Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức

Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng. Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới. Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới.

doc144 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường. Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Vũ Hải Yến – Giáo viên khoa Môi trường & Công nghệ sinh học đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Bích Loan - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức cùng ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho em được học hỏi tại cơ quan, đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Danh, chị Nguyễn Thị Thanh Loan, chị Hồ Nguyệt Ánh, chị Trịnh Thị Hoài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, anh Lê Văn Chín, anh Huỳnh Vũ Thành Thi là nhân viên Tổ môi trường đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian em học tập tại cơ quan để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Cảm ơn các chú, các anh đội Dịch vụ Công cộng thuộc Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà Thủ Đức đã nhiệt tình cung cấp cho em những thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi cho em có thể thực hiện đồ án. Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện đồ án này. Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Tp. HCM, ngày 07 tháng 9 năm 2011 Phan Thị Kim Phượng MỤC LỤC LỜI TÀI LIỆU THAM KHẢO I PHỤ LỤC II Phụ lục 1: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 II Phụ lục 2: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 VI Phụ lục 3: Quyết định 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 XIII DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau 4 Bảng 1.2: Thành CTR từ nhiều nguồn khác nhau 7 Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR 9 Bảng 1.4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị VN đầu năm 2007 11 Bảng 1.5: Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2000 – 2007 19 Bảng 1.6: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn đô thị tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2008) 20 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất nông nghiệp quận Thủ Đức 27 Bảng 2.3: Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29 Bảng 2.4: Dân số trung bình của các phường 30 Bảng 2.5: Trường lớp và giáo viên trên địa bàn Quận 32 Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Quận Thủ Đức 35 Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Thủ Đức các năm 37 Bảng 3.3: Trang thiết bị và nhân lực làm việc tại các tổ thu gom rác dân lập 46 Bảng 3.4 Vị trí các bô rác Quận Thủ Đức 50 Bảng 5.1 Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín 70 Bảng 5.2: Kết quả dự đoán dân số của Quận Thủ Đức đến năm 2030 73 Bảng 5.3: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Thủ Đức đến năm 2030 75 Bảng 5.4: Kết quả dự đoán khối lượng CTRRSH của Quận Thủ Đức đến năm 2030 76 Bảng 5.5: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030 81 Bảng 5.6: Số thùng 660L cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 85 Bảng 5.7: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm 89 Bảng 5.8: Khối lượng CTR thực phẩm và sản phẩm compost kỵ khí tại quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 104 Bảng 5.9: Khối lượng sản phẩm compost hiếu khí và CTR còn lại mang đi chôn lấp của Quận Thủ Đức dự đoán đến năm 2030 105 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Phương tiện thu gom chất thải rắn của TP. Hồ Chí Minh 22 Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức 24 Hình 2.2: Phân bố các cấp địa hình Quận Thủ Đức 25 Hình 2.3: Biểu đồ so sánh giá trị sản xuất năm 2008 - 2009 của Quận Thủ Đức 26 Hình 2.4: Biểu đồ giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2009 29 Hình 2.5: Một số cơ sở y tế trên địa bàn Quận Thủ Đức 32 Hình 2.6: Một số trường trên Quận Thủ Đức 33 Hình 2.7: Các trung tâm văn hoá trên địa bàn Quận Thủ Đức 34 Hình 3.1: Tồn trữ chất thải rắn tại hộ gia đinh 38 Hình 3.2: Tồn trữ chất thải rắn tại cơ sở sản xuất công nghiệp 41 Hình 3.3: Phương tiện thu gom chất thải rắn của lực lượng dân lập 42 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức Đội dịch vụ công cộng 43 Hình 3.5: Phương tiện vận chuyển CTR được sử dụng tại Quận Thủ Đức 44 Hình 3.6: Sơ đồ phương thức thu gom, vận chuyển 46 Hình 3.7: Vị trí các bô CTR Quận Thủ Đức 50 Hình 3.8: Bô CTR trung chuyển nằm giữa khu dân cư tại khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức 52 Hình 5.1: Mẫu thùng chứa CTR sử dụng cho chương trình PLCTRTN 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt Phí MT Phí môi trường Phí BVMT Phí bảo vệ môi trường Phí VSMT Phí vệ sinh môi trường CN – XD Công nghiệp – Xây dựng TM – DV Thương mại – Dịch vụ QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân MTĐT Môi trường đô thị HĐND Hội đồng nhân dân Phòng TC – KH Phòng Tài chính - Kế hoạch TNHH Trách nhiệm hữu hạn CSSX Cơ sở sản xuất DVCI Dịch vụ công ích Cty CTGTĐT & QLN Công ty Công trình Giao thông Đô thị và Quản lý nhà TCMT Tiêu chuẩn môi trường lỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, đồng thời con người càng thải ra nhiều chất thải hơn. Một trong những loại chất thải được tạo ra với khối lượng lớn từ con người là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp quá nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Thủ Đức là nơi tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những đô thị phát triển ở nước ta. Song song với sự phát triển này là tình trạng dân nhập cư ngày càng nhiều nên dân số ở đây ngày càng tăng thì nhu cầu sinh hoạt càng cao kéo theo lượng chất thải rắn do con người thải ra càng nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng và cuộc sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng. Trong đó, Quận Thủ Đức là một điểm nóng về chất thải rắn. Do có tính chất bán nông thôn bán thành thị nên vấn đề quản lý chất thải rắn chưa triệt để. Hằng ngày, lượng chất thải rắn thải của Quận trung bình lên tới 255 tấn/ngày và còn có khả năng tăng lên đáng kể trong các năm sắp tới. Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực quản lý chất thải rắn còn rất mới mẻ, vì thế cấp quản lý ở trên không thể nắm rõ được hết những thông tin về các cấp dưới và cứ như thế làm cho quá trình quản lý lỏng lẻo, không đạt hiệu quả. