Trong văn học Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Tuân (1910-1987) được biết đến như một nhà văn tài hoa, kiêu bạc, với quan điểm duy mĩ về nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, ông được đánh giá là hiện tượng phức tạp nhưng những trong tuỳ bút, những truyện ngắn đậm chất lãng mạn của ông vẫn được độc giả yêu thích. Càng về sau Nguyễn Tuân càng gắn bó và thành công với tuỳ bút chúng ta biết đến ông giai đoạn này qua tuỳ bút “kháng chiến và hoà bình”, “Sông Đà” và những bài in rải rác khác.
Tính chất tự do phóng túng của thể tài này đã thử thách rất nhiều cây bút, song dường như chỉ đến Nguyễn Tuân nó mới tìm được ra đúng dáng hình và bản chất. Đòi hỏi của nghề văn trước hết là sự tự biết mình, một sự dũng cảm dám làm mình, kèm với nó là một sự tự tin rằng mình có ích cho đời ngay ở sự đơn nhất, độc đáo, không lập lại. Nguyễn Tuân hiểu điều này và qua thể tuỳ bút ông thực sự tìm thấy lẽ sống, lẽ sáng tác, ở đó ông không chỉ biết những điều mình cảm nhận mà còn có đất phô bày cái mảng tri thức cổ kim mà sự học mang đến cho ông.
Từ trước đến nay giới nghiên cứu và đông đảo độc giả đều đánh giá cao tài của Nguyễn Tuân nhưng việc đi sâu vào lãnh địa tuỳ bút ủa ông với tư ách là văn bản nghệ thuật ngôn từ vẫn chưa được chú tâm . Một trong những điều làm nên đặc sắc của văn Nguyễn Tuân là cacyh diễn đạt .Việc tìm hiểu nghệ thuật viết văn Nguyễn Tuân, bắt đầu từ khảo sát cách đặt câu ,dùng từ quả thực cần thiết.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm cấu trúc so sánh trong tùy bút Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm cấu trúc so sánh trong tùy bút Nguyễn Tuân
Trong văn học Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Tuân (1910-1987) được biết đến như một nhà văn tài hoa, kiêu bạc, với quan điểm duy mĩ về nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, ông được đánh giá là hiện tượng phức tạp nhưng những trong tuỳ bút, những truyện ngắn đậm chất lãng mạn của ông vẫn được độc giả yêu thích. Càng về sau Nguyễn Tuân càng gắn bó và thành công với tuỳ bút chúng ta biết đến ông giai đoạn này qua tuỳ bút “kháng chiến và hoà bình”, “Sông Đà” và những bài in rải rác khác.
Tính chất tự do phóng túng của thể tài này đã thử thách rất nhiều cây bút, song dường như chỉ đến Nguyễn Tuân nó mới tìm được ra đúng dáng hình và bản chất. Đòi hỏi của nghề văn trước hết là sự tự biết mình, một sự dũng cảm dám làm mình, kèm với nó là một sự tự tin rằng mình có ích cho đời ngay ở sự đơn nhất, độc đáo, không lập lại. Nguyễn Tuân hiểu điều này và qua thể tuỳ bút ông thực sự tìm thấy lẽ sống, lẽ sáng tác, ở đó ông không chỉ biết những điều mình cảm nhận mà còn có đất phô bày cái mảng tri thức cổ kim mà sự học mang đến cho ông.
Từ trước đến nay giới nghiên cứu và đông đảo độc giả đều đánh giá cao tài của Nguyễn Tuân nhưng việc đi sâu vào lãnh địa tuỳ bút ủa ông với tư ách là văn bản nghệ thuật ngôn từ vẫn chưa được chú tâm . Một trong những điều làm nên đặc sắc của văn Nguyễn Tuân là cacyh diễn đạt .Việc tìm hiểu nghệ thuật viết văn Nguyễn Tuân, bắt đầu từ khảo sát cách đặt câu ,dùng từ quả thực cần thiết.
Những năm gần đây, bên cạnh việ nghiên cứu văn học bằng con mắt của chuyên môn ngôn ngữ , tức là tiếp cận và lý giải trên cơ sở đặc diểm hình thức, là xu hướng tích cực đang đem lị nhiều hiệu quả .Chúng tôi muốn nương theo con dường này soi xét nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân bát đầu từ đặc điểm cấu trúc so sánh tu từ .
