Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người cuĩng phải tham gia vào các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ các mối quan hệ giao tiếp, hay nói cách khác giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi người.
Sống trong một xã hội, con người không chỉ có quan hệ với sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp được xem như là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với mọi người, với xã hội. Thông qua giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Giao tiếp không chỉ là điều kiện để con gnười tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.
Hiện nay, vấn đề giao tiếp của người Hà Nội nói chung và đặc biệt là của người dân phố cổ nói riêng đang là một trong những vấn đề rất nhiều người đến tìm hiểu. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước. Hàng năm có một lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài dến thăm quan và tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội. Nói đến Hà Nội, là người ta thường nhớ đến phố cổ bởi nơi đây đã tập hợp những nét văn hóa đặc trưng nhất của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đó không chỉ là nơi diễn ra những hoạt động buôn bán tấp nập mà còn tạo ra một bức tranh giao tiếp muôn màu sắc. Chính những nét nổi bật đó đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội”. Họ đã giao tiếp với nhau như thế nào để vẫn lưu giữ được nét đặc trưng văn hóa của mình cùng với cuộc sống tấp nập của nền kinh tế thị trường ngày nay.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
Khoa t©m lý häc
---------------
BÁO CÁO THỰC TẬP:
Đề tài: Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Minh Hằng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Miền
Lớp : K49 - TLH-TC
Hà Nội 06-2008
Mục lục
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Đối tượng nghiên cứu
3
6. Khách thể nghiên cứu
3
7. Phạm vi nghiên cứu
3
Nội dung
4
A. Cơ sở lý luận của đề tài
4
1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4
2. Khái niệm giao tiếp
7
1. 1. Các định nghĩa về giao tiếp
7
2. 2. Đặc trưng giao tiếp
8
2. 3. Các chức năng giao tiếp
1
2. 4. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
1
2. 5. Các vai trò xã hội trong giao tiếp
1
2. 6. Các kiểu hành vi trong giao tiếp
1
2. 7. Phân loại giao tiếp.
1
2. 8. Vai trò của giao tiếp
1
B. Nghiên cứu thực tiễn
1
1. Nhận thức tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
1
2. Mục đích giao tiếp
1
3. Đối tượng giao tiếp
2
4. Mức độ thân thiết và gần gũi của những người dân
2
5. Các kiểu hành vi ứng xử trong khi giao tiếp
2
6. Nội dung giao tiếp
3
7. Các loại giao tiếp
4
8. Hình thức giao tiếp
4
9. Các nhân tố ảnh hưởng.
4
Kết luận và kiến nghị
4
1. Kết luận
4
2. Kiến nghị
4
Tài liệu tham khảo
5
Phiếu trưng cầu ý kiến
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người cuĩng phải tham gia vào các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ các mối quan hệ giao tiếp, hay nói cách khác giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi người.
Sống trong một xã hội, con người không chỉ có quan hệ với sự vật hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, đó là quan hệ giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp được xem như là nhu cầu bẩm sinh của con người, con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ giao tiếp với mọi người, với xã hội. Thông qua giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự so sánh và đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Giao tiếp không chỉ là điều kiện để con gnười tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Chính vì vậy mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp.
