Nước Mỹ giã từ năm đầu tiên của thế kỷ 21 với cơn chấn động gây tổn thương chưa từng có bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Ngay sau sự kiện này xảy ra Tổng thống Mỹ G.W. Bush đã tuyên bố: “Đây là cuộc chiến đấu đầu tiên của thế kỷ 21 và ngày 11/9 đã làm thay đổi nước Mỹ và thế giới”. Nói một cách khác, sự kiện ngày 11/9 - cuộc đấu tranh đầu tiên trong thế kỷ 21 đã buộc Mỹ phải xem xét điều chỉnh toàn bộ các chính sách của một đất nước có vị thế bậc nhất thế giới hiện nay. Đây cũng được xem là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế thế giới, bởi nó đã khiến Mỹ và các nước khác phải xác định lại các mối quan hệ giữa “bạn” và “thù” để từ đó đi đến sự phù hợp trên chiến trường quốc tế.
44 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Chương I: Tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11/9
Sự kiện 11/9:
Các cuộc tấn công
Nguyên nhân và động cơ:
Hậu quả
Phản ứng của nước Mỹ
Phản ứng của quốc tê
Chương II: Cuộc chiến chống khủng bố của nước Mỹ
Vài nét về chủ nghĩa khủng bố trên thế giới
Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Bush
Sự thành lập liên minh quốc tế chống khủng bố
Mỹ triển khai các hoạt động quân sự chống khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố dưới chính quyền tổng thống Obama
Vài nét về chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9:
Những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của Mỹ sau sự kiện 11/9
Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9
Thái độ các nước đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9.
Chương III: Kết quả cuộc chiến chống khủng bố
Kết quả ban đầu của cuộc chiến chống khủng bố:
Những nguy cơ khủng bố mới:
Kết luận
Lời mở đầu
Nước Mỹ giã từ năm đầu tiên của thế kỷ 21 với cơn chấn động gây tổn thương chưa từng có bởi vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Ngay sau sự kiện này xảy ra Tổng thống Mỹ G.W. Bush đã tuyên bố: “Đây là cuộc chiến đấu đầu tiên của thế kỷ 21 và ngày 11/9 đã làm thay đổi nước Mỹ và thế giới”. Nói một cách khác, sự kiện ngày 11/9 - cuộc đấu tranh đầu tiên trong thế kỷ 21 đã buộc Mỹ phải xem xét điều chỉnh toàn bộ các chính sách của một đất nước có vị thế bậc nhất thế giới hiện nay. Đây cũng được xem là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế thế giới, bởi nó đã khiến Mỹ và các nước khác phải xác định lại các mối quan hệ giữa “bạn” và “thù” để từ đó đi đến sự phù hợp trên chiến trường quốc tế.
Với ý tưởng muốn nghiên cứu và tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001
Chương I: Tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11 tháng 9
I. Sự kiện 11/9:
1. Các cuộc tấn công:
Vụ tấn công khởi phát là việc cướp bốn chiếc máy bay thương mại. Với sức chứa gần 91.000 lít (24.000 gallon) cho các động cơ phản lực của mỗi chiếc, những chiếc máy bay này được biến thành những quả bom lửa đang bay. Chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương . Lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương, chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc. Chuyến bay 77 của hãng American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương. Chiếc phi cơ thứ tư, chuyến bay 93 của hãng hàng không United Airlines, rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville và thị trấn Stonycreek thuộc Quận Somerset, bang Pennsylvania vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương, xác vụn của chiếc máy bay đã được tìm thấy cách đó tám dặm. Người ta tin rằng máy bay bị rơi có thể là do nhóm không tặc cố ý làm như thế, nhưng cũng có thể là do hành khách trên máy bay đánh trả lại làm nhóm không tặc không thể kiểm soát được chiếc máy bay. Trong số những người