Trong những năm đầu của thế kỷ XXI chúng ta đang chứng kiến nền kinh tế Việt
nam có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế.
Nhiều ngành kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ mở cửa cho phần còn lại của thế giới khi Việt
nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh đó để thành công các doanh nghiệp Việt nam buộc phải tổ chức t ốt việc xâ y
dựng và quản trị chiến lược. Chiến lược kinh doanh chỉ ra cho doanh nghiệp thấy con
đường và cách thức cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải áp dụng. Quản trị chiến lược là
cách thức để đưa doanh nghiệp đi đúng lộ trình và chỉnh sửa lộ trình đó theo sự thay đổi của
các yếu tố đầu vào.
Nghành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng không phải là
ngoại lệ. Ngoài yếu tố số lượng của các tổ chức tín dụng “nở rộ” hiện nay bao gồm hệ
thống các ngân hàng thương mại Nhà nước hoặc nhà nước giữ cổ phần chi ph ối, hệ th ống
các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các
chi nhánh các văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và rất nhiều các
công ty tài chính với số lượng hơn 100 tổ chức tín dụng đầu mối và hàng chục nghìn điểm
giao dịch ngân hàng/tài chính trải dài trên trên một diện tích không lớn, quy mô dân số vừa
phải trong nền kinh tế còn nhỏ hẹp như hiện nay của Viêt nam. Cạnh tranh khốc liệt tro ng
nghành tài chính ngân hàng còn được thể hiện ở yếu tố chất lượng của các tổ chức tín dụng
được biểu hiện qua mức vốn điều lệ tối thiểu, nâng cấp quản trị, phát triển các nghiệp vụ
Như vậy có thể nhìn nhận cạnh tranh trong ngh ành tài chính ngân hàng hiện nay rất khốc
liệt và được đánh giá là khốc liệt nhất so với các ngành kinh tế khác.
Là một ngân hàng với quy mô trung bình và được chuyển đổi mô hình thành ngân
hàng thương mại cổ phần đô thị (từ ngân hàng nông thôn), để tồn tại và phát triển Ngân
hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank) không có cách nào khác buộc phải xây dựng
chiến lược hoạt động và quản trị chiến lược phù hợp hơn.23.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá chiến lược hoạt động
của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
chiến lược” làm đề tài nghiên cứu.
74 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá chiến lược hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
Hanoi Intake 3
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Lớp MBA-EV9-HN
Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Assignment No. (Tiểu luận số):
Student Name (Họ tên học viên): Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Student ID No. (Mã số học viên): E0900084
2
TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP
MBA
√
Họ tên học viên : Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Lớp : EV9-HN
Môn học : Quản trị chiến lược
Mã môn học : MGT510
Họ tên giảng viên Việt Nam
: Dr. Ngô Quý Nhâm
Tiểu luận số :
Hạn nộp : 10/01/2011
Số từ :
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin cam đoan
đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra.
Ngày nộp bài: 10/01/2011………….............. Chữ ký:
LƯU Ý
Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
3
Lời cảm ơn
Với cả tấm lòng mình, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Ngô Quý
Nhâm, người đã dành rất nhiều thời gian, công sức để hết lòng tận tâm chỉ bảo trong suốt quá
trình thực hiện bản đồ án này. Xin chân thành cảm ơn Giảng viên Mr. Ravi Varmman
Kanniappan, cảm ơn thầy giáo tiến sỹ Nguyễn Văn Minh đã cung cấp kiến thức về môn học, tạo
điều kiện để tôi tiếp cận với những vấn đề hữu ích của mảng quản trị chiến lược. Tác giả xin cảm
ơn Ban Điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, các chuyên gia, các đồng nghiệp.
Tất cả những nhận xét và góp ý của thầy giáo, các chuyên gia cũng như Ban điều hành, đồng
nghiệp đã giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn về mảng quản trị chiến lược ngân hàng và cho phép
tác giả vận dụng cơ sở lý luận vào việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Ngân hàng Thương
mại cổ phần An Bình.
Tuy nhiên, trong phần trình bày đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về
nội dung và hình thức, rất mong các thày giáo thông cảm.
Trân trọng. /.
4
TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trường, tài chính ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, nó
được coi như là huyết mạch của nền kinh tế. Thị trường tài chính ngân hàng với các sản
phẩm dịch vụ luôn được đổi mới và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc huy động
và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả nhất và đáp ứng được các nhu cầu về vốn của
các tổ chức và cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, để hoạt động ngân hàng thực sự mang lại
hiệu quả đòi hỏi công tác quản lý điều hành phải khoa học, có phương pháp và hệ thống.
