phục vụ phát triển kinh tế đất nước Nhiệm vụ: Huy động vốn: Huy động vốn mức tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương cũng như của đất nước, huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư,các tổ chức kinh tế bằng nội tệ và ngoại tệ. Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. Huy động vốn thông qua thanh toán liên ngân hàng. Về hoạt động tín dụng: Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế. Thực hiện tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cho các công ty sản xuất kinh doanh và nhiều loại khách hàng. Về hoạt động thanh toán: Thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan. Các dịch vụ ngân quỹ: Chuyển tiền, chỉ lương, giao nhận tiền tận nơi. Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nguồn nhân lực - Ban Giám đốc Chi nhánh : gồm 06 người (1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc) - Mô hình tổ chức của chi nhánh hiện nay gồm 5 khối, 21 phòng, trong đó có 17 phòng tại Hội sở Chi nhánh và 4 đơn vị trưc thuộc, tổng số CBNV khoảng 340 người Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV Chi nhánh Hồ Chí Minh Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2013 Cơ cấu lợi nhuận Bảng 1.1. Lợi nhuận trước/sau thuế của BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh và Tỷ trọng so với Tổng công ty 2010-2013 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Lợi nhuận trước thuế 290 353 459 500 Tăng/giảm so với năm trước - +22% +30% +9% Lợi nhuận sau thuế 218 265 345 375 Tăng/giảm so với năm trước - +18% +30% +9% Tỷ trọng LNST so với Tổng công ty 6% 8% 13% 12% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của CN Hồ Chí Minh Trong các năm gần đây, lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh vẫn tăng đều và tỷ trọng đóng góp cho Toàn công ty tăng từ 6% năm 2010 lên 12% năm 2013 chứng tỏ rằng chi nhánh Hồ Chí Minh đã duy trì được hoạt động hiệu quả, chi phí hoạt động được cắt giảm, tăng trưởng tín dụng đều qua các kỳ. Đây là một điều đáng mừng cho Chi nhánh trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, tác động nhiều mặt đến nước ta; kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát hai con số, sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn, thị trường ảm đạm, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, các ngân hàng đối mặt với khó khăn về thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận nhiều ngân hàng còn sụt giảm đáng kể so với kỳ trước... Chỉ đáng chú ý năm 2013, lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể (tăng 9%), tốc độ tăng không bằng một nửa của hai năm trước 2011 (tăng 18%) và 2012 (tăng 30%), điều này có thể được giải thích phần nào là do ảnh hưởng chung đối với các ngân hàng khi từ đầu năm 2013, NHNN đã thắt chặt hơn việc lập quỹ dự phòng rủi ro, các ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn để hạn chế tỷ lệ nợ xấu vẫn đang ở mức cao, gây tác động đến thu nhập thuần từ lãi, mà khoản lợi nhuận chính của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, từ lãi vay nên việc lợi nhuận trước thuế/sau thuế tăng hay giảm chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nguyên nhân này. Tình hình huy động vốn Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Huy động vốn bình quân năm 10.657 12.607 11.938 14.795 Tốc độ tăng/giảm so với năm trước 12,76% 18,3% -5,3% 23,93% Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung dài hạn 8.379 2.278 10.034 2.573 8.990 2.948 11.173 3.622 Theo loại tiền gửi Có kỳ hạn Không kỳ hạn 8.252 2.405 9.675 2.932 9.531 2.407 12.118 2.677 Tỷ lệ cho vay/tổng huy động vốn 81% 79% 78% 68% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của Chi nhánh Tình hình