Nước ta là một Nhà nước nông nghiệp lạc hậu. Hơn 80% dân số ở nông thôn, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nông dân và canh tác nông nghiệp với đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thuần nông. Do đó số hộ nghèo và tình trạng nghèo đói chủ yếu là khu vực nông thôn, các hộ nông dân cụ thể nước ta còn hơn 20% số hộ nghèo đói, hơn 90% hộ nghèo tập trung ở nông thôn.
Trước đổi mới, đời sống thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch nhưng không lớn nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự phân chia giàu nghèo càng mạnh mẽ.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã chủ trương xóa đói giảm nghèo và tiếp tục được thực hiện đến Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng đã chính thức xác định xóa đói giảm nghèo là một trong chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì xóa đói giảm nghèo phải được thực thi thường nhật. Giải quyết đói nghèo trong toàn xã hội là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài nhưng kết quả đạt được là thước đo sự phát triển kinh tế - xã hội, thước đo việc thực hiện chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hòa cùng công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường. Đảng bộ huyện Mỹ Đức - Hà Tây lãnh đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương là một trong những chương trình triển khai chủ trương trên của Đảng và Nhà nước
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đảng bộ huyện Mỹ Đức - Hà tây lãnh đạo công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
________(((________
ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
NIÊN LUẬN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NĂM HỌC 2006 - 2007
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là một Nhà nước nông nghiệp lạc hậu. Hơn 80% dân số ở nông thôn, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nông dân và canh tác nông nghiệp với đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thuần nông. Do đó số hộ nghèo và tình trạng nghèo đói chủ yếu là khu vực nông thôn, các hộ nông dân cụ thể nước ta còn hơn 20% số hộ nghèo đói, hơn 90% hộ nghèo tập trung ở nông thôn.
Trước đổi mới, đời sống thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch nhưng không lớn nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự phân chia giàu nghèo càng mạnh mẽ.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã chủ trương xóa đói giảm nghèo và tiếp tục được thực hiện đến Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX của Đảng đã chính thức xác định xóa đói giảm nghèo là một trong chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì xóa đói giảm nghèo phải được thực thi thường nhật. Giải quyết đói nghèo trong toàn xã hội là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài nhưng kết quả đạt được là thước đo sự phát triển kinh tế - xã hội, thước đo việc thực hiện chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hòa cùng công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường. Đảng bộ huyện Mỹ Đức - Hà Tây lãnh đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương là một trong những chương trình triển khai chủ trương trên của Đảng và Nhà nước
Mỹ Đức là một trong những huyện kém phát triển của tỉnh Hà Tây. Các hộ nông dân với nghề chính là nông nghiệp, thu nhập thấp, mức sống quá thấp. Tỉ lệ đói nghèo còn rất lớn làm cho bộ mặt kinh tế của huyện kém phát triển. Để đưa nền kinh tế của huyện sánh ngang với các huyện khác trong tỉnh thì việc giải quyết đói nghèo là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho các ban ngành lãnh đạo huyện.
Và một người con của quê hương Mỹ Đức tôi tự hào về truyền thống lịch sử của quê mình, song không khỏi băn khoăn trước thực trạng đói nghèo của quê hương mình. Xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển kinh tế, thực trạng đói nghèo của huyện nhà. Và nhờ được tiếp xúc với nguồn tư liệu, được nghe, được thấy nhưng thành tựu phát triển kinh tế. Xã hội của quê mình. Nhờ sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Liêu tôi chọn đề tài "Đảng bộ huyện Mỹ Đức - Hà Tây lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005" làm niên luận chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu quá trình đảng bộ huyện Mỹ Đức lãnh đạo xóa đói giảm nghèo nghèo tại địa phương và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chương trình này trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó đánh giá thành tựu, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra mục tiêu trong chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện.
Nghiên cứu về đề tài hầu hết là các bản báo cáo, bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan, ban ngành trong huyện. Những bài báo báo cáo có tính chất tổng kết đánh giá khái quát và cung cấp các nguồn tư liệu xung quanh vấn đề do đề tài đặt ra.
