Đề tài Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương

Đất và nước là hai nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại vì nó là cội nguồn của sự tồn tại, nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Đối với nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Cùng với đất, nước là yếu tố hàng đầu để sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp ông cha ta đã có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Mối quan hệ giữa đất, nước và cây trồng luôn mật thiết với nhau. Cây trồng sinh trưởng, phát triển được là nhờ các yếu tố nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, trong đó nước có vai trò đặc biệt ở chỗ nó vừa có khả năng điều hoà các yếu tố còn lại vừa phát huy tác dụng của chúng làm cho cây trồng phát triển. Tuy nhiên tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong không gian và thời gian, chưa đáp ứng với yêu cầu nước của cây trồng trong hệ thống luân canh, chưa phù hợp với tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc tưới, tiêu nước là biện pháp kỹ thuật nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả việc sử dụng nguồn tài nguyên đất. Hơn nữa, ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, cơ cấu cây trồng thay đổi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, nhiều giống mới có yêu cầu thâm canh cao, lượng nước yêu cầu lớn, nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao được đưa vào sản xuất dẫn đến nhu cầu nước của từng hệ thống cây trồng, từng công thức luân canh cũng thay đổi so với trước. Để đáp ứng đủ nước theo yêu cầu thâm canh tăng vụ các công trình thuỷ nông phục vụ tưới, tiêu chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên. Hay nói cách khác là áp lực về năng xuất cây trồng lên một đơn vị diện tích canh tác phụ thuộc vào việc tưới, tiêu chủ động hay không. Hiện nay cả nước hiện có 75 hệ thống thuỷ nông lớn, gần 1.970 hồ chứa nước lớn và một lượng tương tự như vậy là hồ chứa, đập nhỏ, trên 10.000 trạm bơm và 1000 km kênh trục lớn với tổng giá trị quy ra tiền tới 100.000 tỷ đồng. Nhưng do hệ thống thuỷ lợi qua quá trình sử dụng, khai thác từ lâu đã xuống cấp, cộng với công tác quản lý và sử dụng nước tưới không tốt (cả trên kênh và trên mặt ruộng) đã làm cho lượng nước sử dụng cho một ha gieo trồng rất lớn, dẫn đến thuỷ lợi phí nông dân phải trả cho các công ty trong vụ xuân là 300 kg thóc/ha và vụ mùa 250 kg thóc/ha. Ngoài ra nông dân phải trả thêm cho hợp tác xã trong vụ xuân là 90 kg thóc/ha và vụ mùa là 70 kg thóc/ha (Đoàn Doãn Tuấn và đồng nghiệp năm 1996). Đặc biệt sau nghị định 64 CP, trên một thửa ruộng của hợp tác xã trước kia, nay đã có nhiều hộ nông dân cùng canh tác với nhiều giống và thời vụ khác nhau đã làm cho việc sử dụng nước ngày càng lãng phí, mặc dù nhu cầu nước của cây lúa chỉ khoảng 3.600-3.800 m3/ha, mà nước tưới thực tế biến động 3.570 - 5.246 m3/ha tuỳ theo lượng mưa của từng vụ [3]. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình thuỷ nông có quá trình khai thác kém hiệu quả và hệ số dẫn nước kênh mương ở mức thấp nên việc sử dụng nước ngày càng lãng phí, sự mất cân đối trong thu chi của các công ty, xí nghiệp thuỷ nông khiến nhà nước phải trợ cấp một lượng kinh phí đáng kể. Do vậy, việc đánh giá hoạt động của hệ thống thuỷ nông là rất cần thiết, giúp cho việc quản lý nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước một cách có hiệu quả. Ninh Giang là huyện nằm trong vùng lúa trọng điểm của tỉnh Hải Dương, kết quả chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn đã tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Là huyện thuần nông nên công tác thuỷ nông có vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng đất đai. Mặc dù hệ thống thuỷ nông đã được đầu tư xây dựng và tu bổ thường xuyên nhưng vẫn còn một số tồn tại và bất cập. Khả năng chống úng, hạn chưa cao, đa số công trình đã xây dựng từ năm 1963, tiến độ thực hiện kiên cố hoá kênh mương đạt ở mức thấp. Những tồn tại này đã gây khó khăn cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu thâm canh tăng vụ. Đánh giá sự hoạt động của hệ thống, đưa ra các giải pháp cải tạo nâng cấp giúp cho việc thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất là việc làm cần thiết. Xuất phát từ nhận thức những vấn đề bất cập trên, được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, PGS. Ts Nguyễn Văn Dung, giảng viên khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương”

doc121 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất và nước là hai nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại vì nó là cội nguồn của sự tồn tại, nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Đối với nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Cùng với đất, nước là yếu tố hàng đầu để sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp ông cha ta đã có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Mối quan hệ giữa đất, nước và cây trồng luôn mật thiết với nhau. Cây trồng sinh trưởng, phát triển được là nhờ các yếu tố nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, trong đó nước có vai trò đặc biệt ở chỗ nó vừa có khả năng điều hoà các yếu tố còn lại vừa phát huy tác dụng của chúng làm cho cây trồng phát triển. Tuy nhiên tài nguyên nước phân bố không đồng đều trong không gian và thời gian, chưa đáp ứng với yêu cầu nước của cây trồng trong hệ thống luân canh, chưa phù hợp với tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc tưới, tiêu nước là biện pháp kỹ thuật nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả việc sử dụng nguồn tài nguyên đất. Hơn nữa, ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, cơ cấu cây trồng thay đổi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, nhiều giống mới có yêu cầu thâm canh cao, lượng nước yêu cầu lớn, nhiều loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao được đưa vào sản xuất dẫn đến nhu cầu nước của từng hệ thống cây trồng, từng công thức luân canh cũng thay đổi so với trước. Để đáp ứng đủ nước theo yêu cầu thâm canh tăng vụ các công trình thuỷ nông phục vụ tưới, tiêu chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu trên. Hay nói cách khác là áp lực về năng xuất cây trồng lên một đơn vị diện tích canh tác phụ thuộc vào việc tưới, tiêu chủ động hay không. Hiện nay cả nước hiện có 75 hệ thống thuỷ nông lớn, gần 1.970 hồ chứa nước lớn và một lượng tương tự như vậy là hồ chứa, đập nhỏ, trên 10.000 trạm bơm và 1000 km kênh trục lớn với tổng giá trị quy ra tiền tới 100.000 tỷ đồng. Nhưng do hệ thống thuỷ lợi qua quá trình sử dụng, khai thác từ lâu đã xuống cấp, cộng với công tác quản lý và sử dụng nước tưới không tốt (cả trên kênh và trên mặt ruộng) đã làm cho lượng nước sử dụng cho một ha gieo trồng rất lớn, dẫn đến thuỷ lợi phí nông dân phải trả cho các công ty trong vụ xuân là 300 kg thóc/ha và vụ mùa 250 kg thóc/ha. Ngoài ra nông dân phải trả thêm cho hợp tác xã trong vụ xuân là 90 kg thóc/ha và vụ mùa là 70 kg thóc/ha (Đoàn Doãn Tuấn và đồng nghiệp năm 1996). Đặc biệt sau nghị định 64 CP, trên một thửa ruộng của hợp tác xã trước kia, nay đã có nhiều hộ nông dân cùng canh tác với nhiều giống và thời vụ khác nhau đã làm cho việc sử dụng nước ngày càng lãng phí, mặc dù nhu cầu nước của cây lúa chỉ khoảng 3.600-3.800 m3/ha, mà nước tưới thực tế biến động 3.570 - 5.246 m3/ha tuỳ theo lượng mưa của từng vụ [3]. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình thuỷ nông có quá trình khai thác kém hiệu quả và hệ số dẫn nước kênh mương ở mức thấp nên việc sử dụng nước ngày càng lãng phí, sự mất cân đối trong thu chi của các công ty, xí nghiệp thuỷ nông khiến nhà nước phải trợ cấp một lượng kinh phí đáng kể. Do vậy, việc đánh giá hoạt động của hệ thống thuỷ nông là rất cần thiết, giúp cho việc quản lý nguồn tài nguyên đất và tài nguyên nước một cách có hiệu quả. Ninh Giang là huyện nằm trong vùng lúa trọng điểm của tỉnh Hải Dương, kết quả chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn đã tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Là huyện thuần nông nên công tác thuỷ nông có vai trò quan trọng trong việc khai thác tiềm năng đất đai. Mặc dù hệ thống thuỷ nông đã được đầu tư xây dựng và tu bổ thường xuyên nhưng vẫn còn một số tồn tại và bất cập. Khả năng chống úng, hạn chưa cao, đa số công trình đã xây dựng từ năm 1963, tiến độ thực hiện kiên cố hoá kênh mương đạt ở mức thấp. Những tồn tại này đã gây khó khăn cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu thâm canh tăng vụ. Đánh giá sự hoạt động của hệ thống, đưa ra các giải pháp cải tạo nâng cấp giúp cho việc thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất là việc làm cần thiết. Xuất phát từ nhận thức những vấn đề bất cập trên, được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, PGS. Ts Nguyễn Văn Dung, giảng viên khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông phục vụ kế hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương. Phát hiện những tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống đối với công tác kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010. 1.2.2. Yêu cầu Các tài liệu, số liệu và thông tin trong công tác điều tra phải đầy đủ, chính xác, trung thực phản ánh đúng thực trạng hoạt động của hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang. Đánh giá hiện trạng phải dựa trên cơ sở định tính, định lượng và khoa học. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị trên cơ sở thực trạng hệ thống, phù hợp với điều kiện địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phục vụ tốt cho kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Hệ thống thuỷ nông được hiểu là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên quan với nhau để tưới và tiêu cho các loại cây trồng trong lưu vực phục vụ của hệ thống. Công trình thuỷ lợi bao gồm hồ chứa nước, trạm bơm, đập, cống, kênh mương, kè đê. Như vậy thuỷ nông được hiểu là thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ thuỷ nông hiện nay được hiểu rộng hơn, không chỉ là tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn cấp nước cho cả sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản v.v... nhưng nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp phải là nhiệm vụ chính. 2.1. Tình hình sử dụng nước 2.1.