Đề tài Đặc điểm một nhà lãnh đạo thành công

Một gia đình, một tập thể, một tổ chức, một quốc gia mà không có người lãnh đạo, quản lý thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu. Gia đình, tập thể, tổ chức, quốc gia ấy không thể tồn tại và phát triển lên được. Chính vì thế, khi nói đến sự thành công của một nhóm, một tổ chức, ngoài sự đóng góp công sức của các thành viên trong quá trình làm việc để hướng đến kết quả cao nhất, chúng ta còn cần phải kể đến vai trò của những người trưởng nhóm, những người lãnh đạo. Tại sao một người lãnh đạo lại trở nên quan trọng đối với một nhóm, một tổ chức như vậy?

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm một nhà lãnh đạo thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một gia đình, một tập thể, một tổ chức, một quốc gia mà không có người lãnh đạo, quản lý thì chẳng khác nào như một thân thể không có đầu. Gia đình, tập thể, tổ chức, quốc gia ấy không thể tồn tại và phát triển lên được. Chính vì thế, khi nói đến sự thành công của một nhóm, một tổ chức, ngoài sự đóng góp công sức của các thành viên trong quá trình làm việc để hướng đến kết quả cao nhất, chúng ta còn cần phải kể đến vai trò của những người trưởng nhóm, những người lãnh đạo. Tại sao một người lãnh đạo lại trở nên quan trọng đối với một nhóm, một tổ chức như vậy? Theo Paul Hersey va Ken Blanc Hard thì: “ Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay của một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định”. Lãnh đạo hay nói cụ thể hơn là phong cách, đặc điểm và phương hướng là một phần của quản trị, nhưng không phải là toàn bộ việc quản trị. Lãnh đạo là khả năng thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định thông qua những biện pháp hành động cụ thể gây ảnh hưởng tới người khác như: bằng quyền lực, sự thuyết phục, bằng sự gương mẫu, bằng những tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác .... Nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo, hiện nay đã không ít những nhà nhà kinh doanh đã vận dụng kiến thức lãnh đạo để trở thành một nhà quản lí, một viên thuyền trưởng có đầy đủ những kĩ năng và hiểu biết để đưa con thuyền của mình vươn đến những bến bờ của sự thành công. Có không ít nhà nhà lãnh đạo nổi tiếng như: John Sperling( chủ tịch Appolo Group- tập đoàn về chuyên ngành giáo dục), Ratan N.Tata( chủ tịch tập đoàn sản xuất đa sản phẩm), Rupert Murdoch( ông chủ News Corporation- công ty truyền thông báo chí), Amar Bose( doanh nhân tài giỏi trong lĩnh vực âm thanh)........... Trong số đó, nhóm chúng em đã nghiên cứu, tìm hiểu về “ĐẶC ĐIỂM MỘT VÀI NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG” trên nhiều lĩnh vực như: Jeff Bezos_Ông vua vương quốc thương mại điện tử, JackWelch_Nhà quản lý tài ba của General Electric, Lucio Tan_Doanh nhân kiệt xuất của Philippines, Rupert Murdo_Ông chủ News Corporation - tập đoàn báo chí truyền thông hàng đầu thế giới. Những nhà lãnh đạo trên đã có phương hướng, cách thức quản lí và điều hành nhân viên như thế nào để có thể thành công như vậy? Nhóm chúng em mời cô và các bạn cùng tìm hiểu bài tiểu luận này để đưa ra câu trả lời cho mình! Lãnh đạo: Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, động viên các nhóm hay cá nhân đóng góp vào thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức mà họ là thành viên. Khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo có thể xuất phát từ vị trí của họ trong tổ chức, nhưng cũng có thể từ chính họ Lý thuyết đặc điểm nhà lãnh đạo: Thuyết này cho rằng những người lãnh đạo khác với những người đi theo ở những đặc tính sau: Nỗ lực và tham vọng thành công:Những tham vọng đúng mức và nghiêm túc không hề gây ra sự thiếu thiện cảm  của người dưới quyền. Ngược lại, bằng phẩm chất này, lãnh đạo nâng cao được uy tín của mình. Có ước muốn lãnh đạo. Thật thà và chính trực: Thật thà: thể hiện sự ngay thẳng, chính trực, và vô tư trong tất cả các hành động của mình. Hành vi gian dối sẽ không thể truyền tải niềm tin tới các nhân viên trong tổ chức được. Chính trực:Chính trực là làm những gì bạn nói. Bạn rất đáng tin cậy. Mọi người có thể trông cậy vào bạn. Bạn luôn giữ lời hứa. Một nguyên nhân sẽ làm cho mọi người không đi theo bạn là họ không thể biết chắc chắn liệu bạn có thực sự mang họ đến được nơi bạn đã nói không. Một nhà lãnh đạo luôn giữ lời hứa. Họ giữ lời hứa với nhân viên như viên kỹ càng như với cấp trên. Họ giữ lời hứa với chính mình. Họ không bao giờ cam kết bừa bãi, mà luôn trong giới hạn thực tế và khả năng hiện tại của họ. Tự tin:Một đòi hỏi quan trọng cho nhà lãnh đạo hôm nay là sự tự tin. Tuy nhiên, quá trình ra quyết định về nhân lực, cách làm việc hoặc phản ứng, không phải lúc nào lãnh đạo cũng đúng hoàn toàn. Điều tốt nhất mà họ có thể làm là tạo ra một loại "phỏng đoán có giáo dục" dựa trên thực tế họ có thể ước định và sau đó dựa vào kinh nghiệm và kiến thức để phỏng theo chúng. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo có thể tự tin. Sự giúp đỡ lớn là biết và làm việc trong khả năng và hạn chế của cá nhân. Họ biết điều gì họ có thể tự làm và điều gì họ không thể. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, đánh giá họ và thừa nhận những người hướng dẫn thậm chí nếu các ý kiến này không phù hợp với suy nghĩ ban đầu của bạn. Họ có thể sải bước.  Nhà lãnh đạo tự tin không bao giờ thoả mãn với những thành tích hiện tại, không dành thời gian vô ích cho những điều họ không thể có được. Hơn thế,  họ thiết lập và thừa nhận những mục tiêu hiện thời và thực tế. Thông minh: luôn đọc, nghiên cứu và tìm kiếm những phần việc nhiều tính thách thức. Có kiến thức liên quan đến công việc:cần chứng minh cho các nhân viên thấy sự hợp lý trong những hành động của mình, chúng đều được dựa trên những nguyên tắc đạo đức nhất định. Đừng ra những quyết định dựa trên cảm hứng hay tình cảm Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị: Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng đối với bản thân và đối người khác. Những mệnh lệnh được đưa ra lịch thiệp thường dẫn đến kết quả tốt hơn là mệnh lệnh không tôn trọng người khác. Con người, bao giờ cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo - một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm nở.Lãnh đạo phải tạo ra cho mình thói quen tự bắt đầu trước trong giao tiếp thân ái, niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện. Lịch thiệp khác hẳn với sự xun xoe, nịnh bợ và tâng bốc. Tận tâm: Những người đi sau bạn luôn muốn những người tận tâm hơn, tận tình hơn chính bản thân họ. Ngay ở dấu hiệu thiếu tận tâm đầu tiên, những người đi theo bạn có thể tản ra cửa và rời khỏi bạn. Nếu nhà lãnh đạo nhìn thấy sự kết thúc và đang cố thoát ra khỏi nó, tôt hơn là họ nên đi ra trước. Những người đi theo này sẽ đi theo người lãnh đạo kiên trì bám đuổi mục tiêu vì họ thấy được tàm quan trọng của nhiệm vụ và mục tiêu. Người ta có cho rằng bạn là người tận tâm và tận tình, một lòng hướng tới mục tiêu chung không? Nếu đúng, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc! Đặc điểm một vài nhà lãnh đạo thành công: Jeff Bezos: Ông vua vương quốc thương mại điện tử : Trong cuộc sống này có khá nhiều người, nhờ vào một ý tưởng nào đó bỗng nhiên trở nên giàu có một cách đáng kinh ngạc. Jeff Bezos chính là một trong những người như vậy. Con người huyền thoại này đã bán ý tưởng lập cửa hàng ảo qua mạng cho các nhà đầu tư tiềm năng để rồi chỉ trong vòng 4 năm đã kịp hốt bạc tỷ.