Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan trọng. Nó là hoạt động tinh thần tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Trước hết nhiệm vụ của báo chí là phản ánh trung thực và góp phần vào thúc đẩy đời sống phát triển. Không những vậy báo chí còn là nơi cung cấp những trang thông tin về tri thức kinh tế, về những hiểu biết về chính trị hay những giao lưu của các hoạt động xã hội đang diễn ra nóng bỏng.
Tác giả Hà Minh Đức đã viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” rằng: “Báo chí ở giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với độ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất. Dòng đời chảy trên trang báo có thể với sự việc xảy ra trong từng ngày thậm chí còn ngắn hơn, cận kề với thời điểm của câu chuyện, về không gian thường bao quát nhiều phạm vi từ thời sự của một quốc gia đến từng thành phố.” [7, 29]
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, “Báo chí trở thành công cụ của Đảng để lãnh đạo quần chúng, là vũ khí đấu tranh giai cấp, sắc bén chống kẻ địch, xây dựng cuộc sống mới.” (Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 8 - 2 - 1958) [7, 26]. Báo chí là tiếng nói của nhà nước, của quần chúng cách mạng. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, báo chí Việt Nam đã thật sự khởi sắc về số lượng cũng như chất lượng.
111 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan trọng. Nó là hoạt động tinh thần tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Trước hết nhiệm vụ của báo chí là phản ánh trung thực và góp phần vào thúc đẩy đời sống phát triển. Không những vậy báo chí còn là nơi cung cấp những trang thông tin về tri thức kinh tế, về những hiểu biết về chính trị hay những giao lưu của các hoạt động xã hội đang diễn ra nóng bỏng.
Tác giả Hà Minh Đức đã viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” rằng: “Báo chí ở giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với độ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất. Dòng đời chảy trên trang báo có thể với sự việc xảy ra trong từng ngày thậm chí còn ngắn hơn, cận kề với thời điểm của câu chuyện, về không gian thường bao quát nhiều phạm vi từ thời sự của một quốc gia đến từng thành phố.” [7, 29]
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, “Báo chí trở thành công cụ của Đảng để lãnh đạo quần chúng, là vũ khí đấu tranh giai cấp, sắc bén chống kẻ địch, xây dựng cuộc sống mới.” (Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 8 - 2 - 1958) [7, 26]. Báo chí là tiếng nói của nhà nước, của quần chúng cách mạng. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, báo chí Việt Nam đã thật sự khởi sắc về số lượng cũng như chất lượng.
Đối với một địa phương, đặc biệt là một tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái (với diện tích tự nhiên là 6.882,922km (theo thống kê năm 2003) và có tới 30 thành phần dân tộc được phân bố rải rác khắp nơi) thì chắc hẳn việc đi lại cũng như cung cấp, truyền đạt những thông tin hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc vùng cao, cư trú cách xa trung tâm thành phố đến hàng 100 - 200km) thì vai trò của báo chí lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không những là phương tiện phản ánh tổng kết thực tiễn của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hoá... mà nó còn là một “diễn đàn của nhân dân”. Để nhân dân có thể phát biểu nguyện vọng và chính kiến của mình về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong vòng năm năm trở lại đây, ngành báo Yên Bái đã thật sự có những bước thay đổi nhảy vọt, từ một tờ báo còn non nớt, ít kinh nghiệm, ít những chuyên mục... nay đã trở thành “một món ăn quen thuộc” vào sáng thứ 2,4,6 hàng tuần. Không chỉ có vậy, đến với Báo Yên Bái, chúng ta bắt gặp rất nhiều các văn bản báo chí với những phong cách khác nhau, ngôn ngữ phong phú, nội dung đa dạng ... mà điển hình cho nó là Trang báo về chuyên mục Văn hoá - xã hội.
