“Cái hài là ân huệ lớn nhất mà nhân loại được hưởng thụ” nó cũng là giá trị mà văn hóa xã hội mang lại cho con người – có một nhà văn gắn liền với câu nói ấy – Mác Tuên. Thiếu Mác Tuên, thiếu những tác phẩm của ông chắc hẳn thế giới này sẽ mất đi rất nhiều tiếng cười. Với ông hài hước là một điều vĩ đại “chỉ cần một nháy mắt mọi lo âu sẽ biến mất, sự cáu kỉnh giận dữ gan lì, trạng thái tuyệt diệu của tâm hồn trở lại với ta”. Nhận thức điều đó, Mác Tuên đã khéo léo đưa chất hài của cuộc sống vào trong những trang viết của mình. Những tác phẩm mang tính chất hài hước nhưng cũng không thiếu tính châm biếm, giá trị tố cáo của nhà văn đã đưa Mác Tuên bước lên vị trí là nhà văn vĩ đại nhất miền Tây nước Mĩ thế kỉ XX, nhà văn hài hước – châm biếm tài ba nhất nước Mĩ. Cho chúng ta thấy phần nào đời sống văn hóa của con người Mỹ.
Người đọc yêu thích sáng tác của Mác Tuên chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ - một cuốn sách viết cho trẻ thơ nhưng lại có khả năng lôi cuốn đối với “bất cứ ai đã từng là em bé”. Với vốn sống phong phú, tài quan sát tinh tế, khả năng hài hước bẩm sinh, Mác Tuên đã khiến cho người đọc như được sống trong một thế giới trẻ thơ trong sáng, nghịch ngợm rất đáng yêu và dường như mọi mệt mỏi, âu lo đều tan biến nhường chỗ cho tiếng cười sảng khoái. Về nghệ thuật, cuốn tiểu thuyết này là sự biểu hiện đầy đủ các biện pháp hài hước, châm biếm - những “bí quyết” tạo tiếng cười của Mác Tuên, những giá trị văn hóa mà cuộc sống đất nước con người Mỹ mang lại cho ông và được ông thể hiện qua ngòi bút tài hoa của mình.
Chính bởi vậy mà tôi đã chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên” để tìm hiểu với mong muốn sẽ có điều kiện tiếp cận sâu hơn một tác phẩm tiêu biểu của Mác Tuên và qua đó tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của đất nước con người Mỹ . Giới thiệu với mọi người những giá trị văn hóa của người Mỹ qua những thủ pháp hài hước, châm biếm mà nhà văn sử dụng thành công qua tác phẩm này.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Cái hài là ân huệ lớn nhất mà nhân loại được hưởng thụ” nó cũng là giá trị mà văn hóa xã hội mang lại cho con người – có một nhà văn gắn liền với câu nói ấy – Mác Tuên. Thiếu Mác Tuên, thiếu những tác phẩm của ông chắc hẳn thế giới này sẽ mất đi rất nhiều tiếng cười. Với ông hài hước là một điều vĩ đại… “chỉ cần một nháy mắt mọi lo âu sẽ biến mất, sự cáu kỉnh giận dữ gan lì, trạng thái tuyệt diệu của tâm hồn trở lại với ta”. Nhận thức điều đó, Mác Tuên đã khéo léo đưa chất hài của cuộc sống vào trong những trang viết của mình. Những tác phẩm mang tính chất hài hước nhưng cũng không thiếu tính châm biếm, giá trị tố cáo của nhà văn đã đưa Mác Tuên bước lên vị trí là nhà văn vĩ đại nhất miền Tây nước Mĩ thế kỉ XX, nhà văn hài hước – châm biếm tài ba nhất nước Mĩ. Cho chúng ta thấy phần nào đời sống văn hóa của con người Mỹ.