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Vài nét về phép so sánh
1. Khái niệm
So sánh thói quen là thói quen ngôn ngữ trong cuộc sống của nhân dân lao động nói chung và người Việt Nam nói riêng .Câu chuyện về Huệ Tử trong”cổ học tinh hoa” _người khinói chuyện hay dẫn ví dụ _ cho thấy việc so sánh có giá trị nhận thức vô cùng quan trọng .Nó là nguyên nhân đồng thời có tác dụng làm phong phú thế giới tưởng tượng cuă con người trong quá trình tiếp nhận và khám phá cái đệp của thế giới xung quanh.
So sánh là một trong ba thể của ca dao. Ta rất hay gặp lối nói của tác giả dân gian như:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi giếng nước, hạt ra ruộng cày
Chị em gái như trái cau non
Mà trong trong cả văn xuôi (sử thi của người dân tộc thiểu số): tả nàng Hơbia “da trắng hơn hoa vông, mắt sáng như mặt chim phí, ngực đỏ như ức chim nhông, ngón tay thon hình lá hành, tiếng nói tựa nước đùa trong ống”, tả ngôi nhà rông “dài như một tiếng chiêng ngân”.
Như thế so sánh là một lối tư duy phổ biến và có lịch sử rất lâu đời. Tuy nhiên không vì thế mà so sánh dần dần bị lu mờ và xem nhẹ, nhất là trong nghệ thuật ngôn từ. Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới, tìm tòi phong cách thể hiện, các nhà văn, nhà thơ cũng đang sáng tạo thêm nhiều dáng vẻ đặc sắc cho lối so sánh.
Nôm na, so sánh là đưa một vật ra xem xét sự giống nhau hay khác nhau về một phương diện với một vật khác được coi là chuẩn. Có thể so sánh ở nhiều phương diện của sự vật hoặc có thể so sánh một sự vật với nhiều sự vật khác.
So sánh đòi hỏi chủ thể phát ngôn phải vận hành tư duy liên tưởng, để tìm ra ở những sự vật khác nhau những điểm tương đồng hoặc “gợi nhớ” đến nhau. Bản thân yêu cầu này nói lên đặc điểm của phép so sánh đó là vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Điều này ta sẽ bàn sau.
Như vậy có thể định nghĩa: so sánh là thao tác tư duy theo quan hệ liên tưởng trong đó A đối chiếu với B qua đặc điểm (phương diện) chung là X từ đó nổi bật lên đặc trưng của vật A. Theo Hữu Đạt trong cuốn “Phong cách học chức năng”: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định hoặc tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng”.
2. Cấu trúc phép so sánh
Hiện có nhiều quan niệm về số lượng thành phần trong cấu trúc so sánh. Nhưng cơ bản vẫn là mô hình bốn yếu tố:
- Yếu tố cần đưa ra so sánh, có thể là được hoặc bị xét về tương quan với chuẩn: gọi là cái so sánh ký hiệu A.
- Yếu tố nêu rõ phương diện so sánh. Kí hiệu X
- Yếu tố thể hiện mối quan hệ trong so sánh (từ so sánh ví dụ; như, hơn, kém, vv….)
- Yếu tố dùng để so sánh được coi là yếu tố chuẩn trong cấu trúc này, ký hiệu là B.
A X như (giống, hơn, kém…) B
Trong sáng tác, các nhà văn có quyền vận dụng và biến thể để đạt hiệu quả cao nhất theo ý muốn. Có thể khi đó dạng thức câu so sánh sẽ thêm hoặc bớt một số yếu tố.