huy động vốn đều có xu hướng tăng qua các năm là một dấu hiệu cho thấy sự hiệu quả trong chính sách huy động vốn của Chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Cụ thể là, nếu như năm 2010 vốn huy động chỉ tăng 12,67% so với 2009 thì sang năm 2013, tốc độ tăng lên so với năm 2012 đến 23,93% (gấp 2 lần), mặc dù năm 2012 có một sự sụt giảm nhẹ trong nguồn vốn huy động được từ thị trường (giảm 5,3% so với năm 2011) do tình hình nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh không gặp nhiều thuận lợi trong thời điểm lúc đó, vì thế người dân không có nguồn tích lũy nhiều như các năm trước. Điều này thể hiện rõ trong sự thay đổi tình huy huy động vốn của Chi nhánh theo kỳ hạn. Giá trị nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm hẳn so với năm 2011, còn nguồn huy động vốn trung dài hạn không thay đổi nhiều lắm, chỉ tăng nhẹ qua các năm. Còn cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại hình tiền gửi có thể xem là tương ổn định trong giai đoạn 2010 – 2013. Tiền gửi có kỳ hạn bình quân chiếm hơn 3/4 tổng số tiền huy động. Đây là một cơ cấu tiền gửi khá hợp lý trong thời kỳ mà các ngân hàng đang chạy đua nhau huy động vốn trên thị trường. Tỷ lệ dư nợ/tổng huy động vốn (hệ số LDR) tăng từ 70% năm 2010 lên 77% năm 2011 có thể được giải thích là do tình hình chung của các ngân hàng trong nước chịu ảnh hưởng của chính sách thả nổi hệ số LDR do Ngân hàng Nhà nước ban hành từ năm 2010 bằng Thông tư 19/2010/TT-NHNN, nhưng sau đó hệ số này của Chi nhánh đã giảm xuống trong hai năm sau. Hệ số LDR có xu hướng giảm cho thấy được tỉ lệ vốn huy động tham gia vào dự nợ ngày càng tăng, đảm bảo khả năng kiểm soát các khoản cho vay nợ, tăng mức hiệu quả trong việc sử dụng hiểu quả nguồn vốn huy động được, nhất là là nguồn vốn cho vay. Như vậy, nhìn chung qua bốn năm 2010-2013, dù tình hình kinh tế khách quan có nhiều thay đổi, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Đánh giá xu hướng phát triển của Chi nhánh Hồ Chí Minh thông qua chỉ tiêu trên, ta thấy tình hình có phần khởi sắc và bớt ảm đạm trong năm 2013. Giới thiệu về bộ phận tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Giới thiệu về bộ phận tín dụng Cơ cấu nhân sự Phòng khách hàng doanh nghiệp bao gồm: một trưởng phòng, hai phó phòng và chín nhân viên. Trưởng phòng, phó phòng do ban giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trưởng phòng: Quản lý toàn bộ hoạt động của phòng tín dụng, thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, quản lý hồ sơ, các báo cáo về khách hàng, kịp thời phát hiện các sai sót trong việc sử dụng vốn vay của khách hàng báo cáo ban giám đốc. Chịu trách nhiệm trực tiếp của nhân viên trong bộ phận đồng thời đề nghị khen thưởng, kỷ luật nhân viên theo một chính sách hợp lý. Phó phòng: thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, quản lý hồ sơ, báo cáo về khách hàng và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. Ký hợp đồng gia hạn, thay mặt trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng. Nhân viên: được trưởng phòng bố trí công tác tín dụng dưới sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng. Công việc của nhân viên tín dụng là hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, xem xét thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và trình cấp trên duyệt. Công việc được giao trong thời gian kiến tập Trong thời gian kiến tập 4 tuần tại BIDV – Chi nhánh Hồ Chí Minh, tác giả đã được quan sát, hướng dẫn và làm quen với các công việc thực tế của một Cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là tại Bộ phận Tín dụng, phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân. Cụ thể: Được hướng dẫn và sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị trong văn phòng như máy tính (sử dụng các phần mềm Word, Excel, phần mềm dữ liệu của BIDV), máy in, máy fax, máy photocopy,Sàng lọc, sắp xếp, phân loại, nhập liệu hồ sơ chứng từ. Tiếp cận thực tế các bộ hồ sơ tín dụng (đọc, nghiên cứu, so sánh sự khác biệt về hồ sơ giữa các gói sản phẩm khác nhau) Đi theo các anh/chị nhân viên tín dụng gặp gỡ khách hàng, thẩm định tính chân thật của hồ sơ khách hàng. CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh gồm các bước cụ thể như sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với KH cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Bước 13: Thanh lý hợp đồng tín dụng/giải tỏa bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ Bước 1: Tiếp thị với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV Bước 2: Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng và tiếp nhận hồ sơ Bước 12: Xử lý thu hồi nợ quá hạn (nếu phát sinh) Bước 3: Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng Bước 11: Điều chỉnh tín dụng (nếu có) Bước 4: Đề xuất và quyết định cấp tín dụng Bước 10: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý Bước 9: Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân/Phát hành bảo lãnh Bước 7: Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS Bước 8: Giải ngân Nguồn: Phòng Tín dụng BIDV - Chi nhánh Hồ Chí Minh Trong đó, tùy những trường hợp cụ thể mà sẽ có những nghiệp vụ được áp dụng hay không áp dụng, chứ không phải được áp dụng toàn bộ. Dưới đây sẽ trình bày cách thức thực hiện công việc cụ thể cho mỗi bước: Tiếp thị và nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV Cán bộ Quan hệ khách hàng cá nhân (CBQHKHCN) trực tiếp tiếp thị tới khách hàng tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV, bao gồm: các sản phẩm tín dụng bán lẻ, bảo lãnh, sản phẩm huy động vốn, sản phẩm dịch vụ gia tăng, e-banking Đồng thời chủ động tư vấn, nắm bắt được nhu cầu củaKH đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách phù hợp. Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín dụng và tiếp nhận hồ sơ Bước này, CBQHKHCN sẽ tiến hành: Phỏng vấn, nắm bắt thông tin về KH: Mục đích đi vay: Mua nhà (căn hộ chung cư có giá trị giao dịch 1.820.552.800 đồng) với giá trị Khoản vay đề nghị là 1.030.000.000 đồng theo dự án The EraTown do Công ty Đức Khải làm chủ đầu tư. KH trình cho bên ngân hàng Hợp đồng mua bán căn hộ với bên Công ty Đức Khải. Tình trạng thân nhân: (xem Phụ lục 1) Khả năng và nguồn trả nợ của KH: KH trình Hợp đồng lao động, Bảng Sao kê tài khoản từ ngày 16/12/2013 đến ngày 02/06/2014 Nguồn trả nợ của KH chính là từ nguồn thu nhập hàng tháng (Hợp đông lao đông không kỳ hạn): Tổng thu nhập hàng tháng: 44.817.960 đồng Trong đó: - Lương (sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân): 39.317.960 đồng Thu nhập khác: 5.000.000 đồng (lập trình game và tư vấn CNTT ngoài giờ) Ngoài ra, thu nhập hàng tháng của vợ là: 4.000.000 đồng Hình thức và tài sản đảm bảo vốn vay: Tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, cụ thể chính là căn hộ mà KH sẽ mua, là căn hộ số EA2/2715C, Block A2, chung cư The EraTown, quận 7 mà KH đã tiến hành giao dịch chuyển nhượng trên sàn BĐS Bến Thành – Đức Khải, đã có giấy Xác nhận của Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Bến Thành – Đức Khải về BĐS đã được giao dịch qua sàn giao dịch BĐS, kí ngày 03/04/2014. (xem Phụ lục 2) Thông tin liên quan khác: lịch sử quan hệ tín dụng KH (của cả vợ và chồng): KH và vợ của KH này không có quan hệ tín dụng gì với BIDV trong 5 năm gần đây.