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại Quận Thủ Đức, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Thủ Đức” được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Thủ Đức trong vòng 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức. - Đánh giá công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn theo Quyết định 88/2008/QĐ – UBND trên địa bàn Quận. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Thủ Đức đến năm 2030. 3. Nội dung nghiên cứu: - Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn. - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường của quận. - Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. - Công tác thu phí và nộp phí chất thải rắn của 12 phường trên địa bàn quận. - Những vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống quản lý. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp thông tin: - Từ Sở Tài nguyên & Môi trường Tp.HCM; - Chi cục Bảo vệ Môi trường Tp.HCM; - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức; - Công ty CTGTĐT & QLN Thủ Đức (Nghiệp đoàn rác); - Ủy ban nhân dân 12 phường; - Từ sách báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet. Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu: từ số liệu thu thập được và những thông tin liên quan tiến hành phân tích và so sánh để từ đó làm tư liệu cho luận văn. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của thầy cô trong Khoa Môi trường & Công nghệ sinh học - Trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật Tp.HCM; cán bộ, chuyên viên tại Tổ Môi trường - Phòng Tài nguyên & Môi trường Thủ Đức. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: 20/6/2011 – 21/8/2011 - Địa điểm nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thủ Đức. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1 Khái niệm về chất thải rắn: 1.1.1 Chất thải rắn là gì? Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. 1.1.2 Các nguồn phát sinh: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau được trình bày tóm tắt trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Các dạng chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau. Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải. Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo hành và dịch vụ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn. Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh. Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm thừa, lá cây, cành cây, bùn cống rãnh. Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. Chất thải do quá trình sản xuất công nghiệp, phế liệu. Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại. Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải nguy hại như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó. (Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993) Phân loại chất thải rắn đô thị: 1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…. 1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại…. 1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm: - Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm; - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình. Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ. - Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm: Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật; Các loại kim tiêm, ống tiêm; Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, arsen, xianua…. Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. - Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. 1.1.4. Thành phần của CTR: - Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng. Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học. Bảng 1.2: Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau. S T T Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Hộ gia đình Nhà trường Nhà hàng Khách sạn Rác chợ 1 Rác thực phẩm 61,0 - 96,6 23,5 - 75, 79,5 - 100,0 20,2 – 100 2 Giấy 1,0 - 19,7 1,5 - 27,5 0 - 2,8 0 - 11,4 3 Carton 0 - 4,6 0 0-0,5 0 - 4,9 4 Vỏ sò, ốc, cua 0 0 0 0 - 10,1 5 Nhựa 0 - 10,8 3,5 - 18,9 0 - 6,0 0 - 7,6 6 Tre, rơm rạ 0 0 0 0 - 7,6 7 Thủy tinh 0 - 25,0 1,3 - 2,5 0 - 1,0 0 - 4,9 8 Nilon 0 - 36,6 8,5 - 34,4 0 - 5,3 0 - 6,5 9 Gỗ 0 - 7,2 0 - 20,2 0 0 - 5,3 10 Lon đồ hộp 0 - 10,2 0 - 4,0 0 - 1,5 0 - 2,1 11 Tro 0 0 0 0 - 2,3 12 Vải 0 - 14,2 1,0 - 3,8 0 0,5 - 8,1 13 Da 0 0 - 4,2 0 0-1,6 14 Sành sứ 0 - 10,5 0 0 - 1,3 0 - 1,5 15 Cao su mềm 0 0 0 0 - 5,6 16 Cao su cứng 0 - 2,8 0 0 0 - 4,2 17 Kim loại màu 0 - 3,3 0 0 0 - 5,9 18 Xà bần 0 - 9,3 0 0 0 - 4,0 19 Styrofoam 0 - 1,3 1,0 - 2,0 0 - 2,1 0 - 6,3 (Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002) Bảng 1.2: Cho ta thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực phẩm chiểm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa,…, tro và da có giá trị thấp nhất. Bảng 1.3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR. S T T Thành phần Tính theo phần trăm trọng lượng khô Carbon Hydro Oxy Nitơ Tro Lưu huỳnh 1 Thực phẩm 48.00 6.40 37.50 2.60 5.00 0.40 2 Giấy 3.50 6.0 44.00 0.30 6.00 0.20 3 Carton 4.40 5.90 44.60 0.30 5.00 0.20 4 Plastic 60.00 7.20 22.80 - 10.00 - 5 Vải 55.00 6.60 31.20 4.60 2.45 0.15 6 Cao su 78.00 10.00 - 2.00 10.00 - 7 Da 60.00 8.00 11.6 10.0 10.00 0.40 8 Rác làm vườn 47.80 6.00 38.0 3.40 4.50 0.30 9 Gỗ 49.50 6.00 42.7 0.20 1.50 0.10 10 Bụi, tro, gạch 26.30 3.00 2.00 0.50 68.00 0.20 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001) Bảng 1.3 cho thấy, thành phần C là cao nhất, tùy theo mỗi loại CTR mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định nhiệt lượng của CTR. 1.1.5 Tính chất của chất thải rắn: - Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của  phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. - Dễ cháy (C): bao gồm + Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ cháy không quá 555oC. + Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. + Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. - Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2) hay kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). - Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. - Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật. - Có độc tính (Đ): bao gồm + Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. + Độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và (hay) tác hại  đến các hệ sinh vật. 1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn: Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là 73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước. Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI LAM.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docPHIEU GIAO DE TAI.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan