Rừng là tài nguyên quý giá và có thểtái tạo được của nước ta. Rừng có
vai trò to lớn đối vớicon người không chỉ ởViệt Nammà toàn thếgiới như
cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống
xói mòn, rửa trôi. bảo vệmôi trường, là nơi cưtrú của động thực vật và tàng
trữcác nguồn gen quý hiếm.Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện
tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa
trôi, lũlụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học.Mặc dù
diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, songrừng trồng
thường có cấu trúckhông ổn định,vaitrò bảo vệmôi trường,phòng hộkém.
Hầu hết rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai
hướng chính đó là: cách thứnhất là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử
dụng). Đây là lối khaithác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi ). Cách thứ hai là
khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công
nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp ). Trong hai cách này,
cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ,
rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục
hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả
năng phục hồi.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thếnhưng trong những năm vừa qua diện
tích rừng tựnhiên của chúng tangày càng giảm sútcảvềsốlượng và chất
lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thếgiới có 11 triệu
ha rừng bịphá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có1,8
triệu ha rừng bịphá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt
đới. ỞViệt Nam, trong vòng 50 nămqua, diện tích rừng bịsuy giảmnghiêm
trọng. Năm 1943 độche phủcủa rừng là 43%, đến năm1993 chỉcòn 26%.
Nguyên nhân chủyếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi,
đốt nương làmrẫy [4].
2
Trạm Đa Dạng Sinh Học MêLinh- Vĩnh Phúc là mộttrong những
vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là mộtvùng núithấp ởvùng
đông bắc Việt Nam. Nơi mà rừng đang bịthoáihóanghiêmtrọng do tác động
của con ngườivà thiên nhiên làmcho đất trống đồi núi trọc nhiều.Diện tích
còn lại phần lớn là cây bụi thảm cỏ, một sốítlà cây nông nghiệp và rừng
trồng thuần loài nhưkeo, bạch đàn. Tuy nhiên rừng vẫn đang trong tình trạng
suy thoái chưa ổn định và chưa đạt hiệu quảcao vềmặt bảo vệmôi trường.
Chính vì vậy cần có những giảipháp thích hợp nhằm phục hồi lại rừng
đểrừng có thểphát huy tối đa những vai trò của nó đảm bảo được lợi ích về
mặt sinh thái môi trường và kinh tếcho người dân sống quanh khu vực. Để
làm được điều này thì chúng taphải hiểu biết đầy đủnhững quy luật sinh sống
của hệsinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng đặc biệt là cấu trúc rừng phục hồi
rừng sau khai thác kiệt được xem làcơsởquan trọng nhất giúp các nhà Lâm
Nghiệp có thểchủ động trong việc xác lập các kếhoạch và biện pháp kỹthuật
tác động chính xác vào rừng đểquản lý rừng được bền vững hơn.
Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đềtài: “Đánh giá đặc điểm
cấu trúc của rừng phục hồi tựnhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc” làmcơsởkhoa học cho việc nghiên cứu về
diễn thếvà đa dạng sinh học. Từ đó đềxuất một sốgiải pháp nhằm phục hồi
rừng phục vụcho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa
dạng sinh học ở địa bàn nghiên cứu.
54 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta. Rừng có
vai trò to lớn đối với con người không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới như
cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, chống
xói mòn, rửa trôi... bảo vệ môi trường, là nơi cư trú của động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả nghiêm trọng, những diện
tích đất trống đồi núi trọc tăng, là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa
trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học. Mặc dù
diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây, song rừng trồng
thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ kém.
Hầu hết rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động theo hai
hướng chính đó là: cách thứ nhất là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử
dụng). Đây là lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách thứ hai là
khai thác trắng như: phá rừng làm nương rẫy, khai thác trồng cây công
nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công nghiệp…). Trong hai cách này,
cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ,
rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả năng phục
hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả
năng phục hồi.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện
tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất
lượng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu
ha rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8
triệu ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt
đới. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm
trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi,
đốt nương làm rẫy [4].
2
Trạm Đa Dạng Sinh Học Mê Linh - Vĩnh Phúc là một trong những
vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là một vùng núi thấp ở vùng
đông bắc Việt Nam. Nơi mà rừng đang bị thoái hóa nghiêm trọng do tác động
của con người và thiên nhiên làm cho đất trống đồi núi trọc nhiều. Diện tích
còn lại phần lớn là cây bụi thảm cỏ, một số ít là cây nông nghiệp và rừng
trồng thuần loài như keo, bạch đàn. Tuy nhiên rừng vẫn đang trong tình trạng
suy thoái chưa ổn định và chưa đạt hiệu quả cao về mặt bảo vệ môi trường.
Chính vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm phục hồi lại rừng
để rừng có thể phát huy tối đa những vai trò của nó đảm bảo được lợi ích về
mặt sinh thái môi trường và kinh tế cho người dân sống quanh khu vực. Để
làm được điều này thì chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật sinh sống
của hệ sinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng đặc biệt là cấu trúc rừng phục hồi
rừng sau khai thác kiệt được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp các nhà Lâm
Nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật
tác động chính xác vào rừng để quản lý rừng được bền vững hơn.