Người đọc yêu thích sáng tác của Mác Tuên chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ - một cuốn sách viết cho trẻ thơ nhưng lại có khả năng lôi cuốn đối với “bất cứ ai đã từng là em bé”. Với vốn sống phong phú, tài quan sát tinh tế, khả năng hài hước bẩm sinh, Mác Tuên đã khiến cho người đọc như được sống trong một thế giới trẻ thơ trong sáng, nghịch ngợm rất đáng yêu và dường như mọi mệt mỏi, âu lo đều tan biến nhường chỗ cho tiếng cười sảng khoái. Về nghệ thuật, cuốn tiểu thuyết này là sự biểu hiện đầy đủ các biện pháp hài hước, châm biếm - những “bí quyết” tạo tiếng cười của Mác Tuên, những giá trị văn hóa mà cuộc sống đất nước con người Mỹ mang lại cho ông và được ông thể hiện qua ngòi bút tài hoa của mình.
Chính bởi vậy mà tôi đã chọn đề tài “Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tác phẩm Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên” để tìm hiểu với mong muốn sẽ có điều kiện tiếp cận sâu hơn một tác phẩm tiêu biểu của Mác Tuên và qua đó tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của đất nước con người Mỹ . Giới thiệu với mọi người những giá trị văn hóa của người Mỹ qua những thủ pháp hài hước, châm biếm mà nhà văn sử dụng thành công qua tác phẩm này.
2. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Với đề tài “Đặc trưng văn hóa Mỹ trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên”, tôi sẽ tập trung tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật để tạo tính hài hước, châm biếm của Mác Tuên trong một tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn là Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ qua đó giới thiệu đến mọi người một số đặc điểm của văn hóa Mỹ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Chúng tôi sẽ đặt tác phẩm trong bối cảnh xã hội, văn học Mĩ khi mà tác phẩm ra đời để có thể thấy được vì sao Mác Tuên lại tạo nên tính hài hước, châm biếm trong tiểu thuyết của mình và những đóng góp về nghệ thuật của Mác Tuên đối với văn học Mĩ.
Phương pháp khảo sát phân loại: Với đề tài này chúng tôi tiến hành đọc và nhận biết các thủ pháp hài hước, châm biếm Mác Tuên sử dụng trong Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ .
Phương pháp phân tích: Từ việc phát hiện các thủ pháp hài hước, châm biếm mà Mác Tuên sử dụng trong tác phẩm, chúng tôi sẽ phân tích để làm rõ biểu hiện của các thủ pháp đó và giá trị nội dung mà tác phẩm đã đạt đến.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hêminguây – nhà văn của Ông già và biển cả, có thể nói là người ca ngợi Mác Tuên nhiều nhất: “Nền văn chương hiện đại Mĩ đều thoát thai từ quyển Hâclơbơry Fin của Mác Tuên (…) Đấy là cuốn sách hay nhất có được. Tất cả văn chương Mĩ đều từ đó mà ra. Không có gì trước đó cả và kể từ sau ấy cũng thế” [2, tr.116]. Một nhà văn vào loại xuất sắc bậc nhất của văn học Mĩ lại đánh giá cao Mác Tuên như vậy, điều đó cũng đủ để chúng ta có thể hình dung được vị trí của Mác Tuên trên văn đàn Mĩ và văn đàn thế giới quan trọng đến nhường nào. Từ khi Mác Tuên xuất hiện, văn học Mĩ đã bước sang một kỉ nguyên mới và thực sự tách khỏi sự lệ thuộc vào nền văn học Anh trở thành một nền văn học độc lập. Bởi thế không có gì ngạc nhiên khi các nhà phê bình, nghiên cứu trên thế giới hướng ngòi bút của mình quan tâm, tìm hiểu và khám phá những đặc sắc của tác phẩm của Mác Tuên, từ đó để tô đậm hơn vai trò của nhà văn trong nền văn học thế giới.