Ông là ông vua vương quốc thương mại điện tử Là một trong những nhân vật “liều nhất” trong giới CNTT, Jeff Bezos - cha đẻ mạng Amazon.com, đã gây không ít ngỡ ngàng cho giới kinh doanh khi đưa ra các kế hoạch kinh doanh tưởng chừng như điên rồ. Nhưng những gì ông làm lại ngày càng giúp hình ảnh Amazon thịnh vượng hơn. Và hiện nay, Amazon đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Yêu khoa học từ thuở nhỏ Ngày 12 tháng giêng năm 1964, Jeff Bezos cất tiếng khóc chào đời ở New Mexico.Hầu như cả tuổi thơ của mình Jeff ở với ông ngoại, Laurence Preston Gais - một người đàn ông có nhiều uy tín và ảnh hưởng. Ông ngoại của Jeff từng là Giám đốc của Ủy ban nguyên tử Mỹ ở Albuquerque.Jeff  đam mê kỹ thuật từ bé. Thậm chí khi còn chập chững biết đi, anh đã tự mình dùng tuốc nơ vít để tháo cũi ra. Lớn hơn chút, anh biến garage ô tô của bố mẹ thành phòng thí nghiệm cho những dự án khoa học của mình.Ông tốt nghiệp phổ thông trung học ở Miami, Jeff thi đỗ vào khoa vật lý thuộc trường ĐH Tổng hợp Princeton,ông đã tốt nghiệp đại học loại suất sắc và đã lọt vào tầm ngắm của công ty tài chính viễn thông Fitel, một công ty hàng đầu Hoa kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng. Jeff làm việc ở đây khoảng 1 năm. Sau đó Jeff tiếp tục thử sức ở công ty ứng dụng của khoa hoc máy tính cho thị trường chứng khoán D. E. Shaw, và sớm trở thành Phó chủ tịch của công ty và đang hướng tới một tương lai tươi sáng trong lĩnh vực tài chính. Nhưng cũng thời gian này, Jeff phát hiện ra một điều và chính nó đã làm thay đổi cuộc đời anh cũng như của lịch sử kinh doanh của nhân loại. Năm 1994, khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại. Jeffrey Bezos quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó ông bắt đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này. Tháng 7-1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ đã ra đời tại một nhà để xe ở thành phố Seattle.Jeff là người sáng  lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon.Giữa rất nhiều chủng loại hàng hóa,sản phẩm, khi đó Jeff chỉ chọn dăm ba mặt hàng mà ông cho rằng có thể bán chạy qua mạng Internet. Sách là mặt hàng chủ lực của Jeff, một loại sản phẩm dễ kinh doanh qua mạng nhất bởi nó không dễ dàng hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và tương đối dễ vận chuyển. Internet chính là một cái container lý tưởng để chứa sách, chứa các sản phẩm thông tin của ông.Jeff cho biết ông chọn sách để bán trước tiên vì đây là mặt hàng có nhiều lựa chọn. Ông cũng nói thêm “Sự khác biệt lớn nhất giữa Amazon và những công ty khác là ở chỗ Amazon đặc biệt chú ý đến khách hàng. Chúng tôi có những sản phẩm họ cần, họ chọn được và giá rất thấp.”Công việc kinh doanh tiến triển nhanh đến mức không ai ngờ tới. Khi công ty được công bố chính thức với công chúng vào năm 1997, có người nghi ngờ rằng liệu một tủ sách trên mạng như vậy có thể duy trì được vị trí của nó khi so với những nhà sách truyền thống như Barnes và Noble hay Borders hay không. Hai năm sau đó, thị phần của Amazon đã lớn hơn cả hai đối thủ kia cộng lại và Borders đang cố gắng đàm phán kinh doanh cùng với Amazon. Jeff Bezos cho