Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là
giai đoạn phát triển rực rỡvà đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thểnói đây là giai đoạn
nởrộcủa những tài năng văn học và đã đểlại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng
giá nhưNguyễn Công Hoan, VũTrọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao Bên cạnh những
gương mặt tiêu biểu ấy, chắc ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi
chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽvà
kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845).
Có mặt ởgiai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng
thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻvang trào lưu văn học
hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị
trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định nhưNam Cao.Với sốlượng
sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ởhai thểloại: phóng sựvà tiểu thuyết. Với
hai thểloại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và
cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng.
Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết
những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là
“lặng lẽvà kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽra đi” (Hoài Anh,2001;854) thếnhưng “cái
công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sựlặng lẽcủa văn đàn” (Hoài
Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình vềtrào lưu văn học hiện thực
phê phán 1930 - 1945 chỉtập trung vào những cây bút tên tuổi chứkhông mấy người quan
tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn nhưông. Đặc biệt là đối với
hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình
Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉlà những bài phê bình rời rạc trên các tạp
chí nhận xét vềmột vài khía cạnh trong tác phẩm.
Sựlặng lẽcủa văn đàn đã khiến cho vợcủa nhà văn đã tựcất công sưu tầm và tập
hợp lại những sáng tác của chồng đem công bốvới hi vọng những sáng tác ấy “được phổ
biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽnhìn nhận,
đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố.
Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽcó một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm
tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn
khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cảcuộc đời cho nghệthuật
và cho sựnghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm
lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cảcuộc đời để“làm vợmột nhà văn” (Bạch
Liên, 2003:879).
68 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
1
PHẦN MỞ ĐẦU
---X W---
1. Lí do chọn đề tài:
Trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là
giai đoạn phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể nói đây là giai đoạn
nở rộ của những tài năng văn học và đã để lại cho văn đàn Việt Nam những cây bút sáng
giá như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Bên cạnh những
gương mặt tiêu biểu ấy, chắc ít ai quan tâm đến sự đóng góp của những nhà văn mà tên tuổi
chưa sáng ngời trên trang viết. Trong đó có Nguyễn Đình Lạp - “một cây bút lặng lẽ và
kiên nhẫn” (Hoài Anh,2001:845).
Có mặt ở giai đoạn cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, cùng
thời với nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao - người đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học
hiện thực phê phán nhưng so với Nam Cao, Nguyễn Đình Lạp ít được chú ý hơn nhiều. Vị
trí của Nguyễn Đình Lạp trên văn đàn chưa được khẳng định như Nam Cao.Với số lượng
sáng tác ít ỏi, Nguyễn Đình Lạp được chú ý đến ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Với
hai thể loại này, ông đã có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và
cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nói riêng.
Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa đầy 39 tuổi, Nguyễn Đình Lạp “chưa kịp viết hết
những điều ông ấp ủ” (Bạch Liên,2003:29). Phương châm mà ông theo đuổi suốt đời đó là
“lặng lẽ và kiên nhẫn, kiên nhẫn viết rồi lặng lẽ ra đi” (Hoài Anh,2001;854) thế nhưng “cái
công phu kiên nhẫn của ông chỉ được đền đáp bằng sự lặng lẽ của văn đàn” (Hoài
Anh,2002:845). Biết bao công trình nghiên cứu, phê bình về trào lưu văn học hiện thực
phê phán 1930 - 1945 chỉ tập trung vào những cây bút tên tuổi chứ không mấy người quan
tâm đến một gương mặt âm thầm nơi góc khuất của làng văn như ông. Đặc biệt là đối với
hai tiểu thuyết đầu tay và cũng là hai tiểu thuyết duy nhất trong đời văn của Nguyễn Đình
Lạp: “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình rời rạc trên các tạp
chí nhận xét về một vài khía cạnh trong tác phẩm.
Sự lặng lẽ của văn đàn đã khiến cho vợ của nhà văn đã tự cất công sưu tầm và tập
hợp lại những sáng tác của chồng đem công bố với hi vọng những sáng tác ấy “được phổ
biến rộng rãi trong công chúng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:21), người đọc sẽ nhìn nhận,
đánh giá đúng mực những đóng góp của người chồng quá cố.
Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về đặc điểm
tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp trước cách mạng tháng tám. Qua đó, chúng tôi muốn
khẳng định lại những đóng góp của một nhà văn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật
và cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Chúng tôi hi vọng, đây là một cách đáp lại tấm
lòng của bà Bạch Liên - một người đã hi sinh cả cuộc đời để “làm vợ một nhà văn” (Bạch
Liên, 2003:879).
Cuối cùng khi thực hiện đề tài này, khoá luận sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm kiến
thức giúp ích cho công tác giảng dạy sau này.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Lớn lên “giữa cái xã hội đầy rẫy những “cạm bẫy người, những ổ lưu manh,
“thanh niên truỵ lạc” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:20), cha mẹ lại mất sớm, ấy thế mà Nguyễn
Đình Lạp lại xác định cho mình một con đường đi mà những thanh niên thời ấy chưa dễ gì
xác định được: đi theo con đường văn chương và sau này là con đường cách mạng. Có thể
vững bước đi trên con đường ấy trước hết là nhờ năng lực của bản thân Nguyễn Đình Lạp -
một người có tư chất thông minh, ham học hỏi, thích đọc sách báo nên ông đã tích luỹ cho
mình một vốn sống phong phú và vốn kiến thức văn chương sâu rộng. Bên cạnh đó,
Nguyễn Đình Lạp được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng,
lớn lên dưới sự dạy bảo kèm cặp của chú ruột là Nguyễn Phong Sắc - một cán bộ lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Điều đó khiến chúng ta dễ hiểu quá trình “lột xác”
nhanh chóng của Nguyễn Đình Lạp ngay khi biết đến văn hóa cứu quốc qua bạn bè những
năm tiền khởi nghĩa tháng tám.
Sống trên mảnh đất thị thành đầy những ung nhọt, Nguyễn Đình Lạp cũng nối gót
Vũ Trọng Phụng để ghi lại một cách chân thực cái xã hội ấy qua những thiên phóng sự điều
tra đăng báo. Và Nguyễn Đình Lạp đã được nhiều người chú ý đến ở một số phóng sự dài
như: Chợ phiên đi tới đâu (1937), Thanh niên truỵ lạc (1937), Cường hào (1938). Tên tuổi
của ông càng được chú ý hơn khi hai tiểu thuyết đầu tay được xuất bản: “Ngoại ô” - 1941
và “Ngõ hẻm” - 1943. “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết tiểu
thuyết” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25) nên tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp cũng “ngồn
ngộn chất phóng sự”, chất phóng sự thể hiện trước hết ở “tính đương thời và không gian
xác định trong thiên tự sự”(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34). Chính “cái không gian xác
định” trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp đã làm cho Vũ Quần Phương cảm thấy “đọc
Ngoại ô đã như đọc khảo cổ nếu chỉ nhìn vào địa hình địa vật” (Vũ Quần
Phương,2003:860). Và nói về “tính đương thời” của tác phẩm, ông cho rằng “nhiều chuyện
đời trong không gian khảo cổ lại đang là thời sự” (Vũ Quần Phương,2003:860-861). Có lẽ
chính vì thế mà tác giả đã tự gọi hai tiểu thuyết của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Trong
Tổng tập Văn Học Việt Nam - tập 33 – Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội – 2003 khi
tóm lược và trích một phần của hai tiểu thuyết này, tác giả cũng đã ghi ngay dưới nhan đề
“Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là “tiểu thuyết phóng sự - trích”. Thế nhưng, khi đưa Nguyễn Đình
Lạp vào hàng “nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã “không ngần ngại xếp Nguyễn Đình
Lạp vào hàng những nhà tiểu thuyết tả chân” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:34) và ông không
đồng ý khi tác giả gọi tác phẩm của mình là “phóng sự tiểu thuyết”. Ông cho rằng “Ngoại ô
chỉ là một tập tiểu thuyết tả thực, một tập tiểu thuyết tả chân vì nó có rất nhiều tưởng
tượng” (Vũ Ngọc Phan,1989:404). Căn cứ vào đó, Vũ Ngọc Phan đã xếp “Ngoại ô” vào