Ở Việt Nam cũng có những nhà nghiên cứu rất tâm đắc và bị lôi cuốn bởi Mác Tuên và những sản phẩm tinh thần mà ông đã dồn bao tâm huyết, tài năng để sáng tạo ra. Nhắc đến Mác Tuên khiến cho người đọc nghĩ ngay đến các tác phẩm đầy hài hước của ông như T.S Lê Huy Bắc khẳng định: “Điều đặc biệt là Mác Tuên rất nổi tiếng ở chất hài làm mê hoặc hồn người. Đọc Mác Tuên, đâu ta cũng gặp chất hài ấy” [2, tr.133]. Có thể nói T.S Lê Huy Bắc là một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam đã dày công nghiên cứu về Mác Tuên và đã đưa ra nhiều nhận xét rất sát thực, sâu sắc: “ Dưới ngòi bút của ông, những điều ngỡ như bình thường trong đời sống bỗng hiện lên trong dáng vẻ kệch cỡm, khôi hài hết chỗ nói. Ông là bậc thầy trong việc phát hiện và tái hiện thành công quy luật của cái xấu trong xã hội, một khi xã hội đó ngây ngất trong thành quả khoa học kĩ thuật, kinh tế, chính trị… mà xao nhãng những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà nhờ nó nhân loại mới tồn tại và phát triển” [2, tr.137]. Những điều ngỡ như bình thường, đơn giản của cuộc sống mà nhờ tài quan sát tinh tế, óc hài hước, khả năng kể chuyện khéo léo, dí dỏm, Mác Tuên đã khiến cho người đọc, nhất là những người cùng thời với ông từ cười thích thú đến ngỡ ngàng, giật mình bừng tỉnh trước giá trị đích thực của cuộc sống mà bấy lâu nay họ đã đơn giản hoá và quên lãng. Vì thế Mác Tuên đã thành công khi sử dụng chất hài hước để phản ánh cuộc sống và tác động sâu sắc đến con người: “Ông đặt tất cả sướng khổ buồn vui vào trong tiếng cười. Phải chăng đấy là thứ vũ khí hữu hiệu để con người vượt qua thân phận bởi mở mắt chào đời, ta đến với thế giới không bằng tiếng cười mà bằng tiếng khóc. Vậy nên tiếng cười có lẽ là sản phẩm nhân tạo và Mác Tuên là người góp phần mài sắc, đa dạng hóa nó trong cuộc sống nhân quần” [2, tr.117].
Tác phẩm của Mác Tuên thấm đẫm chất hài hước nhưng không phải vì thế mà nó chỉ nhằm giải trí mua vui mà nó cũng rất giàu tính chiến đấu với sự châm biếm thâm thuý, đạt đến trình độ cao, cái bi nằm khuất sau cái hài, cái hài ôm trọn cái bi để đến khi tác phẩm kết thúc lại mở ra trước mặt người đọc một cách bất ngờ và họ càng thấm thía những gì Mác Tuên nhắn gửi trong tác phẩm của mình. Ông không ngần ngại phê phán chỉ trích những cái xấu xa của cuộc sống bởi ông dị ứng với bất kì cái xấu xa độc ác nào nhưng phong cách của ông là đi từ cái hài đến cái bi, càng đọc càng cười và kết cục của mỗi tiếng cười người đọc sẽ nhận thấy cái bi đát, cười ra nước mắt: “Ngòi bút của ông khi sắp chạm đến ranh giới bi kịch thì ông dừng lại, chuyển hướng để tiếng cười khoả lấp nhưng ở bên dưới dòng vận động ngầm của tấn bi kịch kia vẫn tiếp diễn. Đấy là phong cách nghệ thuật của riêng ông” [2, tr.117].
Đến với cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ của Mác Tuên, người đọc chắc hẳn sẽ thấy một cách cụ thể, rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của Mác Tuên, thấy được chất hài làm mê hồn người của ông, chất hài làm con người cười và chính nó lại khiến con người xót xa. Đánh giá vị trí của Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ, T.S Lê Huy Bắc cho rằng: “… nếu chỉ dừng ở những mẩu chuyện hay bài báo khôi hài thì bất quá Mác Tuên cũng chỉ được xem là “người gây cười” hoặc là “người có năng khiếu hài hước” mà thôi; còn để trở thành một nhà văn có phong cách độc nhất thì Mác Tuên phải hình tượng hoá được tiếng cười ấy. Ông đã rất thành công ở phương diện này. Từ truyện ngắn đến tiểu thuyết lẫn những bài tiểu luận… Mác Tuên đều ghi được dấu ấn của mình. Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ là một trong những điển hình lớn của sự nghiệp Mác Tuên” [2, tr.136].