Hiện nay, vấn đề giao tiếp của người Hà Nội nói chung và đặc biệt là của người dân phố cổ nói riêng đang là một trong những vấn đề rất nhiều người đến tìm hiểu. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước. Hàng năm có một lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài dến thăm quan và tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội. Nói đến Hà Nội, là người ta thường nhớ đến phố cổ bởi nơi đây đã tập hợp những nét văn hóa đặc trưng nhất của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Đó không chỉ là nơi diễn ra những hoạt động buôn bán tấp nập mà còn tạo ra một bức tranh giao tiếp muôn màu sắc. Chính những nét nổi bật đó đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ Hà Nội”. Họ đã giao tiếp với nhau như thế nào để vẫn lưu giữ được nét đặc trưng văn hóa của mình cùng với cuộc sống tấp nập của nền kinh tế thị trường ngày nay.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm chỉ ra hiện trạng giao tiếp của người dân sống trong cùng một ngõ xóm ở phố cổ
Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong giao tiếp thúc đẩy mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa những người dân với nhau góp phần xây dựng bầu không khí tập thể đoàn kết, vững mạnh.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Người dân trong cùng một ngõ xóm ở phố cố có giao tiếp và mối quan hệ rất tốt với nhau
Đặc điểm giao tiếp của họ bị ảnh hưởng nhiều từ phong tục tập quán văn hóa truyền thống gia đình
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
nghiên cứu lý luận về giao tiếp: làm rõ các khái niệm và lý luận về giao tiếp
Chỉ ra thực trạng giao tiếp của nguời dân phố cổ thông qua những tiêu chí sau:
+ Nhận thức về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày
+ Nội dung giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp
+Phương pháp giao tiếp
+ Phương tiện giao tỉếp
+ Các mức độ than thiết trong giao tiếp
+ Các kiểu hành vi trong giao tiếp
+ Đối tượng giao tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp của người dân phố cổ
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đặc điểm giao tiếp của người dân phố cổ
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
khách thể nghiên cứu: 150 ngươi dân phố cổ từ 18 tuổi trở lên
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu mối quan hệ giữa những người dân sống trong cùng một khu xóm ngõ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được thực hiện dựa vào các sách chuyên ngành, báo, tạp chí và các tài liệu có lien quan. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc.
Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra bảng hỏi: nhằm tìm hiểu thực trạng giao tiếp của người dân phố cổ ở Hà Nội.
NỘI DUNG
CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Giao tiếp là một khái niệm khoa học được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý và tập trung nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Trước thế kỷ XIX giao tiếp chưa được nghiên cứu sâu dưới góc độ tâm lý học, nó chỉ được một số nhà triết học nhắc đến như là một sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Sang thế kỷ thứ XIX giao tiếp được đánh giá như là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân trong xã hội.
C. Mac và Ph. Ăngghen đã nghiên cứu giao tiếp như là một điều kiện để biến con người sinh học thành con người xã hội. C. Mac đã nhấn mạnh đến vai trò của giao tiếp: Sự phát triển của một cá thể được quy định bởi sự phát triển của các cá thể khác, mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng : thông qua giao tiếp với người khác mà con người có thái độ với bản thân mình, coi người khác và giao tiếp với người khác là chiếc gương để mỗi người tự soi mình.
Trong lịch sử phát triển các quan điểm về giao tiếp nửa đầu thế kỷ XX này không ai không thể nhắc tới vai trò của các nhà tâm lý học Đức.
C. Giatspe( 1883-1969) đã đưa ra thuyết “ giao tiếp hiện sinh” cho rằng: “ con người phải có sự giao tiép liên tục hàng ngày, giao tiếp là điều kiện tổng quát của sự tồn tại của con người với con người”. Giao tiếp hiện sinh là cuộc trò chuyện giữa những người gần gũi về các vấn đề quan trọng đối với họ.
M. Bubơ (1878-1965); “ tồn tại là sự đối thoại hay tiếp xúc giữa các nhân cách. Con người chỉ tồn tại khi có đối thoại trực tiếp hay gián tiếp với những người khác”
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Liên Xô cũ xuất hiện một số bài báo về giao tiếp giới thiệu ở 3 hội nghị tâm lý học về giao tiếp đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1970; thang 3 - 1973; thang 5 -1973. Tại các hội nghị này các nhà nghiên cứu đã được đề cập đến những vấn đề sau:
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu giao tiếp
Các phương pháp và công cụ nghiên cứu giao tiếp
Cơ chế giao tiếp
Giao tiếp trong quàn chúng
Ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân trong quá trình giao tiếp
Mô hình hóa quá trình giao tiếp
Bên cạnh đó còn có hàng loạt các công trình nghiên cứu khác:
A. N. Leonchiep với tác phẩm “tâm lý học giao tiếp”(1974); “giao tiếp sư phạm”(1979)
Xacophin “về bản chất giao tiếp của con người”(1973)
I. L. Kôlôminxki với tác phẩm “ tâm lý và mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ”(1976)
……
Ở phương tây, cũng có các nghiên cứu về giao tiếp của Ghighione năm 1981, 1983, 1986. Của BeauVour (1981) và Trognon (1986), những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: sự phân tích về giao tiếp được thực hiện theo một phương pháp gọi là “ phân tích mệnh đề ngôn ngữ” bằng lý luận về giao tiếp. Ghighione (1986) đã phân tích mối quan hệ của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp xuất phát từ quan hệ chiếm hữu.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giao tiếp mới chỉ được tiến hành từ cuối những năm 70 trở lại đây.