Tôi sử dụng các tài liệu là các văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, các bài báo cáo tạp chí của UBND huyện, bản thống kê và phòng thống kê, phòng ban khác, phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp phân tích.
CHƯƠNG 1
VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức
1.1.1. Vài nét về vị trí địa lý
Mỹ Đức là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tây phía Đông địa bàn huyện là dòng sông đáy, bên kia sông là địa phận huyện ứng Hòa, phía Tây huyện Mỹ Đức là hai dãy núi Nương Ngái và Hương Sơn chạy suốt từ Miến Môn xuống địa phận tỉnh Hà Nam, phía bên kia núi là con đường giao thông chiến lược 21A là nơi giáp ranh với hai huyện Lương Sơn chạy suốt từ Miếu Môn xuống địa phận tỉnh Hà Nam, phía bên kia núi là con đường giao thông chiến lược 21A là nơi giáup ranh với hai huyện Lương Sơn và Kim Bôi của Hòa Bình, phía Bắc Mỹ Đức là địa bàn huyện Chương Mỹ, phía Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Toàn huyện có 21 xã và một thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi là An Phú Diện tích tự nhiên của huyện là 324,50km2, dân số 66.200 người. Mật độ dân số của huyện trung bình là 150 người/km2.
1.1.2. Kinh tế
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu... huyện có khả năng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Ngoài nông nghiệp thì huyện cũng đang phát triển nhiều nghề thủ công khác như dệt may ở Phùng Xá, trồng dâu nuôi tằm ở Phù Lưu Tế, làm bánh kẹo ở Bột Xuyên, nghề trẻ tăm hương ở Hợp Thanh, nghề thêu ở tế tiêu, Đại nghĩa nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng nền kinh tế của huyện đang dần phát triển và có nhiều đổi mới.
1.1.3. Văn hóa - xã hội của huyện
Thực hiện nghị quyết trung ương khóa IX của Đảng, phải luôn phấn đấu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, tập trung phát triển văn hóa - giáo dục - y tế - thể dục thể thao... Để có thể theo kịp các huyện khác trong tỉnh.
1.1.4. Du lịch
Huyện có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những quả núi trên dãy Hương Sơn do thiên nhiên tạo hóa như đặt trong bức tranh "sơn thủy hữu tình" có đủ các yếu tố bầu trời, cảnh vật, rừng núi, hang động, sông suối, thung trằm và phía trước là đồng ruộng trồng cây của làng quê. Đặc biệt có động Hương tích là danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
1.2. Thực trạng đói nghèo ở Mỹ Đức
1.2.1. Định nghĩa đói nghèo
Theo đánh giá của hội nghị chống đói nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc. Thái Lan tháng 9/1993 thì: Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
1.2.2. Thực trạng đói nghèo ở Mỹ Đức
Mỹ Đức là huyện được xếp vào nhóm huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Tây. Chỉ sau Ba Vì vào đầu năm 2001 số hộ đói ghèo là trên 200 hộ so với tỉnh là rất cao.
Bước vào năm 2002 toàn huyện có 5 nghìn lao động chưa có việc làm, diện đói nghèo còn 29% trong đó số hộ đói chiếm 14% số hộ nghèo chiếm 15% so với 19,4% bình quân chung của cả tỉnh.
1.2.3. Tình trạng đói nghèo ở Mỹ Đức do nhiều nguyên nhân
Trước hết là do huyện có xuất phát điểm thấp, phát triển kinh tế mà bắt đầu từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, kỹ thuật canh tác nông nghiệp cũ kĩ, hạn chế. Vì vậy năng suất lao động còn thấp.
Trong công nghiệp: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu chậm đổi mới. Vì vậy hiệu quả lao động không cao. Mạng lưới thương nghiệp và thị trường chủ yếu là giao lưu nội vùng thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng.