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới Nước bao phủ ba phần tư bề mặt trái đất, nước cũng chiếm ba phần tư cấu tạo các mô sinh vật. Trữ lượng nước trên trái đất có hạn và chu trình nước tiếp diễn liên tục từ dạng đặc sang dạng lỏng, chuyển sang dạng khí và ngược lại. Trong tổng lượng nước của trái đất chỉ có 3% là nước ngọt, trong đó chỉ có 0,3% là sẵn sàng dùng được cho chúng ta. Hiện nay, ở nhiều vùng trên thế giới vào những thời điểm nhất định, có tình trạng thiếu nước vì con người không chỉ cần có nước mà nước phải đủ, đảm bảo về chất lượng, đúng lúc và đúng chỗ. Trong tự nhiên nước được luân chuyển theo một chu trình bay hơi và ngưng tụ liên tục gọi là chu trình thuỷ văn, nhờ đó mà nước tham gia vào chu trình phát triển của tất cả các hệ sinh thái. Theo tính toán lượng nước mưa hàng năm trên trái đất khoảng 105.000 km3, trong dó khoảng 1/3 thấm vào đất, tích đọng ở ao hồ và hình thành dòng chảy ra sông, 2/3 còn lại trở lại khí quyển. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3 nhưng 96,5% là nằm ở đại dương. Nguồn nước ngọt mà con người có thể dùng được chỉ khoảng 2,53% tổng lượng nước toàn trái đất, còn lại đóng băng ở hai cực trái đất. Trong khi lượng mưa chủ yếu lại rơi trên đại dương, trung bình năm khoảng 990 mm, lục địa trung bình năm chỉ khoảng 650 - 670 mm, trên lục địa lượng mưa phân bố rất không đều nó phụ thuộc vào khí hậu và địa hình, vùng nhiệt đới từ 2000 - 5000 mm/năm, vùng hoang mạc dưới 120 mm/năm [5]. Từ đó cho thấy nước là một thứ tài nguyên phân bố không đều, nhìn chung trên toàn thế giới từ một xứ khô cằn sang một vùng nhiệt đới lượng nước có thể biến đổi từ 1 - 1000. Nguồn nước trên trái đất chúng ta không phải là vô tận. Vì vậy từ xa xưa tổ tiên loài người đã thấy được tầm quan trọng của nước và tìm cách cải tạo dòng nước tự nhiên, sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất: ở Ai Cập 5000 năm trước công nguyên con người đã xây dựng những đập giữ nước trên sông Nile, Trung Quốc 4000 năm trước đã xây dựng kênh đào tới 700 dặm, Ấn Độ cách chúng ta 20 thế kỷ đã có nhiều công trình chứa nước tưới cho lưu vực sông Indus. Cho đến vài thập kỷ gần đây, nhờ hệ thống thuỷ nông mà diện tích đất được tưới tăng tương đối ổn định. Năm 1972 diện tích đất được tưới của thế giới là 176.420.000 ha, năm 1982 tăng lên là 215.253.000 ha, năm 1987 là 227.108.000 ha. Trong đó chỉ riêng khu vực Châu Á diện tích đất được tưới năm 1972 là 113.888.000 ha, năm 1982 là 135.297.000 ha, năm 1987 là 142.301.000 ha, năm 1992 là 181.533.000 ha và Trung Quốc là nước có diện tích đất được tưới lớn nhất trong khu vực và trên thế giới, diện tích đất được tưới năm 1992 là 49.030.000 ha, đến nay con số này là trên 5 triệu ha. Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và áp lực về an ninh lương thực của toàn nhân loại, diện tích đất được tưới không ngừng tăng, đây là điều đáng mừng cho ngành nông nghiệp thế giới. Ngày nay việc sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên do dân số tăng, đầu thế kỷ 20 dân số toàn cầu là 1,6 tỷ người nhưng đến cuối năm 1999 đã đạt 6 tỷ, tăng 3,75 lần, điều này đã khiến cho nước dùng cho công nghiệp tăng 20 lần, nước dùng cho nông nghiệp tăng 7 lần, nước cho sinh hoạt tăng 10 lần. Ngoài sự gia tăng dân số khiến nhu cầu sử dụng nước gia tăng còn có các nguyên nhân khác như cách sống của con người thay đổi cần sử dụng nhiều nước hơn, nhất là nhu cầu nước sạch cung cấp cho các thành phố lớn. Trên thế giới có hơn 100 quốc gia và khu vực bị thiếu nước với mức độ khác nhau, trong đó có 4 quốc gia bị thiếu nước nghiêm trọng. Vùng thiếu nước trên trái đất chiếm tới 60% diện tích châu lục, trong các nước đang phát triển có tới 60% số người thiếu nước sạch trong sinh hoạt, 80% bị bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nước. Có thể nhận thấy rằng trong những năm gần đây, để phát triển ngành nông nghiệp hầu hết Chính phủ các nước trên thế giới đều rất chú trọng đến công tác thuỷ lợi, cả về đầu tư xây dựng hệ thống và tổ chức quản lý khai thác, sử dụng các công trình. Ở những nước phát triển đầu tư các công trình thuỷ lợi hoàn chỉnh, (tưới, tiêu chủ động), các nước đang phát triển xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối có tính chất trọng điểm, các công trình có sự tham gia của cộng đồng, tư nhân tự bỏ vốn xây dựng công trình. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và quản lý các công trình thuỷ lợi tất cả phục vụ nền nông nghiệp phát triển bền vững. 2.1.2 Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với sự hình thành của hệ thống đê điều, hệ thống kênh rạch chống lũ, hàng ngàn năm mở mang vùng đất mới, phát huy mặt lợi, hạn chế mặt hại của nước để tồn tại và phát triển. Cũng nhờ lợi thế đó, một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng nghìn năm trước ở vùng đồng bằng Sông Hồng và di cư vào đồng bằng Sông Cửu Long 300 năm trước đây. Là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú với mức bình quân trên đầu người hiện nay là 12.000m3/năm, nhưng 2/3 lượng nước nói trên lại phát sinh từ lãnh thổ các nước khác ở thượng lưu, như thượng lưu khu vực sông Hồng, trung và thượng lưu khu vực sông MêKông. Vì thế lượng nước qua lãnh thổ Việt Nam phụ thuộc một phần vào tình hình khai thác và sử dụng nước của các nước trên. Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi song song và do chế độ mưa không đồng nhất nên dòng chảy phân bố không đều trên lãnh thổ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng lượng dòng chảy là 507,8 tỷ m3, trong đó 95% lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, lượng nước qua vùng chiếm 61% quỹ nước mặt của toàn lãnh thổ. Tuy lượng nước phong phú nhưng vẫn còn hai hạn chế cho sự phát triển của một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long đó là “ngập lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô”[14]. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng có tiềm năng nước đứng thứ hai trong cả nước với tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm là 159 tỷ m3, chiếm 19% quỹ nước của quốc gia. Bình quân ở Bắc Bộ mỗi ha hàng năm có 13.900 m3 nước trong đó 8.940 m3 được phát sinh trong lãnh thổ (64%). Dung tích các hồ chứa ở Bắc Bộ đã đạt trên 8 tỷ m3 nước. Hầu như trên các sông vừa và nhỏ trong vùng đều đã có các hồ chứa hoặc các công trình cấp nước làm tăng dòng chảy và lượng dòng chảy trong mùa kiệt [14]. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng đứng thứ 3 về tiềm năng nguồn nước với lượng nước trung bình nhiều năm là 83,4 tỷ m3 chiếm 9,4% quỹ nước quốc gia trong đó có 11,9 tỷ m3 từ bên ngoài đổ vào. Lượng dòng chảy tháng kiệt nhất chỉ chiếm 1,3% lượng dòng chảy cả năm nên ở Bắc Trung Bộ cũng được xây dựng nhiều hồ chứa nhỏ để tăng cường lượng dòng chảy vào mùa kiệt [14]. Vùng Nam Trung Bộ có tiềm năng nước mặt 59,5 tỷ m3, bình quân có 12.000m3/ha trong năm. Do chiều dài sông ngắn và dốc, các sông có nguồn từ Đông Trường Sơn chảy thẳng ra biển nên trong vùng này khó có điều kiện xây dựng các hồ vừa và lớn [14]. Vùng Tây Nguyên chủ yếu là sông Sêsan và sông Serepok có tổng dòng chảy của cả hai sông là 27,8 tỷ m3 trong đó lưu vực sông Sesan có tiềm năng nguồn nước mặt là 12.000 m3/ha/năm, cao hơn lưu vực sông Serepork (7.540 m3/ha/năm). Hiện trên sông Sesan đã xây dựng thuỷ điện Yaly có dung tích điều tiết 700 triệu m3. Trên sông Serepok chưa có hồ chứa nước lớn nhưng có rất nhiều hồ chứa nhỏ tưới cho lúa và cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su [14]. Vùng Đông Nam Bộ có lượng nước đến hàng năm là 36,6 tỷ m3, trong đó chỉ có 4 tỷ m3 chảy vào lãnh thổ Campuchia. Lượng dòng chảy đến trung bình năm là 10.200 m3/ha, trong đó 9.100 m3/ha là do phát sinh tại chỗ. Do lượng mưa càng giảm theo độ cao bề mặt lưu vực nên càng về phía ven biển và phía Nam của vùng thì lượng dòng chảy do mưa tại chỗ giảm. Hiện nay trong vùng đã có nhiều hồ chứa với dung tích 4.800 triệu m3 để điều tiết nước tưới và cung cấp cho sinh hoạt, công nghiệp. Nhờ nguồn nước phong phú, tổ tiên chúng ta từ xa xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi đối với đời sống và phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuỳ thuộc vào quá trình phát triển xã hội trong từng giai đoạn mà các phương tiện, biện pháp khai thác tài nguyên nước cũng khác nhau. Thời gian đầu người ta chỉ biết sử dụng nguồn nước có sẵn của tự nhiên, sau đó biết đào giếng, đào ao để lấy nước sử dụng cho sản xuất và đời sống. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khoa học công nghệ với các phương thức khai thác tài nguyên nước cũng được phát triển theo hướng hiện đại và hiệu quả. Quá trình khai thác tài nguyên nước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển hệ thống công trình các cấp và hình thức quản lý tương ứng qua từng thời kỳ. * Thời kỳ phong kiến Thế kỷ IX, nhân dân ta đã xây dựng được công trình kiên cố là đê bao thành Đại La với chiều dài 8.500 m, cao 6 m. Thế kỷ X (983), nhân dân Thanh Hoá đã đào đắp sông Đồng Cỏ, Thái Hoà, dưới thời Lý Thái Tôn đào sông Đan Nãi. Thời Trần Thái Tông (năm 1231) đào sông Hào và sông Trầm. Năm 1390 đào sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay). Khi xã hội phong kiến nước ta bước vào thời kỳ suy tàn, các công trình thuỷ nông ít được xây dựng, hạn hán lũ lụt xảy ra liên tục [21]. * Thời kỳ Pháp thuộc Thời kỳ này, thực dân Pháp xây dựng hơn 10 công trình thuỷ nông, các công trình này chủ yếu phục vụ các đồn điền của Pháp như hệ thống sông Cầu, hệ thống sông Liễu Sơn...[21]. * Sau năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng các công trình thuỷ nông đã được phục hồi nhanh chóng. Đến năm 1956, nhân dân ta đã đào đắp công trình 27 triệu 90 vạn m3 để tưới cho 1 triệu 56 vạn ha. Đến năm 1959 đã tiếp tục đào đắp 84 triệu 86 vạn m3 để tưới cho 1 triệu 90 vạn ha. Đáng chú ý, hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải ra đời đã góp phần làm thay đổi nước trên đồng ruộng của tỉnh Hải Hưng cũ. Năm 1958, khi chưa có hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, Hưng Yên cấy hai vụ với diện tích 209.925 ha, thu hoạch được 162.885 tấn thóc. Năm 1959, nhờ có hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, Hưng Yên cấy hai vụ với diện tích 246.807 ha đạt 208.860 tấn thóc (tăng 95.975 tấn so với năm 1958) [23]. Nhờ có hệ thống công trình này, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng đã sản xuất thêm được vụ đông và dần trở thành vụ sản xuất chính. Các công trình thủy lợi đã tạo điều kiện và khả năng thâm canh cao trong sản xuất, kết quả thể hiện rõ nhất là năng suất, sản lượng cây trồng đã được tăng lên không ngừng qua các năm [11]. Trong ba năm phát triển kinh tế (1958 - 1960), ngoài việc xây dựng hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, Nhà nước còn xây dựng một số trạm bơm loại vừa như Thuỵ Phương, Gia Thượng Hà Nội, Tây và Nam Nghệ An [21]. Dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV, Nhà nước và nhân dân đầu tư vốn và sức lực vào xây dựng các công trình thuỷ nông như Trịnh Xá, Kim Đôi Hà Bắc, HTTN Nam Sông Mã - Thanh Hóa; Các hồ chứa nước suối Hai, Đại Lãi, Cẩm Ly; Các trạm bơm như La Khê (Hà Tây), Hồng Vân... Phong trào thi đua làm thuỷ lợi nhỏ năm 1964 - 1965 đã động viên đông đảo quần chúng nhân dân xây dựng mạng lưới công trình tưới, tiêu rộng khắp đồng ruộng [21]. Những công trình xây dựng từ những năm 1955 - 1970, có năng lực thiết kế tưới nước hơn gấp ba lần so với năng lực của các công trình xây dựng dưới thời Pháp thuộc, bị phá hoại do chiến tranh mà Nhà nước đã khôi phục lại. Đến năm 1970, 60% diện tích đất canh tác đã có công trình thuỷ lợi. Trong đó, đồng bằng Bắc Bộ khoảng 80%, Trung du và khu 4 cũ gần 60%, miền núi gần 30%. Các công trình thuỷ lợi ra đời với việc tưới, tiêu chủ động nên năng suất lúa trong thời gian này đạt 2 - 3 tấn/ha/vụ. Đến nay thuỷ lợi Việt Nam đã hình thành 75 hệ thống thuỷ lợi lớn và vừa, 750 hồ chứa nước lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ, 2.000 trạm bơm điện lớn và vừa, có công suất 450 MW, 30 vạn máy bơm với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha đất canh tác; Tiêu cho trên 1,4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh Bắc Bộ; Ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng diện tích trồng lúa được tưới chiếm 80% tổng diện tích lúa trong cả nước. Năm 2000, diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha, trong đó: - Lúa Đông Xuân: 2.860.000 ha - Lúa Hè Thu: 2.190.000 ha - Lúa mùa: 1.640.000 ha; Các hệ thống thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha cây rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. 2.2. Vai trò thủy nông đối với sản xuất nông nghiệp Trong “Luật Tài nguyên nước” được Quốc hội thông qua năm 1998, việc bảo vệ tài nguyên nước đã được khẳng định, điều đó chứng tỏ nước có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh vật, đối với cây trồng nó là yếu tố quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong cây nước chiếm tới 3/4 trọng lượng, trong chất nguyên sinh hàm lượng nước chiếm tới 90%. Nước tham gia các quá trình trao đổi chất, là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, nước là phương tiện vận chuyển các chất trong cây, đảm bảo trạng thái có lợi cho sự sinh trưởng. Nói cách khác nước vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa quyết định các biến đổi sinh hoá và các hoạt động sinh lý trong cây cũng như quyết định sự sinh trưởng, phát triển của cây. Chính vì vậy nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất đảm bảo và quyết định năng xuất cây trồng. Trong suốt đời sống của cây, nước lúc nào cũng cần thiết để thay thế lượng nước mất đi. Nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì cây cần lượng nước không giống nhau. Ở bất kỳ thời kỳ sinh trưởng nào của cây nếu thiếu nước đều gây ảnh hưởng xấu, nhưng có một thời kỳ thiếu nước sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch của cây - thời kỳ đó gọi là thời kỳ khủng hoảng nước của cây hay thời kỳ nhạy cảm với sự thiếu hụt nước [12]. Ở thời kỳ này cây tiêu thụ nước với hiệu suất tích luỹ chất khô cao nhất và nước đóng vai trò quyết định năng suất cuối cùng. Ví dụ đối với cây lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông và phát triển hạt cho đến khi lúa chín tức là thời kỳ tích luỹ chất khô, nếu ở giai đoạn này thiếu nước sẽ gây nên hiện tượng lem lép hạt. Ngoài ra chúng ta còn thấy rõ tác dụng của nước đối với việc cải tạo các loại đất mặn, đất chua, đất lầy thụt, đất bạc màu v.v... Trong công tác cải tạo các loại đất này thì thuỷ lợi luôn đi trước một bước, tạo nên các loại đất thích hợp cho cây trồng, góp phần giữ vững và ổn định sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả của tưới, tiêu mang lại không thể p
Tài liệu liên quan