Những năm trởlại đây, tình hình kinh tế-xã hội An Giang đã có những bước
chuyển mạnh mẽ. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tỉnh An Giang
luôn tựhào là tỉnh đứng đầu vềsản lượng hàng nông nghiệp xuất khẩu. Với sản
lượng ngày một tăng, từ đó góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia và
góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh sựphát triển của
ngành nông nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành nghềkhác trong
tỉnh cũng ngày càng được đẩy mạnh, với sựxuất hiện ngày càng đông của các loại
hình doanh nghiệp đã tạo nên một môi trường kinh doanh sôi động, nhộn nhịp và
đầy sức cạnh tranh. Không những thế, đối với các làng nghềtruyền thống của tỉnh
cũng ngày một được quan tâm và phát triển hơn.
Tuy nhiên, đểquá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả, nguồn
vốn được cung cấp một cách kịp thời cho nông dân cũng nhưcác cơsởsản xuất là
hết sức quan trọng và cấp thiết. Và Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
cùng với vai trò trung gian tài chính, cung cấp vốn, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế
tỉnh nhà tiếp tục phát triển và vững bước tiến lên trên con đường hội nhập, hoà mình
vào công cuộc chung của đất nước - công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Cũng nhưphần lớn những ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động chủyếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi
nhánh An Giang và thu nhập từhoạt động này chiếm tỷtrọng rất cao trong tổng thu
nhập của Ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng việc tăng trưởng tín dụng và chất
lượng tín dụng luôn có mối quan hệlẫn nhau; bởi ngân hàng cũng là đối tượng “đi
vay, đểcho vay”; tín dụng tăng trưởng càng cao và có chất lượng thì càng mang lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong suốt quá trình hoạt động, Chi nhánh Ngân
hàng Công thương An Giang luôn quan tâm, bám sát, quản lý chặt chẽtình hình tăng
trưởng tín dụng giúp tăng trưởng kinh tế địa phương; song nợxấu vẫn còn tiềm ẩn.
Do đó, trong tình hình kinh tế đầy biến động nhưhiện nay càng yêu cầu Chi nhánh
Ngân hàng Công thương An Giang quản lý chặt chẽhơn nữa mối quan hệgiữa tăng
trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó, sẽnâng cao hơn nữa hiệu
quảhoạt động kinh doanh của Chi nhánh so với các NHTM khác trên cùng địa bàn
tỉnh An Giang.
Xuất phát từnhững vấn đềtrên em quyết định chọn đềtài: “Đánh giá chất
lượng tín dụng và một sốgiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
Ngân hàng Công Thương An Giang” đểtừ đó có những nhận thức rõ vềtầm quan
trọng của chất lượng tín dụng đối với sựan toàn và vững mạnh của ngân hàng.
59 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
D E
NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 5/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
D E
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Đỗ Công Bình
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú
Lớp: DH6TC2
MSSV: DTC052342
Long Xuyên, tháng 5/2009
LỜI CẢM ƠN
WX
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học An Giang, cộng với thời gian
thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang, em đã được học và tích lũy
được nhiều kiến thức quý báu cho mình từ trên lý thuyết cho đến tiếp xúc thực tế.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến quý thầy cô Trường Đại học An Giang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến
thức quý báu trong quá trình học tập.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Đỗ Công Bình đã hết lòng
giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh sửa sai sót trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú tại Phòng khách hàng cá
nhân và Phòng khách hàng doanh nghiệp đã tận tình chỉ dẫn, tạo điều kiện cho em
làm quen với môi trường làm việc thực tế và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp đã hoàn thành, nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và thời
gian thực tập nên khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Ngân hàng cùng với sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô cùng tập thể nhân viên tại Chi nhánh
Ngân hàng Công thương An Giang có nhiều sức khỏe và ngày càng thăng tiến trong
công việc.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Tú.
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : Th.s Đỗ Công Bình
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
TÓM TẮT
# "
Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đó là sự phát
triển của hệ thống ngân hàng. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh
đặc biệt, “đi vay để cho vay”. Trong đó, tín dụng ngân hàng là một hoạt động quan
trọng, được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý
nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng. Chính vì vậy, làm thế nào
để tăng trưởng tín dụng đồng thời gắn với chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm
hàng đầu của tất cả các ngân hàng.
Tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang, ngoài tình hình huy động
vốn ngày càng tăng trưởng, hoạt động tín dụng trong những năm gần đây (2006,
2007, 2008) là khá tốt; doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua các năm đều
tăng mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm.
Điều đó được thấy rõ trong phần tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín
dụng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài “Đánh giá chất lượng tín
dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương An Giang” nhằm mục đích đánh giá chất lượng tín dụng để từ đó tìm
ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tín dụng tại
Chi nhánh.