Chính vì điều đó, quản trị chiến lược là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các ngân
hàng.
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình là một Ngân hàng thương mại non trẻ, mới
chuyển đổi hình thức từ cổ phần nông thôn thành cổ phần đô thị, các điều kiện cơ bản như
vốn điều lệ, công nghệ ngân hàng, kinh nghiệm quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực còn
nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao vị thế, tăng cường năng lực cạnh tranh, từng bước
chiếm lĩnh thị trường về các dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ
phần An Bình phải có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
Là người đã và đang có thời gian làm việc tại ABBank, qua nội dung đồ án này, bên
cạnh mục tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về quản trị chiến lược; phân tích - đánh
giá thực tế tình hình thực thi chiến lược tại ABBank thời gian qua, tác giả cũng mong muốn
được đề xuất những ý kiến đóng góp đối với Ban điều hành Ngân hàng trong việc đánh giá
và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ABBank giai đoạn 2011 - 2015./.
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABBank Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ATM Automated teller machine (Máy rút tiền tự động)
GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)
ROA Return On Assets (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản)
ROE Return On Equity (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
SWOT
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities
(cơ hội) Threats (thách thức)
SO Strengths (điểm mạnh), Opportunities (cơ hội)
ST Strengths (điểm mạnh), Threats (thách thức)
WO Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội)
WT Weaknesses (điểm yếu), Threats (thách thức)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1 Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược
Hình 2 Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược
Hình 3 Mô hình Delta Project
Hình 4 Bản đồ chiến lược
Hình 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 6 5 thế lực cạnh tranh áp dụng với ABBank
Biểu đồ 1 Thị phần Tổng tài sản ABBANK và các đối thủ cạnh tranh
Biểu đồ 2 Thị phần Cho vay ABBANK và các đối thủ cạnh tranh
Biểu đồ 3 Thị phần Huy động ABBANK và các đối thủ cạnh tranh
Biểu đồ 4 Vị trí các ngân hàng xét theo ROaE, ROaA năm 2009
Biểu đồ 5 Vị trí các ngân hàng xét theo CAR, NPL và tổng tài sản 2009
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính (Kế hoạch kinh doanh năm 2011)
Bảng 2 Phân tích hình ảnh cạnh tranh
7
MỤC LỤC
Trang
L i cảm ơn……………………………………………………………………………1
Tóm tắt………………………………………………………………………………..2
Danh mục thuật ng , h nh v , ảng iểu…………………………………………...3
Chương 1: Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………………………8
1.2 Mục đích, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu…………………………………9
1. 2.1 Mục đích nghiên cứu……………………………………………………
1. 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………
1.3 Kết quả dự kiến………………………………………………………………..10
1.4 Bố cục đồ án…………………………………………………………………...10
Chương 2: Tổng quan l thuyết
2.1 Một số khái niệm cơ bản về Quản trị chiến lược………………………….…..11
2.1.1 Khái niệm………………………………………………………………
2.1.2 Sự cần thiết của quản trị chiến lược……………………………………
2.1.3 Nhiệm vụ của quản trị chiến lược……………………………………...
2.2 Các công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược………………………13
2.2.1 Mô hình căn bản của quản trị chiến lược………………………………
2.2.2 Hai công cụ cơ bản……………………………………………………..
2.2.2.1 Mô hình DPM (Delta Project Model)…………………………..
2.2.2.2 Bản đồ chiến lược SM (Strategy Map)…………………………
2.3 Các công cụ h trợ khác……………………………………………..…………14
Chương 3: Phương ph p nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu cơ bản……………………………………………….15
3.2 Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………..15
3.2.1 Triển khai thu thập dữ liệu……………………………………………….
3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp……………………………………………………
3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp……………………………………………………
8
3.2.2 Phân tích dữ liệu thu thập được……………………….………………..16
Chương 4: Phân tích chiến lược hoạt động hiện th i của ngân hàng TMCP An B nh
4.1 Giới thiệu chung về ABBank…………………………………………………..17
4.1.1 Thông tin chung………………………………………………………17
4.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức…………………………………………………18
4.1.3 Sản phẩm, dịch vụ…………………………………………………….19
4.1.4 Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2008 đến 2010………………...19
4.2 Định hướng chiến lược hoạt động của ABBank………………………………..21
4.2.1 Tầm nhìn……………………………………………………………
4.2.2 Định hướng chiến lược…………………………………………..