Một số bài lý luận như: “ C. Mac và phạm trù giao tiếp” của Đỗ Long (1963); “Bàn về phạm trù giao tiếp” của Bùi Văn Huệ (1981); các tác phẩm của giáo sư Trần Trọng Thủy:
“Giao tiếp, tâm lý nghiên cứu” (1981); “giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981) và “ Đặc điê, r giao tiếp của sinh viên sư phạm” của PTS Nguyễn Thạc và PTS Hoành Anh (1991)
Đến năm 1992 vụ giá viên xuất bản cuốn “ Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp”; “ khoa học giao tiếp ” của Trần Tuấn Lộ; “Khoa học giao tiếp” của Nguyễn Ngọc Lâm.
Bên cạnh đó còn có một số luận văn, khóa luận về giao tiếp như:
“ kỹ năng giao tiếp sự phạm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm lạng sơn”(1999) – luận án thạc sĩ Ngô Thị Nai; “ Giao tiếp của nữ giảng viên có uy tín với sinh viên” – luận văn tốt nghiệp của Phạm Thu Uyên (2000); “ tìm hiểu giao tiép của người cao tuổi quận Thanh Xuân Hà Nội” – lúận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Huế (1996)….
KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU.
Các định nghĩa về giao tiếp.
Sau đây chúng tôi xin đề cập tới một số định nghĩa đặc trưng cơ bản của giao tiếp.
B. B. Parưgin định nghĩa : “ giao tiếp là một quá trình tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người là quá trình hiểu biết lẫn nhau và trao đổi cảm xúc”
X. L. Rubinstein cho rằng: “ Giao tiếp là hình thức tiếp xúc con người với nhau”
A. L. Kôlôminxki đã khẳng định rằng : “ giao tiếp là sự tác động qua lại và thông tin giữa những con nguwoif trong quá trình tác dộng qua lại đó quan hệ liên nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành”
Trong cuốn “ tâm lý học sức khỏe” định nghĩa: “ giao tiếp là một hiện tượng tâm lý, xã hội. tồn tại dựa trên mối quan hệ giữa con người với con người là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Thông qua giao tiếp bàng ngôn ngữ và các cử chỉ phi ngôn ngữ, cùng với sự trợ giúp của các phương tiện khác, con người trao đổi thông tin, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm đạt được mục đích nhất định”
Trong cuốn “ nhập môn khoa học giao tiếp” của Trần Trọng thủy : “Giao tiếp của con người là một quá trình có chủ dịnh hay không chủ định có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc, tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ”
Chúng ta rút ra định nghĩa chung về giao tiếp như sau:
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, tri giác và ảnh hưởng lẫn nhau, thông qua các công cụ phương tiện, diễn ra trong tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích nhât định
Đặc trưng giao tiếp
Theo Nguyễn Thạc – Hoàng Anh giao tiếp có những đặc trưng sau: Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người chỉ riêng con người mới cónó thực hiện với nhau tạo ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một hoạt động kép.
V. N. Panphêrop: “ giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con nguwoif với con người có nội dung và sự nhận thức và trao đổi thông tin với sự giúp đỡ cửa các phương tiện khác nhau nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho sự hoạt động của con người”
X. M. Côcơnhin: “ giao tiếp như là một sự tồn tại có thực của các quan hệ xã hội mà các cá nhân tham gia vào. Nó như là mặt ngoài, mặt hiện thực của các mối quan hệ đó”
Ka-gun: “ hiểu giao tiếp là sự tác động qua lại giữa chủ thể với nhau, sự tác động này hết sức phức tạp, luôn mang tính tích hợp chẳng những tích hợp về mặt hình thức biểu hiện mà còn tích hợp cả về mặt nội dung”
Ở Việt Nam khái niệm giao tiếp cũng đã được nhiều tác giả đề cập
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: “ giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua ngôn ngữ nói, viết cử chỉ điệu bộ”.
GS. Phạm Minh Hạc khẳng định: “ Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người để hiện thực hóa các mối quan hệ của con người với nhau”.
