Đề tài Đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Nghiên cứu này nhằm tìm ra giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, đồng thời tìm ra mức sẵn lòng trả trong việc duy trì cảnh quan và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh NhaTrang. Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) được sử dụng để xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ đồng và thặng dư tiêu dùng là 7760,427 tỷ đồng hàng năm (năm 2007). Giá sẵn lòng trả của du được tính vào phụ phí tiền phòng tại khách sạn của Nha Trang cho 1 ngày đêm nghỉ là 7875 đồng/ du khách/ đêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách xấp xỉ là 21,224 tỉ đồng.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ DU LỊCH CỦA DU KHÁCH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI KHU BẢO TỒN BIỂN VỊNH NHA TRANG ESTISMATION OF THE RECREATIVE VALUE OF THE DOMETICS VISITORS TO NHA TRANG BAY MARIN PROTECTED AREA Phạm Hồng Mạnh Khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm tìm ra giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, đồng thời tìm ra mức sẵn lòng trả trong việc duy trì cảnh quan và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh NhaTrang. Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) được sử dụng để xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ đồng và thặng dư tiêu dùng là 7760,427 tỷ đồng hàng năm (năm 2007). Giá sẵn lòng trả của du được tính vào phụ phí tiền phòng tại khách sạn của Nha Trang cho 1 ngày đêm nghỉ là 7875 đồng/ du khách/ đêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách xấp xỉ là 21,224 tỉ đồng. Từ khóa: Giá trị giải trí du lịch ABSTRACT This study is carried out the recreational value of the Nhatrang Bay marin protected area and visitor’s willingness to pay for for maintaining the landscape and regenarating natural resouces in Nha Trang Bay. The zonal travel cost method (ZTCM) is used to derive demand cuvers for estimation of the recreation value in Nha Trang Bay. The contigent Value Method (CVM) is also employed to assess visitor’s willingness to pay (WTP) for maintaining the landscape and regenarating natural resouces in Nha Trang Bay. The result of reseach is showed that the total recreation benefit of domestic visitor to Nha Trang Bay is VND 23,281.281 billion per annum. The visitors were also willingness to pay approximately an amount of VND is 21,224 billion per annum. Keywords: recreational tourist 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là hoạt động du lịch. Điểm nổi bật của du lịch Nha Trang – Khánh Hòa đều dựa vào tiềm năng và thế mạnh từ biển. Bên cạnh những lợi ích đem lại cho địa phương từ hoạt động du lịch thì hoạt động du lịch đã và đang gây ra những vấn đề về môi trường cho vịnh Nha Trang như việc xả rác của du khách, hoạt động của các tàu du lịch,… đã góp phần tạo ra những ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái môi trường biển. Mặc dù là một trong những địa điểm du lịch biển quan trọng của Việt Nam, xong cho đến nay, giá trị giải trí du lịch của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chưa được đánh giá đúng mức. Việc đánh giá giá trị giải trí du lịch của du khách nhất là đối với du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang không chỉ giúp cho chính quyền địa phương có những thông tin quan trọng về giá trị giải trí của địa điểm du lịch biển quan trọng này mà còn làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt là việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang để khai thác và phát triển một cách bền vững, nhất là phát triển du lịch kết hợp sinh thái biển đảo. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thuộc thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa trong thời gian từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008. Phương pháp tiếp cận là phương pháp Chi phí du hành theo vùng (Zonal Travel Cost Method) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Value Method). Bằng việc xây dựng đường cầu giải trí du lịch dựa trên hồi quy tương tương giữa lượng khách du lịch và các mức chi phí khác nhau tại địa điểm nghiên cứu, giá trị giải trí của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang sẽ được ước lượng thông qua lợi ích về mặt kinh tế mà du khách nhận được khi tới thăm vịnh Nha Trang (dưới dạng giá trị thặng dư tiêu dùng). Giá