có mặt trên bốn chuyến bay định mệnh này, không ai còn sống sót. Một số hành khách và nhân viên phi hành đoàn đã cố liên lạc bằng điện thoại từ trên máy bay. Họ báo cho biết có nhiều không tặc đang có mặt trên máy bay. Sau này, FBI nhận diện được tổng cộng có 19 không tặc, bốn trên chuyến bay 93 của hãng United. Trên ba chuyến bay còn lại, mỗi chuyến có năm không tặc. Theo ước tính của Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) có khoảng 17 400 người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc xảy ra vụ tấn công, trong khi cửa quay của Cảng New York và New Jersey cho thấy có 14 154 người ở trong tòa tháp đôi vào lúc 8:45 sáng. Đa số đều ở dưới điểm va chạm nên được cứu thoát an toàn, có 18 người cố xoay sở để thoát ra kịp lúc từ bên trên khu vực va chạm của tòa tháp phía nam trước khi nó đổ xuống. Có ít nhất 1 366 người bị kẹt ngay tại hoặc bên trên điểm va chạm của toà tháp phía bắc, không ai còn sống sót. Theo phúc trình của Ủy ban 11/9, hàng trăm người chết ngay khi xảy ra vụ nổ, những người còn lại bị mắc kẹt trong tòa nhà, thiệt mạng khi tòa nhà sụp đổ. Có đến 600 người chết ngay lập tức hoặc bị kẹt trong các tầng lầu ngay tại điểm va chạm hoặc bên trên của tòa tháp Nam. Trong số những người có mặt trong Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc nơi này bị tấn công, ước tính có khoảng 200 người, tuyệt vọng vì bị nhấn chìm trong khói và sức nóng của nhiên liệu phản lực đang bốc cháy, liều mạng nhảy ra khỏi toà tháp đôi rực lửa để hứng chịu cái chết thảm khốc khi rơi xuống đường phố và trên mái của những toà cao ốc lân cận, hàng chục mét thấp hơn bên dưới. Nhiều người khác đang ở các tầng lầu cao hơn điểm va chạm (nơi máy bay đâm vào toà nhà) cố chạy ngược lên mái toà nhà với hy vọng sẽ được trực thăng đến cứu. Nhưng không có kế hoạch cứu hộ nào được lập ra cho một tình huống như thế. Những người khác bị chặn lại bởi cửa đã bị khoá chặt khi họ đang cố leo lên mái toà nhà.
Có những suy đoán cho rằng chiếc máy bay thứ tư, chuyến bay 93 của hãng United Airlines, bị nhóm không tặc dự định cho đâm vào Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Toà Bạch Ốc ở Washington, D.C. Những gì được ghi lại trong hộp đen cho thấy những hành khách, do Todd Beamer, Jeremy Glick và Mark Bingham lãnh đạo, cố gắng giành quyền kiểm soát máy bay từ tay nhóm không tặc, trong một nỗ lực bất thành, cho phi cơ lắc mạnh nhằm khống chế nhóm hành khách. Theo băng ghi âm của dịch vụ khẩn cấp 911, một hành khách trên chuyến bay 93 yêu cầu người điện thoại viên cùng cầu nguyện với anh trước khi nhóm hành khách này xông lên tranh giành với nhóm khủng bố để chiếm lại quyền điều khiển chiếc phi cơ. Sau khi cầu nguyện xong, người hành khách chỉ thốt lên “let’s roll”. “Let’s roll” sau này trở thành tiếng hô xung trận của binh sĩ chiến đấu chống Al Qaeda tại Afghanistan. Không lâu sau đó, chiếc phi cơ rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc thị trấn Stonycreek, hạt Somerset, tiểu bang Pennsylvania vào lúc 10:30:11 sáng giờ địa phương. Có những bất đồng về thời điểm chính xác máy bay rơi, dựa vào những chấn động được ghi nhận cho thấy có thể xảy ra lúc 10:06. Ủy ban 9/11 báo cáo rằng quân sư của al-Qaeda (đã bị bắt), Khalid Shikh Mohamed, khai rằng mục tiêu tấn công của chuyến bay 93 là Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, được dành cho bí danh “Khoa Luật”.
2. Nguyên nhân và động cơ:
Vài giờ thậm chí vài ngày sau sự kiện 11/9, người Mỹ nói riêng và nhân dân toàn thế giới nói chung vẫn chưa hết bàng hoàng, sửng sốt về sự kiện này. Người ta tự hỏi, vụ khủng bố bắt nguồn từ đâu, tại sao lại diễn ra một cách bài bản đến thế? Ai là người đứng sau vụ khủng bố?...