Văn hoá - xã hội là một trong những nội dung chính của bất kì tờ báo nào, bởi lẽ đó là một bức tranh phản ánh đời sống hiện thực của xã hội, của con người, của những gì thuộc về thế giới xung quanh ta. Nó gắn kết giữa con người với con người laị với nhau. Điển hình như ở Yên Bái, trang văn hoá- xã hội có một tầm rất quan trọng và chiến lược, đó là dù người đọc đang đâu hay làm gì nhưng vẫn có thể biết được, có thể hình dung được cuộc sống của những người dân tộc cách xa họ đến hàng trăm km... để từ đó có thể đồng điệu với những vất vả, với những đau thương, hay chia sẻ với những niềm vui của họ..
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát về đặc điểm sử dụng các phương tiện liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn với nhau trên trang Văn hoá - xã hội Từ đó có thể khám phá ra đặc điểm phong cách của người viết cũng như của Trang Văn hoá- xã hội ( Báo Yên Bái) nói chung.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát một trong những phương tiện liên kết tiêu biểu nhất, và thường gặp nhất trong các loại văn bản báo chí, đó là : “Phương tiện nối” .
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là:
Tìm hiểu cách thức sử dụng phương tiện liên kêt nối, các kiểu quan hệ trong phương thức nối, cũng như vai trò của các phương thức nối đó trong các văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích vai trò của những từ ngữ nối đó trong văn bản Báo chí nói chung và trang văn hoá- xã hội Báo Yên Bái nói riêng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Khoá luận của chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cần phải giải quyết như sau:
Khảo sát các phương tiện nối trong văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội từ tháng 6/2006 cho đến tháng 12/2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thống kê; phương pháp miêu tả; và phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thống kê: Có mục đích thu thập các cặp phát ngôn chứa các phương tiện nối cũng như tần số xuất hiện của các phương tiện nối đó trong văn bản Báo chí. (Trang văn hoá - xã hội, Báo Yên Bái)
- Phương pháp mô tả: Nhằm miêu tả và phân tích định tính các phương tiện liên kết trong các văn bản báo chí thuộc phạm vi khảo sát.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh- đối chiếu để thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện liên kết trên các văn bản.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. Khái niệm chung về phép nối
Định nghĩa:
“Cơ sở cho việc liên kết hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ trong đó có các quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.và nó được thể hiện ra bằng những phương tiện từ vựng thì ta có hiện tượng nối liên kết hay là các phép nối nói chung.” [ 11, 169 ]
Như vậy, hiện tượng nối kết của một quan hệ hai ngôi sẽ có mô hình chung như sau:
A r B
Trong đó: A , B : cặp phần tử được sắp xếp thứ tự .
r : phương tiện nối
Và theo [11, 169], có hai chức năng chính là : chức năng liên kết, và chức năng ngữ nghĩa ( gọi tên, định loại quan hệ )
Trong hiện tượng liên kết, phương tiện nối r không bao giờ tách ra để nằm giữa hai phát ngôn A và B, mà luôn nằm hẳn ở một trong hai phát ngôn, khiến cho phát ngôn đó trở thành kết ngôn và phụ thuộc vào phát ngôn kia.
Nếu, theo mô hình : A.rB (thì đó là liên kết hồi quy )
Ar. B ( thì đó là liên kết dự báo ).
Theo quan điểm của Diệp Quang Ban: “ Phép nối là phương thức có tác dụng báo hiệu các mối quan hệ có thể nhận biết đầy đủ bằng cách tham khảo những phần khác nhau trong văn bản.”; “ Các yếu tố dùng để nối có tác dụng liên kết nhờ trong chúng tiềm tàng những ý nghĩa riêng nào đó được giả định trước là có mặt giữa những mệnh đề, những câu...trong văn bản.”[1]
Như vậy, phép nối có chức năng xiết chặt mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu ghép, và nó còn biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn đó.
II. Nhận diện
Phép nối là một phương tiện được sử dụng tại vị trí đầu câu hoặc trước vị từ (trước động từ ở vị ngữ). Nó là những từ có khả năng chỉ quan hệ để bộc lộ (kiểu quan hệ giữa hai câu) có quan hệ với nhau, và chính bằng cách đó, nó có tác dụng liên kết hai câu này lại với nhau.
Dấu hiệu để nhận diện các phép nối như những phương tiện liên kết phát ngôn là sự vắng mặt của một trong hai ngôi chứa r.Ss
Ví dụ : Chúng ta xét hai ví dụ sau :
(1) : Lan không bằng lòng nhưng cô cũng không thể hiện ra ngoài.