4.2.3 Giá trị cốt lõi……………………………………………………………
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ABBank…………………………………22
4.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô……………………………………………..
4.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành…………………………………
4.3.3 Vị thế cạnh tranh của ABBank…………………………………………
4.3.4 Mô hình SWOT………………………………………………………37
4.4 Chiến lược hiện tại của ABBank qua mô hình DPM và bản đồ chiến lược SM…39
4.4.1 Mô hình DPM hiện tại……………………………………………………
4.4.2 Bản đồ chiến lược SM hiện tại……………………………………………
Chương 5: nh gi chiến lược của ABBank
5.1 Nhận định chung…………………………………………………………………41
5.2 Các khó khăn từ quá trình triển khai, thực thi chiến lược của ABBank…………42
5.3 Một số bất cập, hạn chế trong chiến lược hiện tại của ABBank…………………44
Chương 6: ề xuất Xây dựng chiến lược hoạt động ABBank giai đoạn 2011 – 2015
6.1 Định hướng chiến lược……………………………………………………….…45
6.2 Xác định chiến lược hoạt động………………………………………………….46
6.3 Các giải pháp…………………………………………………………………. .48
6.4 Lộ trình thực hiện……………………………………………………………….52
6.5 Chiến lược qua mô hình DPM và bản đồ chiến lược SM………………………53
6.5.1 Mô hình DPM………………………………………………………….
9
6.5.2 Bản đồ chiến lược SM…………………………………………………
6.6 Kiến nghị………………………………………………………………………55
Chương 7: Kết luận………………………………………………………………57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
10
Chương 1
Giới thiệu
1.1 L do chọn đề tài:
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI chúng ta đang chứng kiến nền kinh tế Việt
nam có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế.
Nhiều ngành kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ mở cửa cho phần còn lại của thế giới khi Việt
nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh đó để thành công các doanh nghiệp Việt nam buộc phải tổ chức tốt việc xây
dựng và quản trị chiến lược. Chiến lược kinh doanh chỉ ra cho doanh nghiệp thấy con
đường và cách thức cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải áp dụng. Quản trị chiến lược là
cách thức để đưa doanh nghiệp đi đúng lộ trình và chỉnh sửa lộ trình đó theo sự thay đổi của
các yếu tố đầu vào.
Nghành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng không phải là
ngoại lệ. Ngoài yếu tố số lượng của các tổ chức tín dụng “nở rộ” hiện nay bao gồm hệ
thống các ngân hàng thương mại Nhà nước hoặc nhà nước giữ cổ phần chi phối, hệ thống
các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các
chi nhánh các văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và rất nhiều các
công ty tài chính với số lượng hơn 100 tổ chức tín dụng đầu mối và hàng chục nghìn điểm
giao dịch ngân hàng/tài chính trải dài trên trên một diện tích không lớn, quy mô dân số vừa
phải trong nền kinh tế còn nhỏ hẹp như hiện nay của Viêt nam. Cạnh tranh khốc liệt trong
nghành tài chính ngân hàng còn được thể hiện ở yếu tố chất lượng của các tổ chức tín dụng
được biểu hiện qua mức vốn điều lệ tối thiểu, nâng cấp quản trị, phát triển các nghiệp vụ…
Như vậy có thể nhìn nhận cạnh tranh trong nghành tài chính ngân hàng hiện nay rất khốc
liệt và được đánh giá là khốc liệt nhất so với các ngành kinh tế khác.
Là một ngân hàng với quy mô trung bình và được chuyển đổi mô hình thành ngân
hàng thương mại cổ phần đô thị (từ ngân hàng nông thôn), để tồn tại và phát triển Ngân
hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank) không có cách nào khác buộc phải xây dựng
chiến lược hoạt động và quản trị chiến lược phù hợp hơn.23.
Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá chiến lược hoạt động
của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện
chiến lược” làm đề tài nghiên cứu.
11
1.2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu hướng tới của đề tài là phân tích thực trạng của Ngân hàng thương mại cổ
phần An Bình giai đoạn 2008 - 2010 và đề nghị chiến lược giai đoạn 2011 - 2015 đồng thời
đưa ra những giải pháp để thực hiện.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của đồ án là nghiên cứu lý luận chung về chiến lược
kinh doanh ngân hàng thương mại, lựa chọn được mô hình quản trị chiến lược chuẩn để
phân tích. Trên cơ sở mô hình này, đồ án sẽ đánh giá thực trạng của Ngân hàng thương mại
cổ phần An Bình giai đoạn 2008 - 2010. Và cuối cùng, đồ án đưa ra được đề nghị chiến
lược phát triển kinh doanh cho Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2011 -
2015 dựa trên mô hình chuẩn và kết quả từ thực trạng của ngân hàng.