loại “tiểu thuyết tả chân có một ít khuynh hướng xã hội” (Vũ Ngọc Phan,1989:403). Cùng
với ý kiến của Vũ Ngọc phan, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho cách xếp loại của Vũ Ngọc
Phan như vậy là thoả đáng và Nguyễn Ngọc Thiện cũng chỉ ra “đặc sắc của bút pháp tự sự
của tác giả là phương diện tả chân, tả thực“có một ít về khuynh hướng xã hội” (Nguyễn
Ngọc Thiện,1995:34). Đồng quan điểm với hai ý kiến trên, tác giả Nguyễn Hoành Khung
khi viết về “Ngoại ô” trong Từ điển văn học (bộ mới) đã nhận định “Ngoại ô không có tính
chất phóng sự mà là tiểu thuyết với nhiều hư cấu” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1063)
Điểm qua một vài ý kiến về việc xác định thể loại đối với tiểu thuyết đầu tay của
Nguyễn Đình Lạp như trên để thấy được rằng sự ra đời của hai tiểu thuyết ấy cũng thu hút
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
3
được sự chú ý của người đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu nhưng không nhiều và tập
trung là giai đoạn gần đây. Còn trước kia, như PGSTS Lê Thị Đức Hạnh đã nói: “So với
một số nhà văn hiện thực khác, Nguyễn Đình Lạp còn chưa được chú ý đúng mức…đó
không chỉ là một thiệt thòi cho nhà văn mà phần nào làm cho bức tranh văn học sử nước
nhà bị những nét mờ không đáng có” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25). Tuy nhiên, qua quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi cũng tập hợp được một số ý kiến đánh giá của
các nhà nghiên cứu phê bình cụ thể ở các phương diện sau:
2.1. Những nhận xét về giá trị nội dung của tiểu thuyết:
“Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” ra mắt người đọc vào những năm cuối của trào lưu văn học
hiện thực phê phán - giai đoạn 1940 - 1945 - “khi mà không khí văn đàn không còn được
sôi nổi, nhộn nhịp như thời kì trước (1936 - 1939) nên ít được phê bình, giới thiệu… làm
cho tác phẩm bị giảm tiếng vang” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:26). Nguyễn Đình Lạp xuất hiện
khi trên văn đàn đã có những cây đa, cây đề của lĩnh vực tiểu thuyết như: Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Trong tâm thế của một người đến muộn,
Nguyễn Đình Lạp đã xác định cho mình một lối đi riêng: đi vào khai thác một đề tài tương
đối mới mẻ - cuộc sống dân nghèo thành thị trước cách mạng.Với đề tài này, Nguyễn Ngọc
Thiện đã công nhận, ông đã có “những trang viết thành công…xứng đáng được chọn vào
hàng nhà văn số một viết về hạng người này ở ngoại ô Hà Nội trước năm 1945” (Nguyễn
Ngọc Thiện,1995;35). PGSTS Lê Thị Đức Hạnh trong bài viết Sáng tác của Nguyễn Đình
Lạp đăng trên tạp chí văn học số 3-2002:23 cũng đã nhận định “khi nói về tiểu thuyết viết
về cuộc sống của người nông dân thì có thể kể ra hàng loạt những cuốn tiêu biểu: Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… Về tiểu tư sản có: Sống mòn
của Nam Cao, Cuộc sống, Hơi thở tàn của Nguyên Hồng,… nhưng về dân nghèo thành thị
thì chỉ có “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” của nguyễn Đình Lạp là sáng giá”. Với bút pháp tả
chân sắc sảo, Nguyễn Đình Lạp đã khai thác đề tài ấy một cách có hiệu quả. Chính vì vậy
mà PTS Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết Những cuộc đời bị dồn đẩy trong tiểu thuyết tả
chân của Nguyễn Đình Lạp, tạp chí văn học số 12 – 1995:35 đã khẳng định: “Cái mà tiểu
thuyết Nguyễn Đình Lạp có sức hấp dẫn người đọc đương thời cũng như người đọc hôm
nay có lẽ nằm ở nội dung hiện thực độc đáo với bút pháp tả chân sắc sảo cùng là tư tưởng
nhân bản toát ra từ toàn bộ tác phẩm”. Trong cái “nội dung hiện thực độc đáo ấy hàm
chứa một thái độ phê phán của tác giả đối với những mặt trái của xã hội” (Nguyễn Ngọc
Thiện,1995:35) nên Nguyễn Ngọc Thiện còn coi “đó là một bức tranh chân thực, sắc sảo…
được miêu tả sinh động và giàu ý nghĩa phê phán, tố cáo” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35).