(2) : Lan không bằng lòng. Nhưng cô cũng không thể hiện ra ngoài.
Với hai ví dụ đã nêu trên đây, thì chỉ có ví dụ thứ 2 , từ "nhưng" mơí là phương tiện nối liên kết giữa các phát ngôn, bởi vì phát ngôn thứ hai thiếu hẳn đi ngôi A của quan hệ. Để bù đắp sự thiếu hụt này, phát ngôn rB (kết ngôn) phải liên kết với phát ngôn A (chủ ngôn) đứng trước nó.
Tuỳ thuộc vào tính chất của các phương tiện nối mà trong hiện tượng nối liên kết cần phải phân biệt hai trường hợp: Nếu sự có mặt của các phương tiện nối có thể làm thay đổi cấu trúc nòng cốt của phát ngôn, khiến cho nó phụ thuộc vào chủ ngôn không chỉ về mặt về nội dung mà cả về mặt cấu trúc , thì đó chính là phép nối chặt (các từ nối như giới từ, liên từ là phương tiện của phép nối này).
Còn nếu sự vắng của các phương tiện nối chỉ làm cho phát ngôn chứa nó phụ thuộc vào chủ ngôn về mặt nội dung mà không động chạm gì đến cấu trúc, thì đó là phép nối lỏng.
Như vậy, theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm, sẽ có hai loại phép nối riêng biệt: Phép nối lỏng và phép nối chặt.
Để có một cách nhìn khái quát hơn về hai loại phép nối này, có thể xem xét bảng so sánh sau đây:
Bảng 1: So sánh những nét cơ bản nhất giữa phép nối lỏng và nối chặt
Phép nối lỏng
Phép nối chặt
Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng (từ, cụm từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà “ ngôi” còn lại là chủ ngôn.
Phép nối chặt là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của các từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy) hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc với chủ ngôn.
III. Phân loại
Trong giới ngôn ngữ học hiện nay có rất nhiều cách phân loại từ nối và phương tiện nối, nhưng trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm [10], nhìn nhận các từ nối dưới hai loại chính sau đây :
+ Phép nối lỏng
+ Phép nối chặt.
1. Phép nối lỏng
1.1. Khái niệm
(Như đã nêu ở phần trên). Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng ( từ, cụm từ ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà " ngôi" còn lại là chủ ngôn. [ 11, 170]
1.2. Nhận diện
Phép nối lỏng có thể được phân loại theo tính chất, chức năng của các phuơng tiện nối, chính vì vậy cần phải xác định xem những loại yếu tố từ vựng nào có thể làm phương tiện thể hiện của phép nối lỏng.Theo hướng này chúng ta có thể tách ra thành hai kiểu :
+ Phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp
+ Phương tiện nối là những từ phụ tố có nghĩa so sánh trong danh ngữ hoặc động ngữ
Trước hết, chúng ta đi xét xem các phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp:
Đây là một loại phương tiện nối lỏng có số lượng lớn nhất và tần số sử dụng cao nhất.
Với những "thành phần chuyển tiếp" thuộc phép nối lỏng này:
- Về mặt hình thức nó chỉ mang tính chất "chêm xen" ngoài nòng cốt câu, chính vì thế việc thêm hay bớt nó, không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của phát ngôn.
- Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận nó trên phương diện ngữ nghĩa thì lại hoàn toàn khác: Sự có mặt của nó chỉ ra sự liên kết của phát ngôn chứa nó với chủ ngôn, do vậy nó làm mất đi tính hoàn chỉnh nội dung của phát ngôn.
Ví dụ : " Gia đình chị bình quân mỗi năm thu trên 3 tấn lúa, hơn 2 tấn chè búp tơi và xuất chuồng từ 1,5 – 2 tấn lợn thịt hơi. Ngoài ra, chị còn mở quán may quần áo phục vụ bà con , thu nhập của gia đình chị đạt mức từ 25 -30 triệu đồng / năm."