Trước thực tiễn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm
cấu trúc của rừng phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng
sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc” làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về
diễn thế và đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi
rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa
dạng sinh học ở địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của thảm thực vật
rừng. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc khoanh nuôi phục hồi và
phát triển rừng tự nhiên sau khai thác kiệt.
Phân tích, lựa chọn được nhóm loài cây chủ yếu, làm cơ sở để cải tạo
rừng phục hồi sau khai thác kiệt.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
Bổ sung những hiểu biết về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên
của thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại Trạm Đa dạng sinh học
3
Mê Linh - Vĩnh Phúc góp phần vào việc nghiên cứu về diễn thế và đa
dạng sinh học. Từ đó đề xuất các biện pháp tác động thích hợp nhằm từng
bước đưa rừng về trạng thái có cấu trúc hợp lý, ổn định hơn.
1.3.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở các quy luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên đã phát hiện ta xác
định tổ thành cây gỗ ở trạng thái rừng, xác định mật độ tổ thành cây tái sinh
và tái sinh có triển vọng , xác định một số các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tái sinh của rừng. Đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học tại
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tế sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục
hồi tự nhiên của rừng và có cơ sở đề ra những biện pháp lâm sinh như khoanh
nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rừng
sinh trưởng phát triển tự nhiên mang lại hiệu quả hơn cho cuộc sống của
người dân cũng như việc cải tạo môi trường, tăng mức độ đa dạng sinh học.
4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
+ Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng
trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục
hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu
tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai
đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán
(Trần Đình Lý; 1995), [7]. Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải
pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo
(trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con
người (xúc tiến tái sinh).
+ Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh
vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác
nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định
trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là
sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các
thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc
rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
+ Loài ưu thế: là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên
quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của
chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi
vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì
vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác
trong quần xã.
+ Tái sinh rừng: Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ
khả năng tự tái tạo, hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan,
cá thể và thậm chí cả một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ
này, còn có nhiều thuật ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Jordan, Peter và Allan (1998) sử dụng thuật ngữ “Restoration” để diễn tả sự
5
hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện
trong tự nhiên.
Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán
rừng. Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau:
- Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo
giống trực tiếp.
- Tái sinh bán nhân tạo: Nguồn giống được con người tạo ra bằng cách
trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ tạo ra nguồn hạt cho
quá trình tái sinh.
- Tái sinh tự nhiên: Nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên.
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [5], tái sinh được coi là một quá trình sinh
học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh
rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn
cảnh rừng. Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ
già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khằng định tái sinh
rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
Về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1995) [11] cho rằng nếu
thành phần loài cây tái sinh giống với thành phần cây đứng thì đó là quá trình
thay thế một thế hệ cây này bằng thế hệ cây khác. Ngược lại, nếu thành phần loài
cây tái sinh khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.
Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây
con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh
nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó.
Nó được phân biệt với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp
cây con bằng việc trồng cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm. Vì đặc
trưng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ
sinh thái rừng.
6
2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu
nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác
động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Baur G.N.(1976) [8] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,
trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) [18] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) [16] mô
tả chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận
dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho
phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994) [17].
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot,
Odum, Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu
trúc rừng.
2.1.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái
sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất
lượng cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già
cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành
phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trên thế giới, tái sinh rừng
đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước đây, nhưng từ năm 1930 mới
bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới. Sự tương đồng hay khác biệt giữa
tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
(Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và
Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính
7
chất phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong
thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định.
Về phương pháp điều tra tái sinh, nhiều tác giả sử dụng cách lấy
mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowder Milk (1927) với diện tích ô dao
động từ 1- 4m2. Nếu diện tích bé thì số ô phải tăng, ngược lại diện tích lớn
thì số ô ít đi, sao cho đảm bảo tính đại diện, tính trung thực của tình hình tái
sinh rừng.
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc
định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Đào Công Khanh (1996) [3], Bảo Huy (1993) [2] đã căn cứ vào tổ
thành loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các
biện pháp lâm sinh.
Lê Sáu (1996) [9] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết
hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng
thành 6 trạng thái.
2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng, mà biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây
gỗ. Hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ
bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Trần Xuân Thiệp (1995) [12] đã định lượng cây tái sinh tự nhiên
trong các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến
động từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong địa phận xã Ngọc Thạch thị
xã Phúc Yên cách thị xã khoảng 35 km, cách thị trấn Xuân Hòa 22 km, cách
8
hồ Đại Lải 12 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên,
phía Đông và Nam giáp Hợp tác xã Đồng Trầm - xã Ngọc Thanh, phía Tây
giáp xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên) - xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia
Tam Đảo. Trạm có diện tích gần 178 ha (chiều dài khoảng 3000 m, chiều
rộng trung bình là 550 m, chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng
300 m), có độ cao là 100 m - 520 m so với mực nước biển.