Như vậy qua sự đánh giá của các nhà nghiên cứu có thể thấy chất hài hước nổi rõ trong các tác phẩm của Mác Tuên và nó đã góp phần tạo nên phong cách riêng biệt của Mác Tuên. Thành công lớn nhất của Mác Tuên là ở chỗ qua những tác phẩm của mình ông đã hình thành được kĩ thuật hài hước, châm biếm và đó thực là một đóng góp quan trọng cho văn học Mĩ.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục đề tài và thư mục tài liệu tham khảo, đề tài của tôi gồm hai chương chính:
Chương 1: Giới thiệu Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc trưng văn hóa Mỹ và tính nhân văn qua tác phẩm: “ Những cuộc phiêu lưu của Tom xoyơ” của Mác Tuên
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Vài nét khái quát về nền văn học và văn hóa Mĩ
1.1.1 Khái quát nền văn học Mỹ
Thế kỉ XIX, Mỹ đạt được nhiều tiến bộ về công nghiệp, mở rộng đường sắt, phát triển mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị, mở mang đất nước nhưng nạn mua bán và bóc lột nô lệ vẫn diễn ra hết sức tàn nhẫn. Đây cũng là thế kỉ ghi nhận sự trỗi dậy vượt bậc của một nền văn học non trẻ mà có thể sánh với bất kì một trung tâm văn học lớn đương đại nào của thế giới, tạo nên một vị trí đáng ngưỡng mộ.
Văn học Mỹ ra đời trong dòng chảy văn học thế giới với hai trào lưu lãng mạn và hiện thực nhưng khác với những con rồng văn chương thế kỉ XIX, nó có đặc điểm riêng là rất khó phân định rạch ròi ranh giới, khó biết điểm kết thúc trào lưu hiện thực chủ nghĩa, không có xu hướng tách bạch chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng mà quy tụ trong phong cách mỗi nhà văn. Bản thân nhà văn lại có khả năng quy tụ cho mình nhiều xu hướng thể hiện, mỗi người đều lưu trữ được nhiều khả năng tái hiện hiện thực đến bất ngờ. Để tiện cho việc tìm hiểu văn học Mỹ thế kỉ XIX, ở đây chúng tôi đề cập tới hai khía cạnh: văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán.
Văn học lãng mạn thế kỉ XIX hình thành trong sự phát triển của nền dân chủ xảy ra phức tạp, chậm chạp, độc ác, bất công, tàn bạo, gắn với sự phát triển của trật tự công nghiệp. Nó là tượng trưng cho dân chủ hóa nước Mỹ, cho sự lên ngôi của khoa học, kĩ thuật và cho công nghiệp công nghệ mới: bóc lột người lao động, nội chiến Nam – Bắc. Đồng thời nó cũng tượng trưng cho cuộc nổi dậy của tương lai, là sự phản ứng đối với sự phát triển liên tục khoa học kĩ thuật ở thế kỉ XIX của nước Mỹ, sự bức xúc của vấn đề nô lệ và chủng tộc, chống lại chủ nghĩa vật chất của thời đại khi mọi người luôn vươn tới khát vọng duy nhất là tiền bạc. Trong khi đó, văn học hiện thực phê phán phản ánh sinh động đời sống Mỹ ở nhiều địa phương khác nhau, có những điển hình của các giai cấp, tầng lớp xã hội đang phân hóa trong thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh ở Mỹ với một bút pháp kết hợp chặt chẽ các yếu tố trữ tình, hiện thực, châm biếm.
Một số tác giả tiêu biểu của văn học Mỹ thế kỉ XIX là Bisơtâu, Ruýtman, Mac Tuên, Henry Jên...