trị thặng dư tiêu dùng chính là phần diện tích nằm dưới đường cầu du lịch vừa được xây dựng. Các thông tin phục vụ cho việc xây dựng đường cầu du lịch được thu thập thông qua phiếu điều tra. Mẫu phiếu điều tra du khách nội địa được thiết kế để thu thập bốn nhóm thông tin chủ yếu: (i) nhóm thông tin về điều kiện kinh tế xã hội; (ii) nhóm thông tin về chi phí du hành; (iii) nhóm thông tin về chuyến đi của du khách tới địa điểm du lịch; và (iv) là nhóm thông tin về mức sẵn lòng trả của du khách để duy trì, bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. Trong phân tích thống kê, mẫu lớn phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định, quy mô của mẫu điều tra được xác định theo công thức sau:  Trong đó: n : là kích thước mẫu cần thu thập.  : là độ lệch chuẩn  : là độ sai số (thông thường từ 3 đến 6%) : là độ tin cậy (thường lấy các giá trị từ 0,90; 0,95 và 0,99) Các thông số được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu bao gồm , α = 0,90 () Theo công thức trên, số lượng mẫu cần thu thập cần thiết tối thiểu để đạt được độ tin cậy 0,90 là 270 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng mẫu điều tra, nghiên cứu đã thu thập 350 phiếu. Phương pháp thu thập mẫu điều tra là phương pháp hệ thống được tiến hành trên cớ sở mẫu điều tra lập sẵn và bằng cách phỏng vấn trực tiếp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin theo hình thức nêu trên với 350 phiếu được phỏng vấn, sau khi loại những mẫu không đạt yêu cầu nghiên cứu, nên kết quả chỉ còn 331 mẫu đủ chất lượng để sử dụng phương pháp phân tích TCM và phương pháp CVM. Dưới đây là kết quả nghiên cứu tại khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. 3.1. Các vùng du lịch cơ bản của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Vùng du lịch cơ bản được phân chia dựa trên sự tăng dần về khoảng cách từ những nơi có du khách tới thăm điểm du lịch đến địa điểm du lịch. Thông thường những vùng cơ bản được chia theo đơn vị hành chính trong đó những yếu tố được quan tâm là khoảng cách và dân số, v.v… Kết quả điều tra cho thấy du khách tới thăm vịnh Nha Trang chủ yếu đến từ tỉnh thành trong cả nước và được chia thành năm vùng sau đây: Bảng 1: Phân vùng du khách tới thăm vịnh Nha Trang Vùng  Khoảng cách (Km)  Tỉnh, thành phố  Dân số (1000 người)   1  110  Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận  2576,2   2  250  Lâm đồng, Đắk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Bình Định,  7598,2   3  410  Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng,  17347,4   4  750  Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TT-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá,  26660,7   5  >750  Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình,  30273,3   3.2. Tỉ lệ viếng thăm của du khách (VR – Visitation Rate): Tỉ lệ viếng thăm (VR) của du khách được tính bằng cách chia tổng số lượt du khách tới thăm điểm du lịch (hàng năm) của mỗi vùng chia cho tổng dân số trưởng thành của mỗi vùng. Tỉ lệ viếng thăm của du khách được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Vùng phân chia theo tỉ lệ viếng thăm của khách du lịch Vùng  Số lượt khách/ năm (1000 người)  Tổng dân số trưởng thành (1000 người)  Tỉ lệ viếng thăm/ 1000 dân   1  1798,70  2576,20  69,82   2  1467,97  7598,20  19,32   3  1309,73  17347,40  7,55   4  1127,75  26660,70  4,23   5  756,83  30273,30  2,50   (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Kết quả phân tích cho thấy khoảng cách từ vùng du lịch của du khách càng ngắn thì tỉ lệ dân cư của vùng tới thăm địa điểm du lịch càng cao. Chẳng hạn, như vùng 1 gần vịnh Nha Trang, tỉ lệ viếng thăm là cao nhất: 69,82%; vùng năm có khoảng cách xa vịnh Nha Trang nhất thì tỉ lệ viếng thăm chỉ là 2,50%. 