Đất đai là cơ sở không gian để phân bố khu dân cư, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi xã hội, các ngành kinh tế quốc dân khác trên toàn lành thổ. Đất đai là cơ sở vật chất thể hiện mọi quá trình sản xuất, vừa tạo chỗ đứng vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,
Đất đai có giới hạn về số lượng, vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể sản xuất ra đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nhưng độ phì phân bố không đồng đều, đất tốt lên hay xấu đi được sử dụng có hiệu cao hay thấp tuỳ thuộc sự quả lí của Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lí, sử dụng đất.
Vì vậy, quản lí Nhà nước về công tác lập quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Nước ta đang trong giai đoạn CNH – HĐH (công ngiệp hoá - hiện đại hoá) việc sử dụng đất tạo điều kiện cho các ngành phát triển nhanh và bền vững. Với tình hình đất manh mún như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cho mục đích chuyên dùng là rất lớn nên quy hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiếp.
Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng đất cấp xã có vai trò vừa là kế hoạch sử dụng đất từng năm cho xã vừa từng bước cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất để tìm ra những trở ngại khó khăn và đề xuất hướng giải quyết là cần thiết giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, được sự nhất trí của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.s Ngô Thị Hồng Gấm tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010 ”.
59 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là cơ sở không gian để phân bố khu dân cư, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi xã hội, các ngành kinh tế quốc dân khác trên toàn lành thổ. Đất đai là cơ sở vật chất thể hiện mọi quá trình sản xuất, vừa tạo chỗ đứng vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,…
Đất đai có giới hạn về số lượng, vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể sản xuất ra đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nhưng độ phì phân bố không đồng đều, đất tốt lên hay xấu đi được sử dụng có hiệu cao hay thấp tuỳ thuộc sự quả lí của Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lí, sử dụng đất.
Vì vậy, quản lí Nhà nước về công tác lập quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để phân bố quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng tránh được sự chồng chéo lãng phí trong sử dụng, hạn chế huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Nước ta đang trong giai đoạn CNH – HĐH (công ngiệp hoá - hiện đại hoá) việc sử dụng đất tạo điều kiện cho các ngành phát triển nhanh và bền vững. Với tình hình đất manh mún như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu sử dụng đất của nhân dân cho mục đích chuyên dùng là rất lớn nên quy hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiếp.
Trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp thì quy hoạch sử dụng đất cấp xã có vai trò vừa là kế hoạch sử dụng đất từng năm cho xã vừa từng bước cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất để tìm ra những trở ngại khó khăn và đề xuất hướng giải quyết là cần thiết giúp việc lập quy hoạch sử dụng đất tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, được sự nhất trí của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.s Ngô Thị Hồng Gấm tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010 ”.
1.2. Mục đích của chuyên đề
- Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010.
- Rút ra bài học kinh nghiệm của kỳ quy hoạch, kế hoạch giai đoạn này, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cấp xã.
1.3. Mục tiêu của chuyên đề
- Điều tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
- Đánh giá và phân tích công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2006 – 2010.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kì trước xác định những bất hợp lý cần được giải quyết.
- Đánh giá tiềm năng đất đai về số lượng, chất lượng, mức độ tập trung, vị trí phân bố và khả năng đáp ứng các mục đích sử dụng.
1.4. Ý nghĩa của chuyên đề
- Giúp sinh viên củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường về pháp luật đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nắm được các nghị định, thông tư, quyết định liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó. Đất đai là khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng, theo chiều nằm ngang, trên bề mặt đất đai giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của con người.[6]
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt do đất đai hạn chế về số lượng, xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, không đồng nhất về số lượng và chất lượng, không thể thay thế được, có vị trí cố định không di dời được và nếu không sử dụng hợp lí sẽ bị hư hỏng. Còn các tư liệu sản xuất khác có thể sản xuất và có tính đồng nhất và thay thế cao. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất đai cần có những biện pháp thích hợp để vừa bảo vệ đất vừa đảm bảo các nhu cầu về dụng đất.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người. Vì vậy, đất đai là “Tư liệu sản xuất đặc biệt”.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ về dân số thì vấn đề về đất đai luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đặc biệt riêng với Việt Nam dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao thì vấn đề sử dụng đất đai hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
Trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động, với chức năng là cơ sở không gian. Quá trình sản xuất và sản phẩm không phụ thuộc vào tính chất đất đai, nhưng không thể sản xuất mà không có đất đai.