Để đánh giá được chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
An Giang, trước tiên xem xét tình hình huy động vốn và sử dụng vốn qua thời gian 3
năm: 2006, 2007, 2008 để từ đó thấy được tình hình tăng trưởng tín dụng của Chi
nhánh. Tiếp theo là tiến hành đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu:
chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng
và chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Từ đó, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương An Giang như: những nguyên nhân khách quan về
môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý; nguyên nhân về phía khách hàng;
nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng và đưa ra một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương An Giang.
MỤC LỤC
# "
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục từ viết tắt
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 U
1.1 Lý do chọn đề tài: ..........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................1
1.3 Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 3
2.1 Tổng quan về NHTM ....................................................................................3
2.1.1 Khái niệm NHTM ...................................................................................3
2.1.2 Chức năng của NHTM ............................................................................3
2.2 Những vấn đề chung về tín dụng...................................................................3
2.2.1 Khái niệm về tín dụng .............................................................................3
2.2.2 Phân loại tín dụng....................................................................................3
2.2.3 Chức năng và vai trò của tín dụng...........................................................5
2.2.4 Nguyên tắc và điều kiện của tín dụng .....................................................6
2.2.4.1 Nguyên tắc.........................................................................................6
2.2.4.2 Điều kiện ...........................................................................................6
2.2.5 Đảm bảo tín dụng ....................................................................................6
2.3 Một số vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng NHTM...................................7
2.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ...........................................................7
2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng..........................................7
2.3.2.1 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ....................................................................8
2.3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn .......................................................................8
2.3.2.3 Vòng quay vốn tín dụng ....................................................................8
2.3.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ: .......................9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG............................................................................ 10
3.1 Quá trình hình thành và phát triển...............................................................10
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam và tầm nhìn trong thời
gian tới ...............................................................................................................10
3.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Việt Nam...........................10
3.1.1.2 Tầm nhìn..........................................................................................12
3.1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang...............12
3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động................................................................12
3.3 Các nghiệp vụ của Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang.............14
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An
Giang qua 3 năm (từ năm 2006 đến 2008) .............................................................15
3.4.1 Tình hình huy động vốn tại CN.NHCT.AG ..........................................15
3.4.2 Tình hình sử dụng vốn tại CN.NHCT.AG ............................................18
3.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại CN.NHCT.AG qua 3 năm (từ năm
2006 đến năm 2008) ...........................................................................................27
3.5 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công
Thương An Giang...................................................................................................29
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG...................................................... 31
4.1 Đánh giá chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ ...........................................................31
4.2 Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn..............................................................34
4.3 Đánh giá vòng quay vốn tín dụng ...............................................................35
4.4 Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng .....................................35
4.5 Một số tồn tại về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương An Giang....................................................................................................36
4.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Công Thương An Giang.........................................................................................37
4.6.1 Những nguyên nhân khách quan về môi trường kinh doanh, môi trường
pháp lý ...............................................................................................................37
4.6.2 Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng .........................................38
4.6.3 Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng ...........38
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG ..................... 40
5.1 Về huy động vốn .........................................................................................40
5.2 Về hoạt động tín dụng .................................................................................41
5.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả ...........................................41
5.2.2 Thực hiện tốt việc thu thập thông tin về khách hàng ............................42
5.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ..............................................42
5.2.4 Tăng cường công tác đánh giá và xếp hạng khách hàng.......................43
5.2.5 Tăng cường công tác quản lý tín dụng, kiểm tra, kiểm soát .................43
5.2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.......................................44
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 46
6.1 Kết luận .......................................................................................................46
6.2 Kiến nghị .....................................................................................................47
6.2.1 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam..........................................47