3.3. Ước lượng chi phí du hành (TC – Travel Cost): Chi phí du lịch của du khách bao gồmm chi phí đi lại, chi phí thời gian và chi chí khác bao gồm (chi phí ăn, ở, vé vào cửa,.v.v…). Chi phí đi lại: Chi phí cho việc đi lại của du khách phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm xuất phát của chuyến đi và phương tiện được sử dụng để đến địa điểm du lịch và số du khách trong một đoàn bao gồm chi phí tàu xe, máy bay, v.v… Chi phí về thời gian: Trong nghiên cứu chi phí về thời gian được tiếp cận dựa trên ngày công lao động trung bình. Đây chính là chi phí cơ hội của việc đi du lịch đối với du khách. Các chi phí khác: các chi phí khác bao gồm phí vào cửa (phí tham quan các đảo trên vịnh), chi phí cho các hoạt động như: ăn ở, mua sắm đồ lưu niệm, v.v,.. Tổng chi phí du lịch: Tổng chi phí du lịch là toàn bộ chi phí cho cả chuyến du lịch của khách bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt, chi phí ăn ở, chi phí mua sắm đồ lưu niệm, v.v… Bảng 3 dưới đây thể hiện mức chi phí du lịch trung bình của du khách tại các vùng khác nhau trong chuyến du lịch tới vịnh Nha Trang. Bảng 3. Chi phí du lịch theo vùng của du khách ĐVT: 1000 đồng Vùng  Chi phí đi lại  Chi phí thời gian  Chi phí khác  Tổng   1  7087,00  12486,68  39780,00  59353,68   2  16357,00  36487,98  46680,00  99524,98   3  59366,00  46210,63  58013,33  163589,97   4  70423,00  51102,98  53205,00  174730,98   5  93314,00  79790,38  59030,00  232134,38   (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Trong kết quả điều tra này cho thấy rằng mức chi phí thay đổi từ vùng 1 đến vùng 5. Những du khách càng gần vùng 1 thì chi phí cho việc thực hiện du lịch tại Nha Trang càng ít và càng tăng lên khi du khách càng tiến tới gần vùng 5. Điều này cũng có nghĩa rằng, càng gần địa điểm du lịch thì chi phí du lịch càng thấp và càng xa địa điểm du lịch thì chi phí du lịch càng cao. 3.4. Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Để có thể xác định được giá trị cảnh quan du lịch thì phải thiết lập được mối tương quan giữa tỷ lệ du khách và chi phí du lịch theo vùng và đường cầu du lịch. Coi tỉ lệ du khách của mỗi vùng (VR) là biến độc lập và tổng chi phí trung bình cho cả chuyến đi của du khách (TC) là biến phụ thuộc, nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồi quy tương quan theo 2 dạng: hồi quy tuyến tính VR = a + b TC và hồi quy loga thứ cấp lnVR= a + bTC. Kết quả phân tích cho thấy: Phân tích hồi quy dạng tuyến tính có độ tin cậy cao hơn dạng logarits thứ cấp. Hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tổng chi phí du hành và tỉ lệ du khách tới điểm du lịch đồng thời phản ánh được độ tin cây cao trong phân tích hồi quy. Từ kết quả hàm hồi quy tuyến tính cho thấy mối quan hệ giữa lượng khách du lịch và chi phí du lịch theo vùng, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng đường cầu giải trí du lịch cho khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang như hình vẽ dưới đây: Trong phương pháp TCM, diện tích nằm dưới đường cầu chính là giá trị giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang. Bằng cách nội suy kéo dài đường cầu du lịch để tìm ra các điểm cắt của chúng với trục tung (trục tổng chi phí) và trục hoành (trục tỉ lệ viếng thăm). Còn diện tích giữa đường cầu và giá trị chi phí trung bình sẽ cho biết giá trị thặng dư của người sử dụng (ở đây chính là khách du lịch nội địa). Dựa vào giá trị chi phí du hành trung bình (TC) và tỉ lệ viếng thăm (VR) của từng vùng, ước lượng giá trị thặng dư của khách du lịch từ các vùng đã được tính toán với kết quả thể hiện qua bảng 4: Bảng 4. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của khách du lịch nội địa ở từng vùng (ĐVT: Tỷ đồng) Vùng  Giá trị gải trí  Thặng dư tiêu dùng   1  3562,497  1187,499   2  4813,160  1604,387   3  5107,839  1702,613   4  5203,694  1734,565   5  4594,092  1531,364   Tổng  23281,281  7760,427   (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Như vậy, chỉ tính riêng đối với khách nội địa đã cho thấy giá trị giải trí dưới dạng tiền tệ của vịnh Nha Trang là rất lớn trên 23281 tỷ đồng trong năm 2007. Đây chính là giá trị mà vịnh Nha Trang đem lại cho nền kinh tế trong một năm (2007). Giá trị này lớn hơn rất nhiều doanh thu của ngành du lịch trong năm 2007 là 1.020,59 tỷ đồng. Giá trị này trước hết được phân phối cho khách du lịch nội địa khi thăm vịnh Nha Trang, những người đạt được các lợi ích bằng các hoạt động vui chơi giải trí dưới hình thức là thặng dư tiêu dùng, tiếp đó là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải dịch vụ, những nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, v.v… dưới hình thức chi tiêu. Thặng dư của du khách trong nước là 7760,427 tỷ đồng. Đây chính là lợi ích mang lại của khách du lịch nội địa khi họ thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí tại vịnh Nha Trang. Nói cách khác thì đây chính là giá trị mà khách du lịch nội địa đạt được hay là giá tăng thêm khi họ đến du lịch và