Trong ngành sản xuất nông – lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian đồng thời là đối tượng vật chất cơ sở không gian đồng thời là đối tượng lao động và công cụ hay phương tiện lao động. Sản phẩm làm ra phụ thuộc vào tính chất đất, thiếu đất không thể sản xuất được.[ 6]
2.1.3. Định nghĩa về quy hoạch đất đai
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện phát kinh tế, kĩ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất và quản lí đất đai đầy đủ, hợp lí, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất : kinh tế (hiệu quả sử dụng đất) - kỹ thuật (tác nghiệp điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, xử lí số liệu...) - pháp chế (xác nhận tính pháp lí về mục đích và quyền sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất đai theo pháp luật)
2.1.4. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất cũng được phân theo các cấp ngành lãnh thổ hành chính và theo ngành.
Ở nước ta quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo quy hoạch phân bổ đất đai gồm:
- Quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ hành chính (cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và quy hoạch sử dụng đất theo ngành (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp)
- Quy hoạch sử dụng đất đai gồm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. [6]
Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bao quát toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân
- Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung
- Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá.
- Sử dụng đất đai theo xu hướng xã hội hoá và công hữu hoá.
2.1.5. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải hướng quá trình sử dụng đất theo tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo việc khai thác tài nguyên đất đai một cách hợp lí góp phần bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh và cảnh quan môi trưòng nhằm phát triển bền vững.
Vì vậy, tại điều 21 Luật đất đai 2003 đã nêu một cách toàn diện 8 nguyên tắc trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó đòi hỏi mỗi quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết, có sự thống nhất cao giữ quy hoạch cấp trên và cấp dưới thể hiện được đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất.[3]
2.1.6. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch
* Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch
- Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưói trực tiếp.
- UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực phát triển đô thị.
- UBND huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.[ 3]
* Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch
Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 4 điều 27 Luật đất đai 2003 như sau:
Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định xét duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. [3]
* Thẩm quyền công bố quy hoạch
Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố công khi theo quy định sau:
- UBND xã, phưòng, thị trấn có trách nhiệm công bố công khi quy hoạch chi tiết, kế hoạch chi tiết của địa phương tại trụ sở UBND.
- Cơ quan quản lí đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phưong tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiện đại chúng.
- Việc công bố công khai tại trụ sở UBND và cơ quan quản lí đất đai được thực hiện suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu lực.[ 3]
2.2.Cơ sở pháp lí về quy hoạch sử dụng đất đai
2.2.1. Cơ sở pháp lí
- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
- Luật đất đai 1993
- Luật đất đai 2003
- Nghị định 181/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, ban hành theo quyết định số 04/ QĐ- BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010
- Quy hoạch sử dụng đất 2002- 2010 xã Thành Trực
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ xã Thành Trực nhiệm kỳ 2005- 2010
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm 2010. Phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
- Các tài liệu, số liệu và bản đồ liên quan.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Thành Trực 2006- 2010 đã giúp cho việc sử dụng đất của xã đạt hiệu quả tốt hơn và tăng cường công tác quản lí hành chính nhà nước về đất đai trên địa bàn. Thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Giúp cho xã đưa ra chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội, ra các quyết định giúp huyện có quyết định phù hợp với quy hoạch tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất ở địa phương.
2.3. Một số văn bản, nghị định, nghị quyết có liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Thành Trực
- Quyết định số 24/ QĐ- TTg ngày 1/2/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010.
- Quyết định số 584/ QQ- UBND ngày 6/3/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng 2020.