SGK tâm lý học đại cương định nghĩa: “ giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con người với nhau về chủ thể và khachs thể. Con người trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp”
Giao tiếp được con người ý thức dựa trên nền tảng của nhận thức và sự hiểu biết lẫn nhau
Giao tiếp được thực hiện thông qua sự tiếp xúc có mục đích có nội dung nhằm trao đổi thông tin tư tưởng tính chất thế giới nhân sinh quan của con người
Giao tiếp sử dụng những phương tiện nhât định và diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể.
Trong cuốn “ giáo trình tâm lý học xã hội” của PGS Trần Thị Minh Đức đã đưa ra đặc trưng cơ bản của giao tiếp như sau:
Thứ nhất, giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính chát xã hội, quan hệ xã hội của giao tiếp dược thể hiẹn thông qua sự trao đổi giữa con người với nhau tạo ra các giá trị chuẩn mực điều khiển diều chỉnh hành vi của con người
Thứ hai, tính chủ thể của giao tiếp tức là quá trùnh giao tiép dược thực hiện bởi một cá nhân cụ thể. Con người trong giao tiếp là chủ thể của quá trình giao tiếp. mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp và hiệu quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí xã hội, tính cách, uy tín, giới tính cũng như các mối quan hệ tương quan.
Thứ ba, qua quá trình giao tiếp con người trao đổi các kiến thức, sự hiểu biết lẫn nhau.
Thứ tư, thông qua giao tiép con người tiếp thu được kinh nghiệm cá nhan cũng như kinh nghịêm lịch sử loài người.
Thứ năm, giao tiếp xã hội là sự lan truyền lây lan các cảm xúc tâm trạng.
2. 3. Các chức năng giao tiếp
* Chức năng thông tin liên lạc
Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin. Hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin phụ thuộc cả vào người nhận. Những khác biệt về ngôn ngữ, trình độ nghề nghiệp, vốn hiểu biết và định hướng giá trị sẽ làm cho quá trình trao đổi thông tin gặp ách tắc cản trở. Trong quá trình giao tiếp không có sự phân cực giữa người phát và người nhận thông tin, luôn đổi vai trò cho nhau, tạo nên sự tác động ngược lại, hoặc sự liên hệ ngược. Thành công của giao tiếp phụ thuộc vào hiểu biết bản thân mình và hiểu biết người khác trong quá trình này sự kích thích lẫn nhau và điều chỉnh lẫn nhau được thực hiện
* Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi
Chức năng này chỉ có ở con người với sự tham gia của quá trình nhận thức, cuả ý chí và tình cảm.
Chức năng điều khiển điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, khả năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp, thể hiện vai trò tích cực của chủ thể giao tiểptong quan hệ giao tiếp
* Chức năng kích động liên lạc
Chức năng này liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người trong quá trình giao tiếp con người không chỉ truyền thông tin cho nhau hay có tính điều chỉnh lẫn nhau mà còn là yếu tố quan trọng xác định trạn thái cảm xúc của con người
2. 4. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Nhà nghiên cứu truyền thông Larwell đã đưa ra một số yếu tố cần quan tâm khi truyền đạt thông tin
* Ai? ( chủ thể giao tiếp):
Đây là người tham gia vào quá trình giao tiếp. Chủ thể giao tiép với các đặc điểm cá nhân như tri thức và trình độ hiểu biết, các đặc điểm ngoại hình, tâm lý và xã hội tham gia vào các quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp còn phụ thuộc khá nhiều vào cách mà chủ thể nhìn nhận đánh giá vấn đề hay đánh giá bản thân.
*Nói gì? ( nội dung và mục đích giao tiếp).
Nội dung của giao tiếp luôn được xác định từ trước trên cơ sở những mục tiêu cụ thể mà chủ thể muốn đạt tới. Mục đích giao tiếp thường nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó: Nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình cảm, nhu cẩu giải trí, nhu cầu khẳng định bản thân trứoc người khác.