Câu trả lời đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác. Nước Mỹ đã biết đến chiến tranh, nhưng trong suốt 136 năm qua, đó là cuộc chiến tranh bên ngoài nước Mỹ, nhân dân Mỹ từng biết đến thương vong nhưng không phải là trung tâm của một thành phố vĩ đại vào một buổi sáng bình yên. Nhân dân Mỹ cũng đã từng biết đến những vụ tấn công bất ngờ nhưng chưa bao giờ là cuộc tấn công vào hàng ngàn dân thường. Tất cả những điều này đã xảy đến với nước Mỹ chỉ trong một ngày. Ngày 11/9/2001 và đêm tối đã ập xuống một thế giới mà ở đó cái được gọi là nền tự do đã bị tấn công. Thực chất đây không phải là vụ khủng bố đơn thuần nhằm vào nước Mỹ giống như vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ Kenya và Tanzania năm 1998 hay vụ tấn công tàu U. SS. Cole tháng 10 năng 2000 mà đây là cuộc tấn công làm “tổn thương lòng kiêu hãnh đối với nước Mỹ vốn từ trước tới nay được coi là “bá quyền” một cách nghiêm trọng”.
Thảm hoạ ở NewYork và Washington ngày càng đưa ra nhiều câu hỏi, các câu hỏi đó mang tính nhiều mặt và ở các tầm cỡ khác nhau, từ câu hỏi về thân thế của những kẻ khủng bố đến độ tin cậy của các hệ thống an ninh ở các sân bay và trên máy bay đến câu hỏi liệu đây có phải là sự mở đầu cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh, hay đó là biểu hiện cấp tiến của sự đối đầu theo cực Bắc – Nam, phương Tây – phương Đông. Nhưng liệu chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi chính. Hành động ngày 11/9 có phải là thách thức toàn cầu mà chủ nghĩa khủng bố đặt ra trước an ninh quốc tế vào đầu thiên niên kỷ mới hay đó là vụ khiêu khích toàn cầu của các thế lực xuyên quốc gia sử dụng tiềm năng khủng bố cho các mục tiêu sâu xa của mình. Nếu không nhận thức được những mối quan hệ nhân quả sâu sắc thì tất cả các chiến dịch trả thù chỉ là cuộc chiến với những chiếc cối xay gió.
Tại sao Mỹ thủ lĩnh về sức mạnh kinh tế – quân sự, về mức độ ảnh hưởng đối với sự hình thành trật tự, thế giới mới, đất nước đấu tranh cho tự do, hình mẫu của nền dân chủ phương Đông và là người gìn giữ các giá trị của phương Tây- thủ lĩnh của thế giới văn minh lại trở thành mục tiêu của cuộc tấn công . Nguyên nhân của vụ khủng bố này bao gồm những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa.
Nguyên nhân trực tiếp: Vụ khủng bốn ngày 11/9 một phần là hậu quả chính sách của Mỹ ở Trung Đông đối với những phần tử hồi giáo cực đoan, việc Mỹ đánh Irắc, đóng quân ở A’rập nơi mà người hồi giáo coi là lãnh địa thiêng liêng của mình và sự tiên vị đối với Ixrael trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông là sự tấn công vào thế g iới Hồi giáo. Những kẻ khủng bố đã lập luận rằng chỉ bằng cách buộc dân thường Mỹ phải chịu số phận như những người A’rập bị giết hại bởi súng đạn và sự hỗ trợ của Mỹ thì chính quyền Mỹ mới buộc phải ngừng ủng hộ Ixrael trong cuộc xung đột ở Trung Đông và những kẻ khủng bố cho rằng cần phải sử dụng vũ lực chống lại Mỹ bởi vì đây là ngôn ngữ duy nhất mà nước Mỹ hiểu. Ở khía cạnh khác, đây cũng là động cơ của những kẻ đến sau vụ 11/9. Binlađen và các lãnh tụ Taliban đã tuyên bố Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu, nếu chính quyền Mỹ không rút quân ra khỏi vùng vịnh và tiếp tục hậu thuẫn Ixrael trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Chính sách của Mỹ đối với thế giới, nhất là thế giới Hồi giáo là nguyên nhân quan trọng bởi từ lâu, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, chiến lược bá quyền, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trở nên càng ngày càng ngông cuồng hơn.
