Đề tài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Ngôn ngữ trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Trong cuộc sống, có người có thể thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong chúng ta có người thích học thêm ngoại ngữ là tiếng Anh nhưng cũng có bạn lại thích học Tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga Tuy nhiên, ngay với Tiếng Việt- ngôn ngữ mà chúng ta thường giao tiếp hàng ngày thì không phải ai cũng sử dụng đúng. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng hiểu thêm về Tiếng Việt qua bài “Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt”.

doc6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ…/ Tuần… Ban cơ bản. Người soạn: Lương Thị Phương Oanh. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT. (2 TIẾT) I. Mục tiêu cần đạt: - Hiểu được ở mức độ sơ giản khái niệm loại hình và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt- một ngôn ngữ đơn lập. - Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của Tiếng Việt để học tập và sử dụng tốt Tiếng Việt. II. Phương pháp: - Thuyết trình kết hợp vấn đáp. - Câu hỏi gợi mở kết hợp luyện tập. III. Tiến trình bài mới: Vào bài: Ngôn ngữ trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Trong cuộc sống, có người có thể thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong chúng ta có người thích học thêm ngoại ngữ là tiếng Anh nhưng cũng có bạn lại thích học Tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga…Tuy nhiên, ngay với Tiếng Việt- ngôn ngữ mà chúng ta thường giao tiếp hàng ngày thì không phải ai cũng sử dụng đúng. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng hiểu thêm về Tiếng Việt qua bài “Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt”. Hoạt động của GV và HS  Mục tiêu cần đạt   Hỏi: Em hiểu thế nào là khái niệm loại hình? Trả lời: - Loại hình là khái niệm để chỉ những sự vật hiện tượng có chung đặc trưng cơ bản nào đó. VD: Loại hình ngôn ngữ, loại hình nghệ thuật…. GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK và hỏi: Thế nào là loại hình ngôn ngữ? Trả lời: - Loại hình ngôn ngữ là tập hợp một số ngôn ngữ có những đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp … giống nhau. Những ngôn ngữ cùng loại hình có thể không cùng nguồn gốc. - Có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc với chúng ta là: + Loại hình ngôn ngữ đơn lập + Loại hình ngôn ngữ hòa kết ( Tiếng Việt được coi là loại hình ngôn ngữ đơn lập. Hỏi: Đặc trưng cở bản đầu tiên trong loại hình ngôn ngữ của Tiếng Việt là gì? Trả lời: - Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: còn gọi là chữ hoặc âm tiết. + Về mặt ngữ âm: mỗi tiếng là một âm tiết. + Về mặt sử dụng: Tiếng là từ hoặc là yếu tố cấu tạo từ. - VD: câu ca dao: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Có 14 tiếng, cũng là 14 từ.(vì cả 14 tiếng đều có nghĩa, đều là một từ đơn). ( GV chốt lại: Như vậy, trong TV, tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. GV đưa ra câu hỏi để HS luyện tập: Trong đoạn thơ sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài trời rộng bến cô liêu (Tràng giang- Huy Cận) Có mấy tiếng? Và có bao nhiêu từ? Trả lời: - Đoạn thơ trên có 28 âm tiết (28 tiếng= 28 chữ), nhưng lại có 24 từ vì có 4 từ được cấu tạo từ hai âm tiết (lơ thơ, đìu hiu, chót vót, cô liêu) GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn cuối phần II.2 trong SGK (từ Có thể nêu thêm …) và hỏi: Em hãy so sánh từ của TV và từ của Tiếng Anh về mặt thay đổi hình thái ở trong câu? Trả lời: - Từ của TV không thay đổi hình thái, còn từ của tiếng Anh thường thay đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau . Yêu cầu HS theo dõi ví dụ trong SGK VD : Cho câu sau: Tôi tặng cô ấy một cuốn sách. Cô ấy cho tôi một quyển vở. ( Ta thấy trong câu trên tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho. Xét về mặt ngữ âm và chữ viết thì tôi1 và tôi2 hoàn toàn không có sự khác biệt nào dù chúng khác nhau về mặt ngữ pháp. Tương tự, cô ấy1 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ tặng, cô ấy2 là chủ ngữ. Xét về mặt ngữ âm và chữ viết thì không có sự khác nhau nào giữa cô ấy1 & cô ấy2 dù chúng giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau. Nhưng trong Tiếng Anh thì lại khác. I present her a book. She give me a note book. Chủ ngữ tôi trong Tiếng Anh là I, phụ ngữ tôi trong tiếng Anh là me. Phụ ngữ cô ấy trong tiếng anh là her, chủ ngữ cô ấy trong tiếng Anh là she. Như vậy, trong Tiếng Anh, từ giữ những chức vụ ngữ pháp khác nhau thì cũng khác nhau về mặt âm thanh và chữ viết. Tức là tiếng Anh có sự biến đổi hình thái của từ. ( TV là ngôn ngữ không biến đổi về mặt hình thái Hỏi: Hư từ là gì? Trả lời: - Hư từ là những từ không có nghĩa. - Đối lập với hư từ là thực từ (là những từ có nghĩa) VD các hư từ: đã, đang, hãy, vừa, đừng, chớ, với… GV yêu cầu 1 HS đọc điểm II.3 và hỏi: Em hãy nhận xét về vai trò của trật tự từ và hư từ trong TV? Trả lời: - Cùng một từ nhưng thay đổi vị trí trong câu, hoặc dùng với các hư từ khác nhau thì ý nghĩa ngữ pháp của từ thay đổi. Do đó, trật tự từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan trọng trong TV. VD: Cho câu sau: “Tôi đi học” Hãy đổi trật tự từ của câu trên. Sau đó thêm hư từ và nhận xét nghĩa của câu Trả lời: - Tôi đi học ( Tôi học đi/ Học đi tôi/ Tôi đi học với/ Tôi đang đi học…. ( Khi đổi trật tự từ trong câu hoặc thêm các hư từ thì nghĩa của câu thay đổi. GV yêu cầu 1 HS đọc lại phần Ghi nhớ, các HS khác theo dõi và nhớ. GV nhắc lại 3 đặc trưng cơ bản về Đặc điểm loại hình của TV TIẾT 2 Gv yêu cầu HS đọc nội dung bài tập Hỏi: Phân tích các cụm từ in đậm trong bài để chứng minh rằng TV thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập? Trả lời: - Câu 1: Hai cụm từ nụ tầm xuân khác nhau về chức năng ngữ pháp (về vị trí so với động từ) nhưng hình thái không đổi: + Nụ tầm xuân1 là phụ ngữ cho động từ hái, đứng say động từ hái. + Nụ tầm xuân2 là chủ ngữ, đứng trước động từ nở. - Câu 2: Hai từ bến khác nhau về chức vụ ngữ pháp (khác nhau về vị trí so với động từ) nhưng không khác nhau về hình thái: + bến1 là phụ ngữ, đứng sau động từ nhớ. + bến2 là chủ ngữ đứng trước cụm động từ khăng khăng đợi thuyền. - Câu 3: Tương tự như hai câu trên. - Câu 4: Có 6 từ bống: Các từ bống1, bống2, bống2, bống4, đều là phụ ngữ của động từ nên đều đứng sau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm (không có hư từ hoặc có hư từ cho). Các từ bống5, bống6 đều làm chủ ngữ nên đều đi trước động từ (ngoi lên, lớn lên). GV yêu cầu HS lấy VD là một câu tiếng Anh có cấu trúc đơn giản nhất theo kiểu C-V-B với câu TV có nghĩa tương đương để thấy vai trò khác nhau của sự biến đổi từ, trật tự từ, hư từ. GV cho HS phân tích và giải bài tập cho HS: Có thể yêu cầu HS làm ở nhà Trong đoạn văn có: - Các hư từ: đã, các, để, lại, mà. + Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc. + Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. + Để: Chỉ mục đích. + Lại: chỉ sự tái diễn. Ở đoạn văn này, lại phối hợp với đã chỉ sự tăng tiến của mức độ. + Mà: chỉ mục đích. Yêu cầu học sinh làm bài tập trong SBT Ngữ văn lớp 11 Tập 2/ trang 38. GV đọc đề bài cho HS: Phân tích đặc điểm loại hình của TV thể hiện trong các câu sau: a) Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. b) Mình về, mình có nhớ ta. Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. c) Ta về, mình có nhớ ta… Ta về, ta nhớ những hoa cùng người (Việt Bắc- Tố Hữu) Trả lời: a) - Câu đối trên có 14 tiếng, mỗi tiếng đều có nghĩa và là 14 từ đơn. - Từ không biến đổi hình thái: + đậu1 là động từ, đậu2 là danh từ, nhưng không khác nhau về âm thanh và chữ viết. + bò1 là động từ, bò2 là danh từ, nhưng không khác nhau về âm thanh & chữ viết. + Các cụm tự mâm xôi1 (phụ ngữ) & mâm xôi2 (danh từ) khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp nhưng không khác nhau về âm thanh và chữ viết. + Các cum từ đĩa thịt1 & đĩa thịt2 : (Tương tự) - Trật tự từ: + Các từ Ruồi, Kiến là chủ ngữ nên được đặt trước các động từ đậu1 & bò1. + Các cụm từ mâm xôi1, đĩa thịt1 là phụ ngữ chỉ đối tượng nên được đặt sau các động từ đậu1, bò1. b) - Trong câu thơ trên có 14 tiếng, nhưng lại có 11 từ vì có 3 từ có 2 tiếng tạo thành (mười lăm, thiết tha, mặn nồng. Mỗi tiếng còn lại là một từ đơn. - Từ không biến đổi hình thái: không có. - Trật tự từ: + Mình1 & mình2 đều là chủ ngữ nên đều được đặt trước các động từ làm vị ngữ (về, nhớ) + Ta làm phụ ngữ nên đặt sau động từ vị ngữ nhớ. c) - Câu thơ có 14 tiếng. Mỗi tiếng là 1 từ đơn (14 từ) - Từ không biến đổi hình thái: + ta1, ta3, ta4 đều là chủ ngữ, ta2 là phụ ngữ chỉ đối tượng của động từ nhớ. Mặc dù khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp nhưng không khác nhau về âm thanh & chữ viết. - Trật tự từ: + Ta1, ta3, ta4 là chủ ngữ nên được đặt trước động từ vị ngữ (về, nhớ). Ta2 là phụ ngữ nên được đặt sau động từ vị ngữ nhớ. GV đọc đề bài: Thêm hư từ thích hợp (vẫn, tuy, dẫu, nhưng, như, và, đã) vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: Cuộc đời… dài thế Năm tháng… qua đi … biển kia… rộng Mây… bay về xa. (Sóng- Xuân Quỳnh) Trả lời: tuy, vẫn, như, dẫu, vẫn  I. Lý thuyết: 1. Loại hình ngôn ngữ: Loại hình: Sự vật hiện tượng có cùng đặc trưng……. Loại hình ngôn ngữ: - Khái niệm: SGK - Phân loại: 2. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt: a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: (Tiếng còn gọi là chữ) - Về mặt ngữ âm: Tiếng là âm tiết, mỗi tiếng là một âm tiết. - Về mặt sử dụng: Tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ VD: ( Là đơn vị ngữ pháp cơ sở. b. Từ không biến đổi hình thái: - Hình thái: âm thanh & chữ viết. - 1Từ trong TV có thể đảm nhận những chức vụ ngữ pháp hoặc từ loại khác nhau nhưng không biến đổi về mặt âm thanh hoặc chữ viết. VD luyện tập: Tôi tặng cô ấy một cuốn sách. Cô ấy cho tôi một quyển vở. ( I present her a book. She give me a note book. ( TV là ngôn ngữ không biến đổi về mặt hình thái c. Trật tự từ sắp đặt theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ: - Là phương thức ngữ pháp quan trọng. - Khi thay đổi vị trí từ trong câu, dùng với sử dụng các hư từ( ý nghĩa câu thay đổi. ( Ghi nhớ SGK/ tr 57 II. Luyện tập: 1. Bài tập 1/ 58. 2. bài tập 2/ 58. 3. Bài tập 3/ 58. 4. Bài tập 3/ SBT/ 38. 5. Bài tập 4 / SBT/ 38   IV. Dặn dò: - Soạn bài “ Tiểu sử tóm tắt. Người soạn GV hướng dẫn Lương Thị Phương Oanh