3. Thế nào là so sánh tu từ
Như đã nhắc đến ở phần trên, phép so sánh có đặc tính về khách quan vừa chủ quan. Khách quan vì sự vật này sở dĩ liên tưởng được với sự vật khác về một hoặc vài phương diện nào đó vì thuộc tính chung tồn tại khách quan của cả hai sự vật trên phương diện được đưa ra so sánh. Điều này dẫn đến so sánh mang giá trị nhận thức, còn so sánh mang tính chủ quan vì hoạt động liên tưởng, “móc nối” các sự vật khác nhau là diễn ra độc lập trong từng cá nhân, phản ánh năng lực nhận thức, đánh giá, cảm nhận về nhận thực cũng như thể hiện thái độ, tình cảm và thói quen sử dụng ngôn ngữ của cá nhân đó. Do vậy trong cuộc sống có hiện tượng, một đối tượng được so sánh với những đối tượng hoàn toàn khác nhau tuỳ thuộc vào chủ nhân của sự so sánh ấy là ai.
Thông thường, so sánh mang tính khách quan cao và gần như tuyệt đối thì chỉ có trong khoa học chính xác tự nhiên, ta vẫn gặp các cách diễn đạt A = B, A là B trong toán học hoá học v.v… nó là một dạng của tư duy so sánh gọi là so sánh lôgíc được xác lập trên cơ sở tư duy khoa học để biểu thị mối tương đồng giữa hai đối tượng còn lại. Ở loại so sánh này, ít và hầu như không để lại dấu ấn chủ quan của người tạo ra nó. Trái ngược với so sánh lô gíc là so sánh tu từ. Chính yêu cầu khác loại giữa A và B đã mở ra một khả năng vô tận cho sự sáng tạo những hình ảnh so sánh. Một nhà văn Pháp nói : “Có thể so sánh bất cứ cái gì, mặt trăng với miếng pho mát, trái tim tan nát với chiếc lọ vỡ” (dẫn theo Vinograda). Chỉ cần nhìn ra nét giống nhau hay mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau về loại, điều mà người khác không nhận ra.
Sự lựa chọn cái được so sánh trong mối liên hệ với cái được so sánh ở cấu trúc so sánh tu từ vì thế thường in dấu ấn cá nhân. Thậm chí xác lập phong cách của một người trong hoạt động lời nói. Với đặc điểm đó, so sánh tu từ thực sự là địa hạt tung hoành của sáng tạo văn chương - một loại hình nghệ thuật với chất liệu ngôn từ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng.
Người Việt Nam vốn giản dị và yêu những gì gần gũi thực tế, đơn giản, xinh xắn. Chính vì thế trong ca dao tục ngữ, thành ngữ thường nhắc đến những sự vật hiện tượng có thực gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt. Ít khi nói là những liên tưởng kỳ vĩ tráng lệ mang màu sắc quy mô của vũ trụ. So sánh thực đã nói lên tính cách, đặc điểm tâm hồn con người. Các nhà văn Việt Nam vừa phát huy những cách so sánh truyền thống, sản sinh những cách nói năng màu sắc cá nhân ngày một rõ trên cái nền so sánh mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc. Nguyễn Tuân là một tác gia văn học hiện đại nước ta, một tài năng, một cá tính không lặp lại đã cống hiến cho nền văn học những trang viết đẹp, nhất là những bài tuỳ bút, trong đó sử dụng nhiều cấu trúc so sánh tu từ.
II. Phạm vi và ý nghĩa của việc nghiên cứu
1. Phạm vi
Chúng tôi chọn những sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc thể tuỳ bút trong cả hai giai đoạn trước cách mạng và sau cách mạng để có một cái nhìn khái quát về nghệ thuật xây dựng các cấu trúc so sánh tu từ của ông.
- Trước cách mạng: Ba tập “tuỳ bút 1”, “tuỳ bút 2” và “Nguyễn”.
+ Tuỳ bút 1: 12 tác phẩn
Một lá thư không gửi
Những ngọn đèn xanh
Và những dịp còi
Gió đã lên
Lại đi nữa
Một buổi mai đã mất
Người lữ khách giữa thành phố chúng ta.
Được ốm
Những ngày Thanh Hoá
Một giấc ngủ
Cửa Đại
Đẹp lòng
+ Tuỳ bút 2: hai tác phẩn
Phu nhân họ Bồ
Chiếc va ly mới
+ Nguyễn: 5 tác phẩn
Đôi tri kỷ gượng
Chuyến xe tình
Cái cà vát đen
Chiếc áo gấm mượn
Một người cha về ăn tết.