1.1.2 Khái quát nền văn hóa Mỹ
1.1.2.1 Giới thiệu thuật ngữ: Khái niệm văn hóa
Từ góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn hoá học trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo Phan Ngọc: “Cho đến nay đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hoá, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi tinh thần luận. Các định nghĩa ấy có thể rất sâu sắc, độc đáo, hấp dẫn. Vì dân tộc nào cũng có văn hoá, dù đó là cây cối, khí trời đến phong tục, cách tổ chức xã hội, các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần, các sản phẩm của các hoạt động ấy, cho nên không thể tìm ra một định nghĩa thao tác luận cho văn hoá nếu dựa vào xã hội học, kinh tế, chính trị... ”
Định nghĩa đầu tiên về văn hoá có thể kể đến Edward. Burnett Tylor – nhà khoa học người Anh: “Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau và những tập quán mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên của xã hội”
Fediro Mayor, tổng giám đốc UNESCO chỉ rõ: “Đối với một số người, văn hoá chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy sáng tạo, đối với những người khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu biết thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại Venise ”.
Trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hoá “Văn hoá là hình thức hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”
Như vậy, định nghĩa về văn hoá là khá đa dạng và phức tạp. Từ những định nghĩa khác nhau về văn hoá có thể hiểu rằng: Văn hoá là bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ cho chính mình và làm cho con người thực sự người hơn. Văn hoá là một khái niệm thuộc phạm trù giá trị - nó gắn với sự nhìn nhận, đánh giá của con người; văn hoá là sự hoà nhịp với lao động sáng tạo, hay nói gọn hơn văn hoá là khái niệm để chỉ những Giá - Trị - Người
Từ đó có thể khẳng định bản sắc văn hoá là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này sang đời khác, và được phát huy, bổ sung của nhân dân. Bản sắc văn hoá là cái làm cho một dân tộc là mình, khác với các dân tộc khác.
1.1.2.2. Giới thiệu văn hóa Mỹ
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ.[176] Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình.
Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng . Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ.
Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất nước.
Tính tự lập: Độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch cho tương lai.
Sự thẳng thắn: Thật thà và thẳng thắn, đối với người Mỹ còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ sẵn sang dành thời gian để trao đổi thẳng thắn những vấn đề mà họ thấy còn gây tranh cãi hoặc thậm chí là khi cảm thấy bị xúc phạm. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và không tốn nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hình thức. Sự thẳng thắn khuyến khích người Mỹ thảo luận các bất đồng và giải tỏa mâu thuẫn hơn là cần đến sự can thiệp của người thứ ba.
. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Bàn về vai trò của văn học trong mối quan hệ với văn hoá , các nhà nghiên cứu đều khẳng định văn học có vai trò quan trọng trong việc phản ánh, lựa chọn, phê phán và sáng tạo văn hoá . Trong việc phản ánh, văn học không chỉ là một tấm gương phản ánh toàn bộ đời sống văn hoá. Nó phản ánh một cách có lựa chọn. Chính ở đây, văn học mới thực sự có ý nghĩa đối với văn hoá. Văn học cũng có vai trò điều chỉnh, định hướng văn hoá. Nói như Ngô Thì Nhậm, “ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ”. Tuy nhiên, nếu như có những định hướng phù hợp thì cũng tồn tại những định hướng không phù hợp với yêu cầu văn hoá. Mặt khác, không phải sự sáng tạo nào của văn học cũng làm giàu cho văn hoá và phù hợp với yêu cầu văn hoá của thời đại.
Trong mối quan hệ đó, giá trị văn học của tác phẩm thể hiện qua sự sáng tạo, sự độc đáo trong quan niệm, cách cảm nhận thế giới và phương thức biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Trên một bình diện khác, tìm hiểu giá trị văn hoá của tác phẩm là đặt giá trị văn học của tác phẩm trong hệ thống của nền văn hoá thông qua mối quan hệ với bối cảnh văn hoá. Tức là vừa đặt nó trong tổng thể sáng tạo văn hoá thẩm mỹ của dân tộc, vừa đặt nó trong yêu cầu văn hoá của thời đại.
