Đề tài Đặc điểm của công cụ phái sinh và thực trạng tại Việt Nam

Thị trường ngoại hối: là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Chức năng của thị trường ngoại hối nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế. Ví dụ: Một khách hàng là công ty nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa đó được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong giao dịch bằng ngoại hối sẽ không tránh khỏi các rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ. Những hoạt động thường bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối bao gồm: - Hoạt động xuất- nhập khẩu - Hoạt động đầu tư đa quốc gia - Hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ Và sự ra đời của các công cụ phái sinh đầu tiên là để hạn chế sự rủi ro trong các kinh doanh bằng ngoại tệ. Vậy công cụ phái sinh là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? . Tôi và các bạn cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình của chúng tôi. Khái niệm: Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm cơ sở khác (tài sản cơ sở hay nghiệp vụ giao ngay). Các công cụ phái sinh bao gồm: - Hợp đồng tương lai - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng quyền chọn - Hợp đồng hoán đổi Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường giành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác.

doc23 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm của công cụ phái sinh và thực trạng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM Nhóm thực hiện: NT: nguyễn hoàng anh CQ515514 Mai Thu Hương CQ511705 Đặng Xuân HIệp CQ515529 Dương Diệu Trinh CQ515572 Bùi Hồng Anh CQ515552 Lưu Anh Phương CQ515512 Đoàn Thanh Huyền CQ515535 Trần Nhật Anh CQ510146 PHẦN MỞ ĐẦU Thị trường ngoại hối: là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Chức năng của thị trường ngoại hối nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch quốc tế. Ví dụ: Một khách hàng là công ty nhập khẩu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài sẽ có nhu cầu ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa đó được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong giao dịch bằng ngoại hối sẽ không tránh khỏi các rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ. Những hoạt động thường bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối bao gồm: - Hoạt động xuất- nhập khẩu - Hoạt động đầu tư đa quốc gia - Hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ Và sự ra đời của các công cụ phái sinh đầu tiên là để hạn chế sự rủi ro trong các kinh doanh bằng ngoại tệ. Vậy công cụ phái sinh là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? . Tôi và các bạn cùng tìm hiểu qua bài thuyết trình của chúng tôi. Khái niệm: Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết quả của nó được tạo ra từ kết quả của một sản phẩm cơ sở khác (tài sản cơ sở hay nghiệp vụ giao ngay). Các công cụ phái sinh bao gồm: - Hợp đồng tương lai - Hợp đồng kỳ hạn - Hợp đồng quyền chọn - Hợp đồng hoán đổi Thị trường các công cụ phái sinh là thị trường giành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Do thời gian có hạn nên chúng tôi sẽ đi sâu vào 2 loại hợp đồng là hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn. 2 loại hợp đồng còn lại sẽ chỉ đi sơ qua để các bạn có thể hiểu về các công cụ phái sinh. I- HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI+ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN A. Giống nhau. 1.Khái niệm : Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận để mua hoặc để bán tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định ). Và ở góc độ chúng ta tìm hiểu thì ĐN như sau: là hợp đồng mua or bán 1 lượng tiền tệ nhất định,với tỷ giá nhất định ở 1 thời gian xác định trong tương lai. 2. Tác dụng : 2.1. Những người phòng hộ (Hedgers) Là những người tham gia giao dịch để phòng ngừa các rủi ro do sự biến động giá bất lợi cho họ. VD1: ngày 10/01, một Công ty xuất khẩu Việt Nam sẽ nhận USD 1.000.000 từ việc bán hàng hoá cho nước ngoài sau 3 tháng tức là vào ngày 10/04. Về nguyên tắc, khoản thu nhập này sẽ phải chuyển đổi ra VND để phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước, do không chắc chắn về tỷ giá giữa USD/VND sau 3 tháng nữa, nên nếu tỷ giá USD/VND tăng nhà xuất khẩu sẽ có lãi, nhưng ngược lại nếu giảm nhà xuất khẩu sẽ thiệt hại. Để đảm bảo chắc chắn khoản thu nhập USD 1.000.000 đó bằng giá trị của ngày hôm nay. Công ty sẽ bán 1.000.000USD bằng hợp đồng tương lai với tỷ giá được xác định là tỷ giá 3 tháng (vd=20.000VND/USD) có ngày giá trị của hợp đồng rơi vào ngày 10/4 đúng vào ngày nhận tiền. Giao dịch này, Công ty phải chịu một khoản phí và qua đó biết gần như chắc chắn được giá trị số tiền mình thu được là bao nhiêu khi đến hạn nhận tiền bất chấp sự tăng, giảm của tỷ giá giao ngay trên thị trường Kịch bản không làm hợp đồng XCSCDThời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng Lãi/ lỗ Hiện tại 20.000VND/USD 0 (20 tỷ) 3 tháng 20.000VND/USD 0 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 0 21 tỷ 1 tỷ 3 tháng 19.000VND/USD 0 19 tỷ -1 tỷ Kịch bản làm hợp đồng Thời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng mua theo hợp đồng Số lượng mua không theo hợp đồng Chênh lệch Hiện tại 20.000VND/USD 0 (20 tỷ) 3 tháng 19.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 21 tỷ 0 3 tháng 22.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 22 tỷ 1 tỷ 2.2. Những nhà đầu cơ (speculators) Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự giao động giá giao ngay và giá tương lai VD2: điều kiện giống như VD1,1 nhà đầu cơ theo phân tich của mình thấy tỷ giá sẽ tăng từ 20.000 lên 21.000 trong 3 tháng tới,họ sẽ mua 1.000.000 USD trong tương lai thỏa thuận với công ty X tại thời điểm 10/4 với tỷ giá 20.000VND và bán lại ngay số USD đó trên thị trường với tỷ giá 21.000VND. Họ sẽ lãi 1 khoản tiền. Còn nếu nhận định của họ là sai,họ sẽ phải chịu lỗ 1 khoản tiền. Thời gian Tỷ giá Tiền bảo đảm Số lượng thực bán theo hợp đồng Số lượng bán không theo hợp đồng Lãi/ lỗ Hiện tại 20.000VND/USD 0 20 tỷ 3 tháng 19.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 19 tỷ -1 tỷ 3 tháng 20.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 0 3 tháng 21.000VND/USD 1 tỷ 20 tỷ 21 tỷ 1 tỷ B. Khác nhau. 1. Hợp đồng tương lai 1.1.Hợp đồng được tiêu chuẩn hóa: Để đảm bảo các hoạt động mua bán được diễn ra với tốc độ cao, với số lượng lớn và đảm bảo an toàn, các Sàn giao dịch tương lai luôn đặt ra các quy định để tiêu chuẩn hoá một cách tối đa các điều khoản trong hợp đồng. - Quy mô hợp đồng: là số lượng của mỗi loại đồng tiền trong một hợp đồng trên mỗi sàn giao dịch là cố định. VD: 62.500 bảng Anh/hợp đồng ,12.500.000/ Yen Nhật… Đây cũng là một điểm hạn chế của hợp đồng tương lai vì số lượng đồng tiền/ mỗi hợp đồng là cố định mà khi khách hàng muốn giao dich 1 lượng tiền lớn thì có nghĩa là phải mua nhiều hợp đồng or khi số tiền giao dịch bị lẻ thì phải kết hợp với hợp đồng kỳ hạn. - Đồng tiền được giao dịch: Hầu hết chỉ các đồng tiền chính của các nước đang phát triển như euro,dola,yên nhật... Việc quy định về đồng tiền được giao dịch trên sàn giao dịch khiến cho việc quản lý giao dịch dễ dàng hơn nhưng lại là hạn chế cho các nhà đầu tư muốn sử dụng nhiều loại đồng tiền khác trong giao dịch. VD: Sàn chicago chỉ cung cấp hợp đồng tương lai với 6 lại ngoại tệ mạnh là GBP,CAD,EUR,JPY,CHF và AUD. - Ngày đáo hạn của hợp đồng : Những ngày được tiêu chuẩn hóa. Thông thường vào ngày thứ 4 của tuần tứ 3 tháng thứ 3;6;9;12. Hạn chế về ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai cũng làm cho hợp đồng tương lai không được sử dụng nhiều do khi người bảo hộ rủi ro nếu cần ngay 1 khoản tiền vào những ngày khác trong tuần thì sẽ gặp khó khăn. VD: về tiêu chuẩn hóa trên sàn Chicago như sau: Đồng tiền AUD CAD GBP JPY CHF EUR Trị giá hợp đồng 100.000 100.000 62.500 12.500.000 125.000 125.000 Ký quỹ -ban đầu -duy trì 1.148$ 850$ 608$ 450$ 1.485$ 1.100$ 4590$ 3400$ 2565$ 1900$ 1755$ 1300$ Tháng giao dịch Tháng 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 1.2 . Được thực hiện thông qua trung tâm giao dịch Các giao dịch Hợp đồng tương lai chịu sự quản lý của Sàn giao dịch theo những nguyên tắc và quy định nhất định. Mọi giao dịch dù bằng hệ thống điện tử hay đấu thầu trực tiếp đều phải được thực hiện tại Sàn. HĐTL được giao dịch theo phương thức đấu giá khớp lệnh, theo đó Sàn sẽ đứng ra làm trung gian để kết hợp các nhu cầu mua và bán lại với nhau. Do đó, khi tham gia HĐTL thì các bên cần phải lập 1 tài khoản,ký quỹ và chỉ cần biết là họ đang giao dịch cùng Sàn mà không cần quan tâm đến đối tác của mình là ai (Sàn giao dịch cũng có những cơ chế để kết hợp hai bên mua và bán nào đó nếu họ có nhu cầu). - Tỷ giá của hợp đồng tương lai được thay đổi hàng ngày trên Sàn giao dịch để thuận lợi cho khách hàng đóng hợp đồng nếu thấy có lợi. -Ký quỹ: những người tham gia phải tuân thủ quy định đóng tiền ký quỹ, số tiền này để cam kết đảm bảo nghĩa vụ của họ khi đã giao dịch. Khoản ký quỹ này phải đảm bảo giữa cả 2 bên người Mua và Người bán. - Giờ giao dịch : 4-8h/ngày. Các sở giao dịch được nối với nhau để tạo ra thị trường toàn cầu. Hạn chế giờ giao dịch giúp việc quản lý sàn giao dịch được tốt hơn,nhưng lại hạn chế cho những nhà bảo hộ,nhà đầu cơ khi muốn tham gia vào hợp đồng lệch những giờ giao dịch. Việc được thực hiện qua sàn giao dịch làm hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao so với các loại hợp đồng phái sinh không qua sàn giao dịch do các rủi ro về đối tác giao dịch được triệt tiêu hoàn toàn. Có nghĩa là dù có một người bị phá sản không thực hiện được hợp đồng thì Sàn giao dịch sẽ khớp lệnh giao dịch cho người khác. 1.3. Một đặc điểm hết sức độc đáo của HĐTL mà các dạng hợp đồng khác không có được, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn Trong các hợp đồng thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Nhưng trong HĐTL thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì CH sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác. Cơ chế thanh toán bù trừ (Clearing): Là cơ chế vận hành chính của TTTL, dưới sự điều hành của Phòng thanh toán bù trừ của mỗi sàn giao dịch (Clearing House). Trong trường hợp người tham gia thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì Clearing House (CH) sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư; còn trong trường hợp các bên muốn được thi hành hợp đồng thì CH sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do CH chỉ định. VD: trong 3 tháng tới 1 NĐT nghĩ đồng bảng Anh tăng giá 1,6->1,7. Chiến lược: mua 250.000 bảng Anh=4 hợp đồng bảng Anh với khoản ký quỹ là 25.000$. tỷ giá 3 tháng là 1,6$/bảng Anh. 2. TH xảy ra TH1: Sau 3 tháng tỷ giá tăng 1,7 nhà đầu tư thực hiện hợp