- Sau cách mạng: “Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình” (trích) và tập tuỳ bút “Sông Đà”.
2. Ý nghĩa
Từ việc khảo sát, thống kê và phân tích đặc điểm trong cách so sánh tu từ chúng tôi mong muốn làm rõ một trong những nét đặc sắc của văn tuỳ bút Nguyễn Tuân ở việc lựa chọn cái so sánh và cái được so sánh. Từ đó liên hệ với điểm nhìn nghệ thuật chi phối các lựa chọn trên.
B. PHẦN KHẢO SÁT PHÂN TÍCH
I. Đặc điểm về cái so sánh
Đây là đầu mối cho thấy thế giới sự vậ hiện tượng tác giả quan tâm và có nhu cầu thể hiện
1. Trước cách mạng
2. Sau cách mạng
1.1. Con người và những trạng thái hoạt động của con người
2.1 Con người và những trạng thái, hoạt động của con người
-Hình ảnh con người cá nhân: Một thằng phiêu đãng, mẹ tôi, người thiếu phụ, người ẵm con, chàng trẻ tuổi, Gi… (tên nhân vật) anh, hắn, chị, nàng, ông cụ, bồ phu nhân, bà tài Vỗy, tôi nguyễn Đức Đỗ, Trương (tên nhân vật), thằng nhỏ người hầu v.v…
-Hình ảnh con người cá nhân: tôi, cô Chờ, Đèo Văn Long, Anh dẫn đường, Người lái đò sông Đà v.v.
-Con người số đông buồn chán nhàm tẻ: Những người đi câu, các em tôi, phù dâu phù rể…
- Hình ảnh con người số đông: những người mẹ, chúng ta, cán bộ Đảng, đoàn người mở đường, đoàn khảo sát, các chiến sĩ biên phòng, giặc…
- Tính cách cá nhân: Lăng băng, lêu vêu, vất vơ vất vưởng, cầu bơ cầu bất, lười, thẫn thờ, buồn thảm…
1.2. Thế giới tự nhiên xã hội.
2.2. Thế giới tự nhiên, xã hội
- Tự nhiên thuần tuý: ngày tháng, sao trời, hồ nước, hơi nước mặt hồ, không khí, mùi hương hoa, đêm ở Thanh Hoá, gió chiều, buổi sớm, bóng trăng, mặt đất, tiếng rơi của giọt sương…
- Tự nhiên thuần tuý: cảnh vật, cỏ, dốc đèo, gió Lào, cây cổ thụ, các chóp núi, mây, lưng đèo, núi xa núi bần, sơn hệ, sao trời, hoa dó, hoa gạo, trăng, lá ban, hoa ban, đêm xuân, rêu mùa xuân, nhựa rừng, tia sáng, sớm trưa, chiều tối..
- Sự vật, sự việc, hiện tượng của đời sống sinh hoạt: tập giấy, tiếng còi, tiếng kèn, ngọn đèn xanh, phi cơ, chai cốc thuỷ tinh, xe tay, xe ngựa, thuyền, chiếc tủ áo, những cối pháo, đường nhựa, phố phường, câu trả lời, ngôn…
- Sự vật hiện tượng của đời sống sinh hoạt: Trái bom, cửa hầm, lòng hào, thuốc súng, bánh sắt ô tô, những con đường Tây bắc, nhà người Mỡo, lá thu từ Điện Biên, lãnh cung của Đèo Văn Long, ngói gạch mới, cửa hàng mậu dịch, Tà bú, cửa suối bến Tà Bú, cánh đồng lúa, thóc gạo, các đơn vị bộ đội, công trường 62, xe kút kít, hòn than, cái chùa vắng, không khí sa bàn, khu doanh trại, những tấm áo màu, những cái làng ven đường mới, ngọn quốc kỳ…
3. Nhận xét
Trước cách mạng, trung tâm thế giới nghệ thuật tuỳ bút Nguyễn Tuân là những cái tôi với nhiều hoàn cảnh trên từng chặng đường xê dịch, những con người buồn chán sống vô vị và vui thú những trò tầm thường, đều mang nhiều tâm trạng dằn vặt, giằng xé giữa sở thích và nghĩa vụ của một cái tô Nguyễn Tuân. Không gian thiên nhiên chỉ là những cái mơ hồ vụn vặt gắn với nỗi ám ảnh thời gian và gợi sự bức bối, ngột ngạt.