(Chị cán bộ dân số năng động _ Báo Yến Bái, số 1812, ra ngày 29-11-06)
Với ví dụ trên đây, phát ngôn thứ hai là một câu rất đặc trưng, ở đó có chứa từ " ngoài ra ", làm thành phần chuyển tiếp. Và thành phần chuyển tiếp này chỉ ra:
+ Thứ nhất, phát ngôn chứa nó không phải là phát ngôn đầu tiên trong văn bản, trước phát ngôn này còn ít nhất một phát ngôn khác liên kết với nó hay nói cách khác nó có chức năng liên kết.
+ Thứ hai, sự kiện nêu ra trong phát ngôn chứa nó diễn ra trong cùng một đối tương, hoàn cảnh, sự việc, vớiý ý nghĩa là bổ sung thêm các sự kiện vào đó để làm rõ nghĩa hơn cho phát ngôn trước. ( chức năng ngữ nghĩa ).
Các yếu tố cấu tạo từ vựng làm thành phần chuyển tiếp có cấu tạo và nguồn gốc rất đa dạng.[ 11, 172] Chúng có thể là:
+ Các từ : thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời, bỗng nhiên, chẳng hạn, vả lại, thậm chí, song le, sự thật, đặc biệt…
+ Các kết hợp cố định hóa : ( song tiết ) tiếp theo, thứ hai, ngoài ra, hơn nữa, mặt khác, trái lại, ngược lại, tóm lại, nhìn chung…
+ Các kết hợp có xu hướng cố định hoá : thường có ba mô hình cấu tạo cơ bản như sau:
- Mô hình “ động từ + trạng tố chỉ cách thức” : nói cách khác, nói khác đi, nói đúng ra, nói một cách tóm tắt, nói một cách chính xác hơn..
- Mô hình “ từ nối + đại từ “ :với từ nối là giới từ ta có : trên đây, trước đây, sau đây, từ đó, do vậy..; với từ nối liên từ ta có : vì vậy, bởi vì, bởi vậy, tuy thế, như thế..
- Mô hình tận cùng bằng từ “ là” : “ đại từ + là” :thế là, vậy là..
“ danh từ + là”: nghĩa là, kết quả là…
Còn đối với kiểu nối lỏng thứ hai: Chúng được chia thành hai loại nhỏ:
- Các từ làm phụ tố trong động ngữ: Nhóm này gồm các phụ từ như: cũng, lại, vẫn, còn, cứ...và các trợ động từ như: thêm,..khi sử dụng các phụ từ này còn có thể kết hợp lại để bổ sung nghĩa cho nhau (lại cũng, vẫn cứ, vẫn còn...)
Sự có mặt ở các yếu tố này không gây một ảnh hưởng đặc biệt nào đối với cấu trúc của một phát ngôn. Chúng hoạt động giống hết như những phụ tố khác không có chức năng nối lỏng. Chức năng nối lỏng ở các từ này là do ngữ nghĩa của chúng quy định
Tất cả các phương tiện nối lỏng còn được phân loại theo các quan hệ ngữ nghĩa mà chúng biểu hiện hoặc theo hướng liên kết của chúng (đó chính là liên kết hồi quy hay dự báo). Có thể nói, đây là cách phân loại hết sức quan trọng.
Nói chung, các loại quan hệ thuần tuý không chỉ thể hiện một loại quan hệ thuần tuý mà còn chia thành hai loại rõ rệt : Quan hệ định vị (gắn liền với các sự vật.sự kiện) và quan hệ lôgíc (phổ biến ở những nội dung mang tính chất tư duy, lập luận).
1.3. Phân loại
Đối với những từ thuộc quan hệ trong phép nối lỏng, tác giả Trần Ngọc Thêm [10] đã chia ra thành ba loại quan hệ khác nhau, làm cho người tìm hiểu rất dễ nhận diện và phân biệt:
+ Quan hệ định vị
+ Quan hệ lôgíc- diễn đạt.
+ Quan hệ lôgíc- sự việc.
Trong mỗi một quan hệ riêng biệt đó, tác giả lại chia ra thành rất nhiều các nhóm quan hệ nhỏ khác nhau, các từ nối khác nhau, tạo nên một hệ thống những từ nối rất phức tạp, đa dạng.
