Đề tài Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Bình Dương, sau 36 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Song hành với những tác động tích cực từ quá trình phát triển công nghiệp và KCN của Bình Dương trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Bình Dương và sức khỏe cộng đồng. Qua con số thống kê, hàng ngày Bình Dương đổ ra môi trường khoảng 633 tấn CTR đô thị và 883 CTR công nghiệp. CTR công nghiệp và CTNH xuất hiện gần như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nhưng hiện chỉ có khoảng 15,3% khối lượng CTR công nghiệp và CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định. Một con số quá thấp và câu hỏi đặt ra là con số 84,7% còn lại được thu gom, vận chuyển và xử lý như thế nào? Và hiện tại chỉ có các doanh nghiệp lớn hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 mới quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, con số này chỉ chiếm khoảng 14,5% số qoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh [11] Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Bình Dương hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Các chất thải nguy hại không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì những lý do đó mà tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương

docx123 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Tài liệu tham khảo 100 Phụ lục 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQL: Ban quản lý CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CCN: Cụm công nghiệp CN: Công nghiệp CTR: Chất thải rắn CTNH: Chất thải nguy hại CTRCNNH: Chất thải rắn nguy hại CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp CTRCNNH: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt HSPT: Hệ số phát thải KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất KTTĐ: Kinh tế trọng điểm NĐ – CP: Nghị định – Chính phủ WHO: World Health Organization UNEP: The United Nations Environmet Programme RCRA: Resource Conservation & Recovery Act QĐ – BTNMT: Quyết Định – Bộ tài nguyên môi trường QĐ- TTg QLCTNH: Quản lý CTNH TN&MT: Tài nguyên và Môi trường TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TBVTV: Bảo vệ thực vật Tp.HCM: Thành phố Hổ Chí Minh UBND: Uỷ ban nhân dân XLNT: Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê dân số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010 15 Bảng 1.2: GDP bình quân đầu người các năm 16 Bảng 2.1: Thống kê các nhóm ngành hoạt động công nghiệp chủ yếu phân bố trên địa bàn tỉnh theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT 25 Bảng 2.2: Tổng khối lượng CTNH phát sinh hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương 27 Bảng 2.3: Danh mục các nhóm ngành công nghiệp đang hoạt động và thành phần CTNH của các nhóm ngành 28 Bảng 2.4. Hệ số phát thải 32 Bảng 2.5: Giá trị sản lượng công nghiệp của một số ngành công nghiệp 35 Bảng 2.6. Kết quả tính toán, ước lượng khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện nay 36 Bảng 2.7: Dự báo khối lượng CTRCNNH của các ngành công nghiệp dự đoán đến năm 2025 (đơn vị : nghìn tấn ) 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 13 Hình 1.2. Dân số tỉnh Bình Dương qua các năm 2005 – 2010 15 Hình 1.3. GDP bình quân đầu người qua các năm 16 Hình 1.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh 16 Hình 1.5. Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp qua các năm 17 Hình 2.1: Biểu đồ lượng CTRCNNH từ năm 1999 – 2010 37 Hình 2.2: Biểu đồ tổng lượng CTRCNNH của các ngành nghề CN từ 1999 – 2010 37 Hình 2.3: Biểu đồ dự báo khối lượng CTRCNNH đến năm 2025 38 Hình 2.4. Quy trình cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH 42 Hình 3.1. Sơ đồ các bên liên quan trong quản lý CTRCNNH 54 Hình 3.2. Sơ đồ các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH 61 Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về MT trên địa bàn Bình Dương 64 Hình 3.4. Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương: công suất xử lý P = 415,6 tấn/tháng (13,853 tấn/ngày) bao gồm CTRCN và CTNH 69 Hình 3.5. Công ty TNHHTM và xử lý môi trường Thái Thành (Công suất 5,6 tấn/tháng tương đương 0,187 tấn/ngày 70 Hình 3.6. Công ty TNHHTM – DV Môi trường Việt (công suất 500 tấn/tháng tương đương 16,67 tấn/ngày) 71 Hình 4.1. Quy trình quản lý kỹ thuật CTRCN – CTRCNNH 77 Hình 4.2. Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTRCN, CTNH 92 Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí chất thải nguy hại 93 Hình 4.4. Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chánh quản lý CTNH 94 Phần 1. MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ QUA Phần 1. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường. Bình Dương, sau 36 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Song hành với những tác động tích cực từ quá trình phát triển công nghiệp và KCN của Bình Dương trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Bình Dương và sức khỏe cộng đồng. Qua con số thống kê, hàng ngày Bình Dương đổ ra môi trường khoảng 633 tấn CTR đô thị và 883 CTR công nghiệp. CTR công nghiệp và CTNH xuất hiện gần như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nhưng hiện chỉ có khoảng 15,3% khối lượng CTR công nghiệp và CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định. Một con số quá thấp và câu hỏi đặt ra là con số 84,7% còn lại được thu gom, vận chuyển và xử lý như thế nào? Và hiện tại chỉ có các doanh nghiệp lớn hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 mới quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, con số này chỉ chiếm khoảng 14,5% số qoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh [11] Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Bình Dương hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Các chất thải nguy hại không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì những lý do đó mà tôi thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nguy hại và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề ra các giải pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Dương. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án: Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn nguy hại và cách thức quản lý hiện nay của tỉnh Bình Dương. Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Phân tích các bên liên quan đến việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh. Tính toán và dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh của tỉnh Bình Dương trong tương lai. Đề xuất các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm: Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các bên liên quan nào liên quan đến quản lý CTRCNNH và đánh giá hiệu quả chính sách quản lý CTRCNNH ở Bình Dương. Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ở tỉnh Bình Dương. Xây dựng các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến CTRCNNH Thu thập các tài liệu về tỉnh Bình Dương Bản đồ phân bố dân cư và các KCN Các đặc điểm về địa hình, kinh tế, xã hội, các hoạt động công nghiệp… Tài liệu về những định hướng phát triển, các chính sách về CTRCNNH trong tương lai của tỉnh Các dự án hiện tại và tương lai của tỉnh Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực Tình trạng CTRCNNH hiện nay ở Bình Dương Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCNNH Danh mục các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề hoạt động trong các KCN của tỉnh Các cơ quan, đối tượng liên quan đến CTRCNNH Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA). SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác. Gồm các bước: Bước 1: Xác định mục tiêu dự án, phạm vi dự án Bước 2: Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ (tích cực hay tiêu cực trong dự án) Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan. Qua đó ta có thể đặt ra các câu hỏi dưới đây để đánh giá ảnh hưởng và tác động của từng bên có liên quan và tìm ra sách lược phối hợp: Ai có trách nhiệm trực tiếp đến quyết định hay vấn đề quan trọng của dự án? Ai giữ vị trí có trách nhiệm trong tổ chức được hưởng lợi? Ai có ảnh hưởng trong vùng dự án (cả về địa lý và lĩnh vực dự án) Ai sẽ bị dự án tác động? Ai sẽ ủng hộ dự án, khi họ được tham gia? Ai sẽ phản đối dự án nếu họ không được tham gia? Ai đã được tham dự (về lĩnh vực cũng như về địa lý) trong quá khứ? Ai đến bây giờ chưa được tham gia nhưng cần tham gia? Bước 4: Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải: thu thập tài liệu, tìm kiếm các hệ số phát thải của các nước, trong WHO, trong các nghiên cứu đã qua. Phương pháp tính toán lượng CTRCNNH: Sử dụng mô hình toán để dự báo tốc độ phát sinh CTRCNNH tỉnh Bình Dương. Dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp số cộng): xấp xỉ nhau (i= z n). Mô hình dự báo theo phương trình: = + (2.3) Trong đó: : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian : Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm) Trongđó: Ý nghĩa và tính mới của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và quản lý CTRCNNH dựa trên các dữ liệu có cơ sở khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở dự báo khối lượng CTRCNNH phát sinh trong tương lai, xây dựng các giải pháp quản lý và kiểm soát CTRCNNH trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn. Ý nghĩa thực tiễn: Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vượt bậc, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp khá cao. Cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất…đã dẫn đến một lượng lớn rác thải được thải ra môi trường nhất là CTRCNNH. Đã đặt ra vấn đề khó khăn trong công tác quản lý và kiểm soát, bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy đề tài này sẽ góp phần giải quyết vấn đề quản lý CTRCNNH cho các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính mới của đề tài: Đánh giá được thực trạng xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH ở tỉnh Bình Dương từ trước đến nay. Dự báo được tình hình CTRCNNH của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 dựa vào hệ số phát thải. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến hiện trạng CTRCNNH, dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025. Địa điểm: các KCN tỉnh Bình Dương Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011. Tổng quan về các nghiên cứu đã qua: Vấn đề quản lý, thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại đã được quan tâm và giải quyết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan… Tại Việt Nam, vấn đề CTRCNNH cũng đã được Chính phủ và các nhà nghiên cứu môi trường rất quan tâm trong thời gian gần đây. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là nơi có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Vùng KTTĐ phía Nam hiện chiếm tới 40% GDP cả nước, trở thành vùng KTTĐ mạnh nhất nước. Vì đây là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, CTRCNNH đã được nghiên cứu qua các đề tài như: Năm 2007, tác giả Nguyễn Xuân Trường đã thực hiện chuyên đề: “Xác định hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại đối với một số ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Trong báo cáo này, tác giả thu thập số sẵn có ở các địa phương và điều tra bổ sung từ các nhà máy của 10 ngành công nghiệp điển hình trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiến hành xử lý số liệu và xây dựng hệ số phát thải trung bình từ hệ số phát thải của từng nhà máy trên. Qua đó tác giả đã xây dựng được 3 loại hệ số phát thải: (1) khối lượng chất thải rắn(kg)/ đơn vị sản phẩm, (2) khối lượng chất thải (kg)/ số lượng công nhân, (3) khối lượng chất thải (kg)/ đơn vị diện tích giúp cho quá trình tính toán lượng CTR dễ dàng hơn. Tác giả Huỳnh Thị Ánh Mai với đề tài:“Nghiên cứu và phát triển các biện pháp khả thi để tái chế, tái sử dụng CTRCN và CTRCNNH tại Tp.HCM đến năm 2010” đã cho thấy cái nhìn về hiện trạng hệ thống quản lý, kiểm cũng như các biện pháp đang được áp dụng cho việc tái chế và sử dụng soát CTRCN và CTRCNNH tại các cơ sở trên địa bàn Tp. HCM. Đồng thời đưa ra các công nghệ, các biện pháp kỹ thuật thích hợp và khả thi phù hợp với điều kiện Tp. HCM để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu CTRCN – CTRCNNH. Tác giả Đoàn Vũ Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại KCX Tân Thuận”. Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu từ các công ty, cơ sở sản xuất tại KCX Tân Thuận. Qua đó cho thấy hiện trạng CTRCN, hiện trạng quản lý CTRCN và đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực quản lý CTRCN tại KCX Tân Thuận. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài. Với tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp nhanh chóng và xếp vị trí thứ 3 trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam sau Tp.HCM, Đồng Nai thì vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt lên hàng đầu nhất là CTRCNNH & CTRCNNH. Do đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu đến CTRCNNH & CTRCNNH như: Tác giả Nguyễn Văn Phước với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài “Nghiên cứu, xây dựng mô hình dịch vụ nhằm thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu”. Trong đề tài này tác giả đã thu thập số liệu thực tế cho thấy hiện trạng quản lý và xử lý CTRCN, CTRCNNH. Tìm hiểu nghiên cứu các công nghệ xử lý CTRCNNH từ nhiều nguồn và đã đưa ra mô hình thu gom xử lý CTRCN, CTRCNNH phù hợp với 4 tỉnh quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2007, tác giả Lê Thùy Trang với nghiên cứu “Xây dựng hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại phục vụ quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng được hệ số phát thải, hàm phát sinh của các ngành công nghiệp điển hình ở tỉnh Bình Dương. Đồng thời dự báo được thành phần khối lượng CTRCNNH và đề ra các biện pháp quản lý CTRCNNH đến năm 2020. Tác giả Nguyễn Thanh Phong với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chomn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương. Tác giả Đỗ Diệu Hằng với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại tại chi nhánh 3 - Công ty thuốc sát trùng Việt Nam huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương”, 2005, đã cho thấy được tình hình phát sinh và xử lý CTRCNNH từ các hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại chi nhánh 3, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý CTRCNNH tại chi nhánh 3 công ty thuốc sát trùng Việt Nam từ thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRCNNH đến xử lý CTRCNNH bằng lò đốt. Các nghiên cứu trên góp phần giúp cho ta thấy được hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hoặc chất thải rắn nguy hại của một khu vực nào đó và các phương pháp quản lý thích hợp để cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn nguy hại gây ra. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa cho ta thấy được cái nhìn tổng quan về hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn của tỉnh, việc quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả tốt và hiện nay vấn đề ô nhiễm do CTRCNNH gây ra vẫn đang diễn ra, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà quản lý. Để bổ sung vào các vấn đề còn hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu này cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương hiện nay như thế nào? Bằng cách nào để quản lý và xử lý chất thải rắn nguy hại tại Bình Dương đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và môi trường? Để trả lời các câu hỏi đó, trong đề tài nghiên cứu này sẽ giải quyết các vấn đề sau: Hiện trạng chất thải nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao? Hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương hiện nay ra sao? Các bên liên quan nào liên quan trong quản lý CTRCNNH trên đại bàn tỉnh? Khối lượng chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đến năm 2025 sẽ như thế nào? Làm thế nào để quản lý chất thải rắn nguy hại ở Bình Dương đạt kết quả tốt nhất PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chương I TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Để làm rõ hiện trạng chất thải rắn ngu hại và những yếu tố liên quan và có tác động đến sự phát sinh CTRCNNH, cũng như tác động của CTRCNNH đối môi trường và sức khoẻ cộng đồng, trong chương này sẽ trình bày: Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương Khái quát, tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tổng quan về chất thải rắn nguy hại Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương Chương I. TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành phố: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và là 1 đỉnh của tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Bình Dương hiện có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 3 thị xã (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) và 4 huyện (Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng) với 91 xã, phường, thị trấn. Trong đó Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh. Ngoài ra Bình Dương còn là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Đặc điểm kinh tế xã hội: Dân cư và nguồn lao động: Với diện tích tự nhiên 2.695 km2 và dân số 1.663.411 người (số liệu thống kê 31/12/2010), Bình Dương mật độ dân số khá cao: 617 người/km2, bằng 2,4 lần mật độ bình quân của cả nước. Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng dân số thuộc vào hàng cao nhất nước, khoảng 7%/năm. Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me. Số người lao động chiếm 62,9% tổng số dân. Tuy nhiên, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 55,1% tổng số dân và chiếm 87,6% số người trong độ tuổi lao đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuy trang.docx
  • docCD.doc
  • docxLỜI CAM ĐOAN 3.docx
  • docxLời cảm ơn.docx
  • docxnhiệm vụ.docx
Tài liệu liên quan