Đề tài Dân số và sự gia tăng dân

Dân số là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi người dân là động lực của quá trình phát triển kinh tế và là mục đích phát triển của xã hội. Dân cư vừa là đầu vào vừa là đầu ra trong toàn bộ quá trình sản xuất xã hội, sự phát triển của dân số đem lại nguồn cung lao động dồi dào cho nền kinh tế đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế.

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dân số và sự gia tăng dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PhÇn më ®Çu Dân số là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi người dân là động lực của quá trình phát triển kinh tế và là mục đích phát triển của xã hội. Dân cư vừa là đầu vào vừa là đầu ra trong toàn bộ quá trình sản xuất xã hội, sự phát triển của dân số đem lại nguồn cung lao động dồi dào cho nền kinh tế đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế. Vì vậy nghiên cứu về dân số và sự gia tăng dân số đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách kịp thời và phù hợp với đặc điểm dân cư mỗi nơi, từ đó mới có thể nhìn nhận xác đáng những ưu điểm của sự gia tăng dân số cũng như nghiên cứu cách khắc phục những tồn tại mà sự gia tăng này mang lại. Thực tế sự bùng phát dân số ở đô thị đã đem đến rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý đô thị trong việc đưa ra các quyết định, các chính sách phát triển dài hơi cho đô thị. Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội, sự quá tải về nhà ở trong khi quỹ đất hạn hẹp làm suy giảm chất lượng sống của người dân, quá tải trong giao thông gây nên nạn ùn tắc giao thông hàng năm gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỷ đồng, rồi quá tải trường học, bệnh viện… càng đòi hỏi việc nghiên cứu về vấn đề bùng phát dân số phải nhanh chóng và kịp thời. Với tư cách là một sinh viên đang theo học chuyên ngành quản lý đô thị của trường đại học Kinh tế quốc dân, cùng với những hiểu biết trong quá trình học và những kiến thức trong thực tế, nhóm chúng em gồm 4 thành viên đã làm đề tài nghiên cứu về sự quá tải của dân số đô thị và những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội. Do kiến thức còn hạn chế nên nhóm chúng em rất mong được sự góp ý giúp đỡ của thầy cô và các bạn để hoàn thiện đề tài và giúp cho những đề tài nghiên cứu sau của chúng em có mức độ ứng dụng thực tế cao hơn. PhÇn néi dung I.CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Dân số đô thị. 1.1 Khái niệm dân số đô thị, mật độ dân số và đặc điểm dân số đô thị. a) Khái niệm: - Dân số đô thị là số người dân sống trên địa bàn đô thị vào một thời điểm nhất định. - Mật độ dân số là số dân thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên một đơn vị diện tích. - Dân số thường trú là số dân sống trên 6 tháng trên địa bàn đô thị. - Dân số hiện có là số dân đô thị tại một thời điểm nhất định. - Dân số tạm vắng là số dân đô thị không sinh sống trên địa bàn đô thị trong khoảng thời gian dưới 6 tháng. - Dân số tạm trú là số dân không thuộc đô thị sinh sống trên địa bàn đô thị dưới 6 tháng - Dân số hiện có = dân số thường trú – dân số tạm vắng + dân số tạm trú. b) Đặc điểm dân số đô thị: - Dân số đông, mật độ dân số cao và dân số nhiều thành phần: Do đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành của vùng, quốc gia, là đầu mối giao thông của khu vực hoặc quốc gia nên vai trò của đô thị hết sức quan trọng vì vậy đòi hỏi cần có nguồn nhân lực dồi dào. Đồng thời còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn nên đô thị là khu vực tập trung nhiều dân cư và thành phần dân số đa dạng để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Ngoài ra do hạn chế về mặt diện tích tự nhiên nên mật độ dân số đô thị thường cao. - Phân tầng xã hội mạnh mẽ: Do dân số tập trung cao và nhiều thành phần nên phân tầng xã hội ở đô thị cũng biểu hiện rõ rệt. Đặc điểm đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, đầu mối giao thông nên dẫn đến việc có nhiều sự giao lưu, di chuyển của dân cư các khu vực khác ngoài đô thị vào và cùng với sự đa dạng về các hoạt động của đô thị mà mỗi cư dân trong đô thị đều có vai trò riêng của mình. Mỗi một cu dân đô thị đều nằm trong 2 khả năng là đóng vai trò là nguồn cung lao động, nguồn