Trên thực tế, có từ nối là thuộc quan hệ nối này, nhưng cũng lại thuộc quan hệ nhóm khác. Những trường hợp như vậy, người ta rất dễ nhầm lẫn. Trong tình hình đó chỉ có thể dựa vào những tính chất và bối cảnh của từng đoạn, từng câu trong văn bản để có thể xác định được chúng.
( Để hiểu và phân biệt chúng một cách rõ nét hơn về các quan hệ nối, cũng như phân biệt sự khác và giống nhau đối với phép nối chặt. Có thể xem bảng 2, bảng 3, bảng 4 ở phần 3.2.3 sau.)
2. Phép nối chặt
2.1. Định nghĩa
“Phép nối chặt thuộc phạm vi nghiên cứu của hiện tượng nối liên kết. Nó là một trong những phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy), hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo) và tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa: Ngữ trực thuộc và chủ ngôn.” [11, 205]
Các ngữ trực thuộc có liên kết bằng phép nối chặt có thể gọi là Ngữ trực thuộc nối.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu: Ngữ trực thuộc là gì ?
"Nếu một phát ngôn liên kết với một phát ngôn khác trong văn bản bằng một trong hai phương thức liên kết trực thuộc thì phát ngôn đó là Ngữ trực thuộc.” [11, 184]
Như vậy, theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm, thì phép nối chặt là một trong hai phương thức liên kết đặc thù nhất của Ngữ trực thuộc, và nó là những phương thức liên kết cực mạnh.
Chúng ta cần phải khẳng định rằng từ nối dùng để liên kết các phát ngôn lại với nhau.
2.2. Nhận diện
Thứ nhất, như đã chỉ ra rằng: Phép nối chặt là những phương thức liên kết của Ngữ trực thuộc được thể hiện bằng sự có mặt của những từ nối ( liên từ, giới từ). Và nhờ có những từ nối này mà phát ngôn trở nên không hoàn chỉnh về cấu trúc câu, trở thành một ngữ trực thuộc hẳn vào chủ ngôn. Cũng nhờ vào đó, mà phép nối chặt có phần nào dễ nhận diện hơn.
Chúng ta đi xem xét ví dụ sau đây:
Ví dụ (1) : A! Bé hiểu rồi: “ Mùa hạ đến từ trong lòng, phải không nhỉ?” Rồi, đôi hàng mi lại khẽ nhếch lên, dễ thương đến lạ kì!”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
Ví dụ (2): “Bé ngước nhìn chùm phượng đỏ bên đường, gọi tiếng râm ran hoà vào từng kẽ lá, thắp cho mùa hạ một màu đỏ man mác, lạ lùng. Rồi,một đám mây trời mùa hạ trắng xoá vẽ nên hạ bừng sáng với những tia nắng tinh nghịch, màu phượng thắm rắc thêm nền trời long lanh.”
( Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
Qua hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy từ “ rồi” có nhiệm vụ là từ nối giữa hai câu lại với nhau thành nội dung nhất định. Mới nhìn qua, tưởng chừng như từ “ rồi” trong hai ví dụ đó hoàn toàn giống nhau về quan hệ cũng như tính liên kết.
Bởi lẽ, từ “ rồi” với ý nghĩa là : “ biểu thị hành động ở trong câu trước đã hoàn thành, nên chuyển sang hành động của câu sau.” Nhưng nếu chúng ta bỏ từ nối “ rồi” đó đi trong cả hai ví dụ, thì sẽ nhận được một sự khác biệt nhau rõ rệt:
Ví dụ (1): A! Bé hiểu rồi: “ Mùa hạ đến từ trong lòng, phải không nhỉ?”. Đôi hàng mi lại khẽ nhếch lên, dễ thương đến lạ kì!”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
Ở ví dụ này, phát ngôn thứ hai chỉ là một ngữ trực thuộc của chủ ngôn mà thôi, chứ nó không phải là một câu riêng lẻ. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào chủ ngôn. Không giống như vậy, đối với:
Ví dụ (2): “ Bé ngước nhìn chùm phượng đỏ bên đường, gọi tiếng râm ran hoà vào từng kẽ lá, thắp cho mùa hạ một màu đỏ man mác, lạ lùng. Một đám mây trời mùa hạ trắng xoá vẽ nên hạ bừng sáng với những tia nắng tinh nghịch, màu phượng thắm rắc thêm nền trời long lanh.”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 - 7 - 2006 )
Chúng ta có thể thấy rõ ràng , dù bỏ đi từ nối “ rồi” nhưng đó vẫn là hai câu đơn hoàn toàn độc lập nhau, không hề phụ thuộc nhau về mặt ngữ pháp. Đó chính là từ nối “ rồi” trong phép nối lỏng.