Cơ cấu kinh tế của huyện chưa hợp lý nông nghiệp thuần túy và mang đậm mô hình kinh tế bao cấp sản xuất mang tính tự cấp, tự túc khép kín. Những nguyên nhân này gây nên tình trạng đói nghèo của huyện, đây cũng chính là hạn chế mà Đảng bộ Huyện và các cấp chính quyền phải quan tâm và giải quyết.
Bên cạnh hạn chế trên thì chương trình xóa đói giảm nghèo thu được thành tựu đáng kể
Từ năm 2001-2005 Đảng bộ huyện Mỹ Đức phối hợp với các ban, ngành chức năng các địa phương, cơ sơ sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho 1253 lao động. Năm 2005 mở ba lớp dạy nghề: Mây tre đan, chẻ tăm hương, khảm trai.
Năm 2004 phối hợp với phòng giao dịch ngân hàng chính sách huyện cho cơ sở sản xuất các hộ gia đình vay 1 tỷ 785 triệu đồng từ nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đưa 160 lượt người đi lao động nước ngoài.
Các ngành nông nghiệp, công nghiệp có bước phát triển đáng kể, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên,
Sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, thể thao hệ thống trường lớp được tổ chức theo hướng đa dạng hóa, mở rộng hình thức dạy nghề cho con em hộ nhà nghèo.
Đạt được những thành tựu trên là do sự nỗ lực của đảng bộ, nhân dân trong huyện tỉ lệ đói nghèo của huyện đã giảm đi rõ rệt, đời sống của nhân dân được nâng cao bà con nông thôn không những đủ ăn mà còn sắm sửa được các vật dụng có giá trị như ti vi, xe máy...
Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Mỹ Đức từ 2001-2005 đã nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Nhà nước, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo.
Bằng sự quan tâm thiết thực của Đảng bộ huyện Mỹ Đức mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng kết quả đạt được trong giai đoạn 2001-2005 là cơ sở tạo nên niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện toàn huyện bước vào giai đoạn tiếp theo công tác xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mới mạnh mẽ và có hiệu quả hơn
CHƯƠNG 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2001-2005
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Ngay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Đói nghèo là một thứ “giặc”, người đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”. Vì vậy, nếu ta giành được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì. Chỉ có không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tư tưởng cho nhân dân đó mới là con đường đúng đắn nhất để nhân dân tin tưởng và đi theo Đảng. Thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giảm đói nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cùng với quá trình đổi mới tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
Đại hội 8 của Đảng xác định: “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, và nhấn mạnh phải thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo...”
Những quan điểm và chủ chương này của Đảng được cụ thể hoá bằng chính sách, chương trình, dự án nhằm tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng chương trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực.
Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh phải thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo. Chính phủ đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 – 2010), định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo như: Dự án hỗ trợ trực tiếp vay vốn sản xuất kinh doanh, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo.
2.1. Chủ trương và biện pháp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức
Quán triệt chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta. Đảng bộ huyện Mỹ Đức - Hà Tây căn cứ vào Quyết định số 1254 – QĐ/UB ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh là thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo năm 2001 của Bộ lao động thương binh xã hội là tích cực phát động phong trào xoá đói giảm nghèo trong toàn dân nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Từ chủ trương chính sách này từ năm 2001 – 2005 Đảng bộ huyện đã cụ thể hoá bằng các chính sách, cơ chế, chương trình, dự án và kế hoạch hàng năm để phát triển nông nghiệp nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Sự quan tâm của tỉnh uỷ và Nhà nước là điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ phong trào xoá đói giảm nghèo ở Mỹ Đức. Từ thực trạng đói nghèo phát huy những kết quả đạt được của công cuộc vận động xoá đói giảm nghèo triển khai từ năm 1996 đến 2000, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã đề ra những giải pháp thích hợp đẩy mạnh công tác này với mục tiêu tạo ra điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống mức 10% vào năm 2005.
2.2. Quá trình thực hiện
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo UBND huyện có kế hoạch triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo và thành lập ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo từ huyện đến các xã, làng.
Phòng Lao động và Thương binh xã hội phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, gắn xoá đói giảm nghèo với việc phát triển kinh tế nông thôn.
Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai ở hai xã Hợp Thanh và An Phú đã thu được nhiều kết quả. Năm 2005 phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huỵên giải quyết cho vay 12 dự án cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, hội phụ nữ với số tiền là 1.785.000.000 đồng từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.
Thực hiện Quyết định số 1360QĐ/UB ngày 06 tháng 07 năm 2002 UBND huyện về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ quá nghèo để cải thiện nhà ở.
Ngoài ra, Phòng Lao động và Thương binh xã hội còn mở lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo.
2.3. Các biện pháp thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005
2.3.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã nghèo
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho người nghèo bao gồm công trình: thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, điện nước, chợ, đổi mới cơ chế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo đảm bảo hầu hết các xã này có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu để phát triển sản xuất thuận lợi. Thu hút người nghèo tham gia xây dựng công trình này coi đó là một hình thức tạo việc làm tăng thu nhập. Nâng cấp các công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Thực hiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương.
Chú trọng đầu tư xây dựng giao thông các xã, thay thế các loại cầu khỉ bằng các loại cầu gạch và bê tông. Tạo cơ hội nhiều hơn cho các xã nghèo chủ động cho việc quản lý, xây dựng và bảo vệ hệ thống giao thông nông thôn.
Mở rộng cung cấp điện lưới đến các xã hỗ trợ kinh phí xây dựng đường trục hạ thế. Hình thành các chợ nông thôn nhất là miền núi đảm bảo cung cấp một số sản phẩm cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất cho nhân dân.
2.3.2. Phát triển kinh tế nông thôn coi đây là nền tảng chủ yếu tạo việc làm tăng thu nhập trên diện rộng ở nông thôn
100% dân số Mỹ Đức làm nông nghiệp vì vậy phải xây dựng vùng sản xuất lúa tập trung để nâng cao năng suất và chất lượng. Mỹ Đức là huyện có thế mạnh với điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu. Tích cực gia tăng mở rộng diện tích về những nơi hoang hoá, phân bố lại dân cư lao động. Có chính sách và biện pháp đảm bảo cho các hộ nghèo có đủ đất canh tác ổn định đời sống tiến tới làm giàu. Đảng bộ huyện và các cấp chính quyền hướng dẫn nông dân ở các địa phương lựa chọn, xác định các loại sản phẩm có thị trường tiêu thụ hiệu quả.
Tích cực chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi để đảm bảo cho các hộ nghèo có đủ đất canh tác để tăng thu nhập cho người dân.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn tạo các dịch vụ đầu tư vào, để hỗ trợ nông dân về công nghệ tạo điều kiện để nông dân tự bỏ vốn đầu tư kinh doanh hàng hoá nông sản theo nhu cầu của thị trường. Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tham gia thị trường, khu công nghiệp nhỏ và nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nhất là thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chế biến thịt, sữa… và các sản phẩm nông nghiệp tạo cơ hội để người nghèo có điều kiện tiếp cận việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn.
2.3.3. Phát triển giáo dục đào tạo, y tế
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ 13 đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu tạo sự chuyển biến cơ bản, nhanh chóng nâng cao dân trí của toàn xã hội. Củng cố và duy trì kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ theo chuẩn đề ra. Thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở mở rộng quy mô đào tạo bậc đại học một cách hợp lý, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo”. Phải đầu tư phát triển giáo dục ở các cấp, phòng, có chính sách khen thưởng con em các hộ nghèo học giỏi bằng việc cấp học bổng hàng năm ưu tiên ở ký túc xá không mất tiền… Ưu tiên đào tạo cán bộ giảng dạy cho các xã khó khăn, duy trì hệ thống trường nội trú ở những xã miền núi như An Phú.