cầu sản phẩm hoặc cả hai dẫn đến việc mỗi cá nhân ứng với khả năng của mình là có một địa vị trong xã hội. Khả năng của mỗi cá nhân là không giống nhau vì thế sự phân tầng xã hội ở đô thị càng rõ nét. - Dân số đô thị luôn luôn biến động: Dân số đô thị biến động do 3 nguyên nhân: + Do Mức tăng dân số tự nhiên + Do Mức tăng dân số cơ học + Do mở rộng diện tích hành chính đô thị Các hoạt động diễn ra trong đô thị là không ngừng và có sự mở rộng quan hệ với bên ngoài và theo thời gian dân số đô thị tăng lên do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và yêu cầu đòi hỏi về một đô thị mới đáp ứng nhu cầu phát triển của mình mà diên tích đô thị có thể thay đổi. Tất cả đều dẫn đến sự thay đổi về dân số đô thị. - Cơ cấu tuổi - giới của dân số và cơ cấu lao động, ngành nghề của dân số: Cơ cấu tuổi - giới của dân số đô thị là đặc điểm qua trọng nhất của đô thị vì nó liên quan đến nhiều vấn đề dân số. Một đô thị có số dân độ tuổi dưới 30 chiếm đa số thì đô thị đó được gọi là đô thị có dân số trẻ. Và việc xác định như vậy là vô cùng quan trọng vì nó cho biết đô thị trong tương lai gần sắp tới cần nhiều sản phẩm vật chất và nhiều dịch vụ hơn nữa. Đồng thời dân số trẻ thì khả năng tiêu dùng là cao vì thế làm tăng phát triển kinh tế đô thị. Ngược lại dân số đô thị có tuổi đời cao chiếm đa số thì đòi hỏi các dịch vụ xã hội công cộng nhiều hơn và khả năng đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị bị giảm sút và khả năng sáng tạo cũng kém đi. Một đô thị có sự chênh lệch về giới cao cũng gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế xã hội của đô thị vì vậy đảm bảo cân bằng về giới là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý dân số đô thị. Đặc điểm của đô thị đòi hỏi bao gồm nhiều lao động và với nhiều ngành nghề khác nhau vì thế đảm bảo sự cân bằng về lao động ngành nghề để đảm bảo cho phát triển đô thị cân đối đồng thời không lẵng phí các lao động đã qua đào tạo mà khả năng sử dụng thấp. 1.2 Mối quan hệ dân số - lao động - việc làm. Lao động là một bộ phận của dân số. Một đô thị có quy mô dân số đông đúc sẽ có quy mô lao động dồi dào. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn là điều kiện để sản xuất phát triển. Tuy nhiên hai yếu tố dân số và lao động mới chỉ là điều kiện cần cho kinh tế phát triển. Vấn đề việc làm sẽ quyết định bởi việc làm đòi hỏi những lao động có trình độ và bởi chính việc làm mới tham gia trực tiếp vào quá trình tạo thành giá trị sản phẩm. Vì vậy để giải quyết một vấn đề trong mối quan hệ trên thì phải trên cơ sở nghiên cứu cả 3 yếu tố. 1.3 Vai trò của dân số đô thị trong các hoạt động đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn đô thị. a)Dân số đô thị đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: Dân số mà một thành phần của nó là lao động đã tham gia vào qúa trình sản suất. Trong quá trình sản xuất thì yếu tố lao động là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng tới toàn bộ cả quá trình. Trình độ của lao động cao, năng lực của lao động thỏa mãn được quá trình sản xuất thì sản phẩm làm ra có giá trị và được đánh giá cao. Và chính những sản phẩm được tạo ra từ những lao động này góp phần làm phát triển kinh tế đô thị. Đô thị mà có nguồn cung lao động dồi dào và tay nghề cao thì đô thị đó có nhiều cơ hội gia tăng sản xuất sản phẩm và có chất lượng cao và ngược lại nguồn cung lao động không đầy đủ và không chất lượng thì có khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu của đô thị và khả năng xuất khẩu ra ngoài đô thị là không nhiều. Một đô thị mà có khả năng thu hút lao động cao thì theo đó tỉ lệ các hoạt động phạm pháp cũng giảm đi do tỉ lệ thất nghiệp giảm do đó sẽ tạo ổn định xã hội lâu dài b)Dân số đô thị đóng vai trò là cầu hàng hóa sản phẩm, dịch vụ: Mỗi người muốn tồn tại đều phải ăn, uống, sinh hoạt và tất cả các hoạt động này đều phải có các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng. Dân số càng cao nhu cầu này càng lớn và đô thị là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và rất đa dạng do đó càng kích thích sản xuất phát triển. Và càng làm tăng khả năng giao lưu với các khu vực ngoài đô thị. 2. Quá tải dân số đô thị. 2.1.Khái niệm. Quá tải dân số đô thị là khả năng không đáp ứng được của đô thị về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu trước sự gia tăng dân số đô thị. 2.2 Nguyên nhân quá tải dân số đô thị. a)Do mức tăng dân số tự nhiên đô thị. Mức tăng dân số tự nhiên đô thị trong một thời kỳ = Mức sinh dân số đô thị trong một thời kỳ - mức chết dân số đô thị trong một thời kỳ. Mức tăng này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tes, văn hóa, xã hội của đô thị. Các nhà quản lý có thể can thiệp vào mức sinh, làm giảm tỉ lệ sinh bằng các chương trình kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp hành chính, giáo dục khác. Đồng thời mức chết của dân số cũng được giảm nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật và phát triển nâng cao đời sống. b)Do mức tăng cơ học của dân số đô thị. Mức tăng cơ học của dân số đô thị trong một thời kỳ = Số người đến đô thị - số người ra khỏi đô thị trong một thời kỳ Mức tăng này cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị. Một đô thị đông dân, dễ tìm kiếm việc làm, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa tốt sẽ thu hút dân cư chuyển đến tuy yếu tố này làm cho cung lao động đô thị tăng lên nhưng cũng làm đô thị gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề môi trường, xã hội, cung cấp dịch vụ c)Do mở rộng diện tích hành chính đô thị. Mở rộng diện tích đô thị là một xu thế tất yếu cảu quá trình đô thị hóa và làm tăng dân số đô thị một cách trực tiếp. Thực chất cuả quá trình này là sự thay đổi hình thức cư trú của con người từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị. Cơ sở của việc thay đổi này là công nghiệp hóa sản xuất và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng d)Những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp. Cơ cấu tuồi - giới của dân số hiện tại, đặc điểm và tập quán sinh đẻ dân số từng đô thị, cơ cấu tuổi - giới của lao động hiện tại của đô thị, trình độ và xu thế phát triển kinh tế đô thị, quy hoạch đô thị trong tương lai là những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến quy mô dân số đô thị. Cơ cấu tuổi - giới của dân số hiện tại có quan hệ trực tiếp đến vấn đề kết hôn, sinh đẻ, nguồn lao động trong tương lai. Ngoài ra cơ cấu lao động, ngành nghề cũng lảnh hưởng đến sự gia tăng quy mô dân số đô thị II.THỰC TRẠNG QUÁ TẢI DÂN SỐ Ở ĐÔ THỊ HIỆN NAY. Thực trạng về quá trình tăng dân số đô thị từ 1960 đến 2000, nhìn chung trong 40 năm dân số đô thị Việt Nam tăng với tốc độ chậm chạp (so với các nước trong khu vực), thời kỳ 1990-2000 tốc độ có cao hơn. Và đến nay con số thực tế người dân sống tại đô thị ngày càng được đẩy lên cao hơn với tốc độ gấp gáp hơn, cho đến nay tốc độ này đã vượt quá tốc độ phát triển của đô thị, vượt quá khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu người dân gây nên những hiện tượng quá tải trên nhiều lĩnh vực đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần quản lý cho các nhà đô thị học. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng qui mô dân số của nước ta vẫn lớn, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng hơn một triệu người. Với dân số trên 84 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số cũng thuộc loại cao với, 252 người/km2, gấp 2 lần mật độ dân số châu Á. Dự báo đến năm 2020 sẽ là 300 người/km2. Hai năm trở lại đây, chúng ta đã tiệm cận mức sinh thay thế, nhưng mức sinh giảm chưa vững chắc, vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra và tiềm ẩn nguy cơ tăng dân số trở lại. Sức ép của di dân tự do lên các đô thị. Tốc độ đô thị hoá trong những năm gần đây đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ các vùng nông thôn đến các đô thị, các khu công nghiệp để tìm việc làm. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân gây quá tải trong tham gia giao thông và trật tự an toàn xã hội ở các tụ điểm có đông lao động tự do, hoặc các khu công nghiệp. Các đối tượng này phần đông là nông dân, chỉ bán sức lao động cơ bắp, họ thiếu kỹ năng lao động và cả các kiến thức về pháp luật, học vấn nên ý thức chấp hành luật lệ kém, dẫn đến lộn xộn ở các nơi công cộng, gây khó khăn cho công tác quản lý dân cư... Cơ cấu dân số trẻ đang trở thành vấn đề lớn cho công tác dân số, điều này đồng nghĩa với số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh, đòi hỏi lớn cho việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như tạo công ăn việc làm. Mặt khác đối tượng này đang bước vào độ tuổi sinh đẻ, đây chính là thách thức cho các mục tiêu giảm sinh nếu chúng ta không có các giải pháp quyết liệt để tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức đồng thời cung cấp các dịch vụ CSSKSS một cách thuận tiện cho họ. 1. Những vấn dề đang đặt ra trong công tác quản lý các vấn đề xã hội ở thành phố Hà Nội hiện nay. Thành phố Hà Nội là đô thị vào loại lớn nhất của cả nước, với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu ưu đãi khiến thành phố trở thành điểm hội tụ, giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ, thương mại dịch vụ lớn nhất cả nước. Bước vào quá trình CNH, HĐH, dưới tác dụng của các chính sách phát triển công nghiệp, cùng với ưu thế vốn có của mình, thành phố này là nơi thu hút nhiều dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mai, Khoa học công nghệ lớn nhất trong hệ thống các đô thị ở nước ta. Cũng vì lẽ đó, nơi đây hội tụ các luồng nhập cư và có quy mô dân số lớn nhất toàn quốc. Kinh tế phát triển, dân số đông làm cho việc quản lý các vấn đề xã hội của bộ máy chính quyền đô thị hiện hành trở nên bất cập. 1.1.Bất cập giữa năng lực tổ chức và quản lý đô thị với hiện trạng của một thành phố đông dân cư và có nhu cầu lớn về lao động. Mức tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng của thành phố trong thời gian qua là sức hút lao động rất lớn đối dân cư trong cả nước. Không chỉ đối với lao động phổ thông mà cả với lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tạo áp lực quy mô dân số rất lớn. Các giải pháp ngăn chặn nguồn nhập cư này là hoàn toàn không tưởng, vả lại, thành phố rất cần nguồn nhân lực để phục vụ cho nhu cầu phát triển nội tại của mình. Theo tính toán của các nhà quản lý, mỗi năm thành phố cần 200.000 lao động trong khi đó thành phố chỉ có khoảng 86000 người bước vào độ tuổi lao động. Khoản thiếu hụt ấy chỉ có thể thu hút lao động từ nơi khác đến. Thực tế hoạt động tại các khu công nghiệp tại thành phố cũng nói lên điều này : Trong 15 khu chế xuất, khu công nghiệp với trên 185.000 công nhân, thì có hơn 70% số công nhân là lao động ngoại tỉnh. Theo quy hoặch đến năm 2010, thành phố sẽ có quy mô dân số khoảng 7- 8 triệu người, trong đó có từ 5- 6 triệu lao động sẽ trở thành áp lực rất lớn đối với cơ cấu và năng lực tổ chức bộ máy chính quyền vốn đã lỗi thời như hiện nay; đồng thời tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý địa giới hành chính, quản lý dân cư và lao động; qủan lý nhân khẩu, hộ khẩu. Xuất hiện mâu thuẫn giữa cơ cấu kinh tế - xã hội hiện có với hiện trạng quản lý nhà nước, năng lực, trình độ điều hành của đội ngũ cán bộ công chức hiện nay. 1.2.Tồn tại những bất hợp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các nhóm người trong cư dân đô thị. Quá trình đô thị hoá ở thành phố làm xuất hiện một tầng lớp cư dân đô thị mới hay còn gọi là người nhập cư. Họ có thể là người lao động có trình độ chuyên môn cao ( số này ngày càng nhiều hơn do chính sách thu hút nhân tài của thành phố, nhưng hầu hết là lao động phổ thông đến tìm việc làm và trở thành cư dân thành phố. Những đóng góp của họ cho sự phát triển trên quê hương mới là không thể phủ nhận. Có thể chứng minh bằng con số sau: Thời kỳ 1991- 1995 thành phố có biến động cơ học dân số cao nhất là 1,36%, cũng là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, tốc độ tăng GDP là 12,62%. Thời kỳ 1996- 1999, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại cũng là thời kỳ số người nhập cư giảm đi 0, 82%. Đặc điểm chung nhất của họ là không có hộ khẩu thành phố, ở nhà thuê và công việc không ổn định. Mặc dù Hiến pháp Việt Nam thừa nhận quyền tự do đi lại và quyền tự do cư trú của công dân ( điều 68 Hiến pháp 1992), Bộ luật lao động đã cho phép “ Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo” ( điều 5). Nhưng thực tế, do không nằm trong danh sách quản lý của các quận, huyện nên người lao động không được hưởng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các chương trình nhà ở, giáo dục vv… Vì hầu hết các chương trình này ưu tiên những người thuộc diện