đồng ,để mua 250.000 bảng = 250.000.1,6=400.000$ Theo cơ chế thanh toán bù trừ NDT cần phải trả thêm là 400.000-25.000= 375.000$ cho sở giao dịch NDT bán 250.000*1,7= 425.000$. NDT lãi 25.000$ TH2: Sau 2 tháng NDT nhận định tỷ giá bị giảm và còn tiếp tục giảm nữa,nghĩa là nhà đầu tư sẽ bị lỗ nếu cứ thực hiện hợp đồng hợp đồng or không thực hiện sẽ mất 25.000$ ký quỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư cần làm gì ? Lúc này nhà đầu tư đóng hợp đồng trước thời hạn để chốt số lỗ chắc chắn bằng cách bán bảng Anh bằng 4 hợp đồng tương lai nếu thấy như thế có lợi cho mình. Bán 250.000 bảng Anh với tỷ giá 1 tháng là 1,55 = 387.500$. Phòng thanh toán bù trù sẽ thực hiện chức năng như sau: 25000- (400.000-387.000) = 12.500$. Vậy đến thời điểm đáo hạn. Nhà đầu tư vẫn còn trong khoản ký quỹ là 12.500$ mà không cần quan tâm tỷ giá lúc đó là bao nhiêu. Vì vậy, tất cả các hợp đồng tương lai hầu hết đều được thanh lý trước thời điểm đáo hạn để nhà đầu tư chốt mức lời hay mức lỗ của mình. chỉ khoảng 1,5% HĐTL tại các sàn giao dịch được thực hiện thông qua chuyển giao hàng vào ngày đến hạn theo hợp đồng. Phí giao dịch (Commissions): - Phí giao dịch chỉ được trả cho các FCM khi các giao dịch tương lai được bù đắp, hoặc trong ngày giao hàng hoặc lúc tái thanh toán tiền mặt lần cuối.Phí giao dịch trên một hợp đồng sẽ giảm khi nhiều hợp đồng hơn được giao dịch. Các FCM thường tính một dịch vụ trọn gói là $100 dể giao dịch một hợp đồng. Các giao dịch bình thường sau khi đã chiết khấu, giảm giá thường được các FCM tính từ $15 đến $40 một hợp đồng khi vị trí kết thúc. Đối với các nhà giao dịch lớn như các công ty cổ phần, ngân hàng, hay những công ty giao dịch chuyên nghiệp thường được tính khoảng $10 một hợp đồng. Còn những người giao dịch sàn thường chỉ phải trả khá ít, khoảng $1,5 một hợp đồng. 1.4 Tổng kết. A. Ưu điểm - tính thanh khoản của hợp đồng rất cao do thực hiện qua Sàn giao dịch, rủi ro không thực hiện được giao dịch gần như không có. - Có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn để chốt mức lãi, hay lỗ của mình. B. Nhược điểm -Số tiền quy định khắt khe. - thủ tục phức tạp,khó tham gia vào thị trường. -giới hạn số ngày giao dịch trong năm. 2. Hợp đồng kỳ hạn 2.1. Hợp đồng không tiêu chuẩn hóa Để đảm bảo cho tất cả mọi người có nhu cầu ngoại tệ dù ít hay nhiều có thể tham gia thị trường tương lai hợp đông kỳ hạn đã xuất hiện và ngày nay nó đã phát triển hơn so với người anh của nó do một số điểm nổi trội mà hợp đồng tương lai không có. - Quy mô hợp đồng : Khác với hợp đồng tương lai, tất cả các hợp đồng kỳ hạn đều không quy định về quy mô giao dịch trong hợp đồng, đó là một giá trị tùy ý,đươc thỏa thuận giữa người mua và người bán. Đặc điểm này giúp cho người giao dịch với khối lượng lớn chỉ cần làm 1 bản hợp đồng và giúp những người giao dịch với số tiền bị lẻ có thể tham gia thị trường tương lai mà không cần thông qua 1 hợp đồng khác. - Đồng tiền được giao dịch: Trong khi hợp đồng tương lai quy định về việc hạn chế đồng tiền tham gia giao dịch thì với hợp đồng kỳ hạn tất cả các đồng tiền nếu có thể mua bán được đều có thể tham gia. Đây là một đặc điểm nổi trội khác giúp cho hợp đồng kỳ hạn được sử dụng nhiều hơn hợp đồng tương lai. Với các nước đang phát triển nếu muốn tham gia hợp đồng tương lai thì cần phải đổi tiền nội tệ ra các đồng tiền chính trên thế giới mà việc họ đang cần là bảo hiểm rủi ro hay đầu cơ bằng chính đồng tiền của mình chứ không phải bằng đồng tiền khác. Hợp đồng kỳ hạn tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều cho việc này. VD: nếu bạn muốn bảo hiểm số tiền của mình là đồng VN với đồng tiền của thái lan thì bạn không thể làm hợp đồng tương lai do trên sàn giao dịch không có 2 đồng tiền này được niêm yết 2.2.