Về y tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, phát triển các trạm y tế, đội y tế lưu động và các chiến dịch về y tế. Miễn viện phí cho các gia đình nghèo điều trị các bệnh như: sốt rét, bướu cổ, phong lao, tâm thần và tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ em.
Giải quyết hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc đẩy mạnh công tác “toàn dân xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc”, thực hiện phong trào “người tốt, việc tốt”, động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế xã hội phát huy tài năng lao động sáng tạo xây dựng cuộc sống mới thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Bảo vệ môi trường duy trì cuộc sống lành mạnh cho người nghèo kết hợp hài hoà sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ cải thiện môi trường đảm bảo cho mọi người sống trong một môi trường tốt. Có kế hoạch cải tạo khắc phục sự ô nhiễm trên các dòng sông, ao hồ, kênh mương. Môi trường và nghèo đói có quan hệ hai chiều, cải thiện tốt chất lượng môi trường cũng góp phần xoá đói giảm nghèo. Việc xây dựng hệ thống cấp nước sạch có thể nâng cao sức khoẻ và làm giảm lượng thời gian tiêu phí vào việc lấy nước. Gắn chính sách kinh tế với chính sách môi trường.
Tạo việc làm phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn. Giải quyết những trở ngại về quan điểm cũng như nguồn vốn để tạo nhiều ngành, nghề phi nông nghiệp xây dựng nhiều các xí nghiệp sản xuất tại vùng nông thôn giúp bà con nông dân có nguồn thị trường tiêu thụ tại chỗ. Có thể khai thác nguồn lao động nông nhàn tối đa. Phân bố hợp lý dân cư giữa các xã nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống điều đó sẽ làm kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển.
Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo. Đảng uỷ, chính quyền cấp huyện xã đưa nội dung mục tiêu hoạt động của phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” trong chương trình xoá đói giảm nghèo của từng địa phương, tạo điều kiện cho các hộ hoạt động. Bổ sung một số chính sách về trợ cấp đột suất và thường xuyên cho các xã nghèo như gạo, thực phẩm, quần áo. Tổ chức chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ kịp thời, hướng dẫn người nghèo chủ động cứu giúp lẫn nhau trong thiên tai. Giúp đỡ khắc phục các thiệt hại sau thiên tai nhanh chóng trở lại cuộc sống sản xuất bình thường. Giải quyết tình trạng môi trường sau thiên tai.
Trong công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Mỹ Đức đã được Đảng bộ huyện và các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ cho nên đã thu được nhiều kết quả đáng kể như: vận động các cơ quan, doanh nghiệp và toàn dân tham gia công tác cứu trợ, giúp đỡ trẻ em các gia đình nghèo có điều kiện học tập và tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.
2.3.4. Khai thác tiềm năng lao động
Số lượng lao động trí óc của Mỹ Đức chiếm tỷ lệ khá cao so với cả tỉnh. Nguồn lao động trí óc xa quê đại đa số đều có trình độ nhất định. Thường thì họ học xong ở lại hoặc một số đi các nơi khác làm ăn sinh sống, nguôn nhân khiến họ không về phục vụ quê hương có rất nhiều lý do mà bao trùm lên là vì Mỹ Đức còn quá nghèo. Là con người ai cũng có tấm lòng yêu quê hương nhưng nếu về quê không xin được việc (do điều kiện kinh tế còn phát triển thấp, cả huyện chỉ có một hai cơ quan nhà máy thì đã đủ người) buộc bỏ phí tiềm năng lao động. Vấn đề đặt ra là huyện phải có những biện pháp “chiêu hiền đại sĩ”. Mấy năm gần đây, huyện đã có chủ trương những sinh viên nào tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mà được xếp loại giỏi thì sẽ được huyện nhận về làm việc ngay. Thiết nghĩ đòi hỏi này là quá lớn bởi vì số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi là quá ít, mà đã giỏi thì chắc gì họ đã chịu về quê hương trong khi nhiều cơ quan khác cần đến họ. Do đó huỵên cần phải nới rộng hơn nữa trong việc tạo công ăn việc l