có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Điều này, vô tình làm cho sự cách biệt xã hội ngày càng nới rộng giữa người lao động tại chỗ và người lao động từ nơi khác đến. Họ còn chịu một số “phân biệt đối xử” : Chưa được quản lý, thống kê lao động để gắn kết nguồn lao động và nguồn việc làm tại thành phố; do không có hộ khẩu thường trú, nên họ không có cơ hội tiếp cận những công việc có tính ổn định và thu nhập cao như: Không được tham gia thi tuyển công chức nhà nước; không được hưởng trợ cấp làm việc xa cho dù đang làm việc tại các đơn vị thuộc thành phố quản lý nhưng đóng trên địa bàn tỉnh bạn. Điều này vô tình tạo ra những quan hệ xã hội phức tạp giữa người bản đại và người nhập cư có khả năng tạo ra những bất ổn trong xã hội. Là công dân đô thị, thì quyền lợi và nghĩa vụ phải bình đẳng như nhau, đều có quyền được hưởng cuộc sống mà ở đó mỗi người cảm thấy mình được quý trọng, có đầy đủ những cơ hội, điều kiện cần thiết để cống hiến. Tình trạng phân biệt đối xử như trên là không thể kéo dài, cần có bàn tay can thiệp của chính quyền đô thị đủ mạnh, với những biện pháp hữu hiệu, đồng bộ để lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tiến đến kiểm kê, kiểm soát và nối kết các nguồn lực xã hội phục vụ cho việc phát triển đô thị. 1.3.Việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu ( dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công cộng) cho hoạt động của xã hội và đời sống của công dân chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tập trung dân số đông gây hiện tượng “ngập úng đô thị”, qúa tải về cơ sở hạ tầng, có thể làm đảo lộn quy hoặch và kế hoặnh phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp luôn trong tình trạng qúa tải, đặt ra những thách đố to lớn cho chính quyền trong xây dựng kế hoặch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý trật tự đô thị. Việc cung cấp các dịch vụ cho đời sống và sản xuất của một thành phố tầm cỡ khu vực luôn rơi vào thiếu hụt triền miên về mọi mặt. Điều này không chỉ làm chất lượng cuộc sống kém đi, mà còn tạo ra những rối loạn xã hội và tiêu cực như : tệ chạy trường, chạy dự án, sách nhiễu, tham nhũng cửa quyền vv… 1.4.Chưa khai thác và sử dụng hiệu qủa nguồn nhân lực hiện có cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Dân số đông nhưng do kế hoặch đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập, công tác thông tin, thống kê thị trường lao động và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm thiếu hiệu quả dẫn đến tình trạng không kết nối được các nguồn lực xã hội để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Người thất nghiệp đông nhưng các doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động theo yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp FDI ở Thành phố chỉ tuyển dụng được 20%, thậm chí 10% số người dự tuyển, sau đó phải mất một thời gian đào tạo từ 3-4 năm mới sử dụng được. Ngành công nghệ thông tin năm 2005 cần khoảng 16.000 chuyên gia phần mềm và lập trình viên, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống đại học chỉ là 5000 sinh viên. Thực trạng này phản ánh yếu kém trong quản lý dân cư và lao động của chính quyền hiện nay, đòi hỏi phải có thay đổi lớn để cải tổ bộ máy, đủ tầm điều hành một đô thị lớn đang trong qúa trình phát triển như thành phố. 1.5.Các vấn đề xã hội của một đô thị lớn, đông dân cư nảy sinh, tồn tại kéo dài gây hậu qủa xấu cho mội trường xã hội, môi trường đầu tư. Thực chất của qúa trình đô thị hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, tạo nên sự kết hợp mới giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Sự tập trung quá đông dân cư với nhưng nếp sống, phong tục tập quán khác nhau từ các vùng quê tăng lên sự phức tạp về xã hội và môi trường sinh thái. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hình thành các xóm liều, sang nhượng đất đai trái phép gia tăng. Sự khác nhau giữa các nhóm lợi ích dưới tác dụng của nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp như: Tình trạng phân hoá giàu nghèo, quan hệ chủ thợ, bất bình đẳng giữa người bản địa và người nhập cư, tạo nên những va chạm xã hội có thể gây ra những xung đột cục bộ, làm vẩn đục môi trường xã hội và môi trường đầu tư. Việc thu hồi đất để
Tài liệu liên quan