*Với ai?( đối tượng giao tiếp):
Hiệu quả giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào người nghe. Nhiều khi đối tượng giao tiếp, tiếp nhận thông tin khác xa so với những gì mà chủ thể truyền đạt. Sự khác nhau này phụ thuộc vào những đặc điểm cá nhân riêng của họ: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tinh, quan điểm sống, nhu cầu động cơ cá nhân… do vậy, để giao tiếp thành công chủ thể giao tiếp cần tìm hiểu đối tượng giao tiếp của mình thông qua việc quan sát đối tượng, nắm bắt sự đáp ứng của họ và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
*Bằng cách nào?( các phương tiện giao tiếp)
Được thực hiện thông qua hệ thông tín hiệu ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký hiệu và giao tiếp phi ngôn ngữ
*Hoàn cảnh giao tiếp
Phụ thuộc địa điểm, thời gian trong quá trình giao tiếp được thực hiện
*tâm trạng của người được giao tiếp
Tâm trạng của chủ thể giao tiếp ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm. cách nhìn nhận vấn đề, phong cách ứng xử và xu hướng nhận định, đánh giá vấn đề của họ.
*Lây truyền cảm xúc.
Sự lây truyền cảm xúc có thể làm cho quá trình giao tiếp có hiệu quả khác nhau, chủ thể có xu ướng truỳen cảm xúc, tâm trạng hoặc tích cực hoặc tiêu cực cho đối tượng giao tiếp và ngược lại
2. 5. Các vai xã hội trong giao tiếp.
Trong vấn đề giao tiếp cua Nguyễn Hiến Lê, đưa ra hai kiểu phân loại các vai:
Theo kiểu thứ nhất: tác giả phân biệt ba loại vai:
Vai thường xuyên: được đặc trưng bởi lứa tuổi, nghề nghiệp
Vai lâm thời – thể chể: như giáo viên – học sinh, thủ trưởng nhân viên, cha mẹ - con cái, vợ - chồng
Vai lâm thời – tình huống: giữa người mua với người bán, giữa hai ngườiva chạm xe trên đường…
Theo cách thứ hai: tác giả phân biệt:
Vai người nói ngang hàng với người nghe
Vai người nói cao hơn người nghe
Vai người nới thấp hơn người nghe
2. 6. Các kiểu hành vi trong giao tiếp.
+ Hành vi thụ động:
Đây là biểu hiện củ anhững người luôn luôn thụ động, họ luôn hành động theo ý người khác, không dám nói ý kiến riêng của mình vì sợ làm mất lòng người khác, họ tự phủ dịnh mình, chờ ngừoi khác quyết định thay cho bản thân
+ Hành vi lấn át gián tiếp:
Khi giao tiếp cá nhân không dám phát biểu khẳng định ý kiến của mình, mà giả với đồng tình với người giao tiếp, bề ngoài cá nhân khong trực tiếp phẩn đối ý kiên của đối tác mà họ hi vọng đối tác sẽ ngầm hiểu mình.
+ Hành vi lấn át:
Những người luôn luôn áp đặt, ra lệnh cho người khác thích tham gia và quyết định mọi chuyện cho người khác. Họ luôn muốn thắng thế trong các cuộc tranh luận, giành mọi phần lợi về mình thậm chí có những lời nói xúc phạm đến người khác.
+ Hành vi tự khẳng định mình:
Là hành vi của những người tự trọng, biết bảo vệ quyền lợi và ý kiến riêng của mình trong sự tôn trọng và không xúc phạm người khác. Họ diễn đạt nhu cầu ước muốn của mình nhưng không làm hại đến những điều đó của người khác
2. 7. Phân loại giao tiếp.
a. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp:
* Giao tiép trực tiếp: là sự tiép xúc trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định. Giao tiếp trực tiếp còn được gọi là đàm thoại
* Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiép được thực hiện thông các phương tiẹn trung gian như: điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…
b. Căn cứ vào mục đích của giao tiếp:
* Giao tiếp chính thức: là giao tiép giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức được thực hiện theo các nghi lễ nhất định, đựoc quy định bởi các chuẩn mực xã hội hay pháp luật
Trong các giao tiếp chính thức nội dung giao tiếp thường rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai tro chủ đạo.
* Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, Không có sự quy định về nghi lễ, đó là giao tiếp giữa cá nhân và nhóm mang tính chất cá nhân, khôgn đại diện cho ai cả
c. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp:
* Giao tiếp theo số lượng người tham gia:
- Giao tiếp sóng đôi: là giao tiếp trong đó đối tượng và chủ thể là hai cá nhân tiếp xúc với nhau, là hình thức