“Miêu tả cuộc sống bi thương của dân nghèo thành thị” (Nhiều Tác giả,1978:151),
cùng với những nhà văn hiện thực đương thời, Nguyễn Đình Lạp đã góp phần ghi lại một
cách phong phú đời sống xã hội ta trước cách mạng, giúp người đọc hôm nay thấy được
“những lạc hậu, nghèo đói, khổ ải, những tráo trở, biến động, những thét gào” (Dương
Nghiễm Mậu,2000:115-116) của những kiếp người dưới đáy xã hội như nhận định của
Dương Nghiễm Mậu trong bài Viết về Vũ Trọng Phụng. Còn Phan Cư Đệ trong Tiểu thuyết
hiện đại đã xếp tiểu thuyết của nguyễn Đình Lạp vào hàng những tiểu thuyết hiện thực phê
phán – “cái đáng nói nhất”(Phan Cư Đệ,1978:56) của văn học công khai 1930 -1945. Bởi
vì nó tha thiết quan tâm đến cuộc đời những người dân nghèo sống chui rúc trong các “Ngõ
hẻm” của vùng “Ngoại ô”. Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại cũng đồng ý đây là
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
4
“một truyện cảm động, nhiều cảnh khổ của dân nghèo miền ngoại ô được tác giả tả rất kĩ”
(Vũ Ngọc Phan,1989:404).
Trên bức tranh sẫm màu của “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, Nguyễn Đình Lạp còn “phát
hiện và khẳng định những nét đẹp đẽ trong tâm hồn những con người sống nghèo khổ, tăm
tối ấy”(Nguyễn Hoành Khung,2004:1064) bằng “tâm hồn trong sáng tin yêu trong vũng
bùn đen” (Phạm Khánh Cao,2003:873). Điều này được Phạm Khánh Cao nói đến trong bài
viết của mình và kết luận Nguyễn Đình Lạp là “một trong những nhà văn đem lại niềm tin
yêu con người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phức tạp kể cả tình huống ngặt nghèo”
(Phạm Khánh Cao,Báo văn nghệ TPHCM số 6 - 12 tháng 1 – 1994:878). Đối với nhà văn
Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp – “Nhà văn của những thân phận hèn mọn”,
ông nhận định rằng: “Viết về những thân phận hèn mọn cũng có những thái độ và bút pháp
khác nhau”. Trong đó, ông phê phán lối viết lệch lạc “điểm chút thương hại, chút lòng cứu
vớt”, hay rơi vào “Chủ nghĩa khốn khổ”- “cố tình phơi bày dồn dập những cái khốn khổ
khốn nạn đè lên một kiếp người đến ngột thở và không thể nào cưỡng nổi, dường như là
định mệnh vậy” (Bùi Hiển,2003:847). Còn đối với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp thì ông
nhận thấy “ấn tượng nổi bật vẫn là mối cảm thông, tấm lòng ưu ái của tác giả… Niềm ưu ái
chân thành, chia sẻ, hoàn toàn xa lạ với phong cách xót thương cứu vớt hoặc với thứ “Chủ
nghĩa khốn khổ” lạnh lùng hời hợt vừa nói trên kia” (Bùi Hiển,2003:850). Tiếp cận và phơi
bày hiện thực bằng “nhân sinh quan mới mẻ tiến bộ” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:24), Nguyễn
Đình Lạp đã tiến xa hơn các cây bút đương thời về mặt tư tưởng. Chính vì thế mà Hoài Anh
khi phác hoạ “chân dung” Nguyễn Đình Lạp trong “Chân dung văn học” đã nhận xét đôi
dòng về tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp : “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp đã mang tính hiện
thực nghiêm nhặt và đã hé ra khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghĩa chứ không phải là hiện
thực phê phán thông thường” (Hoài Anh,2001:850).
Dù có những nhận xét, đánh giá khác nhau về nhiều khía cạnh nội dung của tác
phẩm nhưng tựu trung lại, các ý kiến đều thống nhất công nhận giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo của tác phẩm. “Ngoại ô”, “Ngõ hẻm” là một bức tranh chân thực cảm động của
cuộc sống dân nghèo thành thị, được vẽ lên bằng tất cả tấm lòng ưu ái chân thành của tác
giả.