Như vậy chứng tỏ rằng, việc nhận diện xem đó có phải là phép nối chặt hay không, thì điều quan trọng nhất chúng ta phải xét xem, nếu bỏ đi từ nối liên kết thì phát ngôn thứ hai có phải là một ngữ trưc thuộc vào chủ ngôn hay không? Nếu phải thì đó chính là phép nối chặt.
Tuy nhiên đây cũng là một hiện tượng nối xuất hiện rất ít trong văn bản. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều điều cần phải bàn luận thêm về vấn đề này.
2.3. Phân loại
Tương tự như ở hiện tượng nối lỏng mà đã nói đến ở phần 3.1.3, tác giả Trần Ngọc Thêm dựa trên những quan hệ của những từ nối và cụm từ nối đó trong câu, đã phân chia ra thành ba loại quan hệ lớn:
+ Quan hệ định vị.
+ Quan hệ lôgíc - diễn đạt.
+ Quan hệ lôgíc sự vật.
Vậy thì giữa hai hiện tượng nối lỏng và nối chặt (có cùng ba loại quan hệ giống nhau như vậy), hoạt động của những từ nối, cụm từ nối có giống nhau không?
Để xem xét rõ hơn về khía cạnh này, chúng tôi xin đưa ra ba bảng so sánh sau dựa trên ba mối quan hệ nối đó:
Bảng 2: So sánh phép nối lỏng và phép nối chặt theo quan hệ định vị
Quan hệ định vị
Phép nối lỏng
Phép nối chặt
Định vị thời gian
Định vị KGian
Định vị thời gian
Định vị không gian
TG kế tiếp
TG đảo
TG đồng thời
TG đột biến
TG kế tiếp
TG đảo
TG đồng thời
KG tâm
KG biên
KG định hướng
Thế rồi, lát sau..
sau khi..
đồng thời, trong đó
Bỗng nhiên, đột nhiên..
cạnh đó, gần đó, tại đây..
rồi, đến, từ...
trước, sau.
và
ở, tại, trong giữa
Cạnh, bên, gần, ngoài..
Từ, đến, tới, ra, vào.
Bảng 3: So sánh phép nối lỏng và nối chặt theo quan hệ lôgíc - diễn đạt
Quan hệ lôgíc diễn đạt
Phép nối lỏng
Phép nối chặt
Trình tự diễn đạt
Thuyết minh - bổ sung
Xác minh- nhấn mạnh
Trình tự diễn đạt
Thuyết minh-bổ sung
Mở đầu
Diễn biến
Kết thúc
Giải thích
Minh hoạ
Bổ sung
Xác minh
Chính xác
Nhân mạnh
Đẳng lập
Tuyển chọn
Đầu tiê, trước tiên..
Trên đây, tiếp theo, ...
Cuối cùng, tóm lại..
Tức là, nghĩa là..
Ví dụ, cụ thể, minh hoạ..
Ngoài ra, hơn nữa, còn, nữa,,
Quả nhiên, tất nhiên …..
Rõ ràng, thật vậy, sự thật..
Nhất là, đặc biệt là..
Và, với, cùng...
Hay, hoăc
Như, rằng
Bảng 4: So sánh phép nối lỏng và nối chặt theo quan hệ lôgíc - sự vật
Quan hệ lôgíc sự vật
Phép nối lỏng
Phép nối chặt
Nhân quả
Tương phản - đối lập
Nhân quả
Tương phản- đối lập
S