Ở mức độ sâu xa hơn tham vọng bá quyền, cường quyền, lợi dụng các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thậm chí sử dụng vũ lực, tiêu chuẩn kép trong các tuyên bố và hành động của Hoa Kỳ. Là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình cảm bài Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hình thức cực đoan là các hành động khủng bố nhằm vào những người dân thường Mỹ và các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ.
Một nguyên nhân sâu xa nữa là sự thất bại kinh tế của nhiều nước Hồi Giáo Trung Đông, điều mà các nước này cho rằng là do hậu quả của sự dồn nén đối với những người hồi giáo do Mỹ cầm đầu đã đẩy nhiều tín đồ hồi giáo đến bước đường cùng và trở thành những tín đồ trung thành của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.
Tóm lại, có sự nhất trí chung về nguyên nhân gốc rễ của sự kiện 11/9 là vấn đề đói nghèo, chính sách đối ngoại và chủ nghĩa bá quyền Mỹ đối với các nước khác đặc biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo và các nước thế giới thứ ba và cuộc xung đột ở Trung Đông giữa Ixrael và Palextin.
Hậu quả:
Khi các khu ngoại ô chung quanh Thành phố New York biết tin thảm họa đang xảy ra quá gần, nhiều trường học đóng cửa, di tản hoặc tự phong toả. Những khu học chính khác ngăn không cho học sinh xem truyền hình bởi vì nhiều em có cha mẹ đang làm việc trong tòa tháp đôi. Ở các bang New Jersey và Connecticut, các trường tư đều được di tản. Trường học tại Scardale, bang New York bị đóng cửa. Tại Greenwich, tiểu bang Connecticut, khoảng 15 dặm phía bắc Thành phố New York, hàng trăm học sinh có quan hệ trực tiếp với những nạn nhân của vụ tấn công. Greenwich, một trong những thị trấn giàu nhất thế giới, có nhiều cư dân tử vong hơn bất cứ thị trấn nào trong vùng.
Theo tường thuật của hãng thông tấn Associated Press, thành phố đã nhận diện hơn 1 600 tử thi, nhưng không thể xác định nhân thân cho số tử thi còn lại (khoảng 1 100 người). Bản tường thuật cũng nói rằng thành phố có “khoảng 10 000 mẩu xương và các phần mô chưa thể xác nhận là phù hợp với danh sách tử vong”.
Con số thương vong lên đến 2 975 người, trong đó có 19 không tặc, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không ai sống sót), 2 603 người thiệt mạng tại Thành phố New York, trong tòa tháp đôi cũng như trên mặt đất, và 125 người trong Ngũ Giác Đài. Thêm vào danh sách nạn nhân là 24 người bị liệt kê mất tích. Ngoại trừ 55 người thuộc các lực lượng vũ trang, tất cả đều là dân thường. Hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Các viên chức y tế Thành phố New York đưa tên Felicia Dunn-Jones vào danh sách nạn nhân. Năm tháng sau ngày xảy ra sự kiện 11/9, Dunn-Jones chết vì bệnh phổi do hít phải bụi khi tòa nhà WTC sụp đổ. Thêm vào đó, tòa Tháp đôi cao 110 tầng của Trung tâm Thương mại Thế giới, cùng với năm tòa nhà khác thuộc khu vực WTC, gồm có tòa nhà số 7 của WTC, tòa nhà chọc trời khung bằng thép cao 48 tầng cách đó một khu phố, các tòa nhà số 6, 5, 4, 3 của WTC, phức hợp Trung tâm Tài chính Thế giới, và Nhà thờ Chính Thống giáo St Nicholas, cùng bốn trạm tàu điện ngầm hoặc bị sụp đổ hoàn toàn hoặc bị thiệt hại nặng nề. Tính tổng cộng, trên Đảo Manhattan, có 45 tòa nhà bị thiệt hại. Các thiết bị truyền thông như tháp truyền hình, truyền thanh, radio hai chiều bị phá hủy nhưng các trạm truyền thông đã nhanh chóng phục hồi tín hiệu và phát sóng lại. Tại Arlington, một phần của tòa nhà Lầu Năm Góc bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn, một phần khác bị sụp đổ.