2.2. Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết:
Là một tài năng nở muộn trong làng tiểu thuyết, Nguyễn Đình Lạp đã khẳng định sự
có mặt của mình không chỉ ở việc chọn cho mình mảnh đất hiện thực ít dấu chân người
bước tới mà còn ở bút pháp thể hiện đặc sắc như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét trong bài
Tường thuật về cuộc hội thảo khoa học bàn về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Lạp
: Nguyễn Đình Lạp “có những tìm tòi mới mẻ độc đáo trong cách thể hiện nên đã gây được
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc” (Lê Thị Đức Hạnh,2003:845).
Để tái hiện một cách chân thực quang cảnh “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm” trước cách
mạng, Nguyễn Đình Lạp thành công trước hết ở “bút pháp tả chân sắc sảo” như Nguyễn
Ngọc Thiện đã nhận xét: “Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ hẻm”, người đọc sửng sốt và thú vị
trước những trang miêu tả tài hoa của tác giả” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:35-36). Hoài
Anh trong quyển Chân dung văn học cũng công nhận Nguyễn Đình Lạp “đã có những
trang miêu tả đặc sắc” về khung cảnh lao động nhộn nhịp của một góc ngoại thành Hà Nội
“xen lẫn với những trang tả cảnh thiên nhiên tươi mát, đậm đà, chứng tỏ anh có biệt tài về
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
5
miêu tả cảnh sắc của vùng ngoại ô ở phía nam Hà Nội” (Hoài Anh,2001:849). Còn đối với
Bùi Hiển trong bài viết về Nguyễn Đình Lạp Nhà văn của những thân phận hèn mọn, ông
đã nhận xét: “Ngần ấy cảnh ngộ được tác giả miêu tả bằng một bút pháp khá linh hoạt,
nhuần nhuyễn” (Bùi Hiển,2003:850).
Bên cạnh “biệt tài” trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống bên ngoài, Nguyễn Đình
Lạp cũng tỏ ra hết sức tinh tế khi thể hiện tâm lý bên trong của nhân vật bởi “ông là người
rất tinh tế”, năng truy tìm những cảm giác “thấp thoáng” (Nguyễn Lương Ngọc,2003:857)
Hoài Anh cũng cho rằng “Nguyễn Đình Lạp có những thành công đáng kể” trong việc “thể
hiện tính cách, tâm lý của nhân vật” (Hoài Anh,2001:849-850). Còn đối với Lê Thị Đức
Hạnh, nếu như trong phần trình bày về phóng sự của Nguyễn Đình Lạp, cô có nhận định
“Nguyễn Đình Lạp chưa thật sắc sảo trong phân tích tâm lý miêu tả nhân vật” thì đến phần
nói về tiểu thuyết, cô đã có sự so sánh “không như ở phóng sự, đến tiểu thuyết nhiều lúc
Nguyễn Đình Lạp tỏ ra khéo léo, thậm chí tài tình khi miêu tả tâm lí nhân vật” (Lê Thị Đức
Hạnh,2002:22-25)
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bên cạnh hạn chế không thể phủ nhận là “chưa có
được những nhân vật điển hình có bề sâu” như Nguyễn Hoành khung nhận xét (Từ điển
văn học), Nguyễn Đình Lạp cũng đã xây dựng được thế giới nhân vật đông đảo để lại nhiều
ấn tượng trong lòng người đọc như nhận định của Lê Thị Đức Hạnh: “số lượng nhân vật
nhiều, phát triển ở đa tuyến, mà vẫn có không ít nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.. Có
những nhân vật, tuy không phải là chính song cũng thu hút được sự chú ý của người đọc
bởi một vẻ đẹp riêng” (Lê Thị Đức Hạnh,2002:25).
Góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tiểu thuyết không thể không nhắc đến nghệ thuật
trần thuật. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Lạp đã có “cách diễn đạt… nhuần
nhuyễn, tinh tế” như Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét. Đó còn là “cách diễn đạt thoát” như
Thế Phong – “một nhà nghiên cứu ở miền nam về tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp” (Lê
Thị Đức Hạnh,2002:25) đã nhận định. Nguyễn Ngọc Thiện thì cho rằng, tác giả đã lôi cuốn
người đọc “theo diễn biến câu chuyện và số phận nhân vật cho đến khi ngã ngũ, kích thích
người đọc tranh luận với sự phân tích, bình phẩm của người kể chuyện cố làm ra vẻ khách
quan đứng ngoài cuộc” (Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). Đóng vai trò quan trọng tạo nên sự
thành công của nghệ thuật trần thuật là giọng điệu kể chuyện. Đọc “Ngoại ô” và “Ngõ
hẻm”, “người đọc nhận ra giọng tự sự chân phương nhanh và hoạt, ẩn chứa một cái nhìn
khách quan, nhân đạo” như Nguyễn Ngọc Thiện (1995) nhận xét. Nguyễn Đình Lạp đi vào
phê phán, tố cáo hiện thực xã hội bằng một giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn so với một
số nhà văn khác. Và theo Bùi Hiển đó là một “giọng điệu ôn hoà… nhưng cũng có công
phơi trần hiện thực chứa đầy bi kịch, khiến người đọc phải suy ngẫm về cuộc sống quanh
mình và rút ra kết luận” (Bùi Hiển,2003:847). Có lẽ vì thế mà Phạm Khánh Cao cho rằng
“văn của ông có khả năng thấm vào lòng người” (Phạm Khánh Cao,1994:876).
Hầu hết những ý kiến phê bình đều công nhận những đặc sắc về nghệ thuật của tiểu
thuyết. Bên cạnh đó, tiểu thuyết cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế như một số nhà
phê bình đã nhận xét. Trước hết là nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện
đại cho rằng: “nhiều đoạn tác giả dàn việc thiếu nghệ thuật và có mấy đoạn tác giả xét
nhận không được tinh tế”. Cuối bài viết, ông đã thẳng thắn kết luận: “Nguyễn Đình Lạp
chưa được vững chãi trong lối tả thực… văn ông viết lại không được kĩ, không được gọn
có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, lời nhiều ý ít”. Cũng đồng ý với ý kiến của Vũ Ngọc Phan,
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
6
Nguyễn Ngọc Thiện còn nói thêm “không phải lúc nào ngòi bút Nguyễn Đình Lạp cũng giữ
được tinh tế, nhuần nhuyễn trọn vẹn. Có lúc ông rơi vào tẻ nhạt, tầm thường xoàng xĩnh”
(Nguyễn Ngọc Thiện,1995:36). “Từ một cây bút nhiều năm viết phóng sự chuyển sang viết
tiểu thuyết nên đôi khi Nguyễn Đình Lạp chú ý tả việc hơn tả người và bố cục chưa được
chặt chẽ lắm” như nhận xét của Lê Thị Đức Hạnh (2002). Cũng nhận ra được nhược điểm
đó, Bùi Hiển (2003) cho rằng “truyện đôi khi hơi xô lệch có lẽ do chất phóng sự ngồn ngộn
chen vào”. Tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng nhìn nhận “bên cạnh những trang chân
thực cảm động, ngoại ô còn để lộ những khía cạnh non yếu, kết cấu thiếu chặt chẽ, tình tiết
đôi khi còn dễ dãi” (Nguyễn Hoành Khung,2004:1064).
2.3. Nhận xét chung:
Như khoá luận đã trình bày tiểu thuyết của Nguyễn Đình Lạp ít được quan tâm
nghiên cứu một cách toàn diện nhưng phong cách riêng độc đáo của một nhà tiểu thuyết
nhiều năm thử bút trên lĩnh vực phóng sự là không thể phủ nhận được.
Qua quá trình tổng hợp ý kiến của các nhà phê bình nghiên cứu về những vấn đề có
liên quan đến luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù có những ý kiến khen chê khác
nhau nhưng nhìn chung những ý kiến đều khẳng định tài năng cũng như đóng góp của
Nguyễn Đình Lạp cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Bên cạnh đó, các
nhà nghiên cứu cũng công nhận tiểu thuyết của ông còn có những hạn chế nhất định. Trên
cơ sở kế thừa ý kiến của các nhà phê bình, chúng tôi cũng có sự tự phát hiện, khám phá để
hiểu rõ hơn những nét riêng trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Đình Lạp ở
lĩnh vực tiểu thuyết. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn
khách quan hơn để đánh giá chính xác những đóng góp của một nhà văn đầy tâm huyết như
Nguyễn Đình Lạp cho quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam tính đến năm 1945.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp”, chúng tôi sẽ tập trung nghiên
cứ