biết "Mong muốn của chúng tôi là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên thế giới. Đây sẽ là nơi để mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn mua trên mạng”. Bezos là người dễ tính và hài hước. Nhưng mặt khác,ông vẫn luôn đòi hỏi ở nhân viên mình phải làm việc đúng thời hạn, năng suất lao động cao, sáng tạo và thông minh. Để khuyến khích nhân viên có ý tưởng mới, Bezos đã đưa ra chương trình “Just Do It”. Theo đó, người chiến thắng là người đưa ra những dự án có lợi cho công ty mà không cần phải đợi sếp đồng ý. Bezos tin rằng công ty sẽ được rất nhiều thứ nếu biết cách trao đổi thông tin với khách hàng và lắng nghe ý kiến của họ. Amazon.com khuyến khích khách hàng đưa ra những nhận xét và lời khuyên về những cuốn sách hay. Những điều kỳ diệu từ jeff Bezos: 1. Jeff Bezos quan tâm tận tình đến nhân viên và gia đình anh ta 2. Jeff đã khuyến khích bài tập 5-why để đi đến nguyên nhân cốt lõi tận cùng. 3.Ông buộc tất cả bên liên quan cùng tham gia  bằng cách mô tả bằng ví dụ trên, và đi đến nguyên nhân cốt lõi chứ không chỉ là triệu chứng (symptoms) của vấn đề. 4. Ông là nhà sáng lập và CEO của Amazon.com, nhưng ông lại quan tâm cả đến tình trạng bụi bẩn và sự cực khổ của nhân viên mình 5.Ông đã dạy chúng ta cần tập trung vào nguyên nhân cốt lõi-một cách nhanh nhất-chứ không chỉ dựa vào dữ liệu hay phân tích quá đáng về tình huống. Phương châm thành công của Jeff Bezos, "cha đẻ" website thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon.com được gói gọn trong một câu đơn giản nhưng có vẻ hơi điên rồ: "Muốn kiếm tiền, hãy cho không những gì bạn có". Jack Welch: Nhà quản lý tài ba của General Electric Jack Welch được coi là thần tượng của giới doanh nhân Mỹ GE là một tập đoàn quốc tế khổng lồ, thành lập năm 1892,sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực điện máy,đuợc biết đến là một trong những tập đoàn lớn nhất với tổng doanh thu hàng năm lên đến 130 tỉ USD. Đầu những năm 80, khi Jack Welch bắt đầu giữ vị trí phải chèo lái GE, tình hình lạm phát đang ở mức cao, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GE (chẳng hạn như đồ gia dụng) đang tỏ ra không mấy khả quan ở mọi thị trường, tương lai có vẻ đang mờ mịt. Nhưng Welch có nhiều ý tưởng khác nhau và có được sự ủng hộ cũng như nhiệt huyết để theo đuổi chúng.Ý tưởng lớn đầu tiên của ông là hướng sự tập trung quản lý để đưa sản phẩm của mình lên hạng nhất nhì trong ngành. Ông đã cùng đội ngũ của mình theo sát ý tưởng đó và đã đạt được một kết quả là GE tăng trưởng từ mức doanh thu 25 tỷ đôla với lợi nhuận 1,5 tỷ đôla năm 1980 lên mức 110 tỷ doanh thu với 10 tỷ đôla lợi nhuận vào năm 1999. Đó là một mục tiêu rõ ràng mà họ đã thực hiện được. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KỲ TÍCH ĐÁNG TỰ HÀO NHƯ VẬY? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bí quyết cũng như đặc điểm, phong cách lãnh đạo của ông. Quan điểm của Jack Welch về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của người điều hành cao nhất rất rõ ràng. Không ít nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn cho rằng điều hành nhân sự trước hết là phải quản lý, giám sát, kiểm tra - nhưng Jack Welch thì khác. Ông luôn khẳng định, nhà quản lý phải biết động viên, kích thích nhân viên làm việc, đạt được những kết quả mà chính bản thân họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là được. Ðể có thể thành công với phương châm quản lí đó, Jack Welch hiểu rằng chỉ với những lời khen, tiền thưởng, tăng lương thôi cũng chưa đủ. Mặt khác, là một nhà quản lý lão luyện và đầy kinh nghiệm thì ông cũng biết rằng với áp lực quá lớn thì con người cũng không nghĩ được nhanh hơn. Khi Jack Welch đánh giá nhân viên thì kết quả công việc là thước đo cao nhất. Với tính cách quyết đoán, dường như ông có vẻ khá nhanh chóng ưu ái, đãi ngộ và trọng dụng những người mà ông cho là được việc. Người ta cũng thấy ở ông một vị chủ tịch cương quyết và cứng rắn có một không hai. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm đầu tiên làm Chủ tịch tại Gen-eral Electric, Jack Welch đã sa thải tổng cộng 118.000 nhân viên, bằng hơn một phần tư toàn bộ biên chế của tập đoàn. Jack Welch đã nói rằng:"Tôi luôn tự nhủ mình như người làm vườn, một tay cầm bình nước tưới, tay kia là túi phân vun bón cho những hạt giống nhân viên được này mầm tươi tốt". Nghĩa là:hướng đạo và củng cố lòng tự tin của nhân viên. Trong những lúc khó khăn, hay khi giải quyết vướng mắc công việc, người lãnh đạo phải biết động viên đội ngũ nhân viên, nói để họ hiểu những khó khăn trước mắt lại chính là cơ hội để họ phát triển, để họ khẳng định mình. Đồng thời, ông luôn tâm niệm trong cư xử, hành động làm sao để nhân viên luôn nghĩ mình là người ngay thẳng, không thiên vị, minh bạch và rất đáng tin. Ông biết cách để điều tiết áp lực, giải toả tâm lí một cách thích hợp thông qua việc chỉ cho nhân viên cùng thấy những kết quả mà họ đã đạt được, đánh thức những tiềm năng và cả sự tự tin còn đang ẩn trong họ. Tự tin và táo bạo với các chiến lược kinh doanh:Không chỉ trong quản lí nhân sự, Jack Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với các quyết đinh chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Để đạt mục tiêu đưa GE trở thành tập đoàn số 1 thế giới. Jack Welch đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc số 2 thế giới. Vì thế mà hàng loạt sản phẩm không hiệu quả của GE bị Jack Welch thẳng tay loại bỏ. Mệnh lệnh "hoặc là bán hay phải đóng cửa" của Jack Welch với nhân viên cũng chính là một triết lí kinh doanh đầy tự tin và quyết tâm của ông. Tất cả các chiến lược nhân sự, kinh doanh táo bạo, dũng cảm, kiên quyết và rất thành công đều được xuất phát từ một sự tự tin cao độ của Jack Welch vào khả năng của mình. Khi được phỏng vấn, Jack Welch đã làm các ông chủ và chủ tịch đương nhiệm của GE lúc đó phải bất ngờ và sửng sốt khi ông rất tự tin và mạnh mẽ khẳng định mình là người sáng giá nhất, không ai có thể bằng ông trong việc lãnh đạo điều hành tập đoàn để vượt qua trì trệ và phát triển kinh doanh. Và thực tế gần 20 năm điều hành của ông đã chứng minh điều đó. Kinh nghiệm lãnh đạo của ông: "Một người lãnh đạo sẽ có rất nhiều cơ hội để làm được vô số việc cho nhiều người” Biết ơn Jack Welch, Tập đoàn GE ngày nay vẫn dành cho ông những đãi ngộ mà bình thường không thể có được với một người về hưu, dù đó là nguyên chủ tịch điều hành của tập đoàn. Ngoài lương hưu, ông còn được tặng một biệt thự, vẫ nhưởng chế độ xe đưa đón theo nhu cầu, một chuyên cơ Boeing 737 riêng... Tuy vậy không ít người vẫn nói điều đó không đáng kể so với những gì mà Jack Welch đã cống hiến và đem lại cho GE. Ðó không chỉ là lợi nhuận, là kết quả kinh doanh, là giá cổ phiếu mà còn là cả một văn hóa doanh nghiệp, một phương pháp và nghệ thuật quản lý tài tình Rupert Murdoch: Ông chủ News Corporation - tập đoàn báo chí truyền thông hàng đầu thế giới. Bước sang tuổi 76, Rupert Murdoch đã vươn lên vị trí thứ 32 trong danh sách những doanh nhân thành đạt nhất thế giới. Rupert Murdoch sinh ngày 11/3/1931 tại Melbourne, Australia, trong một gia đình có bố là doanh nhân khá thành đạt hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Được sống trong một môi trường có điều kiện vật chất khá thuận lợi, từ nhỏ Rupert Murdoch đã được gia đình cho sang Anh học tập.