- Quyết định số 986/ QĐ – SNN và PTNT ngày 5/11/2010 của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt phương án khảo sát thiết kế giai đoạn TKBVTC công trình phát triển cơ sở hạ tầng kênh nội bộ thuộc tiểu dự án hệ thống tưới tiêu huyện Thạch Thành- dự án Thuỷ lợi miền Trung vốn vay ADB.
- Quyết định 37/66/QĐ- UBND ngày 21/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về kế hoạch kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng.
- Quyết định số 4084/ QĐ- UBND ngày 6/12/2009 của UBND huyện Thạch Thành triển khai tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm kê.
- Quyết định số 8/QĐ- UBND ngày 29/12/2009 về việc thành lập ban kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Văn bản số 2946/VB- CN ngày 3/9/2002 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Thanh Hoá đến năm 2020.
- Công văn số 3360/ NPT- KT về việc thoả thuận phương án đầu nối tạm NMTĐ Bá Thước 2 vào hệ thống điện quốc gia.
- Công văn số 863/CV- UBND ngày 23/11/2010 của UBND huyện Thạch Thành về việc đề nghị báo cáo sắp xếp xử lí nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
2.4. Tình hình thực hiện quy hoạch trên thế giới, trong nước
2.4.1. Tình hình thực hiện quy hoạch trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt trái đất là 511 triệu km2 trong đó chỉ có 148 triệu km2 là đất liền chiếm 29% tổng diện tích toàn cầu, còn lại 363 km 2 chiếm 71 % là đại dương.Theo FAO trong 148 triệu km2 đất liền thì có 20% diện tích đất có nhiệt độ dưới - 50C, 20% diện tích đất hoang mạc, 20% diện tích đất loại quá khô, 20% diện tích loại đất loại quá dốc, 20% diện tích đất canh tác, 10% diện tích đất trồng cỏ và chăn thả.
Như vậy, trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng và sử dụng đất không có kế hoạch nên chất lượng đất suy giảm gây hậu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. [7]
Trên thế giới công tác quy hoạch, kế hoạch đất được tiến hành ngày càng được chú trọng và phát triển. Song tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà có những loại hình quy hoạch khác nhau chú ý có 2 loại hình: tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm cơ sở phân bố lực lượng sản xuất.
Trên thế giới các nước có quy hạch kế hạch sử dụng đất, cơ sở lý luận của ngành quản lí đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ như: Liên xô (cũ ), Anh, Pháp.
2.4.1.1. Quy hoạch ở Liên Xô
Sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công thì chính quyền Liên Xô đã định ra hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải làm ngay đó là:
+ Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Phát triển kinh tế đồng bộ nhằm xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn Liên Xô lúc bấy giờ.
Để thực hiện hai nhiệm vụ lớn này thì vấn đề xây dựng và phát triển quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng.
Theo A.Condukhop và A.Mikhalop phần thiết kế xây dựng quy hoạch nông thôn dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội. Quá trình thực hiện phải giải quyết hàng loạt các vấn đề sau:
+ Quan hệ giữa khu dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác
+ Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài
+ Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật
+ Việc bố trí mặt bằng hài hoà cho các vùng khác nhau về mặt địa lý đảm bảo thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
+ Các công trình văn hoá công cộng (trường học, trạm xá, sân thể thao…) tạo nên môi trường sống trong lành yên tĩnh.
+ Quy hoạch khu dân mang nét đô thị hoá, giải quyết thoả mãn nhu cầu của con người.
Quy hoạch nông thôn của A.Mikhanop và A,Condunop đã thể hiện nội dung: Mỗi vùng dân cư, làng, xã có một trung tâm gồm các công trình công cộng và nhà ở có dạng giống nhau và có nông trang viên.
Đến giai đoạn sau trong công tác quy hoạch nông thôn G.Deleur và I.Khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện gồm 3 cấp trung tâm.
+ Trung tâm huyện
+ Trung tâm xã của tiểu vùng
+ Trung tâm của làng xã
Thời kỳ này trên địa bàn nông thôn Liên Xô chia cấp trung tâm từ theo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm xã.