Trong ngày 11 tháng 9 chín năm về trước, 2.975 người đã chết trong vụ khủng bố tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ. Những sang trấn tâm lý và thương tổn mà các nạn nhân và gia đình họ phải gánh chịu thật khó mà kể hết. Tuy nhiên, mối hiểm nguy mà người dân New York phải đối mặt chưa dừng lại ở đó. Ngoài số người mất trong ngày khủng bố, nước Mỹ còn hàng nghìn “nạn nhân chìm”. Họ là những người hít phải thứ bụi độc hại bao phủ khu Ground Zero và mắc bệnh sau đó. Thực tế, số người có thể chết vì tác động của bụi còn nhiều hơn người chết bởi bản thân vụ tấn công. Số nạn nhân này bao gồm các nhân viên văn phòng, các chủ cửa hiệu, sinh viên, người dân địa phương và bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lực lượng “phản ứng nhanh” gồm các nhân viên y tế, cứu trợ và các tình nguyện viên, những người làm việc trực tiếp tại hiện trường vụ tấn công. Họ là những người đến để cứu mạng người khác nhưng nay đang phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.
Cơ quan Y tế Thành phố New York đã ghi nhận 817 trường hợp thuộc lực lượng phản ứng của WTC bị tử vong vì các bệnh mắc phải do làm việc tại hiện trường vụ khủng bố. Song, theo các số liệu chính thức của Chương trình Môi trường và Điều trị Y tế WTC thì hiện vẫn còn 20.000 trường hợp đang mắc bệnh. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Theo Cơ quan Đăng ký Y tế của WTC, đã có 410.000 người phơi nhiễm nặng các chất độc hại ở WTC, mắc các bệnh về hô hấp và ung thư. Điều này biến vụ khủng bố 11/9 thành thảm họa môi trường trầm trọng tương đương thảm họa nguyên tử ở Chernobưn (Nga), thảm họa mà số trường hợp tử vong và mắc bệnh trong suốt 20 năm sau đó đã vượt xa số người chết ban đầu. Lớp bụi từ vụ sụp đổ tòa tháp đôi hôm 11/9 dày và phát tán xa đến nỗi người ta có thể viết tên mình trên nóc những chiếc xe ô tô đỗ cách đó hơn 1km. Đám bụi ấy chứa các hóa chất độc hại như amiang, chì, dioxin, các hóa chất PVC chết người, thủy ngân từ vô số đèn huỳnh quang vỡ, cùng lượng khí thải của 200.000 gallon dầu diesel cháy âm ỉ bên dưới khu vực xảy ra thảm họa. Robin Herbert, đồng giám đốc của Chương trình Giám sát Y tế thuộc WTC từng bày tỏ mối quan ngại về sự kết hợp của các yếu tố gây ung thư do hóa chất bị phát tán. Các nhà quan sát cũng đã nhận thấy xu hướng các bệnh ung thư đang phát triển nhanh và nhiều dạng ở các nhân viên cứu trợ.
Những nhân viên này được điều đến khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới ngay sau khi thảm họa xảy ra. Ban Phòng cháy Chữa cháy của New York lo ngại rằng 300 lính cứu hỏa bị coi là mất tích đã thiệt mạng.
Trong số những người chết có một số quan chức của Ban Phòng cháy Chữa cháy. Về phía lực lượng cảnh sát, họ không biết hiện tại đã có bao nhiêu nhân viên mất tích, nhưng theo một nguồn tin thì con số đó là 80.
Từ đống đổ nát, người ta đã cứu sống được 2 sĩ quan cảnh sát và một số người khác bị mắc kẹt đang dùng điện thoại di động để cầu cứu. Trung tâm cứu trợ khẩn cấp cũng nhận được nhiều cú điện thoại của những người vẫn chưa thoát khỏi đống đổ nát của 2 toà tháp 110 tầng.
Một số bác sĩ tại các khu vực khác, đến đây để tham dự hội thảo, cũng tình nguyện đến bệnh viện để giúp đỡ nạn nhân.