1.2.2 ối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề trong quá trình Xây dựng chiến lược phát sinh thực tế tại
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Trong khoảng thời gian 2008 đến 2010.
1.3 Kết quả dự kiến:
- Mô tả được thực trạng chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình bằng các
công cụ cơ bản: Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ h trợ khác.
- Xây dựng được chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình đến năm 2015 qua
các công cụ Quản trị chiến lược đã nghiên cứu.
- Trình bày một cách tổng quát, khoa học, kế hoạch thực thi chiến lược của ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình đến 2015 một cách hiệu quả nhất.
1.4 Bố cục của đồ n:
Chương 1: Mục đích nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích chiến lược hoạt động hiện thời của ngân hàng TMCP An
Bình.
Chương 5: Đánh giá các chiến lược hiện tại của ngân hàng TMCP An Bình.
12
Chương 6: Đề xuất Xây dựng chiến lược ngân hàng TMCP An Bình giai đoạn
2011 – 2015.
Chương 7: Kết luận
13
Chương 2
Tổng quan l thuyết
Để làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh của ABBank, chương
này đề cập đến lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược. Bao gồm phần trình bày về lý
thuyết chiến lược, quản trị chiến lược đối với hoạt động doanh nghiệp thông qua các công
cụ, mô hình xây dựng và hoạch định chiến lược, mô hình phân tích môi trường ngành.
2.1 Một số kh i niệm cơ ản về quản trị chiến lược:
2.1.1 Khái niêm:
Chiến lược là xác định các mục đích và mục tiêu cơ bản, lâu dài của một Doanh
nghiệp và tiến hành các hoạt động và phân bổ nguồn nhân lực cần thiết cho các mục tiêu
này.“Một tổ chức không có chiến lược rõ ràng giống như con tàu không bánh lái chỉ quay
lòng vòng tại ch ”.
“Chiến lược là một loạt các hành động dài hạn được đề ra nhằm đưa một doanh
nghiệp từ vị trí hiện tại đến một vị thế mong muốn trong tương lai và nhằm xác lập lợi thế
cạnh tranh đối với các doanh nghiẹp khác trên thị trường” (Masey và các cộng sự, 2005).
Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các
chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho
việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này.
Chiến lược của doanh nghiệp là tổng thể các quyết định và hoạt động liên quan đến
việc chọn lựa các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu. Trong môi
trường cạnh tranh, thì mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là đạt vị thế chiến lược tốt hơn
so với đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói rằng, khái niệm chiến lược bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Xác lập một chiến lược cho doanh nghiệp đòi hỏi phải có những hiêu biết về môi trường
bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp, để từ đó xác định được một chiến lược
cạnh tranh phù hợp giúp cho doanh nghiệp đứng vững và hoạt động vượt trội so với các đối
thủ cạnh tranh.
2.1.2 Sự cần thiết của quản trị chiến lược:
Quản trị chiến lược giúp cho tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu,
hướng đi, đồng thời vạch ra lộ trình hợp lý trên cơ sở phân bổ và sử dụng những nguồn lực
của tổ chức một cách tối ưu để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định theo đúng kế hoạch. Một
14
tổ chức không làm hoặc làm không tốt công tác quản trị chiến lược thường được so sánh
như một người tìm đường trong bóng tối, bước đi theo bản năng mà không thể lường trước
được những khó khăn, hiểm nguy đang rình rập xung quanh, không xác định được phương
hướng và việc đi chệch đích đến là một kết cục tất yếu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp,
trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các chiến lược trong kinh
doanh nếu không được hoạch định và quản trị một cách bài bản, có hệ thống doanh nghiệp
khó có thể tồn tại và phát triển bền vững.