Ngược lại sau cách mạng ta tìm thấy sự phong phú tươi rói, sống động của nhiều vùng đất Tây bắc, cảnh vật mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ và bè bạn với con người, tham gia vào công cuộc cải tạo của con người. Ta không còn bắt gặp những cái nhân luôn đấu tranh nội tâm về lý tưởng, về bổn phận như trước. Những cá nhân bây giờ rất ít, nếu có thì hoặc hiện lên với tư cách là đại biểu cho những phẩm chất đẹp, tư thế khoẻ, tinh thần hứng khởi của người công dân một nước độc lập. Ta bắt gặp rất nhiều “con người số đông”, đó là cộng đồng, là sức mạnh của người lao động, họ đang rất hăng hái dựng xây chiến đấu, nếu người dân lao động được miêu tả như những người hùng thì bọn giặc hiện ra rất hèn hạ yếu ớt và bé nhỏ.
II. Đặc điểm cái được so sánh (vế B)
Đây là mảnh đất nở hoa tài năng liên tưởng, sáng toạ của nhà văn gây nên sức hấp dẫn trang viết và là điều khiến chúng ta thán phục. Nó phản ánh cái tài hoa và thái độ, tình cảm của tác giả đối với thế giới, con người.
1. Trước cách mạng
2. Sau cách mạng
1.1. Con người và những tính cách trạng thái, hoạt động của con người:
2.1. Con người và những tính cách trạng thái, hoạt động của con người:
- Con người: gái mãi dâm bị căn vặn về quá trình truỵ lạc, đám son phấn lầu hồng, người đàn bà nhẫn nhục, các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử (My phu nhân, Cam phu nhân, Triệu Vân), kẻ có tính đồng bóng, chàng Tân La, cô gái hoá, một vài cái tài hoa thần đồng, kẻ trốn chạy nhân tình cũ, tên chăn cừu, viên thiếu uý kinh kỵ, thứ tội nhân, đời mình, ông tù trưởng xứ Mường, người đi thi, người đi tù…
- Hình ảnh con người: Những kẻ nắm chắc bí mật tạo tác vùng Đại Bục, những người đi bể, những người lái đò cạn , người thổi khèm, bộ đội ta, vẻ mặt hồn nhiên của anh bộ đội…
- Trạng thái hoạt động: Nét cười của một người công bình lúc tắt nghỉ, đám chúng nhân đi xem hội tây, cô gái nhà lành say rượu, kẻ đi biển tìm phương hướng, giai nhân tài tử chơi xuân, cô thiếu nữ vu quy, người đi chơi xa…
1.2. thế giới tự nhiên xã hội.