(theo Kho dữ liệu CIC, xuất ngày 23/05/2014 – Phụ lục 3) Tư vấn KH sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Hướng dẫn KH cung cấp hồ sơ: Giấy Đề nghị vay vốn, kí ngày 09/06/2014. (xem Phụ lục 1) Tiếp nhận hồ sơ KH và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ, tài liệu, lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Đánh giá và phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng Tức sau khi đã tiếp nhận Giấy Đề nghị vay vốn của KH, CBQHKHCN sẽ thực hiện đánh giá, xử lý thông tin ở mức độ sâu hơn, bao gồm việc: Đánh giá về thông tin nhân thân KH, tình hình quan hệ tín dụng của nhóm KH liên quan. Đánh giá về mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay của KH. Đánh giá, phân tích về năng lực tài chính, khả năng trả nợ của KH. Đánh giá về tài sản đảm bảo: Tổ định giá của PGD tiến hành định giá tài sản đảm bảo theo Phương pháp so sánh, cụ thể trong trường hợp của KH này là so sánh các chỉ tiêu: Vị trí chung cư, loại chung cư, thời gian đưa vào sử dụng, tầng cao, căn góc, diện tích căn hộ (theo “Mẫu số 01e/GDBĐ – Áp dụng đối với loại TSBĐ là căn hộ chung cư” của BIDV). Các chỉ tiêu sẽ được so sánh với căn hộ tham khảo đạt điểm tối đa (100 điểm), mỗi điểm kém của căn hộ cần định giá sẽ bị trừ đi tương ứng 1% giá của căn hộ tham khảo, và ngược lại, mỗi điểm hơn của căn hộ cần định giá so với căn hộ tham khảo sẽ được cộng tương ứng 1% giá của căn hộ tham khảo. Ngoài ra, Cán bộ định giá còn xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo tương ứng với các mức “Rất dễ”, “Dễ”, “Bình thường”, “Khó”, “Không thể phát mại được”. Trong trường hợp cụ thể này, thì tài sản đảm bảo – căn hộ chung cư của KH có mức khả năng phát mại là “Bình thường”, thời gian có thể phát mại là 12 tháng. Sau khi định giá xong về tài sản đảm bảo (Giá trị tài sản thế chấp được thỏa thuận: 1.331.000.000 đồng, CBQHKHCN lập Biên bản định giá tài sản thế chấp có chữ kí của 2 bên, bên Ngân hàng và KH, Ngân hàng giữ 02 bản, KH giữ 01 bản, kí ngày 11/06/2014 (xem Phụ lục 4) Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng. Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng: CBQHKH sẽ tiến hành chấm điểm, xếp hàng tín dụng KH bằng phần mềm xử lí nội bộ của ngân hàng. Kết quả được trình bày trong Bảng tổng hợp chấm điểm và xếp loại khách hàng (xem Phụ lục 5), cụ thể KH này được: Tổng số điểm 280, xếp loại Tốt Mức độ rủi ro: Thấp. Đề xuất và quyết định cấp tín dụng Ở bước này, CBQHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng và trình Lãnh đạo Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân (LĐPQHKHCN)/Lãnh đạo Phòng giao dịch (LĐPGD) ký kiểm soát Báo cáo đề xuất tín dụng. Sau khi LĐPQHKHCN/LĐPGD đã ký kiểm soát, Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp xem xét và phê duyệt trên cơ sở báo cáo đề xuất tín dụng của PQHKHCN/PGD. Việc phê duyệt này chỉ phê duyệt đề xuất tín dụng. Lúc này, công việc Thẩm định rủi ro và quyết đinh cấp tín dụng sẽ được tiến hành: tùy vào trường hợp cụ thể mà Cán bộ Quản lý rủi ro (CBQLRR) của Phòng Quản lý rủi ro (PQLRR) có thể thẩm định hoặc không, thẩm định tại Chi nhánh hoặc thẩm định tại Hội sở chính. Cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR) sẽ thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng theo nội dung sau: Thẩm định về thân nhân khách hàng. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan (nếu có). Thẩm định về phương án sử dụng nguồn vốn vay: đánh giá và tính toán sự hợp lý trong phương án sử dụng vốn vay do bộ phận Quan hệ Khách hàng đề xuất. Thẩm định về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV. Đánh giá các hệ số quản lý của hệ thống: các hệ số bảo đảm an toàn, tỷ lệ cho vay tối đa với một khách hàng/sản phẩm, cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp ph
Tài liệu liên quan