Để đáp ứng nhu cầu về thiết bị, phụ tùng, vật tư để sản xuất xi măng, Tổng công ty xi măng quyết định thành lập phòng xuất nhập khẩu xi măng theo Nghị định số 59/HĐBT ngày 14/04/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Công văn thoả thuận số 1367/BNgT – TCCB ngày 14/03/1988 của Bộ ngoại thương.
66 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng
I. ĐặC ĐIểM KINH Tế Và Tổ CHứC Bộ MáY HOạT ĐộNG KINH DOANH TạI CÔNG TY XUấT NHậP KHẩU XI MĂNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Để đáp ứng nhu cầu về thiết bị, phụ tùng, vật tư để sản xuất xi măng, Tổng công ty xi măng quyết định thành lập phòng xuất nhập khẩu xi măng theo Nghị định số 59/HĐBT ngày 14/04/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Công văn thoả thuận số 1367/BNgT – TCCB ngày 14/03/1988 của Bộ ngoại thương.
Do nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu xi măng căn cứ vào Quyết định số 692/BXD – TCCB ngày 31/11/1990 của Bộ xây dựng quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Công ty xuất nhập khẩu xi măng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1991. Với:
Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Cement Trading Company
Tên viết tắt: VINACIMEX
Địa chỉ: 228 Đường Lê Duẩn - Đống Đa – Hà Nội
Tel: (84 – 4).851 2424 – 851 5953
Fax: (84 – 4).851 3748 – 851 7780
Email: vinacimex@fmail.vnn.vn
Và công ty được thành lập lại theo Quyết định số 025A/BXD – TCLĐ ngày12/02/1993 của Bộ xây dựng về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 588/HĐBT ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu xi măng trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Để tạo điều kiện cho hoạt động của công ty trên địa bàn cả nước, Bộ xây dựng đã quyết định thành lập các chi nhánh của công ty với chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các thủ tục giao nhận hàng và xử lý các phát sinh trong quá trình giao nhận hàng tại khu vực phía Bắc và phía Nam:
- Ngày 15/03/1991 Bộ xây dựng đã có quyết định số 154/BXD – TCLĐ thành lập chi nhánh công ty xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 19 Đường Hồ Tùng Mậu, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Ngày 04/07/1997 Bộ xây dựng đã có quyết định số 333/BXD – TCLĐ thành lập văn phòng đại diện Công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Hải Phòng. Theo quyết định số 469/XMVN – TCLĐ, Tổng công ty xi măng Việt Nam bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nâng cấp đại diện công ty tại Hải Phòng thành chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu xi măng tại Hải Phòng.
Địa chỉ: 14 Đường Hồ Xuân Hương, TP Hải Phòng
Với xu hướng hội nhập, mở rộng thị trường, Tổng công ty xi măng Việt Nam có quyết định thành lập văn phòng đại diện ở Viên Chăn – Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo quyết định số 315/XMVN – HĐBT ngày 08/11/1999. Nhưng do nhu cầu xi măng trong nước quá cao, phải nhập clinker từ nước ngoài nên không có xi măng để xuất khẩu. Nên đến năm 2000 thì văn phòng đại diện của công ty tại Lào ngừng hoạt động.
Công ty xuất nhập khẩu xi măng là doanh nghiệp nhà nước, là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo mẫu qui định. Công ty có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và tài khoản tiền Việt Nam tại các Ngân hàng khác nhau nhưng chủ yếu ở Ngân hàng công thương Việt Nam.