Phản ứng của nước Mỹ:
Quan chức Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, Tòa nhà Quốc hội, trụ sở CIA và tất cả các cơ quan chính phủ khác đều đã được sơ tán. Phó Tổng thống Dick Cheney và phu nhân đã phải rời đến một địa điểm an toàn. Toàn bộ sân bay ở Mỹ phải đóng cửa. Các chuyến bay quốc tế tới thủ đô Washington DC và New York đều chuyển hướng sang Canada. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, mạng lưới hàng không toàn quốc bị ngưng trệ hoàn toàn. Tổng thống Bush đã phải hủy bỏ bài phát biểu ở Florida và trở về Washington. Ông nhận định rằng đây là hậu quả của “các vụ tấn công khủng bố” và là “một thảm kịch quốc gia". Ở Chicago, tất cả những người có mặt trong Tháp Sears đã được sơ tán. Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York cũng vậy. Các quan chức ở cảng New York thông báo đã đóng cửa tất cả các cầu và đường hầm dẫn vào thành phố. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thông báo đến đại sứ quán Mỹ ở tất cả các nước, đề nghị nâng cao cảnh giác. Khắp nơi trên nước Mỹ, người dân tập trung tại tất cả các cửa hàng, quán bar, bất cứ nơi nào có màn hình, để xem trực tiếp sự kiện này.
Vụ tấn công tác động mạnh mẽ bao trùm lên toàn thể dân chúng Mỹ. Người ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những nhân viên duy trì an toàn công cộng, nhất là lính cứu hỏa. Những người này đã bày tỏ lòng dũng cảm khác thường giữa tình thế hiểm nghèo nơi hiện trường trong khi họ phải gánh chịu con số tử vong cao chưa từng có khi thi hành nhiệm vụ. Một làn sóng hiến máu tự nguyện đã dấy lên ngay sau ngày 11 tháng 9 để cứu sinh mạng người bị nạn. Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra những tác hại nghiêm trọng trên nền kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế giới. Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), Thị trường Chứng khoán Mỹ và NASDAQ đóng cửa trong ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động cho đến ngày 17/9/2001. Bầu trời khu vực Bắc Mỹ bị đóng cửa trong vài ngày sau vụ tấn công, các chuyến bay bị cắt giảm đáng kể cho đến khi có lệnh mới. Hệ quả của vụ tấn công là làm suy giảm các hoạt động hàng không đến gần 20%, tăng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tài chính cho ngành công nghiệp hàng không dân dụng vốn đã gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công, người ta phải cho di tản cư dân và người làm việc ở các tòa tháp cao trong các khu vực đô thị trên khắp nước Mỹ, kể cả Los Angeles, tại thành phố này lượng xe lưu thông giảm đến mức thấp nhất từ trước đến nay, trong khi những khu doanh nghiệp tại trung tâm các đô thị cũng trở nên hoang vắng.
“Đêm nay chúng ta là một đất nước thức tỉnh trước hiểm nguy. Họ (Taliban) phải giao nộp những kẻ khủng bố bằng không họ sẽ phải chịu chung số phận với bọn chúng”.
Đây là bài phát biểu được coi là quan trọng nhất kể từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ông George. W. Bush, ông đã phác hoạ ra chiến dịch chống khủng bố của Mỹ, yêu cầu Taliban phải giao nộp toàn bộ các thành viên của nhóm Al-Qaeda tổ chức khủng bố do Osama Binlađen cầm đầu.
“Nỗi buồn của chúng ta đã biến thành sự tức giận và sự tức giận biến thành lòng quyết tâm cho dù là chúng ta đưa kẻ thù ra trước công lý hay đưa công lý tới kẻ thù, công lý cũng sẽ được thực hiện”
Ngay sau sự kiện ngày 11/9 Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực chống lại bất cứ cá nhân hoặc quốc gia nào dính líu vào vụ khủng bố ngày 11/9 gần 90% người Mỹ được đòi hỏi đều tiến hành quyền quyết tâm trả đũa của chính quyền Mỹ. Sự nhất trí cả trong chính quyền và công chúng Mỹ về sự cần thiết phải trả đũa xuất phát từ hai lý do chủ yếu:
Một là: Đây l