Được giáo dục trong môi trường nghiêm khắc,Rupert Murdoch đã có được một quyết tâm lớn trong học tập. Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông với kết quả khá cao tại trường Worcester College, Rupert Murdoch đã tiếp tục thi đỗ vào khoa kinh tế của trường Đại học Oxford.Trong thời gian học tập tại trường Rupert Murdoch đã từng là cộng tác viên tờ tạp chí danh tiếng Daily Express.Là một người có học thức sâu về lĩnh vực kinh tế, ngay trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Rupert Murdoch đã có những bài viết sắc sảo về chiến tranh và ông đã từng được coi là một trong những “nhà sử học của chiến tranh thế giới thứ I” tại Australia.Thế chiến kết thúc, Rupert Murdoch đã bắt đầu nghiệp viết báo, bằng chính tài năng và vốn hiểu biết của mình, sau một thời gian làm việc, ông đã được bầu vào vị trí tổng biên tập tại chi nhánh Năm 1952, khi đó vẫn đang học tại Oxford, Rupert Murdoch đã phải quay về Australia chịu tang bố và đảm nhiệm công việc phụ trách News Limited- một công ty truyền thông nhỏ với tờ tạp chí buổi chiều The News. Từ thời điểm này, Rupert Murdoch đã phải cùng một lúc làm hai công việc, vừa tiếp tục chương trình học tập, vừa điều hành hoạt động của News Limited.Tình hình công ty trong thời điểm ấy nhìn chung không mấy lạc quan: phần lớn nhân viên đang làm việc tại tờ báo đều có chung một mối lo về sự sụp đổ của News Limited và không khí làm việc đã bắt đầu nguội dần. Do đó, Rupert Murdoch đã nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu chương trình khôi phục News Limited.Để làm được điều này, Rupert Murdoch đã triệt để tận dụng khả năng thuyết phục và động viên nhân viên của mình tạo nhằm ra một luồng sinh khí làm việc mới cho toàn chi nhánh. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, không khí làm việc hăng hái chưa từng thấy trước đó đã được đẩy mạnh và tạo được bước chuyển biến đến kinh ngạc tại tờ báo. Từ bước khởi đầu đầy ấn tượng đó, Rupert Murdoch đã bước đầu ổn định được hoạt động của News Limited, lượng phát hành và tiêu thụ các số báo của The News đã bắt đầu tăng.Để tiếp tục mở rộng qui mô phát triển của công ty, Rupert Murdoch đã tìm cách thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sau đó là tập trung vào xây dựng chuyên mục quảng cáo đi vào chiều sâu cho tờ tạp chí The News. Quyết tâm biến chuyên mục này thành nguồn phát triển, với nguồn vốn không phải là mạnh của mình, Rupert Murdoch vẫn quyết định mua lại tờ Sunday Newspaper đang trước nguy cơ phải đóng cửa để khôi phục hoạt động.Song song với đó, Rupert Murdoch còn tiếp tục đầu tư một lượng vốn khá lớn vào nhập dây truyền kỹ thuật in báo khổ nhỏ tiên tiến trong thời điểm đó. Sau một loạt chương trình đầu tư đó, doanh thu từ các chuyên mục quảng cáo đã tăng lên rất nhanh, News Limited đã có được những khoản lãi và thanh toán được những khoản nợ trước đó đồng thời bắt đầu khuyếch trương hoạt động ra các khu vực lân cận.Bản lĩnh tự tin và quyết đoán trong kinh doanh của Rupert Murdoch một lần nữa được thể hiện: Rupert Murdoch còn tiếp tục mua lại và thiết lập thêm nhiều tờ báo mới như TV Week, New Idea, The Australian, The Daily Telegraph... Một trong số đó là tờ TV Week đã từng được tổ chức Southdown Press tại Melbourne bầu chọn là tờ tạp chí truyền hình thàn
Tài liệu liên quan