Tổng số vốn của Công ty xuất nhập khẩu xi măng khi mới thành lập là: 6.418.000.000đ. Trong đó:
- Vốn cố định: 362.000.000đ
- Vốn lưu động: 6.056.000.000đ
Vốn của công ty do ngân sách cấp và do công ty tự bổ sung:
- Vốn ngân sách cấp: 3.151.000.000đ
- Vốn công ty tự bổ sung: 3.627.000.000đ
Nguồn vốn công ty được nhà nước cho phép huy động thêm là 35.000.000.000đ
Trong hơn 10 năm qua, Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình. Nguồn vốn của Công ty xuất nhập khẩu xi măng được bảo toàn và phát triển. Trong thời gian tới (2006-2010), công ty sẽ tiến hành việc sáp nhập vào Tổng công ty xi măng, chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc bình ổn thị trường xi măng trong cả nước.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
2.1.1.Chức năng
Công ty xuất nhập khẩu xi măng hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế thương mại về nhập khẩu chuyên ngành vật tư, thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ phục vụ sản xuất xi măng trong ngành. Công ty nhập khẩu giấy Krat, hạt nhựa PP để sản xuất vỏ bao xi măng, gạch chịu lửa, vữa chịu lửa để xây lò xi măng…Ngoài ra, công ty nhập các thiết bị chuyên dùng trong dây chuyền sản xuất xi măng, các loại xe ủi, xe xóc. Do nhu cầu xi măng trong nước cao nên công ty phải nhập xi măng và clinker để tạo xi măng đáp ứng đủ cho toàn ngành sản xuất xi măng.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng, công ty có 7 nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:
- Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Tổng công ty xi măng.
- Nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm và dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty xi măng.
- Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư phụ tùng, thiết bị lẻ chuyên ngành và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
- Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả trên thế giới cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới.
- Chịu trách nhiệm quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn Tổng công ty để thanh toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt. Tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, xuất nhập khẩu và các quy chế giao dịch đối ngoại của Bộ, Nhà nước quy định.
Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được phép huy động vốn của các tổ chức kinh tế trong và ngoài theo hướng dẫn chung của nhà nước để phục vụ cho sản xuất kinh doanh phát triển ngành, trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trang trải vốn vay.
- Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Công ty thực hiện nghiệp vụ kinh tế đối ngoại và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng đã được Bộ ngoại thương (nay là Bộ thương mại) thoả thuận tại công văn 1387/HĐBT – TCCB ngày 12/05/1988.
Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức kinh tế và thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng kinh tế, tiến hành các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư; được cử cán bộ tham gia hội thảo, hội chợ; được trao đổi thông tin kinh tế kỹ thuật của các ngành công nghiệp xi măng theo các qui định hiện hành của Bộ, Nhà nước và Luật quốc tế.
2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Theo giấy đăng ký kinh doanh sè 105704 ngày 11/02/1993 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, lĩnh vực kinh doanh của công ty gồm:
- Nhập khẩu uỷ thác
- Nhập khẩu trực tiếp
Quá trình kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu xi măng được thực hiện như sau:
§¬n ®Æt hµng cña c¸c c«ng ty xi m¨ng
Ký kÕt hîp ®ång nhËp khÈu
Më thÇu
Më L/C cho nhµ cung cÊp
Giao hµng cho c¸c c«ng ty xi m¨ng
Thu tiÒn
NhËn hµng t¹i c¶ng, cöa khÈu
Ký kÕt hîp ®ång néi
Gäi thÇu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ trình tự kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Công ty xuất nhập khẩu xi măng là công ty kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh thương mại về nhập khẩu theo đơn đặt hàng chuyên ngành vật tư, thiết bị phụ tùng và thiết bị toàn bộ, xi măng, clinker phục vụ toàn bộ ngành xi măng theo hình thức bán vận chuyển thẳng. Trình tự kinh doanh được thực hiện như sau:
Bước 1: Các công ty xi măng trong và ngoài Tổng công ty xi măng có nhu cầu về thiết bị, phụ tùng, vật tư… sẽ gửi đơn đặt hàng đến cho Công ty xuất nhập khẩu xi măng. Nhận được đơn đặt hàng, phòng nghiệp vụ và phòng kế toán sẽ tính và lên các phương án giá mặt hàng theo yêu cầu trong đơn đặt hàng.
Bước 2: Thực hiện ký hợp đồng nội giữa Công ty xuất nhập khẩu xi măng với công ty có yêu cầu nhập khẩu.
Bước 3: Sau đó công ty tổ chức gọi và đấu thầu lô hàng với nhà cung cấp nước ngoài. Công ty sẽ chọn ra một nhà cung cấp thoả mãn tốt nhất các đơn đặt hàng công ty gọi thầu.
Bước 4: Thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế (hợp đồng ngoại thương) với nhà cung cấp trúng thầu.
Bước 5: Công ty mở L/C cho nhà cung cấp tại ngân hàng.