2.2. Thế giới tự nhiện và xã hội:
- Tự nhiên thuần tuý: Sao chổi, hơi lửa lò vôi, mưa ngày tháng của tội nhân bị khổ sai có kỳ hạn, nước lá dội qua cây gỗ rắn, dầu sôi trong vạc, cái bóng, đêm ở phố phủ, hoa sim rằng, thung lũng, rừng đào, gió nồm, bông hoa cúc…
- Tự nhiên thuần tuý: Giăng xuông, sao hôm, nắng loé, cái vắng vẻ của rừng, dòng nước, sóng bể, cây núi Tây Bắc, lửa, sóng vấp bờ, thuỷ triều dâng, cỏ bồng nước lũ, mùa xuân Tây Bắc, nếp sóng bạc đầu, mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông, trùng dương thạch trận, cánh đồng đá, trận bão tố, đất vỡ hoang, con sóng đã khô chắc lại, giống hoa nhiều màu sắc, tổ phượng hoàng, rêu mùa xuân, đài hoa thơm, ngàn bọng ong, mặt giăng chiếu xuống vạc nương ruộng lúa, con hổ giữ…
- Sự vật, sự việc hiện tượng gắn với cuộc sinh hoạt: giấy hoa tiên, tiếng nhạc ngựa, tiếng diều sáo, ngọn lửa chài, chiếc thuyền rồng, bãi chợ đầu làng, khăn tang và áo vải đen, tượng đá tượng Chàm, ngọn đèn rọi đường, xe thổ mộ ở Nam kỳ…
- Sự vật, sự việc hiện tượng gắn với cuộc sinh hoạt: tuyết thảm nhung, trận sốt, vách thành, lỗ giếng đào, cái hào cạn, hầm máy tàu bể, truyện quái hiệp, đèn pha vị trí, tờ giấy lệnh, cái bánh đa, lớp học, con đường biển ra đảo Côn Lôn, nồi cơm vừa sôi, tường luỹ, gạch cũ của một cái thành xưa, tóc mây, cái mộc nhĩ, con ngựa điện biên, tấm áo người nghèo, cái thân đê nhà Lý, một công trình văn hoá, cái nhà mồ, chợ chiều họp vội trên mặt gềnh sông Đà, cái sân một nhà Mỡo, viên gạch mới, cái nhẫn vàng, chuông khánh…
3. Nhận xét
Nếu như thế giới tưởng tượng của nhà văn trước cách mạng chỉ gắn với những sự vật cụ thể hoặc hiện tượng nhỏ lẻ của tự nhiên và xã hội thì sau cách mạng ta thấy ngồn ngộn những cảnh, những người mới lạ phong phú rộn ràng và hừng hực khí thế. Nếu như trước cách mạng, về B trong cấu trúc so sánh ở câu văn Nguyễn Tuân chưa thể nói hết tầm uyên bác trong trí tuệ của ông thì sau cách mạng, ta thấy một sự bùng lên, nở rộ của sự phô bày trí tuệ, tài hoa dẫn chúng ta đi từ sự vật sự việc cụ thể gần gũi tới những điều kỳ vĩ lạ lẫm của tự nhiên, của lịch sử.
Sự khác biệt lớn lao của hai thế giới nghệ thuật trước và sau cách mạng cho thấy sự lớn lên của tư tưởng, sự biến chuyển trong nhận thức của tác giả. Nhất là qua những trang tuỳ bút sau cách mạng ta biết một cái tôi Nguyễn Tuân không chỉ cá tính tài hoa mê say nghệ thuật, ông còn biết vận dụng nó để cải tạo những thế giới thẩm mỹ tráng lệ trong văn chương. Giai đoạn này Nguyễn Tuân đã thực sự hoà nhập với nhân dân, sống trong không khí sục sôi của hiện thực mang lối cái tôi đã hoà làm một với cái ta.
III. Cách biểu hiện quan hệ so sánh
- So sánh ngang bằng: Như, như kiểu, cũng như là, tựa, là, không khác gì, sao lại không là, tợn như, chỉ là, sẽ là, bằng v.v…
- So sánh không ngang bằng: bằng mấy mươi lần, hơn, hơn cả, bỏ xa, đã hơn gì, không bằng…
(Bên cạnh đó còn có những câu so sánh không dùng từ nối mà viết liền hai vế A - B).
Một số dẫn chứng:
- Đát rơi huỳnh huỵch như giặc bổ nhào
- Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa
- Cái buồn thảm trong lòng tôi đã bỏ xa cái buồn thảm của một cuốn “Việt Nam vong quốc sử”.
- Thóc lúa của đồng ruộng không nhiều bằng cây lúa của những sơn hệ mịt mù Tây Bắc.
Có thể thấy về cơ bản, Nguyễn Tuân sử dụng những phương thức biểu thị quan hệ so sánh theo lối truyền thống (dùng từ so sánh). Tuy nhiên nhờ sự đa sắc điệu của vế A, vế B trong cấu trúc so sánh cùng với ngữ cảnh bài viết, ta nhận ra sự mới lạ và nét đặc trung trong phong cách của Nguyễn Tuân.