Khu vực Trạm có tọa độ:
Điểm cực bắc (A): N 21025‘35; E 105046‘85.
Điểm cực nam (D): N 21023‘57; E 105043‘21.
Điểm cực tây (Đ): N 21023‘35; E 105042‘40.
Điểm cực đông (B): N 21025‘15; E 105046‘65.
b. Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo là nơi có
địa hình dốc, độ chia cắt mạnh với nhiều dông phụ gần vuông góc với dông
chính. Độ dốc trung bình 15 - 250, nhiều nơi dốc từ 30 - 350.
c. Điều kiện địa chất - thổ nhưỡng
• Về địa chất
Về đất Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một bộ phận của dãy núi
Tam Đảo nên có cấu tạo địa chất chủ yếu là tầng phun trào acid gồm các lớp
Rionit, Daxit kết tinh xen kẽ nhau, có tuổi khoảng 260 triệu năm.
• Về thổ nhưỡng
Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều thạch
anh, Muscovit, khó phong hóa, hình thành nên các loại đất thành phần cơ giới
nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị rửa trôi và xói mòn, ở những nơi đất cao (Khu vực có có
độ cao 300 - 400m) đất bị xói mòn mạnh nhiều nơi trơ phần đá cứng.
Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính như sau:
- Trên độ cao 300m là đất Feralit mùn đỏ vàng, đất thường có màu
vàng do độ ẩm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích lũy tương đối nhiều.
Đất phát triển trên đá Mácma acid kết tinh chua: Rhyonit, Daxit, Granit nên
tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng thảm
mục, đá lộ đầu nhiều > 35%.
9
- Độ cao dưới 300m là đất Feralit vàng phát triển trên đá sa thạch cuội
kết hoặc dăm kết, thành phần đất có nhiều khoáng sét (phổ biến là Kaolinit,
ngoài ra có khoáng Hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và Silic bị rửa trôi). Khả
năng hấp phụ của đất không cao. Độ cao dưới 100m ven các con suối lớn có
đất tụ phù sa, thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày,
độ ẩm cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu. Đất chua, có độ
pH từ 3,5 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất mặt trung bình
từ 30cm - 50 cm.
d. Điều kiện khí hậu - thủy văn
• Điều kiện khí hậu
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa có nhiệt độ trung năm là 24,70c, trung bình mùa hè từ 26 - 300C, mùa
đông từ 15 -180C. Có hai mùa gió thổi: gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm.
Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc bị những dãy núi nhỏ ngăn cách
gió Đông Nam từ Thái Nguyên thổi sang. Lượng mưa trong năm vào loại
thấp, khoảng 1.340 - 1.670 mm/năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm
85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân phối không đều, thường tập trung
vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng
6 đến tháng 8. Số ngày mưa trong năm khoảng 140 ngày. Độ ẩm không khí
trung bình khoảng 83 % , thấp nhất vào tháng 2 dưới 80 %. Lượng bốc hơi
nước trung bình hàng năm là 1040,2 mm gần bằng lượng mưa trong năm.
• Điều kiện thủy văn
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh chỉ có một con suối nhỏ có nước
thường xuyên bắt nguồn từ điểm cực Bắc chảy dọc biên giới phía Tây giáp
với vườn Quốc Gia Tam Đảo ( Phân cách với huyện Bình Xuyên) và gặp suối
Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải. Ngoài ra, còn có một số suối cạn ngắn
ngày và chỉ có nước trong ít ngày sau khi mưa.
2.2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống tuy nhiên do
tập quán canh tác của những người dân sinh sống gần khu vực nên các hoạt
10
động như: Chăn thả gia súc, lấy củi, măng … vẫn diễn ra trong khu vực
nghiên cứu. Trong những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về
kinh tế, xã hội của nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống
nhân dân trong xã nên đã phần nào cải thiện được cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của nhân dân quanh khu vực
là nhờ vào khai thác các lâm sản trong rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ
của người dân vẫn chưa cao rừng bị chặt để lấy gỗ, củi, săn bắt các loài thú,
đốt lương làm rẫy…. đây là những nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên
của khu vực bị giảm sút nghiêm trọng.
11
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau
khai thác kiệt tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc. Các cây trồng
nông nghiệp, công nghiệp, trang trại, vườn cây ăn quả và rừng trồng đều
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa diểm tiến hành nghiên cứu
- Tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 6 năm 2011.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ.
- Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây.
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học.
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang
- Phân bố số cây theo cấp đường kính.
- Phân bố loài cây theo cấp đường kính.
- Phân bố loài cây theo các nhóm tần số xuất hiện trong quần hợp cây gỗ.
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
- Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
3.3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh.
- Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh.
- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao.
- Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh.
12
3.3.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi .
- Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao.
- Đánh giá các đặc điểm về thành phần loài, chiều cao trung bình, độ
nhiều của các loài thảm tươi.
3.3.6. Đặc điểm cấu trúc đất rừng và lớp thảm mục
- Đặc điểm phẫu diện đất.
- Đặc điểm lớp thảm mục.
3.3.7. Đề xuất một số gi