Bước 6: Nhà cung cấp sẽ giao hàng cho công ty. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu được thực hiện theo điều kiện giá CIF, CIP và vận chuyển theo đường hàng không hoặc đường biển.
Bước 7: Khi nhận được hàng, công ty bán giao chuyển thẳng lại cho các công ty xi măng. Hàng hóa có thể do chính công ty vận chuyển giao cho khách hàng hoặc công ty thuê ngoài vận chuyển giao hàng cho các đơn vị đặt hàng.
Bước 8: Khi đơn vị đặt hàng kiểm tra hàng đúng theo yêu cầu và chấp nhận thanh toán thì Công ty tiến hành thu tiền.
Công ty kinh doanh nhập khẩu hàng hoá theo hai hình thức là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu trực tiếp.
- Nhập khẩu uỷ thác: Công ty ký kết hợp đồng nội (hợp đồng uỷ thác) với các công ty xi măng. Các công ty xi măng là bên giao uỷ thác giữ vai trò là bên mua dịch vụ uỷ thác. Công ty xuất nhập khẩu xi măng là bên nhận uỷ thác nhập khẩu, là bên cung cấp dịch vụ uỷ thác, là đơn vị trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức tiếp nhận hàng và thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài tiền mua hàng. Các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng sẽ được công ty trực tiếp thanh toán hộ bên uỷ thác. Khi kết thúc dịch vụ uỷ thác Công ty được hưởng hoa hồng uỷ thác thường là 0.9% trên giá CIF của các hàng hoá, vật tư nhập khẩu.
- Nhập khẩu trực tiếp: Nhập khẩu trực tiếp gồm hai giai đoạn là nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng nhập khẩu. Thực chất của hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động mua và bán hàng hoá không qua kho mà bán vận chuyển thẳng. Công ty được ghi doanh số nhập khẩu và doanh số bán hàng nhập khẩu; các chi phí, thuế nhập khẩu được tính vào trị giá vốn hàng nhập khẩu. Đây là hoạt động tạo doanh thu chủ yếu của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu xi măng kinh doanh trên cơ sở hạch toán đủ bù đắp chi phí có lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Ngoài ra, công ty còn thực hiện một số công việc cho các công ty liên doanh, tư vấn trong thương thảo hợp đồng, tham gia nhập khẩu cho các đơn vị ngoài Tổng công ty xi măng.
2.3. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Công ty kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh theo sự phân công của công ty.
Công ty tiến hành kinh doanh những mặt hàng sau:
- Vật tư: Clinker, thạch cao để pha cùng phụ gia thành xi măng, giấy Krat, hạt nhựa PP dùng để sản xuất vỏ bao xi măng, gạch chịu lửa, vữa chịu lửa để xây lò xi măng, sợi amiăng sản xuất tấm lợp, nguyên liệu dùng sản xuất gạch chịu lửa tại nhà máy gạch kiềm tính Việt Nam.
- Thiết bị phụ tùng: Các loại thiết bị chuyên dùng trong dây chuyền sản xuất xi măng, các loại xe chuyên dùng như xe ủi, xe xóc, xe trọng tải lớn…và các phụ tùng thay thế trong dây chuyền sản xuất.
- Thiết bị toàn bộ cho cả nhà máy xi măng mới, công suất từ 1,2 đến 1,4 triệu tấn/1 năm chủ yếu phục vụ cho việc đầu tư và phát triển ngành xi măng hoặc thiết bị toàn bộ để cải tạo môi trường hoặc nâng cấp công suất của các nhà máy xi măng.
- Dịch vụ vận chuyển, giao nhận các lô hàng nhập khẩu. Tư vấn cho các dự án xây dựng các nhà máy xi măng.
2.4. Đặc điểm thị trường kinh doanh
Công ty xuất nhập khẩu xi măng nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư, clinker phục vụ cho dây truyền sản xuất xi măng trong nước, nhằm đảm bảo đủ xi măng cung cấp cho thị trường, ổn định thị trường.
Do vậy, thị trường tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu của công ty chủ yếu là những đơn vị thành viên của Tổng công ty xi măng như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty bao bì Bỉm Sơn, Công ty Hà Tiên, Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hải Phòng…Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhập khẩu cho các công ty không thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu xi măng thực hiện bán hàng tại cảng, kho đầu mối của các nhà máy xi măng trong ngành.