6.2.2 Đối với Nhà nước ..................................................................................47
Tài liệu tham khảo
Danh mục các bảng
--o0o--
Trang
Bảng 3.4.1: Tình hình huy động vốn của CN.NHCT.AG .......................................... 16
Bảng 3.4.2: Doanh số cho vay và thu nợ tại CN.NHCT.AG ..................................... 18
Bảng 3.4.3: Dư nợ theo thời hạn cho vay ................................................................... 21
Bảng 3.4.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế ................................................................ 22
Bảng 3.4.5: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế ............................................................... 23
Bảng 3.4.6: Nợ xấu theo thời hạn cho vay ................................................................. 25
Bảng 3.4.7: Nợ xấu theo thành phần kinh tế .............................................................. 25
Bảng 3.4.8: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế ............................................................. 26
Bảng 3.4.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN.NHCT.AG qua 3 năm ............... 27
Bảng 4.1.1: Chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ ..................................................................... 31
Bảng 4.1.2: Chỉ tiêu Nợ xấu/tổng dư nợ theo thành phần kinh tế .............................. 32
Bảng 4.1.3: Chỉ tiêu Nợ xấu/tổng dư nợ theo ngành nghề kinh tế ............................. 33
Bảng 4.2.1: Hiệu suất sử dụng vốn ............................................................................ 34
Bảng 4.3.1: Vòng quay vốn tín dụng .......................................................................... 35
Bảng 4.4.1: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ ............................ 36
Danh mục các biểu đồ
--o0o--
Trang
Biểu đồ 1: Tỷ trọng các nguồn vốn huy động trên tổng vốn huy động của
CN.NHCT.AG........................................................................................... 16
Biểu đồ 2: Doanh số cho vay ...................................................................................... 19
Biểu đồ 3: Doanh số thu nợ ........................................................................................ 19
Biểu đồ 4: Dư nợ theo thời hạn cho vay...................................................................... 21
Biểu đồ 5: Dư nợ theo thành phần kinh tế................................................................... 22
Biểu đồ 6: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế.................................................................. 23
Biểu đồ 7: Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế ................................................................ 26
Biểu đồ 8: Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 28
Danh mục từ viết tắt
--o0o--
CBTD Cán bộ tín dụng
Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
CN.NHCT.AG Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DPRR Dự phòng rủi ro
KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh
NHCT Ngân hàng Công thương
NHCT.VN Ngân hàng Công thương Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
TG Tiền gửi
TG của các TCKT Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn
TM-DV Thương mại-dịch vụ
Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế-xã hội An Giang đã có những bước
chuyển mạnh mẽ. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tỉnh An Giang
luôn tự hào là tỉnh đứng đầu về sản lượng hàng nông nghiệp xuất khẩu. Với sản
lượng ngày một tăng, từ đó góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia và
góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh sự phát triển của
ngành nông nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác trong
tỉnh cũng ngày càng được đẩy mạnh, với sự xuất hiện ngày càng đông của các loại
hình doanh nghiệp đã tạo nên một môi trường kinh doanh sôi động, nhộn nhịp và
đầy sức cạnh tranh. Không những thế, đối với các làng nghề truyền thống của tỉnh
cũng ngày một được quan tâm và phát triển hơn.
Tuy nhiên, để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và hiệu quả, nguồn
vốn được cung cấp một cách kịp thời cho nông dân cũng như các cơ sở sản xuất là
hết sức quan trọng và cấp thiết. Và Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
cùng với vai trò trung gian tài chính, cung cấp vốn, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế
tỉnh nhà tiếp tục phát triển và vững bước tiến lên trên con đường hội nhập, hoà mình
vào công cuộc chung của đất nước - công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Cũng như phần lớn những ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi
nhánh An Giang và thu nhập từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu
nhập của Ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng việc tăng trưởng tín dụng và chất
lượng tín dụng luôn có mối quan hệ lẫn nhau; bởi ngân hàng cũng là đối tượng “đi
vay, để cho vay”; tín dụng tăng trưởng càng cao và có chất lượng thì càng mang lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Trong suốt quá trình hoạt động, Chi nhánh Ngân
hàng Công thương An Giang luôn quan tâm, bám sát, quản lý chặt chẽ tình hình tăng
trưởng tín dụng giúp tăng trưởng kinh tế địa phương; song nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn.
Do đó, trong tình hình kinh tế đầy biến động như hiện nay càng yêu cầu Chi nhánh
Ngân hàng Công thương An Giang quản lý chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Từ đó, sẽ nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh so với các NHTM khác trên cùng địa bàn
tỉnh An Giang.
Xuất phát từ những vấn đề trên em quyết định chọn đề tài: “Đánh giá chất
lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
Ngân hàng Công Thương An Giang” để từ đó có những nhận thức rõ về tầm quan
trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu, đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
Ngân hàng Công thương An Giang trong 3 năm (từ năm 2006 đến 2008). Từ đó, tìm
ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và đưa ra một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương An Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 1
Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Trực tiếp thu thập số liệu thực tế về hoạt động của Ngân hàng Công
Thương tỉnh An Giang trong 3 năm (từ năm 2006 đến 2008).
+ Thu thập thông tin liên quan từ cán bộ tín dụng.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Tổng hợp, so sánh số liệu qua 3 năm.
+ Sử dụng một số chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.
- Tham khảo tài liệu: sách, báo và internet.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Do lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng phong phú và đa dạng nên phạm vi đề
tài của tôi chỉ tập trung đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công
thương An Giang trong 3 năm (từ năm 2006 đến năm 2008) và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang 2
Đánh giá chất lượng tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về NHTM
2.1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các
công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh
toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
NHTM đã trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh
tế th