IV. Điểm nhìn nghệ thuật chi phối sự lựa chọn cái so sánh, cái được so sánh
Trước cách mạng có thể nói Nguyễn Tuân là một cá tính phức tạp, ông là minh hoạ chuẩn cho ý kiến của Plekhanốp về quy luật phát sinh quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật “khuynh hướng thừa nhận quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của những nhà nghệ sĩ và những người tha thiết quan tâm đến sáng tác nghệ thuật, đã phát sinh và được củng cố trên cơ sở mối bất hoà tuyệt vọng giữa họ với toàn cảnh xã hội xung quanh họ” (dẫn theo Nguyễn Đăng Mạnh). Giai đoạn văn học 1930 - 1945 Nguyễn Tuân thuộc lớp nhà văn nằm ở danh giới giữa một bên là dòng văn học lãng mạn, bên kia là dòng hiện thực phê phán. Không thể nói Nguyễn Tuân “đóng cửa” với cuộc đời, xa rời hiện thực đất nước để đắm chìm trong lạc thú xê dịch cá nhân. Bởi vì với chủ trương “đi để viết”, ông còn dựng lên được bức tranh nghèo khổ của người bình dân, còn phát hiện ra những vẻ thơ mộng thiên nhiên đất nước. Điều này lần lượt hiện ra trong các trang tuỳ bút. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân là lòng yêu nước của trí thức tiểu tư sản, không thể dung hoà và bất lực với hoàn cảnh thuộc địa của thực dân nhưng chỉ kín đáo phản đối và lên án trong tác phẩn của mình (ví dụ một số truyện trong “Vang bóng một thời”). Dẫu vậy không ít tác phẩn đã cho thấy sự thu mình, sự tách biệt của cái tôi Nguyễn Tuân với xã hội, nhà văn chỉ đi sâu vào việc bộc lộ, cái bản thể kiêu ngạo của mình. Có lúc cái tôi ấy đã tách rời hiện thực, rút sâu vào nội tâm phức tạp để dẫn tới trạng thái chán chường và bi quan. Đấy là lý do vì sao phần lớn những đối tượng trong cách so sánh ở những trang tuỳ bút trước cách mạng là hắn, tôi, lòng ta… còn thiên nhiên thì chỉ là thời gian, ngày tháng, đêm, trời,… tất cả nhằm giải toả một tâm trạng o ép, bất hợp tác với cuộc đời trong một dân tộc nô lệ. Đồng thời bày tỏ những khát khao xê dịch và những xúc cảm thẩm mỹ tích cực.
Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ có ý nghĩa với lịch sử dân tộc mà còn làm biến đổi những nhà văn trong xã hội cũ. Nguyễn Tuân được hồi sinh từ biến cố trọng đái đó. Niềm vui lớn của đất nước làm tươi lại cái tài hoà, làm mới niềm mê say của ông đối với cuộc sống đang đổi thay xây dựng. Nguyễn Tuân đã làm một cuộc “lột xác” thông qua “chùa Đàn” chúng ta thấy để đạt được kết quả trên, ông phải trải qua sự đấu tranh tư tưởng không dễ dàng. Vẫn giữ thói quen, sở thích xê dịch, nhưng Nguyễn Tuân đã có những chuyến đi dài đem về những trang viết thơm mùi cuộc sống mới. Đó không phải là những hành trình trên xe, trên tàu thui thủi mà là đi bộ với nhân dân, với bộ đội, không phải là cuộc lông bông vô định mà là đi thực tế để viết “tờ hoa”, là đi cùng đoàn cán bộ cứu quốc có khi đến rất gần mặt trận. Hoạt động của nhà văn bây giờ là của một nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hoá văn nghệ. Những chuyến đi Tây bắc, những cuộc hành trình những chiến khu Việt Bắc thật sự là đường về với nhân dân với cách mạng. Đối tượng của tuỳ bút Nguyễn Tuân là thiên nhiên hung vĩ, khoẻ đẹp của đất nước, là nhân dân, là chiến sĩ, là những chiến dịch. điều này phần nào phản ánh ở cách lựa chọn đối tượng so sánh trong cấu trúc so sánh của Nguyễn Tuân như đã phân tích ở phần trên. Tập tuỳ bút pha chất ký “Sông Đà” có thể nói là một mốc son đánh dấu sự thành công trong quá trình sáng tác của ông sau cách mạng. Nhà vă