Trong thời gian tới (2005-2010) Tổng công ty xi măng sẽ thực hiện đầu tư thêm các nhà máy xi măng như dự án xi măng Hải Phòng mới, dự án xi măng Tam Điệp, dự án xi măng Hoàng Thạch 3, dự án xi măng Bình Phước… nên thị trường tiêu thụ của Công ty xuất nhập khẩu xi măng sẽ ngày càng được mở rộng.
Ngoài ra, Tổng công ty xi măng đang cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu xi măng trong nước để có thể xuất khẩu xi măng ra nước ngoài. Do đó, Công ty đã và đang nghiên cứu thêm thị trường xuất khẩu xi măng ra nước ngoài và Công ty xuất nhập khẩu xi măng sẽ là đầu mối trong việc xúc tiến thương mại và tiến hành xuất khẩu mặt hàng này. Một trong những mục tiêu quan trọng của công ty khi tiến hành xuất khẩu xi măng là thu ngoại tệ để nhập trang thiết bị nước ngoài phục vụ cho sản xuất toàn ngành.
2.5. Đánh giá chung kết quả kinh doanh qua một số năm
Trong hơn 10 năm qua Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã có những bước phát triển đáng kể, ngày một hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,hoạt động với mục tiêu bù đắp chi phí, có lợi nhuận, đồng thời phối hợp với các thành viên khác để hoàn thành nhiệm vụ do Tổng công ty giao cho. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc công ty luôn hoàn thành kế hoạch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Trong hơn 10 năm qua:
- Công ty luôn bảo toàn, phát triển vốn và tài sản, đã bổ sung tích luỹ thêm cho vốn lưu động trên 50 tỷ đồng.
- Nộp vào ngân sách Nhà nước khoảng 900 tỷ đồng.
- Lợi nhuận của công ty tổng cộng đạt trên 95 tỷ đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu được thực hiện đạt trên 800 triệu USD.
Có thể nhận thấy thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM
2003 – 2004 – 2005
PHẦN I: LÃI (LỖ) Đơn vị tính:VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
449.614.278.210
484.342.145.419
357.773.975.743
Doanh thu thuần
449.614.278.210
484.342.145.419
357.773.975.743
Giá vốn hàng bán
434.126.370.489
458.364.961.584
345.175.511.313
Lợi nhuận gộp
15.487.907.721
25.977.183.835
12.598.464.430
Doanh thu tài chính
2.004.191.844
5.138.419.297
3.358.810.301
Chi phí tài chính
719.551.506
5.157.923.012
4.382.879.943
Chi phí bán hàng
9.310.456.429
18.832.319.702
4.580.991.810
Chi phí quản lý DN
5.741.349.714
5.833.331.961
5.590.031.793
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1.720.741.916
1.292.028.457
1.403.371.185
Thu nhập khác
1.072.166.253
232.581.968
329.125.017
Tổng lợi nhuận trước thuế
2.753.231.724
1.524.071.097
1.732.365.772
Thuế TNDN
780.350.044
410.194.068
336.102.416
Lợi nhuận sau thuế
1.972.881.680
1.113.877.029
1.396.263.356
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003-2004-2005
Tình hình biến động kinh tế trên thế giới tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây:
- Doanh thu qua các năm, cụ thể là:
+ Năm 2004 so với 2003: =108%
Doanh thu năm 2004 tăng 8% so với năm 2003 tương ứng tăng 34.727.867.209 đồng.
+Năm 2005 so với 2004:=84%
Doanh thu năm 2005 giảm 26% so với năm 2004 tương ứng giảm 126.568.169.676 đồng.
- Nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại biến động ngược lại, cụ thể là:
+ Năm 2004 so với năm 2003:56%
Lợi nhuận sau thuế giảm 44% tương ứng là 859.004.651 đồng. Ta thấy doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm đó là do chi phí bán hàng tăng cao.
+ Năm 2005 tăng so với năm 2004:=125%
Lợi nhuận sau thuế tăng 25% tương ứng là 282.306.327 đồng.