Sau một thời gian dài nỗ lực và cố gắng, nhân dân Liên Xô đã thu được kết quả đáng khích lệ. Đời sống của nhân dân trong cả nước nói chung, đời sống của nhân dân nông thôn nói riêng được nâng cao đáng kể cả về vật chất và tinh thần. Mỗi vùng dân cư, làng, xã đều có các công trình công cộng, khu sản xuất, khu nhà ở bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đô thị với không gian rộng rãi theo thiết kế chung, không gây lãng phí về mặt tổng thể. Đây là một thành công của Liên Xô trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn mà một số nước cần học tập kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước mình. [7]
2.4.1.2. Quy hoạch ở Thái Lan
Thái Lan con rồng Châu Á, một đất nước phồn thịnh có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân đầy đủ, ấm no, hạnh phúc. Để có thành quả như hôm nay thì ngoài định hướng phát triển kinh tế đúng đắn. Chính phủ Thái Lan còn có những quyết định quan trọng trong quá trình quy hoạch. Những quyết định đó được thể hiện thông qua các văn bản, luật đất đai được ban hành. Các văn bản luật đất đai luôn được ban hành và sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật đất đai năm 1954 ra đời mang lại nhiều thành công cho đất nước này, song bên cạnh đó vẫn tồn tại cần khắc phục: Sự phân hoá giàu nghèo tăng, tình trạng nông dân không có đất để sản xuất… và đến năm 1973 chính phủ đã sửa đổi luật ruộng đất và quy định rõ:
+ Bảo vệ người làm thuê, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển
+ Chủ sở hữu ruộng đất phải là người trực tiếp sản xuất
+ Quy định hạn sử dụng ruộng đất cho mỗi hộ gia đình. Nếu quá hạn sẽ trưng mua với giá thanh toán hợp lý.
Từ những năm 1990 tới nay, Chính phủ Thái Lan vẫn tiếp tục cải cách chính sách ruộng đất nhằm bảo vệ và sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm không gây ô nhiễm môi trường. [ 7]
2.4.2. Tình hình thực hiện quy hoạch trong nước
2.4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm:
+ Củng cố và bảo vệ đất nước
+ Phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước đi lên đảm bảo đời sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Song song với sự phát triển đi lên của đất nước, thì vấn đề quy hoạch tổng thể phát tiển kinh tế nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Dù ở mức độ nào thì nhìn chung mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cũng như bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân dân.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được tiến hành trên khắp phạm vi lãnh thổ. Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5 năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội và thế mạnh của từng vùng. [ 6].
Trải qua nhiều năm thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi rộng thì bộ mặt vùng nông thôn Việt Nam đã biến đổi rõ rệt: Nông nghiệp được phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, các làng nghề truyền thống được khôi phục, kinh tế, dịch vụ đã được phát triển góp phần đưa Việt Nam từ nước phải nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
2.4.2.1.1. Thời kỳ trước Luật đất đai năm 1993
Ở thời kỳ này công tác quy hoạch được biết đến một cách rất sơ lược, chủ yếu tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp phục vụ phong trào hợp tác hoá với phương châm sử dụng tối đa tài nguyên đất. Song do nôn nóng, sự hiểu biết còn hạn chế nên tính khả thi của phương án còn thấp.
Từ năm 1987 đến trước Luật đất đai năm 1993 công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện ngay trong hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Tuy nhiên ở giai đoạn này chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách của nền kinh tế thị trường hàng hoá, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên công tác quy hoạch vẫn chưa thực hiện một cách sát sao, triệt để. Song công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc, xoá bỏ chế độ hợp tác xã chuyển sang giao đất, đất cấp cho từng hộ gia đình. Có thể nói đây là một mốc đánh dấu công tác triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên toàn quốc.
2.4.2.1.2.Từ Luật đất đai năm 1993 đến nay
Giai đoạn này công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Hầu hết các tỉnh, thành phố, huyện, xã đã lập