2.1.3 Nhiệm vụ của quản trị chiến lược:
Quản trị chiến lược bao gồm năm nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau:
Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược
Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu
Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược
Nhiệm vụ 4: Thực hiện và triển khai chiến lược
Nhiệm vụ 5: Giám sát, đánh giá và chỉnh sửa nếu cần
Thảo
Chiến lược
để đạt được
Các Mục tiêu
đặt ra
Lập ra các
Mục tiêu
Phát riển
Sứ mện và
Viễ cảnh
iế lược
của công ty
Ứng dụng
Thi hành
Chiến lược
Cải thiện /
Thay đổi
Xem lại,
sửa đổi
nếu cần
Xem lại,
sửa đổi
nếu cần
Cải thiện /
Thay đổi
Phục hồi
các nội dung
cũ nếu cần
Nhiệm
vụ 1
Nhiệm
vụ 2
Nhiệm
vụ 3
Nhiệm
vụ 4
Nhiệm
vụ 5
Giám sát,
ánh giá,
Và Sửa ch a
sai sót
Hình1. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
15
2.2 C c công cụ sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược:
2.2.1. Mô h nh căn ản của Quản trị chiến lược :
Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
2.2.2. Hai công cụ cơ ản:
2.2.2.1 Mô hình Delta Project: (Hình 3 Phụ lục)
Là tam giác phản ánh ba định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm Giải pháp
khách hàng - Chi phí thấp - Khác biệt hóa. Mục tiêu của mô hình này là mở ra một cách tiếp
cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác định sản phẩm tốt. Chi phí thấp hay
Khác biệt hóa không phải con đường duy nhất d n đến thành công. Điểm mới của tiếp cận
chiến lược theo chiến lược Delta là xác lập xây dựng chiến lược với triển khai chiến lược
thông qua một quy trình thích ứng với ba nội dung cơ bản: Hiệu quả hoạt động - Đổi mới -
Định hướng khách hàng.
2.2.2.2 Bản đồ chiến lược: (Hình 4 Phụ lục)
Bản đồ chiến lược SM mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục
tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân – quả rõ ràng. Đây là một hệ thống đo
lường kết quả hoạt động của công ty trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà
còn cả thước đo khách hàng, quá trình kinh doanh, đào tạo và phát triển. Khi áp dụng bản
đồ chiến lược SM các nguyên tắc sau cần được lưu ý: (1) Chiến lược cân bằng các nguồn
mâu thu n; (2) Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau; (3) Các giá trị được tạo ra
nhờ nội lực của Doanh nghiệp; (4) Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng
thời; (5) Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình.
16
2. 3 C c công cụ hỗ trợ kh c:
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này đồ án đánh giá toàn bộ các yếu tố có
thể ảnh hưởng đến chiến lược của ngân hàng. Với phương pháp này, việc đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến chiến lược bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng.
- Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Được sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm
đặt nền tảng cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng.
- Phương pháp định tính: Được dùng để lựa chọn và ra quyết định chiến lược phát triển.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 chiến lược PORTER…
sẽ là những công cụ h trợ để thực hiện mục đích của đề tài này.
17
Chương 3
Phương ph p nghiên cứu
Trên cơ sở kiến thức môn học Quản trị chiến lược, đặc biệt qua mô hình DPM, bản
đồ chiến lược SM và các công vụ h trợ khác, hoạt động khảo sát, phân tích thực trạng
chiến lược hoạt động của ABBank được thực hiện, từ đó những đề xuất chiến lược đến năm
2015 được xây dựng trên cơ sở phương pháp nghiên cứu cơ bản, thu thập dữ liệu và phân
tích dữ liệu.
3.1 Phương ph p nghiên cứu cơ ản:
Phân tích dữ liệu (định tính) theo các tiêu chí của hai công cụ cơ bản: Mô hình Delta
Project và Bản đồ chiến lược.
3.2 Quy tr nh nghiên cứu:
Thu thập tài liêu thứ cấp và sơ cấp. Sau đó phân tích các tài liệu thứ cấp bằng
phương pháp so sánh và tổng hợp để đua vào Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược. và
đưa ra một số đề xuất trên cơ sở các tài liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được.
3.2.1. Triển khai thu thập d liệu:
3.2.1.1. D liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được xác định thông qua các phương pháp thống kê, phân tích
hàng năm của ABBank và các bài viết về ABBank trên báo và tạp chí. Các dữ liệu này
được thu nhập từ các Ban chức năng của ABBank như: Ban Kế toán Tài chính, Khối Nguồn
vốn và Kế hoạch, Khối Nhân sự, Phòng Tài chính Đầu tư Thị trường….bao gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm (nguồn cung cấp: Ban Kế toán Tài chính).
- Báo cáo dự báo tăng trưởng của ngành ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh (nguồn
cu