Cụ thể, ta có thể thấy tình trạng tài chính và kết quả của Công ty qua 3 năm được qua bảng đánh giá khái quát tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty:
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.1. Bố trí cơ cấu tài sản
- TSCĐ/Tổng tài sản (%)
4.20
2.75
3.52
- TSLĐ/Tổng tài sản (%)
95.80
97.25
96.48
1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn (%)
60.68
72.66
65.20
- Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn (%)
39.32
27.34
34.80
2. Khả năng thanh toán
2.1.Khả năng thanh toán hiện hành (lần)
1.65
1.38
1.53
2.2.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần)
1.60
1.35
1.50
2.3.Khả năng thanh toán nhanh (lần)
0.17
0.30
0.31
3. Tỷ suất sinh lời
3.1. Lợi nhuận / Doanh thu
- TS Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu (%)
0.61
0.33
0.48
- TS Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu (%)
0.44
0.24
0.39
3.2. Lợi nhuận / Tổng tài sản
- TS Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản (%)
1.78
0.74
1.00
- TS Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (%)
1.28
0.54
0.80
3.3. Lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn CSH (%)
3.25
1.98
2.31
Bảng 2.2: Đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Nhìn chung, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2005 đều giảm so với năm 2003.
Việc giảm lợi nhuận này là do các nguyên nhân sau:
- Tình hình kinh tế thế giới không ổn định. Giá cả của thị trường biến động nhiều, đặc biệt giá Clinker nhập khẩu luôn tăng cao nhưng để bình ổn giá xi măng ở thị trường trong nước, Công ty bán Clinker cho các nhà máy xi măng với giá cũ, không được tăng nên lợi nhuận giảm.
- Hàng nhập khẩu chủ yếu qua đường hàng không và đường biển. Mà các chi phí này ngày càng tăng cao. Chi phí tăng thì lợi nhuận sẽ giảm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã có những cố gắng để đưa công ty ngày càng phát triển đi lên và đã đạt được những thành quả nhất định như bình ổn được thị trường xi măng trong nước; đã và đang mở rộng được thị trường tiêu thụ; nắm bắt được thông tin, tình hình kinh tế thế giới để đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
Dự báo nhu cầu xi măng năm 2006 của toàn xã hội vào khoảng 30,5 – 31 triệu tấn xi măng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và làm nhiệm vụ chủ lực trong việc giữ bình ổn thị trường xi măng của cả nước. Tổng công ty đã giao nhiệm vụ cụ thể cho công ty.
Để đạt được kết quả trên ngoài sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của toàn thể công ty, công ty còn nhận được sự giúp đỡ tích cực của các bạn hàng và sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình của Tổng công ty xi măng.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty xuất nhập khẩu xi măng là một trong 17 đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, hoạt động theo sự chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành của Tổng công ty xi măng. Nên bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Người thừa hành chỉ thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp của mình. Cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của những người dưới quyền mình
Hiện nay, với tổng số công nhân viên của công ty là 65 người, trong đó nhân viên quản lý là 46 người. Công ty có 5 phòng công tác và 2 chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau:
KÕ to¸n trëng
Phã gi¸m ®èc 1
Phã gi¸m ®èc 2
Phßng tæng hîp
Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh
Phßng XNK xi m¨ng, VËt t
Chi nh¸nh t¹i TP H¶i Phßng
Chi nh¸nh t¹i TP Hå ChÝ Minh
Phßng XNK thiÕt bÞ phô tïng
Phßng dù ¸n
Gi¸m ®èc
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Các phòng, ban trong công ty có mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được giao để cùng thực hiện tốt kế hoạch đặt ra của công ty. Chức năng cụ thể của các phòng, ban như sau:
- Giám đốc công ty: là người do tổng giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty và Chủ tịch hội đồng quản trị về việc quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn, về kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức cán bộ, tài chính kế toán và đầu tư phát triển ngành.
Phó giám đốc là người tham mưu, giúp giám đốc điều hành công ty:
- Phó giám đốc 1: giúp đỡ giám đốc chỉ đạo các mặt sau:
+ Công tác xuất nhập khẩu của phòng xi măng – Clinker, phòng thiết bị phụ tùng (trừ thiết bị toàn bộ).
+ Công tác hành chính, quản trị đoàn thể và thi đua khen thưởng