. Cuộc đời và sự nghiệp tác giả Mác Tuên
1.3.1. Mác Tuên – một cuộc sống giàu chất phiêu lưu
Mác Tuên – tên thật là Samuơn Langhon Clêmơnxơ sinh vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 trong ngôi làng Floriđa hẻo lánh, thuộc quận Mônrô, bang Misâuri. Đây là ngôi làng heo hút bên một nhánh của con sông Mixixipi hùng vĩ chảy suốt từ Bắc đến Nam rồi đổ ra vịnh Mêhicô. So với dải ven biển Đại Tây Dương trù phú ở phía Đông, miền này được coi là miền Tây, tuy nó nằm ở giữa nước Mỹ, để rồi xa nữa là miền viễn Tây về phía Thái Bình Dương.
Cuối năm 1839, gia đình ông dọn dến Hanniban, thị trấn nhỏ bên sông Mixixipi, bên kia bờ là những vạt rừng, những cánh đồng cỏ, các trang trại. Thời thơ ấu của nhà văn từ bốn đến mười hai tuổi đã trôi qua tại đây, cho tới khi cha mất. Sau đó cậu thiếu niên con nhà nghèo ít được học hành này phải đi đây đi đó làm nhiều nghề để kiếm ăn, cũng từ đây bắt đầu cuộc sống phiêu lưu của ông. Chất phiêu lưu mạo hiểm này cũng là đặc điểm của người Mỹ miền Tây thời đại Mác Tuên. 16 tuổi, ông theo anh đi học nghề kinh doanh báo chí.
Năm 18 tuổi, ông bỏ nhà đi lang thang khắp vùng vừa để kiếm ăn vừa để thỏa mãn ước mơ phiêu lưu mạo hiểm. Được ít lâu ông định đi một chuyến thật xa mong tìm cơ hội làm giàu, nhưng khi bước chân xuống tàu trên sông Mixixipi lại đổi ý và chuyển sang tập sự nghề lái tàu. 24 tuổi, ông được cấp giấy phép hành nghề lái tàu này.
Năm ông 26 tuổi, cuộc chiến tranh Nam – Bắc xảy ra, Mác Tuên bỏ nghề hoa tiêu để phiêu dạt đến tận những dãy núi miền viễn Tây để tìm vàng, nhưng không thành công. Cuối cùng, ông kiếm được việc trong nghề báo chí, làm phóng viên đi nhiều nơi trong nước và sang cả châu Âu, Địa Trung Hải…Chất phiêu lưu trong cuộc đời ông không mất đi mà chuyển sang một giai đoạn mới.
Năm 34 tuổi, Mác Tuên lấy vợ, sinh được bốn đứa con (1 trai, 3 gái) nhưng đứa con trai bị chết sớm. Cuối thế kỉ XX, vợ ông ốm nặng. Năm 1902, Mác Tuên được tặng bằng tiến sĩ luật danh dự. Năm 1905, ông tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 70 của mình. Năm 1909, vợ ông mất. Ngày 21 tháng 4 năm 1910, Mác Tuên cũng qua đời, kết thúc một cuộc đời phiêu bạt.
1.3.2. Mác Tuên – một trái tim lớn vì con người
Sinh ra ở một vùng quê mà ở đó có dòng sông Mixixipi êm đềm chảy theo dòng thời gian của cuộc đời. Mác Tuên được đùm bọc dưới một tình yêu thương của người mẹ giàu lòng vị tha và một người cha rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Lớn lên trong cái không khí ấm áp tình người ấy đã hình thành trong Mác Tuên một tình cảm yêu thương con người tha thiết, một trái tim đôn hậu đối với cuộc đời, đặc biệt là đối với những người nô lệ da đen. Vào thời Mác Tuên sống, người nô lệ bị xem như là những “công cụ biết nói”, họ chẳng có chút quyền hành gì cả trong xã hội. Nô lệ da đen còn phải chịu nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da, nhưng với tình thương của mình, cậu bé Xamuen đã dám mạnh dạn dùng ngòi bút của mình để giải phóng cho người nô lệ. Hơn thế, trong Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoyơ ông còn mượn lời của bác sĩ để ca ngợi nhân vật nô lệ da đen Jim: “Tôi chưa thấy có anh da đen