Được thực hiện trên thị trường OTC và cá Sàn giao dịch. - Địa điểm giao dịch : Hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều được giao dịch trên sàn OTC ( thị trường liên ngân hàng). Khi thực hiện qua Sàn giao dịch thì Sàn giao dịch tham gia với tư cách là người giao dịch chứ không phải là bên thứ 3 như trên hợp đồng kỳ hạn. Đây là một đặc điểm nổi trội hơn của hợp đồng kỳ hạn vì khi tham gia hợp đồng ta không bắt buộc tạo tài khoản, ký quỹ hay thông qua môi giới như hợp đồng tương lai mà khách hàng có nhu cầu ngoại tệ trong tương lai có thể trực tiếp đến làm hợp đồng với ngân hàng và chỉ cần 1 khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện hợp đồng. - Tỷ giá: tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn là tỷ giá không thay đổi được trong suốt thời hạn của hợp đồng. Tỷ giá này được các ngân hàng yết giá theo kỳ hạn thường là công bội của 30 ngày và được tính theo tỷ giá giao ngay và lãi suất 2 đồng tiền giao dịch. - Các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng- thường là các công ty xuất,nhập khẩu; giữa các ngân hàng với nhau. Được liên kết với nhau bằng điện thoại,telex,vi tính… - Khoản đặt cọc : Khi tham gia hợp đồng tương lai khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu để đảm bảo cho tính thanh khoản của hợp đồng, số tiền này sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau để không quá lớn đối với khách hàng và không quá nhỏ cho rủi ro của ngân hàng. Khoản tiền này sẽ được giữ ở NH và tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn. VD: 1 hợp đồng kỳ hạn quy định : để thuận lợi cho việc giao dịch bên NH sẽ mở 1 tài khoản không kỳ hạn cho khách hàng để khách hàng chuyển khoản tiền đặt cọc. Khoản tiền này sẽ được trả lãi với lãi suất không kỳ hạn trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi bên khách hàng thực hiện hợp đồng. 2.3. Thời điểm đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn - Ngày đáo hạn: Là một ngày cố định,vào bất cứ ngày làm việc nào nếu đã được thỏa thuận giữa người mua và người bán. VD: 1/1 Nhà xuất khẩu được biết sẽ nhận 1.000.000$ vào 1/4, số tiền này cần đổi sang VND ngay để chi trả 1 số khoản đúng vào ngày 1/4. Vậy họ sẽ làm hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ngày đáo hạn với đúng vào ngày 1/ 4. Đây là 1 ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn,mang tính linh hoạt hơn nhiều so với hợp đồng tương lai Không như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn được giao dịch không có bên thứ 3 đảm bảo nên hợp đồng kỳ hạn không có trạng thái “đóng” hợp đồng như hợp đồng tương lai. Nó bắt buộc 2 bên giam gia hợp đồng chỉ được thực hiện hợp đồng tại thời điểm đáo hạn với tỷ giá đã xác định từ trước bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường lúc đó như thế nào, điểu này có mặt lợi là có thể bảo hiểm được rủi ro ngoại hối nhưng đồng thời cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động ngược với dự đoán của khách hàng. Vì vậy, gần 90% hợp đồng kỳ hạn được thực hiện trong ngày giao dịch, còn 10% có thể do rủi ro mà 1 bên không thực hiện được hợp đồng… 2.4. Tổng kết. A. Ưu điểm - Sử dụng hiệu quả cho việc bảo hiểm rủi ro do tính chất về tỷ giá không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng. - Linh hoạt hơn hợp đồng tương lai về khối lượng giao dịch, loại đồng tiền ,địa điểm và thời điểm đáo hạn trong giao dịch B. Nhược điểm - Không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của cả 2 bên đối tác - Nghĩa vụ của mỗi bên không được chuyển giao cho bên thứ 3 vì vậy tính thanh khoản không cao, không có gì đảm bảo được có một bên sẽ hủy bỏ hợp đồng vì một số lý do không mong muốn. Để dẫn chứng cho điều này ta có thể lấy 1 VD trong điều khoản của hợp đồng kỳ hạn VD: Nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc của khách hàng sẽ thuộc về ngân hàng như 1 khoản bồi thường thiệt hại cho bên ngân hàng. Còn nếu ngân hàng không thực hiện hợp đồng thì phải trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc cả gốc lẫn lãi cho khách hàng và 1 khoản tiền bồi thường tương đương với số tiền cọc cho bên khách hàng. Điều này có nghĩa là việc không thực hiện hợp đồng kỳ hạn vẫn có thể xảy ra nếu 1 bên cảm thấy quyền lợi vẫn được đảm bảo khi mất khoản tiền cọc hoặc khoản tiền tương đương tiền cọc, có thể nói điều này xảy ra khi tỷ giá thay đổi quá cao hoặc quá thấp so với tỷ giá kỳ hạn của cả 2 bên. II. Hợp đồng hoán đổi. Khái niệm : Là công cụ kết hợp giữa nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn hoặc nghiệp vụ kỳ hạn với kỳ hạn để mua bán, vay hoặc cho vay ngoại tệ theo hai hướng đối ngược nhau. Ví dụ: Giả sử 1 nhà XK thu được 1tr USD từ nước ngoài và hiện tại nhà XK đang có nhu cầu về VND để trả lương cho công nhân . Sau 3 tháng nhà XK lại cần đến số tiền này để sử dụng cho 1 hợp đồng NK. Để thỏa mãn nhu cầu của mình nhà XK đã ký 1 HĐ hoán đổi bán giao ngay và mua kỳ hạn 3 tháng 1tr USD. Với việc ký HĐ này nhà XK đã có ngay VND để trả lương cho công nhân và chắc chắn sẽ có được USD sau 3 tháng nữa với 1 tỷ giá kỳ hạn đc xác định trước. Do đó tránh đc rủi ro tỷ giá Đặc điểm Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ thì 2 bên sẽ thỏa thuận lại một ngày đáo hạn thích hợp Điều kiện thực hiện giao dịch đối với KH là có giấy phép kinh doanh, xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, mở TK USD và VND tại ngân hàng, trả phí giao dịch theo quy định, duy trì tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% giá trị HĐ để đảm bảo việc thực hiện HĐ, ký kết HĐ hoán đổi với ngân hàng Tỷ giá hoán đổi bao gồm 2 loại là tỷ giá giao ngay do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch, tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh lệch lãi suất của 2 loại tiền tệ và số ngày thực tế của hợp đồng. Tổng kết Trong giao dịch hoán đổi 2 bên là khách hàng và ngân hàng đều có lợi ích nhất định. Về phía khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ thỏa mãn đc nhu cầu về dòng tiền của mình tại 2 thời điểm tương tự như HĐ kỳ hạn nên đảm bảo đc rủi ro tỷ giá. Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt đáp ứng được nhu cầu của KH góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của mình mặt khác ngân hàng còn thu đc lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ giao ngay và giá mua giá bán ngoại tệ kỳ hạn vì giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết đc nhược điểm của HĐ giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu của KH ở thời điểm tương lai đồng thời khắc phục được nhược điểm của HĐ kỳ hạn ở chỗ là có thể thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ của KH tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên HĐ hoán đổi vẫn còn 1 số nhược điểm như Là HĐ bắt buộc các bên phải thực hiện khi HĐ đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường lúc đó là như thế nào. Điều này có điểm lợi là bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho KH nhưng cũng đánh mất cơ hội kinh doanh nếu n
Tài liệu liên quan