hưởng thụ các giá trị cảnh quan, tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. - Mức sẵn lòng trả của du khách trong nước cho việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang: Để ước lượng giá sẵn lòng trả của du khách trong nước cho việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường của vịnh Nha Trang, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá sẵn lòng chi trả thêm phụ phí thuê phòng tại các khách sạn ở Nha Trang. Mức sẵn lòng trả của du khách trong nước cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang được tính toán theo phương pháp Turnbull (Bảng 5). Mức sẵn lòng trả trung bình được xác định là 7875 đồng/ người/ 1 đêm tại khách sạn. Bảng 5. Ước lượng giá sẵn lòng trả bằng phương pháp Turnbull Mức giá sẵn lòng trả (tj)  Số du khách phản hồi (n)  Số lượng du khách đồng ý sẵn lòng trả (Y)  Tỉ lệ trả lời “Có” sẵn lòng trả (Pj)      (Y/n)   5 nghìn đồng  313  77  24.60%   10 nghìn đồng  313  56  17,89%   20 nghìn đồng  313  80  25,56%   30 nghìn đồng  313  39  12,46%   40 nghìn đồng  313  29  9,27%   50 nghìn đồng  313  32  10,22%   (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) MWTP = ∑tj (Pj – Pj+1) = 7875 đồng/ người/ đêm Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi binary logistis để ước lượng về xác suất sẵn lòng trả của du khách. Từ kết quả hồi quy cho thấy xác suất về giá sẵn lòng trả của du khách trong nước là 94,6%. Do vậy, với lượng du khách trong nước đến thăm Nha Trang trong năm 2007 là 925.000 du khách với tổng số ngày lưu trú là 2847,8 ngày; trung bình một du khách trong nước lưu trú là 3,08 ngày. Nếu tỉ lệ sẵn lòng trả của du khách trong nước cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang thông qua phí phụ thu tiền thuê phòng cho 1 ngày đêm nghỉ là 94,6% thì số tiền mà du khách sẵn lòng trả cho việc thành lập quỹ bảo vệ môi trường cho vịnh Nha Trang chỉ tính riêng cho năm 2007 sẽ là: 925.000 du khách * 3,08 ngày *94,6% *7875 đồng/ du khách/ ngày đêm = 21.224.337.750 đồng. Đây là một nguồn lực tài chính khá lớn mà du khách trong nước sẵn lòng chi trả cho việc duy trì cảnh quan, tái tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy Nha Trang là một điểm du lịch hết sức hấp dẫn với những giá trị vốn có về nhiều mặt như phong cảnh, bãi biển sạch đẹp, tính đa dạng sinh học tại các đảo trong vịnh Nha Trang, giá trị văn hoá - lịch sử điển hình. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch tới Nha Trang trong những năm gần đây không ngừng ra tăng. Mỗi năm có khoảng 1.200.000 du khách trong đó có 925.000 du khách trong nước đến thăm Nha Trang. Tỉ lệ du khách giảm khá mạnh theo khoảng cách từ các vùng tới địa điểm du lịch. Chỉ tính riêng trong năm 2007, giá trị giải trí du lịch của vịnh Nha Trang chỉ tính riêng cho du khách trong nước là 23.281,281 tỷ đồng và giá trị thặng dư mà số khách này nhận được từ hoạt động vui chơi giải trí tại vịnh Nha Trang vào khoảng 7.760,427 tỷ đồng. Hầu hết du khách nội địa đều sẵn lòng chi trả cao hơn mức phí vào cửa hiện tại của các điểm du lịch để được thưởng thức cảnh quan và góp phần cải tạo, duy trì và bảo vệ cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang thông qua phụ phí thuê phòng tại khách sạn. Mức sẵn lòng chi trả của du khách trong nước là 7875 đồng / người/ đêm và tổng mức sẵn lòng trả của du khách trong nước hàng năm đối với vịnh Nha Trang là khoảng 21,224 tỷ đồng. Tài liệu tham khảo David W. Peace and R. Kerry Tuner (1990), Economics of Natural resources and the environment, Havester Wheatsheaf, chap 10, p. 141-156. H. Francico & D.Glover (1999), Economy & Environment – Case in Vietnam, Economy & Environment Program for Southeat Asia (EEPSEA), p.122-150. Freeman III, A.M (1993), The Measurement of Environmental and Resouces Value – Theory and Method, Washington D.C: Resource for Future. Ministry of Planing and Investment, United Nations Development Programme & Swiss Agency for Development and Cooperation (2001), Financing environmental Protection Activities in Quang Ninh Province: The role of the tourism sector, United Nations Development Programme. Technical report No.1. Organnisation For Economic Co-operation and Development – OECD (1995), The Econmic Appraisal of Environmental Projects and Policies – Apractacial Guide, Economic Development Institute of the Work Bank – Paris.
Tài liệu liên quan